1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC

91 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • Kế thừa những thành tựu của các giai đoạn trước, bước vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XX và thập niên đầu của thế kỉ XXI, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á. Trung Quốc sau thời gian cải cách mở cửa, nhất là từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã gặt hái những thành công, phát triển nhanh chóng như “người khổng lồ vươn vai dậy sau một giấc ngủ dài”. ASEAN đến cuối thế kỷ XX đã mở rộng thành phần bao gồm hầu hết các quốc gia tại Đông Nam Á, được coi là tổ chức khu vực thành công nhất sau Liên minh châu Âu (EU). Với vị thế trên, cả ASEAN, Trung Quốc đều là những nhân tố chủ chốt có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí đang tạo ra sự dịch chuyển trên cả bàn cờ quan hệ khu vực lẫn quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu Asean và vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển đông với Trung Quốc nhằm kiến giải sự vận động hiện nay của Đông Á, trên cơ sở đó có cái nhìn về tương lai châu Á – Thái Bình Dương được giới chính trị và học giả quan tâm. Bởi thế, trong khi tiến hành đề tài tác giả khóa luận đã tiếp cận được những nguồn tài liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều về quan điểm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Để tiện cho việc nhận xét, tác giả khóa luận trình bày theo thực trạng nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

    • 2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoà

    • Trước hết là công trình Chinese Debates of South China Sea Policy: Implications for Future Developments (2012) của Mingjiang Li – một học giả người Trung Quốc. Công trình này đã cung cấp cái nhìn tổng quan, đa chiều về những tranh luận ở Trung Quốc liên quan đến Biển Đông; trong đó làm rõ các quan điểm tư tưởng khác nhau về tranh chấp ở Biển Đông, về những dạng chính sách tiếp cận giải quyết, về những vấn đề đồng thuận và gây bất đồng trong dư luận xã hội Trung Quốc. Tác giả đã dẫn lại quan điểm chính thống từ Nhân dân Nhật báo về ba nhân tố làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông trong những năm gần đây. Đó là việc các quốc gia lân cận ngày càng chú ý khai thác nguồn lợi kinh tế, đặc biệt là tài nguyên năng lượng ở Biển Đông, là sự dịch chuyển chiến lược sang Đông Á của Mỹ và sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đã khiến cho các quốc gia láng giềng tìm cách lôi kéo Mỹ nhằm cân bằng quyền lực tại khu vực. Những nhân tố làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cũng được nghiên cứu trong The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S - China Strategic Rivalry (2012) của Leszek Buszynski. Leszek Buszynski coi vấn đề dầu mỏ, lợi ích hàng hải là hai nhân tố chủ chốt trong chiến lược cạnh tranh của Trung Quốc và Mỹ tại Biển Đông. Theo tác giả, trong bối cảnh Mỹ xoay trục về Đông Nam Á thì hành động cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông đã đẩy các thành viên ASEAN có tranh chấp tăng cường chạy đua vũ trang và đứng về phía Mỹ.

    • Nghiên cứu mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc còn có công trình China – ASEAN (2005) của Lai Foon Wong. Công trình này đã phân tích sự tiến triến của mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc từ 1992 đến 2005 trên cơ sở đối sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh. Theo nghiên cứu trên, mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN trải qua biến đổi lớn trong năm 1997 và phát triển nhanh chóng trong các năm tiếp. Giải thích hiện tượng này, Lai Foon Wong cho rằng sự thống nhất về chính sách hội nhập khu vực của ASEAN và Trung Quốc và những mâu thuẫn của chính sách hội nhập khu vực là yếu tố quan trọng trong tốc độ tương phản của sự phát triển quan hệ song phương của họ

    • Trong vòng vài ba thập kỷ trở lại đây, tranh chấp biển Đông nổi cộm lên và là vấn đề được các học giả quốc tế hết sức quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới. “Asia Water: The struggle over the South China Sea & The strategy of Chinese Expansion” của phóng viên kỳ cựu thuộc đài BBC của Anh – Humphrey Hawksley. Bằng kinh nghiệm nhiều năm công tác và nghiên cứu tại các nước Đông Á và Đông Nam Á, ông đã đưa ra những đánh giá có chiều xâu về tình hình tranh chấp trên biển Đông, sự bành chướng quyền lực của Trung Quốc và sự phản ứng lại của các quốc gia trong khu vực. Ông nhận xét rằng, không một nước nào trong số các nước đang tranh chấp với Trung Quốc có đủ năng lực chống lại sự lan tỏa quyền lực trên biển của Trung Quốc và điều đó buộc họ tìm đến sự bảo trợ của Mĩ. Ông cũng đưa ra những phân tích và dự đoán về viễn cảnh tương lai của biển Đông, một khu vực sẽ tiếp tục hòa bình hay sẽ là nguồn cơn của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

    • “Great power, grand Strategies: The new game in the south china sea” do Anders Corr chủ biên cũng là một công trình nghiên cứu đáng chú ý về các tranh chấp trên biển Đông. Cuốn sách nghiên cứu về chiến lược và chính sách của các cường quốc trên thế giới, của EU và ASEAN đối với biển Đông nhằm bảo vệ lợi ích của họ. Cuốn sách cung cấp những quan điểm đánh giá quan trọng về chính sách và chiến lược của các bên góp mặt trong các mối quan hệ lợi ích trên biển Đông, đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh của các cường quốc trên biển Đông.

    • Bên cạnh những ấn phẩm đã được xuất bản, một lượng lớn các bài viết của các học giả nước ngoài được in trên nhiều báo, tạp chí khoa học cũng cung cấp nhiều ý kiến đánh giá về tình hình tranh chấp trên biển Đông. Bài viết “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea” của tác giả Carlyle A. Thayer đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc từ năm 1992 khi Trung Quốc ra “Tuyên bố về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đến năm 2013 khi những cuộc tham vấn chính thức về COC được tổ chức. Tác giả thể hiện cái nhìn không mấy lạc quan về qua trình giải quyết các tranh chấp trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, từ đó có thể thấy tác giả không hề đánh giá cao vai trò của Hiệp hội.

  • 3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Bố cục khóa luận

    • 1.1.1. Một vài nét chính về biển Đông.

    • 1.1.2. Vị trí địa chính trị

    • Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với sự tan rã của Liên bang Xô-viết, Mỹ rút quân khỏi căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic (Philippines), “khoảng trống quyền lực” địa chính trị xuất hiện ở Biển Đông. Suốt thời gian này, khu vực này là nơi tranh chấp chủ yếu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, chủ yếu là tranh chấp chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và bãi ngầm (Spratly and Paracel). Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: sau chiến tranh lạnh, Asean và Trung Quốc theo xu hướng hòa bình, hợp tác nhằm phát triển đất nước; tranh thủ giải quyết các vấn đề trong nước; so với Mỹ, Trung Quốc chưa đủ mạnh để có những yêu sách quá đáng hay những hành động dẫn đến xung đột vũ trang mà im lặng chờ thời; siêu cường Mỹ và thế giới bị thu hút bởi các điểm nóng địa chính trị tại Balkans và Trung Đông; những thỏa thuận giữa Asean và Trung Quốc (DOC 2002), hợp tác chung giữa Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

    • Trong suốt thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời”, tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng và nâng cao vị thế đất nước, giải quyết các vấn đề mang tính chất song phương, không gây sự chú ý của thế giới. Bước sang mười năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn “bình tĩnh đối mặt, kiên trì một cách có lý, có lợi, có hạn độ, ngoại giao Trung Quốc có xu hướng nhuần nhuyễn, và từng bước chuyển từ bị động tiêu cực sang tích cực chủ động, ngoại giao nước lớn của Trung Quốc ngày càng tiến bộ” Kết quả, hiện nay, nước này vượt Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, có dự trữ ngoại tệ và đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất.

