MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
74,88 KB
Nội dung
MỘTSỐBIỆNPHÁPVÀKIẾNNGHỊNHẰMHẠNCHẾTRANHCHẤPTRONGTHANHTOÁNQUỐCTẾTHEOPHƯƠNGTHỨCTÍNDỤNGCHỨNGTỪTẠINGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNVIỆT NAM. 1. ĐỊNH HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANHTOÁNQUỐCTẾ CỦA NGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNVIỆT NAM. Với vai trò là mộttrong bốn Ngânhàngquốc doanh lớn nhất Việt Nam, BIDV là mộtNgânhàng chủ lực trong lĩnh vực đầutưphát triển, thực hiện mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngânhàngvà phi Ngân hàng. Cùng với các đơn vị khác góp phần ổn định vàpháttriển nền kinh tế, Ban lãnh đạo BIDV đã xây dựng chiến lược pháttriển bền vững với mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động và cũng là nhiệm vụ dài hạn của BIDV, đó là: - Vì sự nghiệp đầutưpháttriểnthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của bạn hàng. - Vì sự pháttriển bền vững và hội nhập của Ngân hàng. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua là một minh chứng hùng hồn cho hướng đi đúng đắn của BIDV, tạo đà thuận lợi bước vào năm 2000, năm thứ hai trong kế hoạch pháttriển 3 năm 1999 - 2001. BIDV tiếp tục xây dựng cho mình một mục tiêu cụ thể, đó là: "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật Ngânhàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, từng bước pháttriển bền vững Ngân hàng, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm pháttheo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để phát huy vai trò của mộtNgânhàngquốc doanh chủ lực trongđầutưphát triển, tạo đà bước vào thế kỷ 21, từng bước hội nhập với các Ngânhàngtrong khu vực và trên thế giới". Nằmtrong những nỗ lực chung đó, hoạt động thanhtoán của BIDV cũng cần có sự phù hợp tương đối so với chiến lược tổng thể của toànNgân hàng. Với phương châm "Cẩn trọng, tuân thủ luật pháp, vì hiệu quả kinh doanh của khách hàng", Ngânhàng luôn đặt ưu tiên hàngđầu đối với các vấn đề về sự an toàntrong công tác thanh toán. Với việc cung ứng các sản phẩm thanhtoán có liên quan tới phươngthứctíndụngchứng từ, điều này càng được chú trọng. Như đã biết, các sản phẩm của Ngânhàng vốn là các sản phẩm đơn điệu và có tính công cộng cao, vì vậy việc cung ứng tỏ ra khá dễ dàng với bất cứ mộtNgânhàng nào đáp ứng được mộtsố tiêu chuẩn cần thiết. Đặc biệt trong công tác thanhtoánquốc tế, BIDV là Ngânhàng đi sau nên việc cạnh tranh là tương đối khó khăn. Mặc dù vậy, để khẳng định vị trí của mình, BIDV không ngừng học hỏi và hoàn thiện, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng thanhtoánquốc tế, hạnchếtranhchấp tới mức tối đa, đồng thời phấn đấu tăng doanh sốthanhtoánmột cách ổn định, mở rộng quan hệ với khách hàng thông qua hệ thống các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc. 2. CÁC BIỆNPHÁPHẠNCHẾTRANHCHẤPTRONGTHANHTOÁNQUỐCTẾTHEOPHƯƠNGTHỨCTÍNDỤNGCHỨNGTỪTẠINGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNVIỆT NAM. Qua quá trình đi sâu phân tích tình hình thựctế các tranhchấptrong hoạt động thanhtoán xuất nhập khẩu bằng L/C xảy ra tại BIDV thấy rằng những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó thật không đơn