Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàngngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng người y
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu đều lấy
từ các nguồn chính thống của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả nêutrong chuyê đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
Tác giả Khoá luận
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Học Viện Ngân Hàng, em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo đến nay em đã hoàn thành khóa học Với
lòng biết ơn của mình, lời đầu tiên em xin chân thành cảm - Người đã
hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu đến lúc hoàn thành chuyên đềnày
Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáotrong khoa Tài chính ngân hàng , Học Viện Ngân Hàng đã truyền đạt cho em nhữngkiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện để emhoàn thành khóa học cùng bài chuyên đềnày
Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, luôn mạnhkhỏe, hạnh phúc và thành đạt
Hà Nội, tháng năm 2017Người thực hiện
Trang 3MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600 3
1.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1.1 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1.2 Thư tín dụng L/C 4
1.1.3 Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C 5
1.1.4 Đặc trưng cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 6
1.2 Những vấn đề cơ bản về UCP 600 9
1.2.1 Sự ra đời và quá trình phát triển UCP600 9
1.2.2 Tính chất pháp lý của UCP600 9
1.2.3 Những nội dung cơ bản và một số điểm mới của UCP600 10
1.2.4 Những ưu điểm và hạn chế của UCP600 12
1.3 Những tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ và việc vận dụng UCP600 13
Trang 41.3.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ 13
1.3.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ 15
1.3.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG UCP 600 TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG MARITIMEBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 21
2.1 Tổng quan về Maritimebank chi nhánh Đống Đa 21
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa 28
2.3 Đánh giá về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ UCP600 VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 7
3.1 Xu hướng áp dụng UCP600 tại các ngân hàng thương mại 7
Tuân theo những quy định của UCP600 7
Một số điều chỉnh 8
3.2 Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và khó khăn khi áp dụng 8
3.2.1 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 8
3.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại 9
3.2.3 Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng 12
3.3 Kiến nghị 13
Trang 53.3.1 Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC 13
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 6BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
OCB : Ngân Hàng Phương Đông
MB : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
MSB : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải
Vietcombank : Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
HanoiVCB : Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội
VPbank : Ngân Hàng Ngoài Quốc Doanh
VIB : Ngân Hàng Quốc Tế
GPbank : Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu
Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa : Ngân Hàng TMCP Kỹ ThươngViệt Nam
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thếgiới Đặc biệt, khi Việt Nam gia đã nhập WTO và TPP, đây là những cơ hội hộinhập, phát triển và cũng là những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khiviệc hội nhập kinh tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Trong điều kiện
đó, việc sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực sẽ là chìa khóa thành công cho cácdoanh nghiệp Việt Nam
Trong hoạt động Ngân hàng những năm gần đây đã có nhiều những biếnđộng lớn khi có hàng loạt các ngân hàng mới gia nhập, cùng với đó là sự khắcnghiệt của thị trường đặc biệt là thị trường tín dụng ngân hàng sau đã làm cho nhiềungân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn và buộc phải sác nhập và bị mua lại bởi cácngân hàng lớn Bên cạnh đó các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Namcũng tăng dần thị phần hoạt động tín dụng và có thế mạnh về công nghệ và kinhnghiệm thị trường Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất là ở các Ngân hàngThương mại Cổ phần, rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vựcthanh toán quốc tế nói riêng
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trongthanh toán quốc tế Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) doICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sử thương mại quốc tế từtrước đến nay UCP600 là phiên bản mới nhất được ICC ban hành ngày 1/7/2007 đểthay thế cho UCP500.Và cùng với UCP600
UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500 Do vậy việc tìm hiểu vềUCP600 là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại Xuất
phát từ những vài trò và sự cần thiết trên em đã chọn đề tài: “Vận dụng UCP 600
để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tại một số ngân hàng thương mại”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 8Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tíndụng chứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, chuyên đề tập trung vàophân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiến áp dụngUCP600 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất một số giải pháp vi mô và
vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ khi ápdụng phiên bản UCP mới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng thực tế của UCP 600 trong việc tạo lập vàkiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: nghiên cứu tình hình ứng dụng UCP600 và thanh toán quốc tếtheo thư tín dụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong phạm vi thànhphố Hà Nội
Thời gian: nghiên cứu tình hình ứng dụng và thanh toán quốc tế theo thư tíndụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian 2014-2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả với kỹ thuậtphỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu thu thập tại các phòng kế toán, phòng kinhdoanh, niêm gián thống kê các năm 2014-2016, trong một số Ngân hàng Việt Nam
Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị cũng như các cán bộphòng kế toàn tài chính, nhằm thu thập được các thông tin liên qua như: tình hìnhhoạt động kinh doanh , tính hình thanh toán quốc tế và các rủi ro, tranh chấp trongthanh toán quốc tế
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập các dữ liệu cần thiết chủ yếu tại phòng kinh doanh, phòng hànhchính tổng hợp và phòng kế toán của một số Ngân hàng thương mại và từ các nguồnsẵn các năm 2014 -2016 qua báo, tạp chí và internet
Trang 95 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, chuyên đề đựơc chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và
UCP600
Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP600 giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp vận dụng hiệu quả UCP600 vào giải quyết tranh chấp
