Tranh chấp do NHPH không phát hiện hết các sai biệt.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 57 - 62)

c. Tranh chấp xung quanh vấn đề thế nào là chứng từ vận tải hoàn hảo?

2.2.4. Tranh chấp do NHPH không phát hiện hết các sai biệt.

Đ14-UCP 600 quy định: Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ được yêu cầu trong thư TD với một sự cẩn thận hợp lý để xác định các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là có hay không phù với L/C.

Khi đó, nếu ngân hàng kiểm tra chứng từ không cẩn thận, không phát hiện hết các sai biệt của chứng từ so với L/C thì có thể xảy ra tranh chấp.

Trường hợp 12:

Phương thức thanh toán: L/C dẫn chiếu UCP 600 Ngân hàng phát hành: VIB Hà Nội

Người xin mở: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thực Phẩm Hà Nội Người hưởng thụ: Liwayway, Indonexia

Mặt hàng: Dầu hạt cải

Khi xuất trình bộ chứng từ đòi tiền, Liwayway đã thiếu mất chứng từ giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên do sự thiếu cẩn trọng trong khâu kiểm tra chứng từ nên VIB đã quyết định bộ chứng từ là phù hợp với các điều kiện của L/C. Do vậy,

VIB đã trích tiền từ tài khoản của Công ty Công nghệ thực phẩm Hà Nội để trả tiền cho Liwayway.

Khi VIB trao toàn bộ chứng từ cho công ty công nghệ và thực phẩm Hà Nội để công ty đi nhận hàng. Lúc này công ty công nghệ thực phẩm Hà Nội phát hiện hàng không đúng chất lượng và đã kiểm tra lại toàn bộ chứng từ đòi tiền thì thấy thiếu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Công ty công nghệ thực phẩm Hà Nội đã khiếu nại ngân hàng VIB đòi bồi thường thiệt hại phát sinh do chất lượng hàng hóa không đảm bảo.

Kết luân: Việc Công ty Công nghệ thực phẩm Hà Nội khiếu nại VIB Hà Nội là đúng.

Trên thực tế ở Việt Nam, trong công văn thông báo của ngân hàng phát hành, ngân hàng thường yêu cầu người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định tiếp nhận hay từ chối thanh toán. Một khi người nhập khẩu quyết định thì họ phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Tuy nhiên, việc ngân hàng phát hành chuyển giao chứng từ cho người mở kiểm tra là không đúng với tinh thần UCP 600. Trách nhiệm của NHPH là kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền và thực hiện thanh toán nếu là xuất trình phù hợp. Khi NHPH chuyển chứng từ cho người nhập khẩu kiểm tra là đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Mặt khác khi ngân hàng phát hành chuyển giao chứng từ cho khách hàng mở L/C để kiểm tra sẽ phát sinh một số rủi ro như chứng từ có thể bị thất lạc trên đường chuyển giao chứng từ đến người xin mở L/C, việc chuyển giao bộ chứng từ cho khách hàng mở L/C đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận bộ chứng từ và về sau không thể từ chối. Như vậy sẽ có rất nhiều rủi ro gây bất lợi cho ngân hàng phát hành.

Vì vậy, ngân hàng phát hành cần tự mình kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ trước khi quyết định và chỉ chuyển giao cho khách hàng bộ chứng từ copy trước khi khách hàng chấp nhận thanh toán.

Sau đây tác giả xin tổng kết lại những tranh chấp chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ của các bên:

Bảng 2.2. Tranh chấp thường xảy ra liên quan tới nghĩa vụ của các bên Bên liên

quan

Tranh chấp thường xảy ra Quan điểm và hướng giải quyết

1.Người mua

- Người mua không mở L/C hoặc mở L/C chậm hoặc mở L/C không đúng với quy định của hợp đồng.

- Theo Đ4- UCP 600 quy định về tính độc lập của L/C với hợp đồng thương mại. Tuy nhiên rõ ràng đây là trường hợp người mua vi phạm hợp đồng (nghĩa vụ hoặc thời hạn). Người bán có thể sẽ không giao hàng và có thể kiện người mua do vi phạm hợp đồng.

- Người mua yêu cầu ngân hàng đình chỉ thanh toán bộ chứng từ do phát hiện chứng từ giả mạo.

- Theo Đ14 UCP 600 quy định về việc kiểm tra chứng từ của NHPH, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Vì vậy người mua không có quyền yêu cầu ngân hàng đình chỉ thanh toán. Tuy nhiên nếu người mua chứng minh được các chứng từ là giả mạo thì người mua có quyền kiện ra tòa án và đề nghị tòa án ra lệnh cho NHPH đình chỉ thanh toán cho người thụ hưởng.

2. Người bán

- Người bán không thể lập được bộ chứng từ phù hợp do chấp nhận một L/C yêu cầu chứng từ do người mua cấp.

- Người bán đã tự chuốc lấy rủi ro khi chấp nhận 1 L/C yêu cầu 1 chứng từ do người mua cấp, nguyên nhân ở đây là sự thiếu hiểu biết về L/C, sự non kém về nghiệp vụ hoặc bất lợi do vị thế trên thị trường. Trong trường hợp này người bán không còn cách nào khác ngoài việc đề nghị ngân hàng phục vụ mình thương lượng với NHPH để thuyết phục người mua chấp nhận thanh toán.

3.NHPH - Ngân hàng không phát hiện hết các sai biệt.

- Trong trường hợp này nếu các sai biệt không được phát hiện mà sau đó làm cho người mua không nhận được hàng hoặc hàng kém chất lượng thì người mua có thêt khiếu nại hoặc kiện ngân hàng đòi bồi thường thiệt hại.Rõ ràng ngân hàng đã hành động thiếu cẩn trọng và rủi ro đương nhiên thuộc về ngân hàng.

- Ngân hàng xử lý chứng từ bất hợp lệ không phù hợp.

- Theo Đ16 UCP600 quy định về việc thông báo chứng từ có sai biệt, trong đó quy định rất rõ về việc ngân hàng phải gửi một thông báo cho người xuất trình tuyên bố ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và ngân hàng chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc ngân hàng giữ chứng từ cho đến khi nhận được bỏ qua của người mở L/C….. Như vậy, NHPH phải hành động đúng theo những gì ngân hàng thông báo cho người xuất trình để tránh những tranh chấp.

- Tranh chấp do không xác định được thế nào là ngân hàng độc lập.

- Theo Đ3 UCP 600 các chi nhánh của 1 ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập. Vì vậy theo logic các chi nhánh của 1 ngân hàng ở cùng 1 nước thì không được gọi là ngân hàng độc lập. Điều này xác định trách nhiệm của mỗi ngân hàng trong việc giải quyết chứng từ.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w