Tính chất pháp lý tuỳ ý của UCP600:

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 27 - 29)

Phòng thương mại quốc tế là một tổ chức mang tính chất xã hội chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ. Chính vì vậy mà các văn bản về luật do phòng thương mại ban hành` không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên tham gia hoạt động thương mại được điều chỉnh mà mang tính pháp lý tùy ý. Có nghĩa là trong hợp đồng nếu có dẫn đến các văn bản pháp lý này thì chúng mới có tác dụng điều chỉnh hành vi của các bên tham gia. Đặc điểm pháp lý này có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực khi sử dụng các văn bản trên.

Do là các quy phạm pháp lý mang tính tùy ý nên cơ quan soạn thảo sẽ miễn trách khi có sai sót tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng. Các bên tham gia hoạt động thương mại, tài chính khi áp dụng các văn bản pháp lý

trên cần phải hiểu thấu đáo nội dụng, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

UCP 600 (cũng như các văn bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trước đây và sau này) đều mang tính chất pháp lý tùy ý. Các bên tham gia giao dịch có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 600 điều chỉnh những hoạt động liên quan tới thư tín dụng.

Một khi các bên liên quan thỏa thuận áp dụng UCP 600 bằng cách dẫn chiếu trên thư tín dụng:

Thư tín dụng này tuân thủ UCP 600 (This Credit is subject to UCP Dc 2007 Revision ICC Publication No.600 )

Có nghĩa là đã đồng ý tuân thủ toàn bộ 39 điều khoản quy định của UCP 600 (trong chừng mực mà các điều khoản đó có thể vận dụng được) và văn bản pháp lý này trở thành bắt buộc áp dụng, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.

Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác: mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm… Do đó, việc phải vận dụng đến nhiều luật lệ, tập quán đặc thù của các nghiệp vụ này ở hai hay nhiều nước khác nhau khi giải quyết tranh chấp liên quan đến phương thức thanh toán trên là khó tránh khỏi. Điều này dễ dẫn đến sự xung đột giữa các nguồn luật. Xuất phát từ tính chất pháp lý của UCP 600, của cơ quan ban hành (phòng thương mại quốc tế Paris) một nguyên tắc sau đây luôn cần được tôn trọng là: các qui định của UCP 600 khi áp dụng vào kinh tế thì phải tôn trọng luật lệ và tập quán quốc gia nơi diễn ra giao dịch chứ không phải ngược lại.

Mâu thuẫn trên sẽ được giải quyết khi luật quốc gia và UCP 600 tìm được một tiếng nói chung. Hiện nay tự do hóa, hòa nhập vào buôn bán quốc tế để cùng phát triển đang là xu thế chung trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Để hòa nhập trong các quan hệ kinh tế quốc tế

luật quốc gia Việt Nam cần đi theo hướng vừa giữ gìn tính độc lập, vừa hòa nhập với các luật lệ, tập quán quốc tế. Thực tế là hiện nay Việt Nam cũng như nhiều nước khác không có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước cũng như quy chế nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại đều dẫn chiếu đến UCP 600 là nguồn luật điều chỉnh. Trong thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam có thấy ngoại trừ vấn đề miễn trách cho ngân hàng về tính xác thực, hiệu lực pháp lý của chứng từ ít xảy ra xung đột về luật giữa UCP 600 và luật quốc gia của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w