trong thanh toán TDCT tại các NHTM Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600 1.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.1 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thưtín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiềncủa thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi sốtiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợpvới ngững quy định đề ra trong thư tín dụng (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012)
Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu mộtphương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua và ngườibán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trung gian tài chính
có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảm bảo rằng người bánchắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúng quy định trong hợp đồng,đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua trả tiền thì chắc chắn người mua
sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của hợp đồng mua bán
Trang 10Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả người mua,người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời Đóchính là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit)
Theo điều 2 UCP600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
“Tín dụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thếnào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàngphát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp” (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012).Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất, phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng(ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hành thưtín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thưtín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đókhi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quyđịnh đề ra trong thư tín dụng Để có thể thực hiện việc thanh toán hàng hoá xuấtnhập khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì trước hết người nhậpkhẩu (người trả tiền) phải làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng
1.1.2 Thư tín dụng L/C
Thư tín dụng (Letter of credit- L/C): là một bản cam kết dùng trong thanhtoán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầucủa người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngânhàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho ngườihưởng lợi (người xuất khẩu) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm
vi thời hạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từphù hợp với nội dung, điều kiện quy định trong thư tín dụng (Phan Thị Thu Hà,2014)
- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu: Ngườinhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người nhậpkhẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu
Trang 11Ngân hàng
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(1)
(3)
(8) (9)
(6)(7)
(4)(5)
(6)(2)
- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩu hay bất
cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định
- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
1.1.3 Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phát
hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng
Thông thường khi làm đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải cung
cấp cho ngân hàng các giấy tờ cần thiết tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng phát hành,
thông thường gồm những giấy tờ sau: hợp đồng ngoại thương, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá (nếu là hàng hoá thuộc đối
tượng chịu hạn ngạch xuất nhập khẩu)
1.1.4 Đặc trưng cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
(7)
Trang 12a Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng
Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và người bán,trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có tráchnhiệm trả tiền Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thoả thuận phương thứcthanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ Khi lựa chọntín dụng thư làm phương thức thanh toán tiền hàng thì thư tín dụng sẽ được mở Cóthể nói hợp đồng mua bán hàng hoá làm cơ sở cho phương thức thanh toán tín dụngchứng từ
Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuấtkhẩu và người nhập khẩu nhưng thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồngmua bán Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng mua bán đềukhông được coi là một phần cấu thành của tín dụng thư và không được ngân hàngxem xét đến
Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người nhập khẩu) và ngân hàng phát hành:
Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng thư thì trước hết thư tín dụngphải được mở Để thư tín dụng được mở thì người nhập khẩu hàng hoá (người trảtiền) phải làm đơn (Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đến ngân hàng pháthành xin mở L/C Căn cứ vào đó, ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thư tíndụng cho ngưòi hưởng lợi hưởng, và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản lệ phí
để mở L/C
Thực chất, đây chính là một hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và người xinphát hành L/C Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình đểđảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp và thu phí từngười nhập khẩu Và khi đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ dongười xuất khẩu xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán
Thư tín dụng:
Trang 13Thư tín dụng được ra đời trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa ngânhàng phát hành và người nhập khẩu Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồngmua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Thậmchí trong trường hợp thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng mua bán thì các ngânhàng cũng không coi hợp đồng mua bán như là một bộ phận cấu thành nên thư tíndụng Do vậy, các ngân hàng thường khuyên khách hàng của mình không nên dẫnchiếu hợp đồng mua bán vào thư tín dụng Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng
để làm đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng Người xuất khẩu căn cứ vào các điềukiện của thư tín dụng tiến hành giao hàng và lập chứng từ trên cơ sở yêu cầu của thưtín dụng Do đó người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng phải kiểm tra kỹ cácđiều khoản của thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầungười nhập khẩu tiến hành sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiệngiao hàng Người xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầu củathư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định Sau khi kiểm trachứng từ, nếu thây hoàn toàn phù hợp với các quy định của thư tín dụng, ngân hàngphát hành thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu
Như vậy thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối vớingười xuất khẩu Nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở Điều 4a UCP600 nêurõ: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bánhoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng Cácngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậmchí ngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế Vìvậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặcthực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếunại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàngphát hành hoặc người thụ hưởng.”
b Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá:
Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người nào nắmchứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó là người có quyền sở hữu đối với hàng hoá
Trang 14Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng Trong phương thức thanh toán tíndụng chứng từ, các bên giao dịch cũng chỉ căn cứ vào chứng từ để xem rằng xuấttrình đó đã phù hợp hay chưa? để quyết định việc có thanh toán hay chấp nhậnthanh toán không? Chính các chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để các ngânhàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng lợi, đồng thời cũng
là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng.Nếu người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng làphù hợp với các quy định của thư tín dụng thì sẽ được ngân hàng trả tiền
Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán tiền hàng khi người xuấtkhẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ Bởi vì như đã nói ở trên, phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành thư tín dụng đốivới người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định trong thưtín dụng Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng,chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay sự hiện hữu của hàng hoá
mà bất cứ chứng từ nào đại diện Cũng tương tự như vậy, nếu bộ chứng từ ngânhàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu hợp lệ thì ngưòi nhập khẩu sẽ trả tiềncho ngân hàng, còn nếu không thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.Trong trường hợp đó, rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng Vì vậy, ngân hàngcần phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xuất trình trước khi chấp nhận thanh toán cho nhàxuất khẩu
Như vậy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các chứng từ cómột tầm quan trọng to lớn, nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu
đã giao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng, đồngthời nó cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu dựa vào đó quyết định thanh toánhay từ chối thanh toán đối với ngân hàng phát hành
1.2 Những vấn đề cơ bản về UCP 600
1.2.1 Sự ra đời và quá trình phát triển UCP600
Phòng Thương mại quốc tế (The International chamber of commerce) – ICC đượcthành lập vào tháng l0/1919 tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố
Trang 15Atlantic-city, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thànhlập ICC được coi là ngày thành lập ICC
Tháng 6/1920, tại Pa-ri đã tiến hành họp Ðại hội sáng lập (Constituent Congress)ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nước nói trên Tại Ðại hội này,người ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy
Pa ri làm trụ sở chính của ICC
Theo điều lệ, ICC là một liên đoàn tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhấtcủa từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes) ICC là một tổchức Quốc tế phi chính phủ
Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: thông qua việctác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại,công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữacác nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếpquốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng đểtrên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dântộc"
1.2.2 Tính chất pháp lý của UCP600
Xét dưới góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP 500 được xem nhưmột bộ luật tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về mặt quy trình Dokhông hiểu một cách tường tận về UCP 500, các doanh nghiệp thường hoạt độngtheo thói quen thương mại của mình là chính Bộ chứng từ vì vậy cũng thường cósai biệt, mặc dù có thể về thực tế, hàng hoá được giao không khác như yêu cầu củahợp đồng thương mại Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu rất nhiều chiphí để sửa chữa các sai biệt này, chỉ đơn cử như việc tín dụng yêu cầu vận tải đơnphải ghi rõ số L/C, điều này không giúp cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa dễdàng hơn, nhưng người xuất khẩu vẫn có thể mất tới mấy chục đô la (kết quả nghiêncứu của VIBank) để sửa lại vận đơn sau khi đã được phát hành nếu vận đơn khôngdẫn chiếu tới số L/C Ngoài ra, nếu việc sửa chữa sai biệt này mất nhiều thời gian,
Trang 16người xuất khẩu lại gặp phải nguy cơ xuất trình muộn Chính vì vậy, các doanhnghiệp rất ngại khi gặp phải các vấn đề liên quan đến UCP và thường phó thác hếtcho ngân hàng của mình.
Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vềUCP cũng gặp phải không ít khó khăn về sự mơ hồ về các điều khoản của UCP.Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500 các ngânhàng đã gặp phải không ít khó khăn như thương lượng bộ chứng từ, các vấn đề liênquan đến kiểm tra chứng từ…
Thực tế đó buộc UCP phải sửa đổi, nếu không thì nguy cơ phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ- từ một phương thức an toàn trong thanh toán quốc tế rất dễtrở thành một công cụ để từ chối thanh toán và thu phí của ngân hàng Một yêu cầunữa của thực tiễn là, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải kéotheo nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thương mại quốc tế, đòi hỏi UCP cũng phải cónhững điều chỉnh thích hợp
1.2.3 Những nội dung cơ bản và một số điểm mới của UCP600
- UCP 600 được cấu trúc lại phù hợp với cấu trúc thông thường của các vănbản pháp lý quốc tế, thay vì cấu trúc theo tính chất nghiệp vụ L/C như UCP 500
+ Kết cấu của UCP500 gồm 7 vấn đề, được đánh thứ tự từ A đến G:
A Những quy định chung và định nghĩa
G Nhượng tiền thu được
+ Cấu trúc của UCP600
Phạm vi áp dụng của UCP600
Trang 17Các định nghĩa.
Giải thích
Các mục khác theo tính chất nghiệp vụ
- Về nội dung
- UCP600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tượng áp dụng của UCP
600, ví dụ những nội dung liên quan đến yêu cầu mở thư tín dụng, các chỉ thị không
rõ ràng (điều 12); huỷ bỏ một thư tín dụng (điều 8), tín dụng có thể huỷ bỏ và khôngthể huỷ bỏ (một phần điều 6); lệnh phát hành, sửa đổi một thư tín dụng (điều 5);chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành (điều 30), các chứng từ khác (điều38)
- UCP600 điều chỉnh cả thư tín dụng dự phòng (standby L/C) Điều này đượcthể hiện rõ trong Điều 1 UCP600
- UCP600 đã cập nhật một số điều khoản mới Có thể kể đến ở đây đó là: Điều 2: Định nghĩa (definitions)
Điều 3: Giải nghĩa (interpretations)
Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi (Advising of credits andamendments)
Điều 12: Sự chỉ định (nomination)
Điều 15: Xuất trình phù hợp (complying presentation)
Điều 17: Các chứng từ gốc và bản sao (original documents and copies)
1.2.4 Những ưu điểm và hạn chế của UCP600
1.2.4.1 Ưu điểm UCP600
UCP 600 giảm thiểu nhiều trùng lắp về mặt ngôn từ không cần thiết trongUCP 500 và lược bỏ lời văn rườm rà Cấu trúc câu thường là câu trực tiếp, logic vàđơn giản Ngôn ngữ sử dụng trong UCP 600 được coi là thân thiện với người sửdụng hơn hẳn UCP 500
Trang 18UCP được bố cục lại với 39 điều khoản (thay vì 49 điều khoản như UCP500),trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích nhiều thuật ngữ vẫn còn gây tranhcãi trong UCP500 Điều 2 định nghĩa của UCP600 là một dẫn chứng cụ thể Lầnđầu tiên các thuật ngữ như: ngân hàng thông báo (advising bank), người yêu cầu(applicant), xuất trình (presentation)… được định nghĩa một cách cụ thể trong mộtbản UCP.