giản. Vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để có thể hạnchếtranhchấp , nâng cao hiệu quả thanhtoán TDCT trong điều kiện hoạt động này ngày càng mở rộng và phức tạp. Điều quan trọng là tìm ra các biệnpháp khắc phục và hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Vậy trước tiên phải xuất pháttừ sự đổi mới và hoàn thiện của bản thân Ngân hàng. 2.1. Chiến lược khách hàng. Trong hoạt động Ngân hàng, khách hàng là yếu tố quan trọnghàngđầuvà cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp. Vì vậy trong bất kỳ thời kỳ nào, Ngânhàng cũng phải xác định cho mình một chiến lược khách hàng phù hợp. 2.1.1. Phân loại khách hàng. Khách hàng tìm đến với BIDV thường là rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần và đối tượng khác nhau. Thế nên Ngânhàng cần có một chính sách phân loại khách hàng phù hợp dựa trên mức yêu cầu ký quỹ nhằmhạnchế rủi ro mà khách hàng đem tới cho Ngânhàng khi không đảm bảo khả năng thanh toán, gây ra tranhchấpvà hạ thấp uy tínNgân hàng. Với tư cách là mộtNgânhàngphát hành, để bảo vệ an toàn cho đồng vốn của mình, BIDV luôn bắt buộc người làm đơn xin mở L/C phải ký quỹ, ký quỹ bao nhiêu so với trị giá của L/C không phải là một ssố giống nhau giữa các đơn vị là khách hàng của Ngân hàng. Xây dựng chính sách ký quỹ L/C nhập khẩu linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng là mộttrong những chiến lược trong kinh doanh vừa để hấp dẫn khách hàng đồng thời tăng sự an toàntrong khâu thanhtoán xuất nhập khẩu của Ngân hàng. Mức ký quỹ có thể chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào khách hàng: - Miễn ký quỹ đối với những khách hàng đặc biệt là các tổng công ty lớn, có quan hệ làm ăn lâu dài với BIDV, những khách hàng luôn có số dư tiền gửi lớn. - Ký quỹ 5 - 15% đối với những khách hàng thường xuyên giao dịch, có quan hệ tíndụng với Ngânhàng hoặc những khách hàng mà Ngânhàng đang xây dựng chính sách Marketing để thu hút, lôi kéo. - Ký quỹ 30 - 50% đối với những khách hàng đã bắt đầu quen với Ngân hàng. - Ký quỹ 100% cho những khách hàng vãng lai, những đơn vị mở L/C xác nhận hoặc giao dịch lần đầu, những khách hàng không có uy tín về thanh toán. Mức ký quỹ ưu đãi nên giành cho khách hàng là các đơn vị quốc doanh có vốn lớn, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thường xuyên thông qua việc xem xét số lượng L/C mở vàthanhtoántrong năm. Đối với các khách hàng có uy tínvà quan hệ lâu năm này, ngoài việc xem xét số lượng L/C xuất trình qua Ngânhàng được thanhtoán bao nhiêu so với số lượng L/C mở, Ngânhàng còn thường xuyên phải quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàngnăm của đơn vị. Tỷ lệ ký quỹ được xác định dựa trên các chỉ tiêu: - Đơn vị có là khách hàng quen thuộc lâu năm của Ngânhàng hay không. - Uy tíntrongthanhtoánhàng nhập khẩu: có sẵn sàng trả nợ, trả nợ đúnghạn hay không. - Số dư trên tài khoản tiền gửi thanhtoán bởi nó phản ánh khối lượng giao dịch cũng như quy mô kinh doanh của đơn vị. - Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản để xác định sự biến động của quy mô vốn và nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán, chi trả của đơn vị. Ngânhàng cũng nên đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằmhạnchế bớt khả năng có thể xảy ra sự lừa đảo từ phía khách hàng, ví dụ như đối với khách hàng ký quỹ dưới 100% yêu cầu 3 bản vận đơn gốc phải gửi đến Ngân hàng, khách hàng muốn nhận hàng thì phải thanhtoán cho Ngânhàng rồi mới được nhận bộ chứng từ. Nhưng bên cạnh đó Ngânhàng cũng cần cung cấp cho khách hàng những điều kiện thuận lợi để tạo mối quan hệ tốt và sự tin tưởng của khách hàng vào Ngân hàng. Đó là mấu chốt để hạnchế sự lừa đảo hay thiếu thiện chí của người mua. 2.1.2. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ là khách hàng mà còn là bạn hàng của Ngân hàng. Ngânhàng vừa làm trung gian thu hộ tiền vừa thực hiện chi trả tiền hàngtheo lệnh, vừa đảm bảo cam kết sẽ thanhtoántheo yêu cầu của khách hàng. Đó là nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng để tăng lợi nhuận vàhạnchế rủi ro, tranhchấp thì Ngânhàng cần phải tư vấn, giúp đỡ khách hàng về nghiệp vụ thanh toán, khắc phục những vướng mắc gặp phải do các đơn vị ít có chuyên môn trong lĩnh vực ngoại thương. Phần lớn những tranhchấp xảy ra là do Ngânhàng chưa phát huy vai trò cung cấp thông tinvà hỗ trợ tư vấn của mình. Vì vậy đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn cho cả đơn vị xuất khẩu cũng như nhập khẩu , nhất là những khách hàng mới chưa có kinh nghiệm trongthanhtoán TDCT là một nhiệm vụ của Ngân hàng. Với các đơn vị xuất khẩu: Ngânhàng nên tư vấn cho khách hàng của mình không chỉ khi thực hiện thông báo L/C mà phải ngay từ khi đơn vị ký kết hợp đồng về những vấn đề sau: - Tư vấn cho đơn vị xuất khẩu yêu cầu người mua mở cho mình L/C bảo đảm nhất. Hiện nay loại L/C được sử dụng phổ biến nhất là L/C không huỷ ngang, miễn truy đòi vì nó bảo vệ quyền lợi người bán nhất. - Tư vấn cho khách hàng là những người xuất khẩu qua trung gian lựa chọn loại L/C an toàn. Ngày nay, hình thức mua bán qua trung gian rất phổ biếntrong hoạt động xuất nhập khẩu. Sự tồn tại của những người trung gian này thật sự cần thiết vì nó tạo điều kiện cho người mua mua được hàng mà mình đang cần mà người bán thì tiêu thụ được hàng hoá mà cả hai bên mua và bán không biết nhau để thực hiện ý định. Các nhà xuất khẩu ViệtNam đang đứng trước thị trường tiêu thụ rộng lớn và xa lạ nên bước đầu tiên thường cần có những người trung gian để bán được sản phẩm của mình cho dù bán qua trung gian lợi nhuận sẽ giảm nhưng họ lại học hỏi được kinh nghiện và mở rộng quan hệ buôn bán, tìm hiểu thị trường. Để giúp nhà xuất khẩu giảm bớt rủi ro khi áp dụngphươngthứcthanhtoán TDCT với các loại L/C đặc biệt, Ngânhàng cần tư vấn cho khách hàng nên cẩn trọngvà lựa chọn loại L/C đặc biệt mà có đảm bảo cho nhà xuất khẩu. Trong trường hợp này tốt nhất là L/C giáp lưng vì: + Người trung gian dựa trên L/C gốc mở cho mình hưởng sẽ phải mở L/C giáp lưng cho người xuất khẩu hưởng. + Người xuất khẩu biết rõ nội dung L/C giáp lưng và họ chỉ cần làm đúngtheo các điều kiệnvà điều khoản của L/C giáp lưng là họ sẽ được thanhtoán tiền cho dù người trung gian có được người mua thanhtoán hay không. - Tư vấn cho khách hàngtrong việc lựa chọn Ngânhàng mở, Ngânhàngthanhtoán hay Ngânhàng trả tiền. Nên chọn các Ngânhàng