Phổ cập các kiến thức về phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 67 - 69)

DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM

3.1.1. Phổ cập các kiến thức về phương thức tín dụng chứng từ

Ở Việt Nam hiện nay khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp

quốc tế về tín dụng chứng từ. Điều này dẫn đến những tranh chấp có liên quan đến doanh nghiệp. Chẳng hạn một số doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C từ ngân hàng thông báo do không kiểm tra nội dung L/C nên kết quả là nội dung L/C có thể thống nhất với hợp đồng, hoặc L/C chưa được kiểm tra tính xác thực mà doanh nghiệp đã chuẩn bị giao hàng. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều khi lại cho rằng dùng L/C là đảm bảo nhận được hàng đúng như hợp đồng. Nhìn chung kiến thức và kinh nghiệm sử dụng phương thức tín dụng chứng từ của doanh nghiệp còn yếu. Bên cạnh đó, cũng chưa ai dám khẳng định rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam đã trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương thức thanh toán bằng L/C. Thực tiễn các tranh chấp xảy ra trong những năm gần đây trong đó lỗi vi phạm từ các ngân hàng cũng không ít là cơ sở để khẳng định điều đó.

Với thực trạng như vậy một việc cần phải làm ngay là phổ cập kiến thức liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Việc này có thể thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ Thương mại, các trường đại học khối kinh tế, đặc biệt là Trường Đại Học Ngoại Thương, Phòng Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Học Viện Ngân Hàng. Các kiến thức cần phổ cập bao gồm:

- Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu;

- Luật pháp của Việt Nam liên quan đến thanh toán nước ngoài: + Luật Thương Mại Việt Nam số 36/2005/QH11;

+ Các tổ trức tín dụng số 20/2004/QH11;

+ Nghị định 131/NĐ-CP ngày 18-10-2005 về quản lý ngoại hối;

+ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20-9-2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng L/C như UCP-600, URR 525, e.UCP, ISBP 681

- Luật pháp của các quốc gia khác liên quan đến thanh toán bằng L/C như Điều 5 UCC của Mỹ…

- Nội dung xung đột giữa luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc gia khác và tập quán quốc tế về# phương thức thanh toán bằng L/C và cách giải quyết.

Cần lưu ý rằng, ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, các chứng từ, văn bản trong thương mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên việc học tập tiếng Anh là không thể thiếu và phải lồng ghép vào các nội dung nghiên cứu trên.

Các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty tư vấn luật và các trường đại học có chuyên ngành ngoại thương như Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngân Hàng cần đặt mua dài hạn các tạp chí có uy tin trên thế giới về phương thức thanh toán bằng L/C như: Documentary Credit World, hay DC Focus của ICC. Các tạp chí này có nội dung hết sức hữu ích như tường thuật quá trình giải quyết các vụ tranh chấp về L/C trên thế giới, các bài viết bình luận về UCP của các chưyên gia hàng đầu về luật, các bài viết về xu hướng phát triển của phương thức thanh toán bằng L/C, các thống kê về sử dụng L/C thương mại, L/C dự phòng thế giới, các khuyến cáo về các kiểu lừa đảo hay xảy ra trên thế giới… Qua các tạp chí này, người đọc sẽ nắm bắt được những thông tin mới nhất về phương thức thanh toán bằng L/C, nâng cao khả năng làm việc của mình trong lĩnh vực này, và có thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng UCP từ nay về sau, tạo một tiếng nói riêng mạnh mẽ cho cộng đồng thương mại và ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 67 - 69)