    • Trên khắp thế giới từ châu Phi, châu Á đến châu Âu, người ta đều thấy những dự án của Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty Trung Quốc tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2004 lên 56,5 tỷ USD năm 2009. Các quan chức Trung Quốc dự đoán con số này có thể đạt 100 tỷ USD vào năm 2013.

    • Đặc biệt, Trung Quốc là chủ nợ của Mỹ. Bên cạnh thành tựu về kinh tế, Trung Quốc cũng đạt thành quả lớn trong lĩnh vực khoa họccông nghệ. Phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu , đưa người vào vũ trụ lần thứ 2, nước này là cường quốc chinh phục vũ trụ thứ 3 trên thế giới (sau Nga, Mỹ). Về mặt ngoại giao, thực hiện một đường lối mở cửa, Trung Quốc đã cải thiện đáng kể mối quan hệ với các nước trong và ngoài châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đẩy mạnh mối quan hệ với các đồng minh, những nước có liên quan ít nhiều đến chuỗi đảo thứ của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines.

    • Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc và là nước mà Hàn Quốc đầu tư nhiều nhất. Trung Quốc cũng giải quyết thành công vấn đề biên giới đất liền với các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, Ấn Độ Điểm nóng quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau chiến tranh lạnh là eo biển Đài Loan. Bởi từ 1997, Hong Kong đã được trả về cho Trung Quốc. Cuộc chạy đua tên lửa tại eo biển Đài Loan 1996 là lợi ích cốt lõi buộc Bắc Kinh phải tập trung mọi lực lượng. Bên cạnh đó, vấn đề Tân Cương, Nội Mông là những điểm nóng về chính trị mà nước này phải quan tâm. Bắc Kinh thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, chia các giai đoạn để giải quyết vấn đề. Khi chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi bên trong thì chưa giải quyết lợi ích cốt lõi bên ngoài.

    • Đồng thời, Bắc Kinh cũng hạn chế đối đầu với Washington khi sức mạnh còn yếu. Vì vậy, dù trong chiến tranh Kosovo (1999) hay sự kiện sứ quán Trung Quốc bị tấn công, va chạm máy bay (2001), Trung Quốc đều thực hiện chính sách ôn hòa, đặc biệt với Mỹ. Vì vậy, dù Mỹ nhiều lần trinh sát quân sự khoảng gần với Trung Quốc hay yêu cầu nước này xây dựng quy tắc hành vi trên biển, Trung Quốc đều không phản ứng găy gắt . Đối với vấn đề Kosovo, dù nhiều mâu thuẫn nhưng tinh ý cũng thấy Trung Quốc không bao giờ biến mình thành “đối thủ chính” hay “kẻ thù tiềm tàng” của Mỹ. Đến 2009, Trung Quốc đã “an tâm hơn nhiều về biên giới đất liền so với những gì đã từng trải qua trong lịch sử” . Khi biên giới đất liền yên ổn, Trung Quốc tập trung giành sức mạnh trên biển. Việc theo đuổi sức mạnh trên biển của Bắc Kinh đúng như Robert D.Kaplan nhận định là một dấu hiệu cho thấy biên giới đất liền lần đầu tiên trong một thời gian rất dài không bị de dọa . Các nước ASEAN sau chiến tranh lạnh cũng tập trung vào phát triển kinh tế và các vấn đề biên giới như Thái Lan-Việt Nam, Việt NamCampuchia, Thái Lan-Campuchia,… Hiện nay, các nước trong cộng đồng ASEAN có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ an ninh quốc phòng đến kinh tế và văn hóa. Đông Nam Á được xem là một trong những khu vực năng động và phát triển của Đông Á. Đây cũng là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Riêng Việt Nam đã thực hiện thành công đường lối đổi mới về kinh tế, gia nhập các tổ chức thương mại thế giới. Hai cường quốc ở châu Á-Thái Bình Dương là Ấn Độ và Nga cũng lấy mục tiêu phát triển kinh tế làm trọng tâm. Từ vị trí một trong hai cực của thế giới trở thành một cường quốc, Nga gặp nhiều khó khăn trên các mặt, nhất là kinh tế. Sự quan tâm của Nga dành cho các nước khu vực Đông Á không giảm nhưng thực lực Nga không còn đủ để duy trì sức ảnh hưởng của mình tại đây, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Trong khi đó, Ấn Độ đã thực hiện chính sách hướng Đông gồm hai giai đoạn với các nước Đông Á. Giai đoạn đầu của chính sách hướng vào Đông Nam Á, giai đoạn hai hướng vào Đông Bắc Á. Bên cạnh những hoạt động kinh tế là những hợp tác về an ninh quốc phòng với các nước Đông Á, đất nước này đã có một thời kỳ phát triển kinh tế vượt bậc. Sau chiến tranh lạnh đến những năm cuối cùng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, điểm nóng địa chính trị thế giới là Balkans, Trung Đông.

    • Nằm ở phía Đông-Nam châu Âu, Balkans là khu vực chứa đựng nhiều mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo trong lịch sử. Chính những mâu thuẫn này là nguyên nhân chính làm Nam Tư tan rã. Bốn trong sáu nước của Liên bang tuyên bố tự trị: Slovenia, Croatia (năm 1991), Bosnia, Macedonia (năm 1992)… Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi người Serb ở Bosnia chống lại người Hồi giáo và người Croats, làm hàng trăm người chết và bị thương. Trong giai đoạn đầu, NATO và Mỹ gần như đứng ngoài cuộc chiến. Tuy nhiên, nhận thấy những cam kết trước đây của Mỹ với các nước đồng minh, Mỹ cùng NATO đã đưa quân đến vùng Balkans. Chính tổng thống Bill Clinton đã thừa nhận tại một cuộc hội thảo ở Đại học New York về Hòa ước Dayton ngày 9 /2/2011. Ông nói: “Điều thứ nhất, sau khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ phải xác định lại các mối quan hệ với Âu châu và liên minh NATO. Và nếu không can thiệp, thì tất cả những gì mà chúng ta vẫn thường nói ˗ như sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa tới sự một sự thẳng tiến mạnh mẽ của dân chủ, tự do, thịnh vượng và an ninh; tất cả những lời nói như vậy sẽ trở thành những lời nói gạt”

    • Từ Balkans đến Trung Đông, Trung Á, siêu cường Mỹ đã “dẫn dắt” cả thế giới hướng vào những điểm địa chính trị nóng bỏng. Lúc này, tại Thái Bình Dương, Mỹ chỉ quan tâm đến những đồng minh của mình như Nhật Bản và Hàn Quốc. Khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo trong suốt một thời gian dài không nằm trong chiến lược của Mỹ. Điều thú vị là hai thập kỷ sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc “giấu mình” tìm kiếm sức mạnh và đạt được mục tiêu

    • Trong khi đó, Mỹ thể hiện mình bằng cách sử dụng sức mạnh một siêu cường can thiệp vào các điểm nóng địa chính trị, từ đó làm suy giảm sức mạnh của mình. Và khi Trung Quốc nhận thấy mình càng gần Mỹ về sức mạnh, họ quyết định “dậy” nhưng dậy một cách “hòa bình”. Trong suốt giai đoạn này, chính sách của Trung Quốc là thận trọng chuẩn bị một cách hòa bình cho tương lai tranh chấp. Một số thỏa thuận đã được ký nhằm giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng hòa bình, hợp tác, cùng phát triển. Một trong những thỏa thuận có giá trị, liên quan đến các nước ASEAN và Trung Quốc là Tuyên bố chung về các Quy tắc ứng xử trên biển Đông được ký năm 2002 tại cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tháng 11/2002 tại Phnompenh, Campuchia. Mục đích của tuyên bố là ngăn ngừa sự căng thẳng các tranh chấp, giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, Công ước Luật biển, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN năm 1976, và năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình18 . Năm 2005, một thỏa thuận có nhiều ý nghĩa làm dịu căng thẳng tranh chấp là việc ba nước Trung Quốc, Philippines và Việt Nam nhất trí hợp tác thăm dò địa chấn trong ba năm về biển Đông. Thỏa ước hợp tác thăm dò địa chấn biển (JMSU) là sự hợp tác giữa ba nước có nhiều tranh chấp nhất. Vì vậy, năm 2008, Hiệp định hết hiệu lực và không được gia hạn cũng là lúc tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Ngày 4/12/2007, Trung Quốc đơn phương thông báo thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam quản lý hành chánh 3 quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Trường Sa19 . Trung Quốc cũng xây dựng những đảo trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Hải Nam thành những tiền đồn quan trọng có thể sử dụng trong trường hợp xấu nhất. Hành động này bị các nước ASEAN, nhất là Việt Nam lên án mạnh mẽ.