có uy tín, có quan hệ thanhtoán tốt với BIDV, tốt nhất là chọn các Ngânhàng đại lý của BIDV. - Tư vấn cho khách hàngtrong việc chấp nhận các điều kiện của L/C sao cho có lợi nhất bởi thanhtoán viên là những người có nhiều kinh nghiệm hơn cả trong việc nhận định những điều khoản nào dễ gây ra sai sót nhất. Ngânhàng cũng nên khuyên khách hàng lựa chọn cách thức đòi tiền bằng điện vì thời gian thu hồi tiền về sớm hơn và an toàn hơn đòi tiền bằng thư. - Tư vấn cho nhà xuất khẩu khi bộ chứngtừ có bất hợp lệ. Dù BIDV không thực hiện việc thanhtoán hay chiết khấu bộ chứngtừ nhưng với tinh thần trách nhiệm, Ngânhàng nên giúp đỡ khách hàng để tránh trường hợp chứngtừ phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Với những bộ chứngtừ có sai sót nghiêm trọng, nên cố vấn cho khách hàng chuyển sang hình thức nhờ thu. Trongthực tế, nhiều nhà xuất khẩu ViệtNam do chưa hiểu rõ thanhtoántrong TDCT với những ưu thế của nóvề trách nhiệm của Ngânhàngphát hành và quyền lợi của người hưởng khi xuất trình chứngtừ cho nên khi biết bộ chứngtừ có sai sót thì thường yêu cầu Ngânhàng chuyển chứngtừ đi để thanhtoántheophươngthức nhờ thu. Nếu làm như vậy sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu, dễ dẫn đến những mâu thuẫn. Vì vậy, tuy quyền chọn gửi bộ chứngtừthanhtoántheophươngthức nào là của người hưởng nhưng Ngânhàng với bề dày trongthanhtoánquốctế cũng như có trình độ hiểu biết về phươngthức TDCT cần đưa ra những lời khuyên có lợi nhất cho khách hàngvà thuận tiện cho Ngânhàngtrong quá trình thanh toán. Với các đơn vị nhập khẩu. - Khi khách hàng đến với Ngânhàng để xin mở L/C, Ngânhàng nên lưu ý khách hàng những điểm có thể có sai sót khi làm đơn để khách hàng dễ dàng và nhanh chóng thực hiện. - Ngânhàng nên tư vấn cho khách hàng khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu nên lựa chọn điều kiện thương mại nào, nên đưa những điều khoản và điều kiện nào vào trong L/C sao cho an toàn, có lợi cho đơn vị và thuận tiện cho Ngânhàng sau này. - Tư vấn cho đơn vị chọn loại L/C, thời gian mở L/C sao cho đúng thời hạn hợp đồng vàhạnchế tối đa thời gian ký quỹ. Cố vấn cho các đơn vị nên thoả thuận với đối tác hạnchế mở L/C xác nhận vì nó vừa giảm uy tínNgân hàng, vừa gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp tạiNgânhàng nước ngoài. Trong trường hợp người bán nhất định đòi hỏi xác nhận thì phải yêu cầu họ chịu phí. - Nếu có thể, Ngânhàng nên cung cấp những thông tin về đối tác cho nhà nhập khẩu để họ có ý thức đề phòng, hạnchế bớt khả năng thiếu trung thực của người bán. 2.2. Cải tiến chất lượng nghiệp vụ. 2.2.1. Thanhtoánhàng hoá xuất khẩu. BIDV cần giữ sự thận trọng hợp lý khi đóng vai trò là Ngânhàng thông báo L/C. Đối với những văn bản mở, sửa L/C, Ngânhàng cần xác định tính chân thực dựa vào chữ ký trên văn bản nhận được có đúng với mẫu chữ ký hay không. Việc xác định tính chân thực đó thựctế chỉ dựa vào cảm quan của người kiểm tra. Đây chính là khe hở để bọn lừa đảo quốctế hoạt động vì giả mạo một chữ ký giống như thật không phải là không thực hiện được. Vậy nên Ngânhàng cần thận trọngvàhạnchế sử dụng L/C gửi qua con đường thư tín. Khi gặp phải trường hợp có sự nghi ngờ, Ngânhàng