- UCP600 giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các điều khoản với nhau Có thểdẫn chiếu đến ở đây như là điều 13(a) và điều 13(c) UCP500
- UCP đã đưa ra khoảng thời gian cụ thể cho việc chấp nhận hoặc từ chối bộchứng từ không hợp lệ là 5 ngày làm việc ngân hàng (banking day) thay vì 7 ngàylàm việc trước đây quy định trong UCP500
- UCP600 đã loại trừ việc sử dụng những từ, cụm từ mơ hồ, khó hiểu, thườngdẫn đến hiểu lầm và xảy ra tranh chấp trong UCP500 như là: Khoảng thời gian hợp
lý, sự cần mẫn hợp lý…
1.2.4.2 Nhược điểm UCP600
UCP600 chưa giải quyết được tất cả các phát sinh trong thưc tiễn thanh toánquốc tế của các doanh nghiệp và trong các lĩnh vực khác nhau do đó mà cần có bổsung của ICC
Điều 7 (b) UCP600 chỉ ra thời điểm cam kết thanh toán của ngân hàng pháthành có hiệu lực đó là từ thời điểm ngân hàng phát hành tín dụng Tuy nhiên lạichưa định nghĩa thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng
đã được phát đi Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi vì đó chính là thời điểm mà ngânhàng phát hành bị ràng buộc bởi cam kết thanh toán cho tín dụng thư
UCP600 vẫn còn có một số bất đồng, có thể kể đến ở đây như là Điều14UCP600 Theo điều 14c UCP600 việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc cácchứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởnghoặc người thay mặt thực hiện nhưng không được muộn hơn 21 ngày dương lịchsau ngày giao hàng quy định trong các quy tắc này, nhưng trong bất kỳ trường hợpnào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng Do vậy, nếu các ngân
Trang 19hàng chỉ quy đinh chung chung rằng: việc kiểm tra tuân thủ UCP600 sẽ rất dễ xảy
ra sai sót khi kiểm tra BCT thanh toán vẫn còn sự không tương thích giữa UCP600
1.3 Những tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ
và việc vận dụng UCP600
1.3.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ
Người nhập khẩu mở L/C không đúng qui định trong hợp đồng
Khi các bên thỏa thuận hình thức thanh toán bằng L/C thì trong điều khoảnthanh toán của hợp đồng sẽ có các quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quanđến thời hạn mở L/C, ngày hết hạn, các chứng từ cần xuất trình, thời hạn trả tiền,các ngân hàng tham gia và các yêu cầu khác của người yêu cầu Các chi tiết này sẽđược ghi rõ trong Đơn yêu cầu phát hành L/C Tuy nhiên, trong thực tế có nhiềutrường hợp người nhập khẩu lại mở L/C với những điều khoản trái với quy địnhtrong hợp đồng hoặc thêm vào các điều kiên không được thỏa thuận trong hợpđồng
Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C các điều khoản trái với hợp đồng thìngười nhập khẩu đã vi phạm hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khiếu nại Ví
dụ như trong hợp đòng cho phép chuyển tải nhưng L/C lại quy định không đượcchuyển tải Tranh chấp thường xảy ra khi người xuất khẩu nhận thấy L/C có nhữngđiều khoản không phù hợp với hợp đồng đã yêu cầu sửa đổi L/C nhưng người nhậpkhẩu không đồng ý, khi đó người nhập khẩu cố tình vi phạm nghĩa vụ hợp đồng vàngười xuất khẩu có quyền không giao hàng và khiếu nại Nếu người nhập khẩu đưavào L/C những điều kiện không có trong hợp đồng thì không coi đó là một sự viphạm hợp đồng Ví dụ hợp đồng yêu cầu xuất trình C/O nhưng L/C yêu cầu phảixuất trình C/O do Phòng thương mại quốc gia cấp
Tranh chấp do người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán
Nguyên tắc độc lập trong phương thức tín dụng chứng từ là nghĩa vụ thanhtoán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng không phụ thuộc vào cáckhiếu nại của người yêu cầu phát hành thư tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ vớingân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình
Trang 20bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng Nhiều trường hợpngười xuất khẩu giao hành thiếu hoặc kém chất lượng nhưng vẫn lập được bộ chứng
từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền theo Điều 5 UCP
600 10 Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người nhập khẩu thường yêu cầu ngânhàng ngừng thanh toán cho người xuất khẩu và nếu ngân hàng làm theo thì rất dễxảy ra tranh chấp vì người xuất khẩu có quyền khiếu nại ngân hàng đã vi phạmUCP 600 khi không thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ theo Điều 7 UCP 600 camkết của ngân hàng phát hành là không thể hủy bỏ Nhưng nếu vì quyền lợi củamình, người nhập khẩu làm đơn yêu cầu tòa án ra lệnh cho ngân hàng ngừng trả tiềnhoặc kiện ngân hàng để ngăn cản việc trả tiền thì ngân hàng sẽ buộc phải chấp hànhlệnh của tòa án do UCP là một văn bản pháp lý mang tính tùy ý áp dụng dưới luậtquốc gia và luật quốc tế
Tranh chấp do người nhập khẩu không thanh toán
Một đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là muốn được thanh toán ngườixuất khẩu không chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà còn phải lập được bộ chứng
từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, Chính vì vậy, khi thấygiá cả hàng hóa nhập về giảm đột ngột khiến việc nhập hàng có nguy cơ bị lỗ, ngườinhập khẩu vì không muốn nhập hàng nên đã lợi dụng đặc điểm này của phươngthức thanh toán L/C để từ chối thanh toán bộ chứng từ Nếu việc bắt lỗi bộ chứng từkhông đúng với quy