    • Những “con sóng ngầm” ở biển Đông bắt đầu chuyển động. Từ 2008, biển Đông đã dậy sóng dữ dội hơn nhưng những tranh chấp vẫn chưa vượt ra khỏi tầm khu vực. Ngày 2/2/2008, Người đứng đầu Đài Loan là Trần Thủy Biển bay thăm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng khẳng định: hành động leo thang hết sức nghiêm trọng, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực. Tháng 8 cùng năm, Phó thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ra đảo Hoa Lau để thị sát tình hình và tái khẳng định chủ quyền của nước này với 4 đảo khác. Trong thời gian này, việc Trung Quốc xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn ở Tam Á, thuộc đảo Hải Nam được báo các nước đưa tin. Nước này cũng có một bước chuẩn bị kỹ lưỡng về quân sự. Các sách trắng của Trung Quốc cho thấy nước tăng cường đầu tư cho quân sự.

    • Từ năm 1997 đến 2007, ngân sách quốc phòng đã tăng đến 4 lần. Năm 2008, Trung Quốc chi 417 tỷ nhân dân tệ (61 tỷ USD) cho quốc phòng21. Bên cạnh tập trung xây dựng các căn cứ quân sự của đất nước này (trên đảo Hải Nam, ở Hoàng Sa, Trường Sa), nước này cũng đầu tư phát triển các lực lượng hải quân, tàu ngầm và thủy lục không quân22. Sự nổi dậy của Trung Quốc đã làm tương quan lực lượng giữa các cường quốc châu Á thay đổi. Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 3 trong tám hạm đội tàu ngầm của thế giới. Năm 2009, một chuyển biến lớn đối với các tranh chấp trên vùng biển này. Mở đầu cho một năm đầy sóng gió là sự kiện Tổng thống Philippines Arroyo đã ký ban hành Luật Cộng hòa số 9522 về đường cơ sở mới (đường cơ sở cũ năm 1968).

    • Theo đó, nước này khẳng định qua đó quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough theo “quy chế đảo”23 . Các nước Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc cũng lần lượt đưa bản báo cáo đăng ký thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS)

    • Ngày 6/5/2009, Malaysia và Việt Nam nộp bản báo cáo chung đăng ký thềm lục địa mở rộng khu vực phía Nam Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Một ngày sau đó, Việt Nam tiếp tục nộp báo cáo đăng ký thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Trung Quốc lập tức gửi công hàm phản đối hai bản báo cáo trên và tái khẳng định đường lưỡi bò 9 khúc lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, đến đây, gồm cả tranh chấp đảo và phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Cùng với đó, các nước tiến hành trừng phạt ngư dân nước khác nếu đi vào vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền. Từ năm 2009, báo chí Việt Nam ghi nhận phía Trung Quốc đã bắt giữ hoặc tịch thu 30 chiếc tàu đánh cá Việt Nam cùng 433 ngư dân. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đã yêu cầu phía Việt Nam đóng tiền để chuộc 24. Tình trạng tương tự với Malaysia, Philippines,.. Mỹ bắt đầu có những va chạm trực tiếp hơn với cường quốc Trung Quốc. Trước đó, Washington chỉ va chạm gián tiếp với Bắc Kinh thông qua các đồng minh. Ngày 8/3/2009, tàu Trung Quốc và tàu thám hiểm đại dương USNS Impeccable của hải quân Mỹ “đụng đầu” ở Biển Đông; điểm cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 75 hải lý về phía Nam. Trung Quốc cáo buộc Mỹ thực hiện các nghiên cứu trong vùng đặc quyền kinh tế mà chưa có sự đồng ý của Bắc Kinh và yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay lập tức các hoạt động có liên quan và sẽ có biện pháp cần thiết để ngăn chặn những vụ việc tương tự. Tuy nhiên, sau khi phái tàu khu trục USS ChungHoon hộ tống tàu USNS Impeccable, Mỹ vẫn tuyên bố biển Đông là khu vực hoàn toàn yên tĩnh25 . Ba tháng sau, một tàu ngầm Trung Quốc đã đâm vào thiết bị phát hiện tàu ngầm của tàu sân bay USS John S. McCain gần vịnh Subic ngoài khơi Philippines. Cũng trong tháng này, các kênh truyền thông Trung Quốc đưa thông tin về Zhang Li - Chủ nhiệm của Văn phòng Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa nghỉ hưu, kêu gọi xây dựng căn cứ quy mô không quân và hải quân ở dãy đá ngầm Mischief cách đảo Palawan Philippies 150 dặm26 .

    • Báo chí Bắc Kinh bắt đầu tuyên bố Trung Quốc có lợi ích cốt lõi tại biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt vấn đề biển Đông ngang hàng với vấn đề Tây Tạng và Đài Loan. Trước thái độ của Trung Quốc, Mỹ chuyển từ thái độ “hầu như không có trách nhiệm” hay “trung lập” sang “có lợi ích” và “ sẽ giúp đỡ” các nước tranh chấp với Trung Quốc. Địa chính trị biển Đông cũng chuyển sang một giai đoạn mới

    • 1.1.3. Tiềm năng kinh tế của biển Đông (Các nguồn tài nguyên thiên nhiên)

    • Tranh chấp Biển Đông là một thách thức to lớn dẫn đến chia rẽ khối ASEAN, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa một số quốc gia trong ASEAN với Trung Quốc. Vì vấn đề tranh chấp Biển Đông mà Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc năm 2012 ở Campuchia lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung; Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh Trung Quốc tháng 6/2016, do sức ép của Trung Quốc, bản tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc đã phải rút lại(3); Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc tháng 7/2016 tại Lào sau rất nhiều căng thẳng và nỗ lực mới cho ra đời một bản tuyên bố chung nhưng đã xuất hiện sự bất đồng trong nội khối ASEAN. Trung Quốc đã có những hành động quân sự làm leo thang căng thẳng với ASEAN như:

  • CHƯƠNG 3

  • VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC (GIAI ĐOẠN 1992 – 2012)

  • Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á đã diễn ra qua nhiều thập kỉ, Biển Đông từ lâu được xem là một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng và bất ổn định trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

  • Mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN không những quan trọng với từng nước thuộc khu vực mà còn tác động đến triển vọng phát triển của cả khu vực. Trong quá trình giải quyết tranh chấp này, những nỗ lực của ASEAN được thể hiện rõ ràng hơn hẳn so với Trung Quốc. Vì lợi ích của mình các nước ASEAN đã cùng đoàn kết, kiên trì và hợp tác tìm kiếm cách dàn xếp hợp lý cho những mâu thuẫn Biển Đông. Những nỗ lực này đã thuyết phục Trung Quốc tham gia giải quyết trên tinh thần xây dựng và đồng thuận.Việc đạt được Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông là một thành tựu quan trọng đối với cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN. Tuyên bố đã đánh dấu cho bước phát triển lớn trong việc giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, phải kể đến việc cho ra đời diễn đàn an ninh khu vực ARF bởi hiệp hội các nước Đông Nam Á như là một địa điểm cho các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. ARF chính là diễn đàn thể hiện quan điểm về các vấn đề an ninh trong ASEAN. Biển Đông không phải là vấn đề nằm ngoài số đó. Những thành tựu đạt được trong vấn đề Biển Đông có được không thể không nhắc đến ARF. Điều đó chứng tỏ rằng ASEAN đã phát huy được vai trò lãnh đạo của mình một cách hiệu quả.