cần phải yêu cầu một bức điện xác nhận có mã khoá của Ngânhàng gửi thư. Đây là mộtbiệnpháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém chi phí. Bên cạnh việc đối phó với sự lừa đảo, Ngânhàng cũng nên có những biệnpháp tạo điều kiện thuận lợi cho người xuất khẩu nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa Ngânhàngvà khách hàng. Ví dụ như việc giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu tạo vốn bằng cách thương lượng với bên đối tác mở các L/C theo điều kiện ứng trước tiền hàng, tức là áp dụng L/C điều khoản đỏ. Phía bên nước ngoài sẽ mở L/C tại BIDV và BIDV sẵn sàng bảo lãnh nguồn tiền ứng trước này. Trong xuất khẩu, việc ổn định thị trường và thiết lập bạn hàngtin cậy là rất quan trọng. Nếu làm được như vậy, không những BIDV đã vì quyền lợi khách hàng mà còn hạnchế bớt những rủi ro có thể làm phát sinh tranh chấp. 2.2.2. Thanhtoánhàng hoá nhập khẩu. Luôn có những bất trắc đe doạ Ngânhàngtrong khi thực hiện việc thanhtoán - đó là hành vi lừa đảo từ phía các nhà xuất khẩu để nhận tiền của Ngân hàng. Để tự bảo vệ mình Ngânhàng cần tạo ra một vị thế an toàn khi đóng vai trò là Ngânhàng mở/xác nhận L/C. - Trước khi mở L/C, Ngânhàng cần phải kiểm tra hết sức kỹ lưỡng tình hình tài chính, khả năng thanh toán, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu mở L/C đồng thời dự đoán khả năng tài chính của họ trong tương lai để đưa ra những phán quyết phù hợp. Ngânhàng cũng phải luôn cập nhật thông tin về các Ngânhàng đại lý qua các đại diện của ViệtNam ở nước ngoài để tránh mọi rủi ro đạo đức có thể xảy ra. - Trước khi cho bên bán được rút tiền theochứng từ, Ngânhàng mở L/C cần liên hệ chặt chẽ với bên mua, nắm vững các thông tin xem xét bên bán đã giao hàng như thế nào để kịp thời xử lý những điểm nghi vấn. - L/C cần quy định: ngay khi giao hàng bên bán phải dùngphương tiện nhanh nhất (telex, fax, điện báo .) thông báo cho bên mua vàNgânhàng mở L/C biết số lượng hàng đã giao lên tàu chở hàng, số vận đơn, . Khi cần thiết, bên mua vàNgânhàng mở có thể phối hợp, thông qua các trung gian hoặc các phương tiện thông tin riêng của mình để xác minh lại nội dung thông báo giao hàng nói trên, nếu có lừa đảo, Ngânhàng có thể phát hiện sớm. - Mộtsố hợp đồng nhập số lượng hàng hoá lớn với phẩm chất quy cách kỹ thuật cao, số tiền lớn, L/C nên quy định việc thanhtoánthực hiện nhiều lần, tại những thời điểm khác nhau và cần giữ lại một phần tiền sẽ thanhtoántheo kết quả giám định hàng hoá tại cảng đến. Đối với thiết bị máy móc, thời điểm thanhtoán cuối cùng có thể là thời điểm nghiệm thu hoặc cuối thời hạn bảo hành. - Thanhtoántheo bảo đảm của Ngân hàng: Trường hợp cần thiết L/C nên quy định khi xuất trình chứngtừ để thanhtoán người bán phải xuất trình một thư bảo lãnh của mộtNgânhàng có uy tín được bên mua chấp thuận bảo lãnh rằng trong thời hạn 30 ngày (hoặc 45 ngày) kể từ ngày thanhtoán nếu bên mua phát hiện chứngtừ có mâu thuẫn với điều kiện, điều khoản L/C hoặc vi phạm hợp đồng gây tổn thất cho bên mua trên 10% trị giá L/C, Ngânhàng bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền tương ứng cho bên mua thông qua Ngânhàng của bên mua khi nhận được khiếu nại có bằng