Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 69 - 72)

DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM

3.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu

quốc tế và xuất nhập khẩu

Do phương thức L/C là một phương thức thanh toán đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam nên cần các văn phòng pháp lý giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa tập toán quốc tế UCP 600 và luật pháp trong nước. Chẳng hạn, khi có xung đột giữa UCP 600 với các luật pháp trong nước như luật pháp về xuất nhập khẩu, ngân hàng, quản lý ngoại hối thì các bên

tham gia sẽ áp dụng nguồn luật nào. Hoặc cần gợi ý các ứng xử cần có của các bên khi quyền lợi của quốc gia bị vi phạm dù đã áp dụng UCP 600.

Một thực tế là ở Việt Nam chỉ có thể áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm. Thực tế này đặt các ngân hàng Việt Nam trước một sự lựa chọn khó khăn khi có xung đột giữa UCP 600 và pháp luật Việt Nam : nếu theo UCP 600 thì trái với pháp luật Việt Nam, nhưng nếu theo luật Việt Nam thì trái với UCP 600.

Ví dụ: giả sử có trường hợp là bộ chứng từ thanh toán tuân thủ một cách nghiêm ngặt và phù hợp với L/C nhưng hàng hóa kém phẩm chất tới mức người mua có thể huỷ hợp đồng. Nếu theo luật Việt Nam, NHPH có thể từ chối trả tiền cho người bán (vì nếu trả tiền thì gây hậu quả làm thiệt hại lợi ích của Việt Nam, do đó căn cứ vào theo điều 3.2, Nghị định 63/NĐ-CP ngay17-8-1998 thì ngân hàng phải từ chối trả tiền). Nhưng nếu từ chối trả tiền thì mức độ tin cậy của NHPH có thể bị kém đi (vì không thực hiện cam kết với người bán, kết quả là người bán nước ngoài dần dần không tin tưởng vào L/C do ngân hàng này phát hành nữa). Không những thế, trong trường hợp NHPH bị truy đòi từ NHđCĐ thì việc từ chối trả tiền làm giảm uy tín của NHPH trước NHđCĐ. Tóm lại, nếu ngân hàng từ chối trả tiền thì tính chất độc lập của L/C không còn nữa, bởi vì việc thanh toán lại dựa vào hợp đồng. Và nếu thực tiễn này phổ biến ở diện rộng, thì quả thực L/C không đem lại lợi ích gì các bên lại dựa vào hàng hoá để làm căn cứ thanh toán.

Do đó, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hoá hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa UCP và luật Việt Nam. Cụ thể là cẩn có một văn bản pháp luật riêng trả lời được các câu hỏi sau:

- Tính chất pháp lý của UCP 600 đối với các bên Việt Nam tham gia phương thức thanh toán bằng L/C.

- Các xung đột và cách giải quyết các xung đột giữa luật pháp Việt Nam, luật của các quốc gia khác và tập quán quốc tế về phương thức thanh toán bằng L/C.

Đây phải là một văn bản độc lập và đầy đủ bởi phương thức thanh toán bằng L/C ngày càng được khẳng định do vị trí và tầm quan trọng đối với sự phát triển thương mại nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở Việt Nam.

Một vấn đề nữa là phải tăng tính cưỡng chế của các phán quyết: Các phán quyết của trọng tài họăc các toà án dựa trên UCP 600 phải được các bên Việt Nam thực hiện. Ở Việt Nam có một thực trạng là với quá trình tham gia hội nhập kinh tế, trong quan hệ với các bên nước ngoài, các bên Việt Nam thường phải hoạt động theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng quan hệ giữa các bên trong nước, luật pháp thực sự chưa đảm bảo quyền lợi cho các bên và tính cưỡng chế vẫn còn thấp. Chính sự không đồng bộ trong mức độ phát triển về luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế là một nguyên nhân gây ra các tranh chấp giữa các bên. Ví dụ: ngân hàng phát hành Việt Nam phải tuân theo UCP 600 đã trả tiền cho người hưởng lợi nước ngoài vì bộ chứng từ phù hợp L/C, nhưng sau đó người mua không hoàn trả cho ngân hàng phát hành vì những lý do không chính đáng. Trong trường hợp này, luật pháp Việt Nam phải thực hiện được việc cưỡng chế người mua hoàn trả cho ngân hàng phát hành.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w