  • Vai trò của ASEAN được thể hiện rất rõ nét trong diễn đàn ARF, một diễn đàn dành riêng để giải quyết những vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Thành tựu có tầm quan trọng lớn lao phải kể đến mà ASEAN và ARF đã đạt được đó là Tuyên bố quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông – DOC ( Declaration of Conduct) năm 2002. Có thể nói đây là thành quả quý giá của ASEAN sau khi thành lập ARF năm 1994. Điều đó cũng chứng tỏ ASEAN đã hết sức nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Tuyên bố quy tắc ứng xử DOC, cho đến nay vẫn được coi là tiền đề để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( Code of Conduct ).

  • Đây là văn kiện quan trọng khẳng định cam kết, quyết tâm của các ước tham gia là nỗ lực xây dựng lòng tin, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, không làm phức tạp tình hình, cũng như tìm ra những biện pháp hợp tác chung có thể được giữa hai bên. Tinh thần xây dựng, đoàn kết, sáng tạo và kiên trì …. Là những gì ASEAN đã thể hiện trong việc dàn xếp mâu thuẫn Biển Đông trên cương vị người cầm lái ARF tại các bàn đám phán thương lượng, các phiên đối thoại. Trung Quốc là nước láng giềng – đối tác chiến lược của ASEAN, đồng thời là cường quốc mới nổi có thế và lực trên thế giới. Việc đạt được Tuyên bố DOC là thành công quan trọng của ASEAN. Tuyên bố đã đưa quá trình giải quyết xung đột lên một bước tiến mới cho việc tìm ra đường lối chung cho mọi hoạt động trên Biển Đông. ASEAN đã khẳng định rằng Hiệp hội có vai trò trung tâm trong ARF, và vấn đề Biển Đông cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của ASEAN và ARF.

  • Có thể nói trong mối quan hệ với Trung Quốc, ASEAN đã có đối sách tương đối phù hợp nhận thức rõ không thể ngăn chặn việc TQ đang trở thành cường quốc vì vậy bằng những công cụ về kinh tế, chính trị, ngoại giao cũng như vị thế của mình đã tìm cách hợp tác và đưa TQ vào cơ cấu khu vực

  • Việc ASEAN tiến hành đối thoại với TQ thông qua các cuộc họp riêng về Biển Đông hay các diễn đàn đa phương đặc biệt là thông qua ARF có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi giúp các bên tranh chấp có thể ngồi lại với nhau và thảo luận về vấn đề tranh chấp

  • 3.1. Vai trò và nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp ở biển Đông

  • Đối với các nước thuộc ASEAN, tranh chấp biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của mỗi thành viên và cả tổ chức này dưới tư cách là Cộng đồng khu vực - trung tâm kết nối, kiến tạo một cấu trúc an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương.

  • Có thể thấy, ngay từ khi thành lập, ASEAN đã có ý tưởng tạo dựng một môi trường hòa bình, ổn định, phát triển và trung lập ở Đông Nam Á. Điều này được thể hiện rõ nét từ Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971 cho đến bản Hiến chương ASEAN được ký kết vào năm 2007, bắt đầu có hiệu lực vào năm 2008. Năm 1976, ASEAN đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.

  • Năm 1993, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ra đời cho thấy những nỗ lực rất lớn của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác, hòa bình và phát triển ở khu vực. Bên cạnh đó, việc ngăn ngừa, hòa giải và quản lý xung đột là một trong những nội dung, thành tố quan trọng cấu thành Cộng đồng chính trị, an ninh ASEAN (APSC)

  • Đối với vấn đề xung đột biển Đông, ASEAN cũng như nhiều nước thành viên đã có những động thái phản ứng khá tích cực. Trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc vào cuối những năm 80 cùng với việc Liên Xô và Mỹ giảm dần ảnh hưởng của mình ra khỏi biển Đông vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, ASEAN đã thông qua “Tuyên bố ASEAN về biển Đông” vào năm 1992, trong đó nhấn mạnh rằng “mọi diễn biến bất lợi ở biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực” 15 . Đến năm 1995, sau khi Trung Quốc cho quân chiếm một số bãi đá thuộc dãy đảo Vành Khăn, ASEAN đã phản ứng một cách quyết liệt và tuyên bố rằng, “ASEAN sẽ tìm kiếm một giải pháp sớm và hòa bình cho tranh chấp biển Đông và sẽ tiếp tục tìm kiếm các biện pháp và cách thức để ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ở biển Đông”

  • Có thể nói, từ đầu thập niên 1990, ASEAN đã nỗ lực đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN bắt đầu tìm kiếm các cách thức giải quyết hòa bình cho xung đột biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF - diễn đàn này bắt đầu từ năm 1994) và tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc (khởi động từ năm 1997). Đối thoại ASEAN - Trung Quốc đã đưa các bên tranh chấp (trừ Đài Loan) ngồi vào bàn đàm phán. Với vai trò hạt nhân của mình trong ARF, ASEAN đã thành công trong việc đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự của diễn đàn mang tính đa phương này, bất chấp sự phản đối ban đầu của Trung Quốc.

  • Tuy nhiên, do có bốn thành viên của ASEAN là Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều tuyên bố chủ quyền với một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa, nên Hiệp hội không thể đóng vai trò là bên thứ ba trung gian giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác. ASEAN đã lên kế hoạch cho Bộ quy tắc ứng xử khu vực tại biển Đông (viết tắt – COC) để ngăn chặn các yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông.

  • ASEAN và Trung Quốc đã thành lập Nhóm hành động chung nhằm soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC), bắt đầu làm việc từ 15-3-2000. Thách thức đặt ra là làm sao dung hòa lập trường của ASEAN và Trung Quốc đối với cơ chế giải quyết tranh chấp này. Ngay cả việc đạt được sự đồng thuận trong nội khối ASEAN cũng gặp nhiều khó khăn.

  • Các nước ASEAN đã đàm phán với Trung Quốc trong nhiều năm và cuối cùng các bên cũng đi tới ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (viết tắt: DOC) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào ngày 4- 11-2002. Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực. Các bên tranh chấp cần kiềm chế để tạo ra môi trường tin cậy hướng đến việc giải quyết triệt để tranh chấp tại khu vực. Đáng chú ý, văn kiện xác định cụm 3 nguyên tắc:

  • “(3) Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. (4) Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

  • (5) Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng”. Tuyên bố cũng xác định, “trong khi chờ đợi có giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm thực hiện một số phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên”.

  • Trên cơ sở những nỗ lực từ phía ASEAN, Trung Quốc đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC) vào ngày 8-10-2003, theo đó đồng thuận với quan điểm các tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình. Cùng ngày, một “kế hoạch tổng thể” nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2005-2010 đã được ASEAN thông qua, trong đó đã đề xuất các cách khác nhau để thực thi DOC; một trong số đó là thông qua các cuộc họp định kỳ Quan chức cấp cao[SOM] ASEAN – Trung Quốc, một cách khác là thành lập nhóm công tác để dự thảo các kiến nghị cho việc thực thi DOC và đưa ra các nguyên tắc chính sách cho SOM ASEAN – Trung Quốc

  • Vào tháng 12/2004 các quan chức cấp cao ASEAN Trung Quốc đã quyết định thành lập Nhóm Công tác chung ASEAN – Trung Quốc về việc Thực thi DOC [ASEAN-China JWG]. Các bên cũng đã nhất trí về việc hướng tới một bộ quy tắc ứng xử. Năm 2005, nhóm JWG đã họp lần đầu tại Manila (Philippines), và đến năm 2011, nhóm này đã họp sáu lần nhưng kết quả không khả quan. Về thực tế, ASEAN muốn ràng buộc Trung Quốc vào một bộ Quy tắc ứng xử chính thức (COC) để giảm thiểu số lượng các vụ va chạm ở Biển Đông và để ngăn chúng khỏi leo thang xung đột nếu có xảy ra.

  • Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 16, tháng 7-2009, phát biểu của Chủ tịch ASEAN đã chỉ ra rằng ASEAN sẽ “tiến hành ký kết các Nguyên tắc thực thi DOC” và các bên “hướng tới việc ký kết một bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực trong tương lai”.18 Năm 2010, Tuyên bố của chủ tịch từ Diễn đàn ARF vào tháng 7/2010 ở Hà Nội đã chỉ ra rằng các thành viên “khuyến khích những nỗ lực để hướng tới việc thực thi đầy đủ Tuyên bố và hướng tới ký kết một bộ Quy tắc Ứng xử trong Khu vực.”19 Tuy nhiên, một khó khăn lớn là các bên vẫn chưa thống nhất được phạm vi khu vực mà bộ quy tắc sẽ được áp dụng. Trong đó, Việt Nam muốn thúc đẩy để có thể áp dụng với quần đảo Trường Sa, nhưng phía Trung Quốc đã phản đối.20 Thực chất, Trung Quốc không muốn có một bộ quy tắc ứng xử mà qua đó sẽ hạn chế quyền tự do hành động của mình ở khu vực và có khả năng dẫn đến việc đàm phán song phương về vấn đề biển Đông. Trước những căng thẳng trong khu vực, ngày 21-7-2011, tại Bali (Indonesia), trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao AMM-44, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc Hướng dẫn DOC) gồm 8 điểm. Đây được xem là nỗ lực của các bên liên quan trong việc kiềm chế và quản lý cáctranh chấp trên biển Đông, đang trở nên căng thẳng. Cho đến nay, viết ký kết DOC vào năm 2002 giữa ASEAN với Trung Quốc là một cột mốc đáng ghi nhận và được xem là tiền đề tiến tới xây dựng COC. Nhưng trên thực tế, DOC không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vì nó chỉ đưa ra các nguyên tắc có tính khuyến nghị nhưng không có tính ràng buộc và chế tài. Nó có vị trí nhất định trên con đường giải quyết vấn đề biển Đông, nhưng chưa bao giờ tạo ra đột phá để giải quyết cuộc xung đột tại vùng biển này. Về thực chất, Trung Quốc chấp thuận DOC để tạo bầu không khí thuận lợi nhằm thúc đẩy sự liên kết kinh tế Trung Quốc-ASEAN. Thậm chí, Trung Quốc sử dụng DOC như là phương tiện “câu giờ” để một mặt, tăng cường hiện đại hóa hải quân và các lực lượng chấp pháp biển, hoàn thiện chiến lược biển, hệ thống pháp luật, thể chế quản lý và bảo vệ biển; mặt khác, nhất quyết thực hiện “hai không” - không quốc tế hóa, không đa phương hóa tranh chấp, chỉ đàm phán song phương nhằm khoét sâu vào sự khác biệt về lợi ích giữa các thành viên ASEAN, tìm cách “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Thực tế đó cho thấy trong gần một thập niên sau năm 2002, tiến trình đàm phán ASEAN-Trung Quốc về việc nâng cấp DOC thành bộ quy tắc ứng xử (COC) hầu như dẫm chân tại chỗ, khuôn khổ an ninh biển Đông không được cải thiện, trở nên lỗi thời, tụt hậu so với tương quan quyền lực ngày càng ngả về Trung Quốc. Nguy cơ mất cân bằng chiến lược và giảm sút lòng tin buộc các nước còn lại phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên biển, thực hiện ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các quan hệ đối trọng. Một vòng xoáy “tiến thoái lưỡng nan về an ninh” (security dilemma) mới lại hình thành tại biển Đông. Điều nguy hiểm là vùng Áp thấp này có xu hướng mạnh lên thành bão . Cho đến nay, xung đột ở biển Đông vẫn rất căng thẳng cho thấy những nỗ lực của ASEAN trong ngăn ngừa, hòa giải tranh chấp ở biển Đông, tuy có những bước tiến và hiệu quả nhất định, nhưng chưa tương xứng với lợi ích và trách nhiệm của một trung tâm, động lực thúc đẩy hòa bình và hợp tác tại khu vực, một thành tố quan trọng cấu thành trật tự quyền lực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hơn nữa, đối với vấn đề biển Đông, ASEAN lại phải đối đầu với một cuộc “xung đột” khá phức tạp đến từ nội bộ các nước ASEAN, mà việc giải quyết không hề đơn giản. Trong nội bộ ASEAN có một số quốc gia không liên quan lợi ích trực tiếp đến khu vực biển Đông, bên cạnh đó, việc tiếp cận riêng rẽ về góc nhìn, dẫn đến riêng lẻ về phương thức hành động cũng khiến các nước ASEAN thiếu tiếng nói chung. Và ngay trong bản thân giữa các nước ASEAN với nhau vẫn tồn tại mâu thuẫn trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền. Trước căng thẳng hiện nay tại biển Đông, Trung Quốc đã gián tiếp khiến nội bộ các nước ASEAN “không thống nhất”. Vấn đề cốt lõi của ASEAN và cơ chế hoạt động của tổ chức này là sự khác biệt giữa chủ quyền quốc gia và tính “ASEAN hóa” trong quá trình hình thành các quyết định dẫn đến một khác biệt trong việc thống nhất lập trường chung trong các vấn đề quan trọng, cụ thể là vấn đề biển Đông. Bên cạnh vấn đề “nội bộ”, việc Trung Quốc gây ảnh hưởng đến một số thành viên trong ASEAN cũng đã góp phần gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN, và điều này càng ngày càng phát huy hiệu quả của nó. Và những gì lo ngại lâu nay đã phần nào đó trở thành sự thật tại Hội nghị cấp ngoại trưởng của ASEAN (AMM/MPC45) trong năm 2012. Lần đầu tiên trong 45 năm, hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung vì bất đồng ý kiến giữa nước chủ nhà Campuchia và một số nước ASEAN khác. Sự kiện này không chỉ là cảnh báo về những bất đồng vẫn tồn tại, mà hơn thế nữa, nó cho thấy vấn đề cơ bản mang tính cốt lõi củaASEAN, là mục đích của mọi quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế, trong một tổ chức mà lợi ích quốc gia và lợi ích tập thể đan xen với nhau. Có thể coi sự kiện này là một đòn đánh vào yếu tố “tinh thần ASEAN” vẫn được coi là sự tự hào của tổ chức này. Và thực tế, nếu bình tĩnh nhận thức, chúng ta có thể thấy Trung Quốc sẽ lợi dụng tình hình này để tiếp tục âm mưu đánh tráo mâu thuẫn giữa Trung Quốc với ASEAN về Biển Đông thành mâu thuẫn giữa một ASEAN biển đảo với một ASEAN lục địa về biển Đông và Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều từ điều nàySau một số sóng gió, với nỗ lực ngoại giao con thoi của một số nước trong ASEAN, ngày 20-7- 2012, thay mặt nước Chủ tịch ASEAN luân phiên đương nhiệm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong đã công bố “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Biển Đông”. Các Ngoại trưởng ASEAN đã “nhắc lại và khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN” nhằm “Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử (DOC) ở Biển Đông (2002); Hướng dẫn thực hiện DOC (2011); Sớm kết thúc Bộ luật ứng xử (COC) ở biển Biển Đông; Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS); Tiếp tục tự kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên; và các biện pháp hòa bình đối với các tranh chấp, theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)22. Thông báo trên nhấn mạnh, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN “quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, nhất quán với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008)”. Động thái mớinhất này được giới phân tích đánh giá là nỗ lực vượt bậc nhằm sửa chữa bất đồng dẫn tới một thất bại chưa từng có trong lịch sử 45 năm ASEAN, qua đó các nước ASEAN muốn thể hiện tiếp tục đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông. Mặc dù vậy, về mặt pháp lý thì ASEAN vẫn chưa đảm bảo sẽ có được tiếng nói chung sau sự cố ở hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa rồi. Khác biệt góc nhìn và cách tiếp cận giữa các nước thành viên sẽ sớm được giải quyết vì sự giao thoa lợi ích trong sự phát triển chung của ASEAN, nhưng vấn đề lợi ích lâu dài của từng nước vẫn tiếp tục là một thách thức không nhỏ