chứng kèm theo. Mộtbiệnpháp tình thế nhưng rất hữu hiệu thường được Ngânhàng sử dụng khi nhận thấy có những dấu hiệu lừa đảo từ phía người xuất khẩu là cố gắng tìm ra lỗi của bộ chứngtừ đòi tiền đang nghi ngờ để lấy lý do ngừng thanhtoán đợi xác minh sự thật. Ngânhàng có thời gian hợp lý để kiểm tra chứngtừtrong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được chứng từ. Nhưng khi nghi ngờ có sự thiếu trung thực, Ngânhàng cần có nhiều thời gian hơn để xem xét, quyết định mọi việc vì các yếu tố, quan hệ ngoài thư tíndụng không phải là lĩnh vực quen thuộc của Ngân hàng. Những biệnpháp trên đây sẽ giúp cho hoạt động thanhtoán xuất nhập khẩu an toàn hơn nhưng sẽ gây nhiều khó khăn trong quan hệ với bạn hàng, vì vậy cần được áp dụng linh hoạt trong những trường hợp cụ thể. 2.3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán. Phươngthứcthanhtoán TDCT ngày càng được sử dụng rộng rãi vì trongphươngthức đó Ngânhàng không chỉ đóng vai trò là trung gian thanhtoán mà còn là người tài trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứngtừ ứng trước tiền hàng cho người bán vàtài trợ cho nhập khẩu bằng việc cung cấp các khoản tíndụng để thanhtoán tiền hàng cho người mua, bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên công tác thanhtoán xuất nhập khẩu bằng phươngthức TDCT tại BIDV vẫn còn nhiều điểm phải xem xét. Thứ nhất, Ngânhàng đang hạnchế các L/C trả chậm. Đây chỉ là biệnpháp tình thế chứ không phải là giải pháp tốt để hạnchế tình trạng nợ quá hạn gây ra tranhchấp giữa Ngânhàngvà khách hàng. Nguyên nhân chính của tình trạng này phần lớn do yếu tố con người: do vi phạm của khách hàng cũng như sự lơi lỏng trong công tác thẩm định và quản lý tíndụng của Ngân hàng. Vì vậy nếu tồn tại này được giải quyết thì việc mở các L/C trả chậm sẽ không còn là mối đe doạ tới sự an toàntrongthanhtoán của Ngân hàng. Hơn nữa đối với nước ta hiện nay, khi mà sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, nguyên vật liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài, nguồn vốn của các đơn vị còn hạn hẹp và chủ yếu là vay Ngânhàng thì nhập hàng trả chậm là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đồng thời giảm bớt khả năng phát sinh tranh chấp, Ngânhàng nên đặt ra các điều kiện buộc các doanh nghiệp phải thoả mãn; từ đó mới quyết định có cho mở loại L/C này hay không. Đối với L/C trả chậm ngắn hạn, doanh nghiệp phải đảm bảo: - Được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. - Có tình hình tài chính lành mạnh vàphương án kinh doanh khả thi. - Có ký quỹ hoặc có tài sản cầm cố thế chấp được bảo lãnh. - Kỳ hạnthanhtoán của L/C trả chậm nhập nguyên liệu vàhàng tiêu dùng tối đa là một năm. Đối với L/C trả chậm trung và dài hạn, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký vay vốn nước ngoài. Thứ hai, Ngânhàng nên thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứngtừtheo kiểu "mua đứt, bán đoạn" nhằm giải thoát cho khách hàng khỏi ràng buộc trách nhiệm khi đã hoàn thành nhiệm vụ giao hàngvà lập bộ chứngtừ hoàn hảo. Nhưng về phía mình, Ngânhàng cần phải cẩn thận khi chọn lựa mua bộ chứng từ. 2.4. Tăng cường đẩy mạnh quan hệ đại lý. Trong hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu có nhiều trường hợp BIDV có quan hệ thanhtoán với phía Ngânhàng nước ngoài song chưa thiết lập quan hệ đại lý. Việc chi trả giữa BIDV vàNgânhàng trả tiền phải thực hiện qua nhiều trung gian khác. Điều đó làm cho thời gian thanhtoán bị kéo dài, quá trình thanhtoán trở nên phức tạp. Nếu BIDV thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp với các Ngânhàng này thì việc thanhtoán sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Mộttrong những biệnphápnhằmhạnchếtranhchấp có thể xảy ra trong quan hệ thanhtoán là BIDV nên tham gia vào các tổ chức kinh tếtài chính, Ngânhàngquốc tế. Các tổ chức này sẽ đưa ra những hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ cụ thể hơn so với UCP 500. Quan hệ với các Ngânhàngthành viên trong cùng một tổ chức sẽ giúp BIDV không bị chèn ép trong hoạt động thanhtoán xuất nhập khẩu bằng thư tíndụng nói riêng và lĩnh vực Ngânhàng nói chung. Mặt khác giữa các Ngânhàngthành viên với nhau có thể bỏ qua những lỗi nhỏ trên chứngtừ để thực hiện thanhtoán thông thoáng hơn. Theo đó các doanh nghiệp ViệtNam cũng sẽ được hưởng nhiều thuận lợi. Thêm nữa ngay cả các tập quán Ngânhàngquốctế có thể thay đổi theo thời gian phản ánh sự thay đổi của hoàn cảnh và các vấn đề mới phát sinh mà UCP 500 do tính chất phổ biếntoàn thế giới của nó không thể sửa đổi ngay được. Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn của một tổ chức hoạt động Ngânhàng cho các thành viên có thể dễ dàng thay đổi hơn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Hiện nay Hiệp hội NgânhàngViệtNam đã là thành viên của Hiệp hội Ngânhàng ASEAN và hiệp hội Ngânhàng thế giới. Như vậy ở phạm vi thế giới nói chungvà khu vực nói riêng đều có những điều kiện thích hợp để đưa ra các quy định thống nhất về kiểm tra chứngtừ cho các Ngânhàngthành viên. Điều đó sẽ hạnchế rất nhiều các tranhchấp có thể xảy ra. Đây không phải là sự phủ nhận hay thay đổi mà là sự thoả thuận đi tới thống nhất về cách hiểu và vận dụng UCP 500 có hiệu quả hơn. BIDV có thể và cần sử dụng những thuận lợi sẵn có này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước. [...]... ViệtNam nói riêng đang phải đối phó trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toánquốctế Tranh chấptrong lĩnh vực thanhtoán TDCT xảy ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp Những vụ lừa đảo cũng xuất hiện với những thủ đoạn mới tinh vi hơn Trước tình hình đó Ngân hàngĐầutưvàPháttriểnViệtNam đã có nhiều biệnpháp khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả thanhtoánvàhạnchế tranh. .. việc và giải phóng khách hàng nhanh Kiệntoàn hệ thống thanhtoán nội bộ, tổ chức, sắp xếp các phòng ban có liên quan đến công tác thanh toánquốctế một cách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giao dịch với khách hàng, hạnchế sai sót trong quá trình chuyển chứngtừ Nhưng để thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động thanhtoán xuất nhập khẩu bằng phươngthức TDCT vàhạnchế tối đa các tranh chấp. .. nào đối với tính độc lập của thư tíndụng nên trường hợp nghi ngờ hoặc không có bằng chứng về sự lừa đảo thì phải sử dụng luật quốc gia hay các nguồn luật quốctế