10 Điều 5 UCP 600: Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giaodịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan
định của UCP 600 thì sẽ dẫn đến tranh chấp và người nhập khẩu sẽ phải gánh chịuthiệt hại lớn do vừa bị lỗ, vừa bị phạt chậm thanh toán…
1.3.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ
Thực tế là không phải tất cả các chứng từ được yêu cầu trong L/C đều dongười xuất khẩu lập mà có nhiều chứng từ có sự tham gia của bên thứ 3 như: B/L,Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại cấp, Giấy chứng nhận chất lượng…
Trang 21Chính vì không kiểm soát được việc lập các chứng từ này của người xuất khẩu nênviệc xuất trình bộ chứng từ không phù hợp của người thụ hưởng rất hay gặp trongthực tiễn Theo khảo sát của Ủy ban ngân hàng ICC thì có 60-70% bộ chứng từ xuấttrình lần đầu bị từ chối do có sai sót Mặt khác, đôi khi do các ngân hàng khôngthống nhất trong cách hiểu thế nào là bộ chứng từ hợp lệ nên tranh chấp xảy ra khingân hàng phát hành hoặc người yêu cầu cho rằng chứng từ không hợp lệ và từ chốithanh toán còn người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu…lại cho rằng nó hoàntoàn phù hợp Cũng có thể tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu vì quá nôn nóngbán được hàng nên không kiểm tra kỹ các điều kiện của L/C mà chấp nhận cảnhững điều khoản khống chế của người nhập khẩu do đó không thể hoàn thành đầy
đủ bộ chứng từ Chẳng hạn khi người nhập khẩu yêu cầu trong L/C phải xuất trìnhgiấy chứng nhận đã nhận hàng của người nhập khẩu thì mới được thanh toán, nếungười nhập khẩu không cung cấp chứng từ nhận hàng thì người xuất khẩu khôngthể lập đủ bộ chứng từ theo L/C và không nhận được tiền hàng Tranh chấp phátsinh khi người xuất khẩu không thể thương lượng với người nhập khẩu cung cấpcác chứng từ còn thiếu…và theo UCP 600 rủi ro khi đó hoàn toàn thuộc về ngườixuất khẩu
Tranh chấp do người xuất khẩu đơn phương dừng hợp đồng
Thời điểm ký kết hợp đồng thương mại, mở L/C và thời điểm thực hiện hợpđồng, thanh toán L/C thường có một thời gian trễ nhất định trong khi đó giá cả hànghóa thì không ngừng thay đổi Khi giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăngthì các nhà xuất khẩu thường có ý muốn dừng hợp đồng đã ký trước đó với mức giáthấp để đem bán trên thị trường với mức giá cao hơn Tranh chấp xảy ra khi ngườixuất khẩu đơn phương muốn hủy bỏ hợp đồng bằng cách viện dẫn vào các lý do viphạm L/C Ví dụ như khi người xuất khẩu kiện người nhập khẩu sửa đổi L/C khôngđúng hạn do căn cứ vào ngày phát bức điện thư tín dụng (SWIFT MT 700) ra khỏimáy của ngân hàng phát hành là ngày phát hành thư tín dụng – hiểu tương tự chothời điểm phát hành thư tín dụng sửa đổi, nếu trong bức điện MT 707 sửa đổi L/C
có ghi: “OUTPUT: “Date of Amendment: 10/09/2004) thì nghĩa là ngày sửa đổi L/
Trang 22C là ngày 10/09/2004 nhưng người xuất khẩu lại cho rằng ngày 13/09/2004 ngânhàng thông báo nhận được bức điện là ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng và đơnphương từ bỏ hợp đồng Thực tế trong UCP 600 chưa có câu trả lời thống nhất chovấn đề thời điểm phát hành thư tín dụng bởi vì chưa có điều khoản nào định nghĩaphát hành thư tín dụng là gì Đây cũng là một bất cập của UCP 600 cần được sửađổi.
Tranh chấp do người xuất khẩu làm giả bộ chứng từ :
Tranh chấp này thường xảy ra khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp vớiL/C nhưng lại là chứng từ giả mạo Thực tế đã xảy ra trường hợp người nhập khẩukhông nắm rõ được đối tác nên đã gặp phải công ty ma hoặc công ty lừa đảo Khichứng từ phù hợp với L/C ngân hàng vẫn phải thanh toán và không chịu tráchnhiệm gì theo UCP 600 do thư tín dụng là cam kết chắc
chắn trả tiền của ngân hàng cho người xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàngđược miễn trách về tính chân thực, nguồn gốc của bộ chứng từ, vì vậy lúc này ngườinhập khẩu chỉ còn cách chờ sự can thiệp của tòa án để xin lệnh đình chỉ thanh toánkhi ngân hàng chưa thanh toán Còn nếu ngân hàng đã thanh toán rồi thì phải nhờđến tòa án của nước người xuất khẩu phối hợp cùng tòa án nước mình để giải quyết
1.3.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi haiquan hệ hợp đồng: một là hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu L/C, hai là trái vụmột bên với người thụ hưởng L/C
Khi Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu được chấp nhận, ngân hàng tựràng buộc mình với nghĩa vụ mở một L/C có những điều khoản và điều kiện đúngvới những quy định trong Đơn yêu cầu phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởnglợi Còn khi đã phát hành L/C thì ngân hàng bị ràng buộc bởi cam kết chắc chắnthanh toán cho người thụ hưởng
Tranh chấp khi ngân hàng phát hành không phát hiện hết sai sót của bộ chứng từ
Trang 23Điều 14 UCP 600 Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ: “a Ngân hàng chỉ định hành độngtheo sự chỉ định, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉtrên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng cótạo thành một xuất trình phù hợp hay không” nhưng UCP 600 không nêu cụ thể thếnào là sự phù hợp trên bề mặt của chứng từ vì thế ngân hàng phát hành sẽ căn cứvào L/C.