  • 3.2. Giải pháp về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông trong quan hệ Asean - Trung quốc

  • 3.2.1. Giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng cơ chế đa phương

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Nội dung

’’’’’’’’’’’’’’’’’’ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI KHOA:……………………………… ====== TÁC GIẢ ASEAN VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN (1992 – 2012) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH:………………………… Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH – 20………………… Hà Nội, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI KHOA:……………………………… ====== TÁC GIẢ ASEAN VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN (1992 – 2012) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH:………………………… Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH – 20………………… NGƯỜI HƯỚNG DẪN:……………………………………… Hà Nội, năm 2020 LỜI CẢM ƠN Trước tiên xin chân thành cảm TS …………… tận tình bảo, góp ý động viên tơi suốt q trình thực luận văn tốt nghiệp Để hồn thành chương trình đại học trường đại học khoa học xã hội nhân văn, ĐHQG Hà Nội với luận văn tốt nghiệp “ASEAN vấn đề giải tranh chấp biển Đông với Trung Quốc (giai đoạn 1992 – 2012)”, ngồi nỗ lực, phấn đấu thân suốt q trình học tập, tơi xin gửi lời tri ân trước hết đến người thân động viên, giúp đỡ Nhân đây, xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, người tận tình truyền đạt kiến thức cho tơi hai năm học cao học vừa qua Sau cùng, tác giả xin chân thành cám ơn đến bạn bè thân thiết lớp cộng tác viên giúp đỡ tơi có số liệu hồn thành tốt luận văn Dù cố gắng, xong khoa luận tơi khơng tránh khỏi thiếu sót Mong góp ý tận tình thầy toàn thể bạn Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên ……………………… DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ST T Từ viết tắt ADMM Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Hội nghị Bộ trưởng Bộ ASEAN Defence Quốc phòng ASEAN Meeting Ministers ADMM + Hội nghị Bộ trưởng Bộ ASEAN Defence Quốc phòng ASEAN mở Meeting Plus rộng AMM Hội nghị ASEAN ASEAN Hiệp hội quốc gia Association of Southeast Asian Đông Nam Á Nations COC Bộ quy tắc ứng xử Biển The Code of Conduct for the Đông South China Sea DOC Tuyên bố ứng xử Declaration on the Conduct of bên Biển Đông Parties in The South China Sea EAS Thượng đỉnh Đông Á East Asia Summit EEZ Vùng đặc quyền kinh tế Economic Exclusion Zone EIA Cơ quan thông tin U S Energy lượng Hoa Kỳ Administration FTA Free Trade Aria 10 TAC Hiệp ước Thân thiện Treaty of Amity & Cooperation Hợp tác Đông Nam Á in Southeast Asia 11 UNCLOS 1982 Công ước Liên Hợp United Nation Convention on Quốc Luật biển năm the Law of the Sea 1982 Bộ Ministers trưởng ASEAN Ministerial Meeting Information Khu vực mậu dịch tự 1982 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài .9 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12 Mục tiêu nghiên cứu 19 Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu .20 Phương pháp nghiên cứu 20 Bố cục khóa luận 20 CHƯƠNG 21 TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐƠNG .21 1.1 Vị trí địa trị tiềm kinh tế biển Đơng 21 1.1.1 Một vài nét biển Đơng 21 1.1.2 Vị trí địa trị 26 1.1.3 Tiềm kinh tế biển Đông (Các nguồn tài nguyên thiên nhiên) 33 1.2 Tầm quan trọng chiến lược Biển Đông nước ngồi khu vực Đơng Nam Á Châu Á – Thái Bình Dương 35 1.2.1 Với nước khu vực Đông Nam Á 36 1.2.2.Đối với nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nước lớn khu vực 38 CHƯƠNG Error! Bookmark not defined TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC .42 2.1 Về trạng tranh chấp biển Đông quốc gia ASEAN với Trung Quốc (giai đoạn 1992 – 2012) 42 2.2 Tư cách pháp lý ASEAN 53 CHƯƠNG 62 VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC (GIAI ĐOẠN 1992 – 2012) 62 3.1 Vai trò nỗ lực ASEAN việc tìm kiếm giải pháp giải tranh chấp biển Đông 64 3.2 Giải pháp vấn đề giải tranh chấp biển Đông quan hệ Asean Trung quốc 71 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .78 PHỤ LỤC 84 85 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Tranh chấp chủ quyền Biển Đơng vấn đề nóng hổi thu hút quan tâm nước khu vực giới Việc nghiên cứu Asean vấn đề giải tranh chấp biển đông với Trung Quốc giai đoạn (1992 – 2012) có ý nghĩa khoa học việc tập hợp nghiên cứu tài liệu để củng cố tính pháp lý khách quan cho việc giải tranh chấp Vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn hầu hết diện tích Biển Đông việc thông qua Luật Lãnh hải Vùng tiếp giáp CHND Trung Hoa Khu vực Bắc Kinh khẳng định chủ quyền chồng lấn mâu thuẫn với tuyên bố bốn tổng số sáu thành viên ASEAN vào thời điểm Brunei, Philippines, Malaysia Indonesia Chưa dừng lại đó, Trung Quốc lại cấp phép cho công ty Mỹ Crestone Energy Corporation tiến hành thăm dò hydrocarbon thềm lục địa Việt Nam Dựa vào lịch sử quan hệ hời hợt Bắc Kinh đa số thành viên ASEAN đó, hiệp hội nhanh chóng đáp lại Tun bố Biển Đơng năm 1992 Tuyên bố viện dẫn đến nguyên tắc cốt lõi khối, nêu cụ thể Hiệp ước Thân thiện Hợp tác (TAC), thúc giục “tất bên liên quan” giải “các vấn đề chủ quyền tài phán” tranh chấp thơng qua “các biện pháp hịa bình” “khơng sử dụng vũ lực” Điều khoản ý nghĩa Tuyên bố kêu gọi bên thiết lập “Bộ quy tắc ứng xử quốc tế Biển Đơng” có tính ràng buộc cao.[1] Chính sách ngoại giao chung ASEAN vấn đề Biển Đông trở nên rõ ràng kiện Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1994 (và bị phát vào năm 1995) Dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc Luật biển (UNCLOS), Philippines nước có chủ quyền pháp lý rõ ràng nguồn tài nguyên tự nhiên khu vực bãi đá, ví dụ thủy hải sản, nằm hồn tồn vùng 200 hải lý vùng Đặc quyền Kinh tế nước (cụ thể Đá Vành Khăn cách địa phận đảo Palawan 127 hải lý) Vào tháng 3/1995, ngoại trưởng ASEAN lên án Trung Quốc qua tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc diễn biến Biển Đông; hiệp hội viện dẫn đến tinh thần “Tuyên bố ASEAN Biển Đông” năm 1992 để củng cố lời kêu gọi bên kềm chế tiến hành hành động gây ổn định Mặt khác, ASEAN khuyến khích Trung Quốc tham gia vào “một mạng lưới tổ chức khu vực” Nhưng gạt bỏ nỗ lực nêu trên, Bắc Kinh trì lập trường lâu họ sẵn sàng tham dự thảo luận song phương với bên tranh chấp khác, không ngồi vào bàn đàm phán đa phương với ASEAN Tuy nhiên, Trung Quốc bắt đầu nhìn nhận nước ASEAN phương thức thể chế tổ chức mắt khác đẩy mạnh đầu tư thêm nguồn lực vào việc triển khai sức mạnh mềm mức độ cao Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995 chứng kiến đỉnh cao tinh thần đoàn kết ASEAN vấn đề tranh chấp Biển Đông Tuy nhiên, lập trường thống ASEAN giúp giảm nhiệt căng thẳng công khai thức tranh chấp, Trung Quốc mặt khác tiếp tục tiến hành chiến lược “quyết liệt bước đến năm 1999 nước mở rộng mạng lưới cơng trình cấu trúc vùng lãnh hải tranh chấp, có đảo Vành Khăn Kể từ đó, khả triển khai “tiếng nói ngoại giao” chung ASEAN vấn đề Biển Đông dần suy yếu đáng kể quốc phòng để hợp tác, phát triển, đảm bảo hịa bình vững chắc, bền vững, đồng thời ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống.”