Tuy nhiên, trước những đòi hỏi lớn lao của đất nước, sự phát triển chất lượng, số lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên để thực hiện sứmệnh của nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
QUÁCH THỊ THU HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN VĂN ĐỆ
Nghệ An, 2013
Trang 2Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung nông hoàn cảnh gia đình khókhăn, cơ hội về điều kiện học tập ít ỏi, tuy nhiên từ nhỏ tôi đã yêu thích nghề dạyhọc nên tôi chọn môi trường sư phạm để được trau dồi, rèn luyện mong muốn saukhi học xong tôi trở lại quê nhà công tác giúp đỡ được phần nào cho gia đình; vàongành được một thời gian tôi lần lượt tiếp tục học tập bồi dưỡng nâng chuẩn trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình ngày càng tiến bộ, tôi càng say mê hơn nghềmình đã chọn và luôn tiếp tục phấn đấu Khi tôi tham gia công tác quản lý giáo dụctrong thực tiễn các cơ sở giáo dục các cấp học, tôi càng thấy trách nhiệm mình quálớn lao và nặng nề trước yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế giáo dục của thờiđại; để hôm nay tôi thật may mắn và tự hào trở thành học viên trường Đại học Vinh
Với sự quan tâm hướng dẫn tận tình, tận lực của các thầy cô giáo trongquá trình học tập, nghiên cứu tôi đã thu nhặt được một số kết quả về nhận thức
lý luận trong công tác quản lý giáo dục để vận dụng vào thực tiễn công tác,hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo cho ngành giáo dục và đào tạohuyện Vĩnh Thạnh
Tôi được chân thành tri ân Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo; cácThầy, cô khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tậntình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Ủy Bannhân dân huyện Vĩnh Thạnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, cácphòng chức năng có liên quan và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡtôi hoàn thành nghĩa vụ học tập, nghiên cứu và bảo vệ thành công luận văn tốtnghiệp
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ,người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trongquá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Vĩnh Thạnh, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Các nhóm phương pháp nghiên cứu 5
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài 6
8 Đóng góp của luận văn 6
9 Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Trường tiểu học 12
1.2.2 Giáo viên và đội ngũ giáo viên 13
1.2.3 Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên 14
1.2.4 Quản lý và giải pháp quản lý 17
1.3 Một số vấn đề về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học 20
1.3.1 Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học 20
1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực giáo viên tiểu học 22
1.3.3 Yêu cầu về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ĐNGV các trường tiểu học 24
1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến CLĐNGV tiểu học 25
1.4 Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học 29
1.4.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học 29
1.4.2 Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học 30
1.4.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học 31
Trang 41.4.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý nâng cao CLĐNGV các
trường tiểu học 36
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2 39
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 39
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 39
2.2 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 43
2.2.1 Về quy mô cơ cấu đội ngũ giáo viên 43
2.2.2 Về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 44
2.2.3 Về sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên 45
2.2.4 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật 46
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 48
2.3.1 Thực trạng về số lượng và cơ cấu độ đội ngũ giáo viên 48
2.3.2 Thực trạng về phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên 51
2.3.3 Thực trạng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ĐNGV 54
2.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến CLĐNGV 56
2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng CLĐNGV ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 58
2.4 Thực trạng công tác quản lý nâng cao CLĐNGV ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 61
2.4.1 Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 61
2.4.2 Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 63
2.4.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 65 2.4.4 Công tác đánh giá, sàng lọc, luân chuyển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu
Trang 52.4.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở
các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 68
2.5 Đánh giá chung 70
Tiểu kết chương 2 73
CHƯƠNG 3 74
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 74
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 74
3.2 Một số giải pháp quản lý nâng cao CLĐNGV ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 76
3.2.1 Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 76
3.2.2 Đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên 78
3.2.3 Sử dụng, bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên 79
3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 86
3.2.5 Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐNGV 90
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng 94
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 96
3.3.1 Khái quát việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 96