Theo đó, sau khi kiểm tra chứng từ nếu không phát hiện có sai sót thì ngânhàng sẽ phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người xuất trình, rồi sau
đó sẽ gửi bộ chứng từ đến người yêu cầu để đòi tiền, ngược lại nếu có sai sót thì sẽgửi Giấy báo sai biệt chứng từ cho người yêu cầu và yêu cầu người này trả lời chấpnhận hay từ chối thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 2ngày) Thực tế nếu người nhập khẩu đồng ý thanh toán thì sẽ gửi cho ngân hàngmột giấy cam kết thanh toán bộ chứng từ để ngân hàng thanh toán hoặc thươnglượng thanh toán cho người xuất trình Tranh chấp thường phát sinh khi ngân hàngphát hành do không cẩn thận đã không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ hoặcphát hiện không hết sai sót khiến người yêu cầu đưa ra các chỉ thị sai lầm Hậu quả
là nếu sai sót bị bỏ qua là nghiêm trọng thì sau này, người nhập khẩu có thể khôngnhận được hàng hoặc nhận phải hàng kém chất lượng sẽ có thể kiện ngân hàng vì sựthiếu sót đó
Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ
Khi nhận thấy việc nhập hàng hóa có thể bị lỗ do giá cả trên thị trường đang giảm,người nhập khẩu không muốn nhận hàng và cố tìm kiếm sai sót của bộ chứng từ để
từ chối nhận hàng Ngân hàng phát hành vì chiều ý khách hàng nên vội vàng bắt lỗi
bộ chứng từ hoặc do sự hiểu biết về UCP 600 còn hạn chế nên bắt lỗi bộ chứng từkhông đúng tinh thần của UCP 600 Loại tranh chấp này rất hay gặp trong thực tếnhất là với tình hình giá cả hàng hóa trên thế giới biến động khó lường, các công tykhông có khả năng dự đoán chính xác được xu thế biến động giá cả nên khi thấy bị
lỗ đã tìm cách thoái thác việc nhận hàng
Trang 24Những sai sót mà ngân hàng phát hành hay nhầm lẫn thường liên quan tới lỗi chính
tả, hoặc điều kiện phi chứng từ…Sai sót liên quan tới điều kiện phi chứng từ chẳnghạn như có sự mâu thuẫn giữa dữ liệu trong chứng từ mà thư tín dụng yêu cầu vớichứng từ mà thư tín dụng không yêu cầu xuất trình nhưng ngân hàng lại căn cứ vào
đó để bắt lỗi bộ chứng từ Cũng theo Điều 14 UCP 600 thì do không có nghĩa vụkiểm tra các chứng từ không yêu cầu xuất trình trong L/C nên ngân hàng khôngnhận biết được có sự mâu thuẫn dữ liệu giữa các chứng từ yêu cầu xuất trình vàchứng từ không được yêu cầu, do đó không được căn cứ vào đó để bắt lỗi bộ chứng
từ Đôi khi những quy định mập mờ của L/C cũng có thể dẫn tới tranh chấp
Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành vi phạm thời hạn kiểm tra bộ chứ ng từ.
Về thời hạn kiểm tra chứng từ xuất trình theo UCP 600 đã có một số thay đổi so vớiUCP 500 Một là, thời gian kiểm tra chứng từ ngắn hơn chỉ còn 5 ngày làm việcngân hàng thay vì 7 ngày như trước kia Hai là, mốc thời gian để bắt đầu tính thờihạn kiểm tra là kể từ ngày kế tiếp của ngày xuất trình thay vì ngày kế tiếp của ngàynhận chứng từ quy định như trước Ba là, UCP 600 bỏ câu “Có một thời gian hợplý” để kiểm tra chứng từ Trên thực tế vì lý do chủ quan hoặc khách quan mà ngânhàng phát hành có thể vi phạm thời hạn này và mất quyền từ chối bộ chứng từ.Chẳng hạn như khi phát hiện sai sót trong bộ chứng từ, vì chờ đợi chỉ thị từ ngườiyêu cầu mà ngân hàng không thông báo cho người thụ hưởng rằng mình chấp nhậnhoặc từ chối thanh toán Như vậy, tranh chấp có thể xảy ra và giải quyết theo UCP
600 thì rủi ro thuộc về phía ngân hàng
Tranh chấp khi ngân hàng phát hành không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người xuất trình
Điều 16 UCP 600 quy định rất rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành đối với bộchứng từ có sai sót là phải thông báo rõ ràng tình trạng của bộ chứng từ không phùhợp hoặc là cầm giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình, người yêu cầu, hoặc
là sẽ gửi trả lại cho người xuất trình Trong trường hợp ngân hàng chỉ thông báo từchối bộ chứng từ mà không thông báo mình sẽ cầm giữ bộ chứng từ chờ sự định
Trang 25đoạt của người xuất trình, giao lại cho người yêu cầu hay trả lại bộ chứng từ thìtranh chấp sẽ xảy ra khi người xuất trình lợi dụng sơ hở của ngân hàng, chờ tới khihết thời hạn kiểm tra chứng từ khởi kiện ngân hàng vì đã không thanh toán trongkhi vẫn cầm giữ bộ chứng từ hoặc giao cho người nhập khẩu mà không thông báocho người xuất trình là vi phạm điều 16f UCP 600 Tranh chấp cũng có thể xảy ra
do có sự khác nhau trong quy định của UCP 600 và UCP 500 Về vấn đề này, UCP
500 không cho phép ngân hàng phát hành khi đã thông báo từ chối rồi chuyển bộchứng từ cho người yêu cầu nếu không có sự đồng ý của người thụ hưởng CònUCP 600 lại cho phép nhưng với điều kiện người yêu cầu và ngân hàng phát hànhđồng ý bỏ qua sai biệt Rõ ràng nếu không tìm hiểu kỹ của UCP 600 thì tranh chấp
sẽ xảy ra
Tranh chấp khi ngân hàng thông báo vi phạm nghĩa vụ
Điều 9 UCP 600 quy định trách nhiệm nhiệm của ngân hàng thông báo là phản ánhchính xác các điều kiện, điều khoản của L/C gốc Nhận được ủy thác của L/C, khinhận thư tín dụng hoặc thư tín dụng sửa đổi, ngân hàng thông báo phải kiểm tra tínhchân thật bề ngoài của thư tín dụng hoặc yêu cầu sửa đổi thư tín dụng Nếu thỏamãn yêu cầu kiểm tra thì mới thông báo cho người thụ hưởng, ngược lại ngân hàngthông báo có quyền từ chối thông báo Khi từ chối phải thông báo không chậm trễcho ngân hàng phát hành