khác Ngoại lệ dành cho trường hợp có sự lừa đảo là rất hẹp Ngânhàng có thể đơn phươngtừ chối thông báo một thư tíndụng nhưng từ chối một bộ chứngtừthanhtoán hoàn toàn phù hợp là rất khó khăn Người xin mở thư tíndụngvàNgânhàng mở/xác... khách hàng khi phát hành thư tíndụng Nếu không khách sẽ lợi dụngsơ hở này mà sử dụngmột giấy phép nhập khẩu để mở L/C tại nhiều Ngânhàng khác nhau với mục đích thiếu trung thực Quy chếtrong nước cần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của Ngân hàng, người có nghĩa vụ thanhtoán thư tíndụng mà họ đã mở phù hợp với thông lệ quốctếNgânhàng luôn là những người liên quan vào những vụ việc phát sinh trong. .. đảo Các chứng cứ này thường nằm ngoài những yêu cầu của thư tíndụng Các vụ lừa đảo trong lĩnh vực thanhtoánquốctế bằng phươngthức TDCT trong thời gian gần đây có thể chia làm 2 nhóm chính: - Thông báo thư tíndụng giả để người hưởng lợi giao hàng nhưng không thể đòi tiền Ngânhàng mở thư tíndụng - Lập bộ chứngtừ giả đòi tiền gửi cho Ngânhàng mở/xác nhận thư tíndụngtrong khi thựctế không... huỷ bỏ việc thanhtoán Có thế thì Ngânhàngphát hành mới giải trừ được trách nhiệm trả tiền của mình Đây chính là những việc làm của cơ quan pháp luật quốc gia nhằm bảo vệ uy tín của Ngânhàng trên trường quốctếNgânhàng không sợ mất uy tín khi họ không thanhtoán thư tíndụng chỉ vì thi hành lệnh của toà ViệtNam hiện nay cũng đã có quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, tín phiếu ... phươngthức TDCT, các Ngânhàng không những đã hỗ trợ đắc lực mà còn củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như bạn hàng nước ngoài Đây là yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu pháttriển nhanh chóng và có hiệu quả cao Tuy nhiên, mặt trái của sự pháttriển này là những khó khăn mà các Ngânhàng thương mại ViệtNam nói chung và NgânhàngĐầutưvàPháttriển Việt. .. đóng góp phần nào vào việc giải quyết những khó khăn đó Nhưng do kiếnthức có hạnvà cách nhìn nhận vấn đề còn chủ quan nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót Để kết thúc, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, các thầy cô trong khoa Ngânhàng - Tài chính và các anh chị phòng thanhtoánquốctế Ngân hàngĐầutưvàPháttriểnViệtNam đã tận tình giúp... và khách hàng không có văn bản pháp lý nào có tính chất hợp đồng như vậy trong giao dịch TDCT ngoài các chứngtừ như "Giấy yêu cầu mở thư tín dụng" , "Thông báo thư tín dụng" của từng lần giao dịch Chính sự thiếu hụt quy chế của cấp quản lý vĩ mô đối với giao dịch thanhtoán xuất nhập khẩu đã tạo nên sự "khập khiễng" của vấn đề pháp lý trong xét xử các tranhchấpphát sinh Như vậy, vấn đề pháp lý trong. .. việc vận dụng thông lệ và tập quán quốctế mà còn là sự chi phối, điều chỉnh của luật phápquốc gia Đây chính là điều ViệtNam còn thiếu Chúng ta cần phải có quy chế, văn bản hướng dẫn giao dịch thanhtoán xuất nhập khẩu phù hợp với các bộ luật của Việt Nam, với các đặc thù về kinh tế - xã hội, tập quán, môi trường đầutưvà đối nghịch với thông lệ tập quán quốctế Đây không chỉ là điều các Ngânhàng thương . MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT. toàn quốc. 2. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.