c. Tranh chấp xung quanh vấn đề thế nào là chứng từ vận tải hoàn hảo?
2.2. Tranh chấp liên quan tới trách nhiệm và nghĩa vụ vủa các bên 1.Tranh chấp về do thiếu hiểu biết về L/C
2.2.1.Tranh chấp về do thiếu hiểu biết về L/C
Mức độ phổ biến của sử dụng thư TD trong thanh toán quốc tế qua thời gian luôn tăng lên cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế. Một trong những lý do của sự phổ biến là thư TD đảm bảo cho người mua nhận đúng hàng và người bán nhận đủ tiền bởi ngân hàng với khả năng thanh toán uy tín
chắc chắn lớn hơn hẳn các bên tham gia hợp đồng thương mại miễn là các yêu cầu đề ra trong thư TD được tuân thủ .
Thư TD cho phép người mua cũng như người bán hưởng đầy đủ quyền lợi với điều kiện họ hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng yêu cầu của thư TD đã mở. Nhưng trong thực tế không ít trường hợp quyền lợi của người mua hoặc người bán bị tổn thất khi thực hiện thanh toán bằng thư TD. Vậy có phải phương thức thanh toán bằng thư TD là một đảm bảo hoàn hảo cho các bên tham gia hợp đồng mua bán?
Trường hợp 8:
Phương thức thanh toán: Thư TD dẫn chiếu UCP 600 Người mua hàng: Tungnin Corp, Korea
Người bán hàng: Công Ty Bia Rượu Hà Nội
Ngân hàng mở: Korea exchange Bank , Seoul, Korea Mặt hàng: Rượu
L/C yêu cầu bộ chứng từ đòi tiền phải có giấy chứng nhận của người mua chứng nhận đã nhận hàng tại cảng Pusan.
Một tháng sau khi mở thư TD chuyến hàng đã cập cảng Pusan đúng thời hạn giao hàng quy định. Nhưng công ty bia rượu Hà Nội không thể lấy được giấy chứng nhận của người mua. Kết quả là, Korea bank từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền với lý do bộ chứng từ thiếu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người mua.
Theo UCP, người mua và người bán tự do thỏa thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình. Việc yêu cầu loại chứng từ nào trong bộ chứng từ đòi tiền thường được quy định trong hợp đồng mua bán.
Trường hợp này rõ ràng người bán đã tự chuốc lấy rủi ro khi chấp nhận một thư TD yêu cầu loại chứng từ do người mua cấp.
Kết luận: Người hưởng lợi - Công ty bia rượu Hà Nội, không lập được bộ
chứng từ đòi tiền phù hợp là do họ đã chấp nhận một thư TD có nhiều điều khoản bất lợi cho mình.
Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, nhất là hàng may mặc, giày dép thường phải chấp nhận đưa vào bộ chứng từ đòi tiền một loại chứng từ do người mua hoặc đại diện của người mua cấp, xác nhận đã nhận hàng tại cảng đến hoặc hàng hóa đủ chất lượng yêu cầu.
Thực trạng này xuất phát từ sự phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường và khách hàng nước ngoài. Xét từ góc độ thanh toán quốc tế, những thỏa thuận như vậy có thể gây khó khăn khi vận dụng UCP 600 để bảo vệ quyền lợi của phía Việt Nam khi xảy ra tranh chấp.
Chú ý rằng không phải UCP 600 đương nhiên bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia thư TD. Việc chấp nhận một thư TD có yêu cầu chứng từ do người yêu cầu phát hành sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho người hưởng vì theo yêu cầu đó, người hưởng sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ, vẫn không thể xuất trình tại ngân hàng đế được thanh toán. Họ phải chờ người yêu cầu phát hành chứng từ, gửi cho mình rồi mới có thể xuất trình. Nếu người mở thiếu thiện chí, họ sẽ không phát hành loại chứng từ đó, người bán sẽ không thể xuất trình bộ chứng từ phù hợp với thư TD và hoàn toàn có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán. Vì vậy, một khuyến cáo với người xuất khẩu không nên chấp nhận thư TD trong đó yêu cầu xuất trình chứng từ do người mở phát hành, nếu không họ sẽ phải gánh chịu rủi ro.