Nhưng một bất cập của UCP 600 681 là không có điều khoản nào giải thích kháiniệm tính chân thật bề ngoài của L/C khiến người ta có thể hiểu điều đó do ngânhàng thông báo tự quyết định theo yêu cầu của nghiệp vụ đại lý đã được quy địnhtrong hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành Ví dụ như, thư tín dụng phát hànhbằng Telex không có mã test, hoặc có nhưng sai với mã test đăng ký là thiếu tínhchân thực bề ngoài
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG UCP 600 TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG MARITIMEBANK CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 Tổng quan về Maritimebank chi nhánh Đống Đa
2.1.1 Giới thiệu về Maritime Bank và Maritimebank chi nhánh Đống Đa
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa được thànhlập vào năm 2004 và chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm là số 47 A, HuỳnhThúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội Cùng với sự phát triển và lớn mạnh khôngngừng của toàn hệ thống MSB Việt Nam, thì chi nhánh Đống Đa cũng đang dầnkhẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trênđịa bàn Từ khi thành lập cho tới nay MSB Đống Đa luôn luôn là một trong ba chiCác sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉ huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư,cho vay, chiết khấu, thì nay đã có thêm rất nhiều sản phẩm như tài trợ thương mại,hùn vốn đầu tư vào các dự án kinh tế, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mởL/C,…Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị hiệnđại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang
Về khách hàng, thì đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanhnghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành kinh tế trọng điểm của cả nước Trong đó đặcbiệt quan tâm tới khách hàng thuộc ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàngkhông, bảo hiểm Đồng thời đẩy mạnh việc phát triển khách hàng là cá nhân
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy hoạt động
Trang 27(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với kháchhàng doanh nghiệp Trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu thập thông tin cầnthiết, tư vấn, phân tích hồ sơ vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giảingân vốn vay nếu hồ sơ được duyệt của giám đốc PGD
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân có nhiệm vụ chính trong việc tiếp thịkhách hàng là đầu mối thực hiện các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng cánhân Các nhân viên của phòng này phải có nhiệm vụ thiết lập, duy trì, mở rộng cácmối quan hệ với khách hàng cá nhân, luôn giữ các khách hàng cũ và tìm kiếm cáckhách hàng mới
Tổ kiểm soát viên
Trang 28Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp
vụ, hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, như thực hiện các công việc trong quátrình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã được phê duyệt cho kháchhàng
Hệ thống giao dịch viên
Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh; mở tàikhoản cho khách hàng; thực hiện thanh toán trong nước với phương thức chuyểntiền điện tử, lệnh chi, séc,…thực hiện mua bán, trao đổi ngoại tệ giao ngay; tư vấncho khách hàng những thông tin cần thiết về sử dụng dịch vụ của ngân hàng và tiếpnhận các thông tin phẩn hồi từ khách hàng
Phòng hành chính tổng hợp và kho quỹ
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chi tiêu thanh khoản củaPhòng giao dịch Đồng thời, trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuếkhác, xây dựng đóng góp ý kiến về thực hịên chế độ tài chính kế toán
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Maritimebank Đống Đa
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2014- 2016
Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn là một yếu tố khôngthể không nhắc đến, đó là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinhdoanh của các ngân hàng thương mại Chính vì vậy, Maritimebank Chi nhánh Đống
Đa đã triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm, tiền gửi về nội tệ và ngoại tệ với nhiều
kỳ hạn khác nhau, lãi suất và chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn, Chínhđiều này, Maritimebank Chi nhánh Đống Đa đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗitrong dân cư và doanh nghiệp không những trên địa bàn mà còn trên nhiều quận lâncận Sau đây là bảng trình bày tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đống Đa qua
3 năm 2014- 2016
Trang 29Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn Ngân hàng Maritimebank Chi nhánh Đống Đa 2014 -2016
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng % tiền Số
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Trang 30Qua bảng 2.1 ta có nhận xét: nguồn vốn huy động của Maritimebank Chinhánh Đống Đa có sự biến động qua các năm 2014, 2015, 2016 Năm 2014, tổngnguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.395 tỷ đồng, trong khi đó sang năm 2015tồng nguồn vốn trên có sự sụt giảm đáng kể, giảm 116 tỷ đồng, tương ứng giảm4,84% so với năm 2014 Sang năm 2016, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàngnói riêng vẫn còn khá nhiều sóng gió Dẫu vậy, so với năm 2015, tình hình huyđộng vốn của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa đã được cải thiện đáng kể: tổngnguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng, tăng 161 tỷ đồng, tươngứng tăng 7,06% so với năm 2015.
Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Năm 2014, Maritimebank Chi nhánh Đống Đa với 90% tỷ trọng vốn huy động lànguồn vốn ngắn hạn, điều nay gây khó khăn không nhỏ cho chi nhánh trong việcquản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn Kỳ hạn huy động vốn ngắn trongkhi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất Chính vìvậy trong năm 2015 và 2016
Nguồn vốn huy động theo loại tiền
Năm 2015 nguồn vốn ngoại tệ chỉ đạt 36 tỷ đồng, giảm 5,26% so với năm
2014, năm 2016 nguồn vốn ngoại tệ tăng lên đáng kể nhưng vẫn ở mức thấp so vớinguồn vốn nội tệ, tăng 2,75% so với năm 2015
Năm 2014 nguồn vốn ngoại tệ chiếm 1,60% tổng nguồn vốn nhưng qua hainăm, tỷ trọng nguồn vốn này của chi nhánh đã chiếm 6% tổng nguồn vốn Cũnggiống như tình hình huy động vốn ngoại tệ, vốn nội tệ của Maritimebank Chi nhánhĐống Đa trong năm 2014 cũng giảm 4,84% so với năm 2015 Nguyên nhân của sựsụt giảm của nguồn vốn nội tệ là do trong những năm vừa qua NHNN liên tục hạtrần lãi suất huy động xuống khá thấp, mới nhất là tháng 6/2016, NHNN tiếp tục hạtrần lãi suất xuống còn 7%/năm, trong khi đó lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ lại khá
ổn định Chính vì vậy mà trong năm 2016, nguồn vốn ngoại tệ đã có mức tăng
Trang 31trưởng gần bằng mức tăng trưởng của nguồn vốn nội tệ: nguồn vốn nội tệ tăngtrưởng 2,76% và nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng 2,75%.
Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Năm 2014 huy động vốn từ dân cư của chi nhánh chiếm tới 73,5% tổng vốnhuy động Tuy nhiên nhóm khách hàng dân cư là nhóm khách hàng được chi nhánhđánh giá là không ổn định, nhu cầu thanh toán sử dụng cao, khách hàng thường gửivới kỳ hạn ngắn Do đó, sang năm 2015, tỷ trọng này giảm xuống còn 51% tổngvốn huy động và năm 2016 tỷ trọng này đạt 57% tổng huy động Ngược lại với sựsụt giảm của huy động vốn từ dân cư, huy động vốn từ TCKT của chi nhánh năm
2015 lại có xu hướng tăng mạnh: tăng gần 70% so với huy động vốn từ TCKT năm
2014, điều này cho thấy những bất ổn của nền kinh tế năm 2015 ảnh hưởng tới hầuhết các ngành nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của cácdoanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh đều suy giảm
Ngược lại với sự bất ổn của nguồn vốn huy động từ dân cư và từ TCKT,nguồn huy động vốn từ TCTD của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa lại có xuhướng tăng đều qua các năm Năm 2015 tăng 12% so với năm 2014, năm 2016 cómức tăng trưởng cao, đạt 44%
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn 2014- 2016
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa giai đoạn
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
Trang 32Qua bảng 2.2 cho thấy:
Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của chi nhánh có sự biến động qua các năm Cụthể năm 2015 tổng dư nợ đạt được 1.923 tỷ đồng, giảm 183 tỷ đồng, tương ứnggiảm 8,7% so với năm 2014 Năm 2015 cùng với sự giảm mạnh của hoạt động huyđộng vốn ngắn hạn (giảm 45% so với năm 2014), dư nợ ngắn hạn năm 2015 của chinhánh cũng có xu hướng giảm theo, giảm 309 tỷ đồng, tương ứng giảm 17% so vớinăm 2014 Trước sự giảm sút của dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn năm 2015lại có sự tăng trưởng mạnh, tăng 40% so với năm 2014 (tăng 126 tỷ đồng)
Trong năm 2016 Maritimebank Chi nhánh Đống Đa tiếp tục đẩy mạnh chovay trung và dài hạn, dư nợ trung và dài hạn năm 2016 đạt 796 tỷ đồng, tăng trưởng80% so với 2015, trong khi đó, dư nợ ngắn hạn tiếp tục có xu hướng giảm nhưngmức giảm không đáng kể, giảm 3 tỷ đồng so với năm 2015 Điều đó thể hiện tinhthần chia sẻ của Chi nhánh Đống Đa với các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khănnhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi nền sản xuất
Hình 2.2 Cơ cấu dư nợ của Maritimebank Chi nhánh Đống Đa giai đoạn