[14, Tr 118] Trung Quốc thể tham vọng với biển Đơng từ sớm lịch sử, có hành động vi phạm luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền quyền chủ quyền quốc gia có tuyên bố chủ quyền hợp pháp biển Đông theo UNLOS 1982 Dù phải chịu nhiều áp lực phản đối từ ASEAN cộng đồng quốc tế, khơng có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc lùi bước hay bỏ Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển Đơng cịn kéo dài diễn biến phức tạp tương lai ASEAN, trước thách thức an ninh to lớn, đoàn kết lại thành thể hoàn chỉnh Việc xây dựng chế hợp tác an ninh khu vực quốc tế ASEAN thành lập nắm vai trò điều phối phát huy tác dụng định, khẳng định vai trò lực ASEAN việc tìm kiếm giải pháp giải tranh chấp ASEAN đạt thành tựu định, thành công quốc tế hóa tranh chấp, phần thành cơng ngăn chặn chiến lược “Bẻ đũa” Trung Quốc, ký kết thành cơng DOC tích cực hướng tới việc cho đời COC có giá trị pháp lý cao Bên cạnh có hạn chế cần gấp rút khắc phục Nghiêm trọng rạn nứt quan hệ nội khối, chậm chạp việc đồng thuận đưa định gây lực cản không nhỏ Dù phủ nhận, ASEAN nỗ lực tìm phương pháp giải hiệu tranh chấp, bảo vệ an ninh khu vực tự hàng hải Trước Trung Quốc lớn mạnh - sư tử vừa thức giấc, “giấc mộng Trung Hoa” vĩ đại tư tưởng bành trướng tồn ngàn năm lịch sử, ASEAN cần đoàn kết, liệt mạnh mẽ Các quốc gia bên khu vực có lợi ích quốc gia liên quan trực tiếp đến biển Đơng thể mong muốn hịa bình ổn định khu vực, phản ứng lại hành động leo thang căng thẳng Trung Quốc, nguồn lực mà ASEAN nên, phải tận dụng triệt để Nhưng dù ủng hộ bên ngồi có lớn đến nào, tranh chấp biển Đông an ninh khu vực vấn đề ASEAN, ASEAN có tư cách pháp lý quốc tế, có nghĩa vụ phải giải vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến khu vực, với tư cách chủ thể thống Sự đoàn kết lòng tin nước thành viên cần phải thắt chặt nữa, tránh tạo khe nứt mà Trung Quốc lợi dụng để chia rẽ ASEAN Vì vậy, giải pháp Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận theo hướng dung hịa lợi ích bên, từ cho đời C.O.C phù hợp với chuẩn mực quốc tế mang tính ràng buộc mặt pháp lý để giải tranh chấp Biển Đơng Khi đó, lòng tin củng cố, hợp tác tăng cường, nguy xung đột Biển Đông khống chế Có góp phần giải thách thức ASEAN Trung Quốc cách bền vững DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án: Bản tin Đại học Quốc gia Hà nội, số 297 Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), (2013) “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế”, TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, tr 253 Đinh Xn Lý, (2015), “Biển Đơng góc nhìn địa trị”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số (88), tr 12 – 20 Đỗ Thanh Bình, “Từ kinh nghiệm tranh thủ ủng hộ quốc tế thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến việc tập hợp lực lượng công bảo vệ biển đảo nay.”, in sách “Việt Nam giới đổi thay”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 Tr 611 – 627 Geoffrey Till, “Thời khắc biển” Châu Á vấn đề biển Đông”, In kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông lần thứ “Biển Đơng: Địa trị, lợi ích, sách hành động bên liên quan”, Chủ biên: Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc, NXB Thế giới, 2013 Tr 17 – 30 Geofrey Till, “Biển Đông: Chẳng lẽ thụ động ngồi chờ gió mát?”, in “Biển Đơng: Hợp tác an ninh phát triển khu vực”, Đặng Đình Quý (chủ biên), Nxb Thế giới, Hà Nội (2010), tr 34 - 41 Sustaining U.S global leadership: Priorities for 21st century defense Hideaki Kaneda (Giám đốc viện Okazaki, Nhật Bản), “Tầm quan trọng chiến lược biển Đông tuyến giao thông biển”, in Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Biển Đơng năm 2012 “Biển Đơng: Địa trị, lợi ích, sách hành động bên liên quan”, TS Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc đồng chủ biên, NXB Thế Giới, 2013 tr 31 - 50 Huỳnh Tâm Sáng, (2017), “Những lựa chọn cho Australia việc thúc đẩy an ninh biển Đơng”, Tạp chí phát triển KH & CN, tập 20, số X1 – 2017 10.Li Jianwwei Chen Pingping, “Hợp tác vịnh Bắc Bộ: Nhìn lại hiệp định nghề Việt Nam – Trung Quốc”, in “Biển Đông: Hướng tới khu vực hịa bình, an ninh hợp tác”, Đặng Đình Quý chủ biên, NXB Thế Giới, 2011 Tr 377 – 392 11.Masahiro Akiyama, “Lợi ích Nhật Bản Biển Đông”, in Kỷ yếu hội thảo quốc tế biển Đơng lần thứ tư “Biển Đơng: Địa trị, lợi ích, sách hành động bên liên quan”, NXB Thế giới, tr 219 12.Nguyễn Hồng Thao, “Biển Đông: Ba giai đoạn, bốn thách thức, hai cách tiếp cận khu vực niềm tin”, in “Biển Đơng: Hướng tới khu vực hịa bình, an ninh hợp tác”, Đặng Đình Quý chủ biên, NXB Thế Giới, 2011 Tr 343 – 362 13.Nguyễn Hồng Thao (chủ biên), (1999), “Giáo trình Luật quốc tế”, NXB Giáo dục, Thừa Thiên – Huế 14.Nguyễn Năng Nam, “Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương quân đội nhân dân Việt Nam điều kiện nay”, Tạp chí khoa học Đại học Mở Tp HCM – số (49) 2016 15.Nguyễn Thị Diễm Anh, (2009), “Xác định chủ quyền quốc gia hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa”, Luận văn thạc sĩ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 16.Nguyễn thị Hải Yến, (2015), “Giải tranh chấp biển Đông theo phương thức phi tài phán”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 17.Phạm Ngọc Trâm, (2016), “Bảo vệ chủ quyền quản lý - khai thác biển đảo Việt Nam 1975 - 2014”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 18.Phạm Quang Minh, (2014), “Giữa ngã ba đường: Liệu ASEAN có phải lựa chọn cho Việt Nam tranh chấp biển Đông”, In “25 năm Việt Nam học định hướng liên ngành”, NXB Thế giới, 2014 Tr 245 – 256 19.Probal Ghost, (2013), “Điểm nóng biển Đơng: Những lựa chọn sách tác động Ấn Độ”, in Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Biển Đơng năm 2012 “Biển Đơng: Địa trị, lợi ích, sách hành động bên liên quan”, TS Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc đồng chủ biên, NXB Thế Giới Tr 227 – 236 20.Raul (Pete) Pedrrozo, (2014), :Trung Quốc Việt Nam: Phân tích yêu