c. Tranh chấp xung quanh vấn đề thế nào là chứng từ vận tải hoàn hảo?
2.2.3. Tranh chấp do xử lý chứng từ có sai biệt.
Theo UCP 600: Ngân hàng phát hành chỉ có nghĩa vụ thanh toán khi có xuất trình phù hợp.
Nếu vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó người hưởng lợi không xuất trình được 1 bộ chứng từ đòi tiền phù hợp hoặc ngân hàng mới xác nhận thư TD phát hiện bộ chứng từ đòi tiền có sai sót thì quyền lợi của người hưởng lợi hoặc một ngân hàng đã chiết khấu, trả tiền cho bộ chứng từ đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề thế nào là một bộ chứng từ phù hợp và vấn đề xử lý chứng từ sai biệt thế nào cho đúng với thông lệ quốc tế.
Hãy nghiên cứu 1 số vụ việc đã xảy ra trong thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam.
Trường hợp 10:
Phương thức thanh toán: Thư TD dẫn chiếu UCP 600 Ngân hàng mở: Vietcombank Hà Nội
Người xin mở: Hanel, Hà Nội Người bán: Deawo Corp, Triều Tiên Ngân hàng đòi tiền: Fistbank, Seoul Mặt hàng: Ti vi
Giao hàng: 3 chuyến vào mỗi tháng 9, 10, 11 năm 2007
Chứng từ vận tải: Bộ vận đơn đường biển sạch, trọn bộ, cùng 1 số chứng từ khác.
Sau 2 chuyến hàng tháng 9 và tháng 10 diễn ra bình thường, Deawo giao tiếp chuyến thứ 3 rồi xuất trình chứng từ nhờ ngân hàng Firstbank đòi tiền.
Vietcombank Hà Nội kiểm tra chứng từ và phát hiện thấy sai sót vận đơn “nhận hàng để chở ” và ghi chú “bốc hàng lên tàu” và đề ngày theo như quy định của điều 20(a.ii)-UCP 600. Hàng vẫn chưa về tới cảng trong khi thị trường tivi có nhiều biến động giảm giá. Hanel không muốn nhập hàng nên thông báo cho Vietcombank từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền.
Ngay sau khi nhận được điện từ chối thanh toán đã có phản hồi từ phía Firstbank rằng: 2 chuyến hàng trước cũng sai sót giống như sai sót trên nhưng Vietcombank Hà Nội không có ý kiến gì mà vẫn tiến hành thanh toán bình thường. Theo nguyên tắc hành động nhất quán việc từ chối thanh toán của
Vietcombank Hà Nội là không đúng, Firstbank yêu cầu thanh toán ngay cùng với tiền lãi phạt chậm trả.
Vận dụng Đ14-UCP600 qui định tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ, áp dụng điều khoản trên vào trường hợp này có thể kết luận Vietcombank Hà Nội đã kiểm tra chứng từ và thông báo sai sót dựa trên những nội dung trên bề mặt chứng từ không bị ảnh hưởng của 2 bên mua bán cũng như những giao dịch khác xảy ra trước, sau hoặc xung quanh giao dịch thư TD đang được thực hiện. Ngân hàng mở L/C không bị ràng buộc gì bởi nguyên tắc nhất quán của tòa án.
Kết luận: Vận dụng Đ14-UCP600 thì Vietcombank Hà Nội từ chối bộ chứng từ đòi tiền là đúng.
Tuy vậy, quan điểm khi xét xử tại tòa án có thể ngả về phía có lợi cho người hưởng lợi vì ngân hàng không hành động theo đúng như trước đây, trong cùng 1 điều kiện hoàn cảnh của hành động. Người xin mở L/C từ chối bộ chứng từ thanh toán có sai biệt thường không phải do họ không chấp nhận được sai sót đó mà vì những nguyên nhân liên quan đến hàng hóa, thị trường nhiều hơn. Sau khi đã từ chối thanh toán mà thị trường thay đổi có lợi, hàng hóa đã về nơi nhận hàng đúng chất lượng, đủ số lượng thì người xin mở L/C lại có thể sẽ đồng ý nhận chứng từ để lấy hàng.
Vậy thì ngân hàng có thể tự do giao chứng từ cho người xin mở hay không? Hay phải đợi sự cho phép của người hưởng lợi và ngân hàng đòi tiền? Theo Đ16C - UCP 600: khi ngân hàng quyết định từ chối thanh toán thì phải gửi một thông báo riêng về quyết định đó cho người xuất trình.
Thông báo phải tuyên bố:
- Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, và
- Từng sai biệt là lý do để ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, và - Ngân hàng đang nắm giữ chứng từ để chờ chỉ thị tiếp theo của người xuất trình; hoặc ngân hàng phát hành giữ chứng từ cho đến khi nhận đựợc sự bỏ
qua từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt, hoặc nhận được các chỉ thị tiếp theo từ người xuất trình trước khi có sự đồng ý chấp nhận bỏ qua sai biệt; hoặc ngân hàng đang chuyển trả chứng từ; hoặc ngân hàng đang hoạt động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình.
Mặc dù UCP 600 đã quy định rõ ràng về việc thông báo chứng từ sai biệt nhưng trên thực tế có rất nhiều tranh chấp xảy ra liên quan tới vấn đề này.
Trường hợp 11:
Phương thức thanh toán: L/C dẫn chiếu UCP 600 Ngân hàng phát hành: Vietcombank Hà Nội Người xin mở: Matourimex Hà Nội
Người hưởng thụ: Dan Company LTD, USD Mặt hàng: Thiết bị nội thất
Khi chứng từ được xuất trình tại Vietcombank Hà Nội, ngân hàng đã phát hiện thấy sai sót: Giấy chứng nhận xuất xứ chưa được ký.
Ngay lập tức Vietcombank Hà Nội đã thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền, nêu rõ ràng sai biệt của bộ chứng từ và thông báo Ngân hàng sẽ giữ chứng từ chờ sự chỉ thị của người xuất trình.
Tuy nhiên, Matourimex Hà Nội đã thông báo cho Vietcombank Hà Nội rằng họ đồng ý thanh toán bộ chứng từ chấp nhận sai biệt (do thị trường có biến động có lợi cho Matourimex).
Do đó Vietcombank Hà Nội đã giao bộ chứng từ cho Matourimex để đi nhận hàng và thông báo cho Dan Company LTD, USD rằng Matourimex đã chấp nhận thanh toán và ngân hàng sẽ chuyển trả tiền vào tài khoản cho Dan Company LTD, USD.
Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, Dan Company LTD đã kiện Vietcombank Hà Nội vì đã thực hiện không đúng thông báo của mình trước đây và yêu cầu Vietcombank bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Dan Company LTD vì họ đã chuẩn bị tất cả các thủ tục và phương tiện cần thiết để nhận
hàng về hoặc là sự chênh lệnh giữa giá thị trường và giá hợp đồng của hàng hoá (Có thể thời điểm đó giá hàng hóa tăng đột biến).
Vận dụng Đ16-UCP 600, Vietcombank đã không tuân thủ đúng tinh thần UCP 600.
Trong trường hợp này, Vietcombank Hà Nội nên thông báo cho người xuất trình chứng từ rằng người mở đã chấp nhận thanh toán trước khi trao toàn bộ chứng từ cho người mở L/C và đợi chỉ thị của họ.
Kết luận: Vietcombank hành động không đúng tinh thần UCP 600, do vậy Vietcombank phải bồi thường cho Dan Company là hợp lý.
Đây là một bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng cũng như các nhà nhập khẩu của Việt Nam trong việc xử lý bộ chứng từ bất hợp lệ.