sách chủ quyền đối lập biển Đông”, Ấn phẩm đặc biệt CAN, nhóm dịch giả: Đinh Tuấn Anh, Nguyễn Thùy Anh, Đỗ Mạnh Hoàng, Vũ Tú Linh, Trần Hà My, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Tiến Thịnh, Vũ Quang Tiệp 21.Renato Cruz De Castro, (2013),“Chiến lược xoay trục Châu Á quyền Obama: chuyển từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế chiến lược trước Trung Quốc trỗi dậy?”, in Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Biển Đông năm 2012 “Biển Đông: Địa trị, lợi ích, sách hành động bên liên quan”, TS Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc đồng chủ biên, NXB Thế Giới Tr 189 – 218 22.Su Hao, Ren Yuan-Zhe, “Lựa chọn lợi ích quốc gia lập trường vấn đề biển Đông”, in Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Biển Đơng năm 2012 “Biển Đơng: Địa trị, lợi ích, sách hành động bên liên quan”, TS Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc đồng chủ biên, NXB Thế Giới, 2013 Tr 53 – 62 23.Sustaining u.s global leadership: Priorities for 21st century defense 24.Tơn Thị Ngọc Hương, (2015), “Vai trị ASEAN tiến trình hợp tác liên kết khu vực Đơng Á”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội 25.Trần Công Trục, “Các biện pháp trì hịa bình, ổn định tăng cường hợp tác biển Đông”, In kỷ yếu hội thảo quốc tế biển Đông năm 2009 “Biển Đơng: Hợp tác an ninh phát triển khu vực”, NXB Thế giới năm 2010 Tr 58 – 64 26.Trần Khánh, (2015), “Khái niệm địa chiến lược”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số (94) – 2015 27.Trần Nam Tiến, (2014), “Đội Hoàng Sa lịch sử xác lập bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”, NXB Văn Hóa – Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh 28.Trần Thị Mai, “Hoạt động phòng thủ biển vương triều Nguyễn”, in sách “Việt Nam giới đổi thay”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 29.Trần Trường Thủy, “Những diễn biến gần biển Đông: Từ Tuyên bố tới Quy tắc ứng xử”, in “Biển Đơng: Hướng tới khu vực hịa bình, an ninh hợp tác”, Đặng Đình Quý chủ biên, NXB Thế Giới, 2011 Tr 103 – 118 30.Vinod Saighal, (2011), “Tầm quan trọng biển Đông: Đánh giá từ Ấn Độ”, in “Biển Đông: Hướng tới khu vực hịa bình, an ninh hợp tác”, Đặng Đình Q chủ biên, NXB Thế Giới, 2011 Tr 21 – 26 31.Võ Văn Sen, Nguyễn Thế Trung, (2014), “Sự biến đổi địa trị biển Đơng từ sau chiến tranh lạnh đến nay”, Tạp chí phát triển KH & CN, tập 17, số X1 – 2014, tr – 26 32.Vũ Dương Ninh, “ASEAN – Những chặng đường nửa kỷ”, in sách “Việt Nam giới đổi thay”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 Tài liệu Internet: 33 http://www.nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/2009-vai-tro-canht-bn-trong-vn bin-ong 34 Inquirer.net, https://globalnation.inquirer.net/32649/in-the-know-the- scarborough-shoal 35 https://iuscogens-vie.org/2019/03/02/119/#_ftn4, 23h ngày 10/6/2019 36 https://asean.org/?static_post=declaration-on-the-conduct-of-parties-in-thesouth-china-sea-2, thời gian truy cập 11/6/2019 37 https://amti.csis.org/da-vanh-khan/?lang=vi,thời gian truy cập 8h25 ngày 10/6/2019 38.Carlyle A Thayer (2013), “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Volume 33, Number 2, Summer-Fall 2013, tr 75-84 (Article) 39 http://www.vea.gov.vn/SiteCollectionDocuments/cong%20uoc%20LHQ %20ve%20luat%20bient%201982.pdf 40 https://www.eia.gov/beta/international/analysis_includes/regions_of_interest/ South_China_Sea/south_china_sea.pdf 41 http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/hop-tac-trong-khuon-kho-hoinghi-bo-truong-quoc-phong-asean-mo-rong-vi-muc-tieu-hoa-binho/1901.html 42 https://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/C HN_1996_Declaration.pdf 43 https://asean.org/?static_post=declaration-on-the-conduct-of-parties-in-thesouth-china-sea-2 44 https://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_DuongDanhHuy.htm#_ftn 45 https://www.asean.org/wp-content/uploads/images/archive/pdf/easg.pdf 46 http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/23/hiep-uoc-than-thien-va-hop-tac-odong-nam-a-tac.html 47 48 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=12128 https://admm.asean.org/index.php/2012-12-05-19-05-19/admm1/admmjoint-declarations.html?start=10 49.http://nghiencuuquocte.org/2018/01/08/quyen-luc-mem-va-quyen-luc-sacnhon-cua-trung-quoc/ 50 https://asean.org/storage/2016/01/Overview-of-APT-Cooperation-Jul2019_For-Web_Rev.pdf 51 52 https://vibay.blogspot.com/2011/10/bien-ong-khu-vuc-ia-chinh-tri-moi.html http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/27/tuyen-bo-ve-ung-xu-cua-cac-ben-obien-dong-doc-va-quy-tac-huong-dan-thuc-thi-doc.html 53 http://www.nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/7108quan-he-kinh-te-asean-an-do-nen-tang-thap-tiem-nang-lon 54 https://www.eia.gov/beta/international/regions-topics.php? RegionTopicID=SCS 55 http://nghiencuuquocte.org/2016/07/25/asean-xem-lai-dong-thuan/ 56 https://asean.org/the-asean-declaration-bangkok-declaration-bangkok-8august-1967/ 57 http://www.nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-iachien-lc-va-tiem-nng 58 http://www.nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/7108quan-he-kinh-te-asean-an-do-nen-tang-thap-tiem-nang-lon 59 http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461? p_page_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=105224875 &p_details=1 60 http://www.nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/1771-1771 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ Đông Nam Á (Nguồn: nationsonline.org) Phụ lục 2: Bản đồ hành nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Nguồn: http://biengioilanhtho.gov.vn) Phụ lục 3: Đường chín đoạn yêu sách Trung Quốc (Nguồn: Maritimeawarenessproject.org) Phụ lục 4: Đại Nam thống Toàn đồ (nguồn: biengioilanhtho.gov.vn) Phụ lục 4: Các cảng hàng hóa lớn Biển Đơng (Nguồn: Maritimeawarenessproject.org) 90 91 ... chế Trung Quốc vươn với mong muốn làm bá chủ khu vực CHƯƠNG TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC 2.1 Về trạng tranh chấp biển Đông quốc gia ASEAN với Trung. .. CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC (GIAI ĐOẠN 1992 – 2012) 62 3.1 Vai trò nỗ lực ASEAN việc tìm kiếm giải pháp giải tranh chấp biển Đông 64 3.2 Giải pháp vấn đề. .. CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC .42 2.1 Về trạng tranh chấp biển Đông quốc gia ASEAN với Trung Quốc (giai đoạn 1992 – 2012) 42 2.2 Tư cách pháp lý ASEAN

Ngày đăng: 23/09/2022, 09:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w