3.3.2 Kết quả điều tra 97
Tiểu kết chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC ix
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
8 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học CNNGVTH
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng
Bảng 1 Thống kê tình hình lớp, học sinh 44
Bảng 2 Thống kê hiệu suất đào tạo 44
Bảng 3 Thống kê kết quả một số phong trào thi đua “Hai tốt” 45
Bảng 4 Thống kê cơ sở vật chất phòng, lớp 47
Bảng 5 Thống kê tỷ lệ giáo viên trên lớp 48
Bảng 6 Thống kê đội ngũ giáo viên hiện có 49
Bảng 7 Thống kê số lượng đội ngũ giáo viên phân chia theo độ tuổi 50
Bảng 8 Thống kê số lượng đội ngũ giáo viên phân chia theo giới tính 50
Bảng 9 Thống kê trình độ đội ngũ giáo viên theo chuyên môn 51
Bảng 10 Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học 52
Bảng 11 Nhận thức về sự cần thiết đánh giá CNNGVTH của GV 53
Biểu đồ Biểu đồ 1 Quy mô lớp, học sinh 44
Biểu đồ 2 Giới tính đội ngũ giáo viên 50
Biểu đồ 3 Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên 52
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn xã hộinhững người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục là nhà giáo, là lao động sư phạmtạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vấn đềthen chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người thầy giáo vàcán bộ quản lý giáo dục Bởi các thầy giáo, cô giáo có nhiệm vụ nặng nề là đào tạocán bộ cho nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” thầy giáo
có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống cácgiá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩmchất cao quý, năng lực sáng tạo phù hợp xu thế phát triển và tiến bộ xã hội Sinhthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không cógiáo dục…không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế- vănhóa”[1] Do đó, xây dựng và phát triển ĐNGV không chỉ là vấn đề mang tính lýluận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp phát triển giáo dục củanước ta
Học tập và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục và vị trícủa người thầy, đối chiếu thực tiễn tình hình sự nghiệp GD&ĐT của đất nước, Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế Trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV và CBQL là khâu then chốt”.Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoahọc của Đảng Cộng sản Việt Nam Bởi hơn lúc nào hết, phát triển ĐNGV vữngmạnh, toàn diện, “vừa hồng vừa chuyên” là yêu cầu cấp thiết của giáo dục ViệtNam hiện nay Yêu cầu phát triển ĐNGV được Đại hội chỉ rõ là phải “xây dựng độingũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, là khâu then chốt, làtiền đề trong đổi mới GD&ĐT Phát triển ĐNGV đảm bảo về cơ cấu, chất lượng, số
Trang 9lượng là trách nhiệm của toàn Đảng, của toàn dân, của toàn xã hội và nhà trườngphải là nơi thu hút đông đảo những người thật sự giỏi; nhà giáo phải là lực lượngnòng cốt giữ vai trò trung tâm, có tâm huyết với nghề dạy học là nhân tố đảm bảo vịthế giáo dục phát triển- cạnh tranh và phải có trách nhiệm với quá khứ- hiện tại-tương lai
Thực tiễn, nhiều năm qua ĐNGV đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệpxây dựng, phát triển GD&ĐT Tuy nhiên, trước những đòi hỏi lớn lao của đất nước,
sự phát triển chất lượng, số lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên để thực hiện sứmệnh của nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục rất cần được quantâm các cấp và sự mong đợi của người học, của xã hội để sản sinh ra những conngười có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ vững vàng, năng lực nghề nghiệp giỏiđáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế vànâng vị thế con người Việt Nam trên trường quốc tế Cho nên, để xây dựng đội ngũnhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cấpthiết đặt ra trước hết đối với nhà trường sư phạm là phải đổi mới phương thức đàotạo ĐNGV bổ sung cho các cấp học Bởi nghề dạy học là “Dạy chữ để dạy người”,dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, dùng kiến thức đã được nghiên cứu, đúc kếttinh hoa của thế hệ trước để truyền lại, hướng dẫn cho thế hệ sau kế thừa, tiếp nối
và phát huy bằng lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của “người thầy”, từngàn xưa nền giáo dục luôn khẳng định “Chỉ có thầy giỏi thì mới có trò giỏi” Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với sự phát triển toàn diện của đời sống kinhtế-xã hội, lĩnh vực GD&ĐT tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả ba mặt: Nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Trong chiến lược phát triển giáodục của nước ta giai đoạn 2011 đến 2020, giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo làmột giải pháp then chốt trong nhóm 8 giải pháp lớn Xây dựng và phát triển đội ngũkhông những có ý nghĩa quyết định chất lượng của toàn ngành GD&ĐT nói chung
mà còn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của quốc gia về mọi lĩnhvực đời sống xã hội Như vậy, trong nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo, vấn đề cốt lõi mang tính then chốt cần ưu tiên hàngđầu là vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”
Trang 10trong từng giai đoạn nhất định phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sánhvai cùng các cường quốc năm châu.
Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới với những đặc trưng cơ bản là toàncầu hóa, hội nhập quốc tế là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, kinh tế trithức, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời
Tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳngđịnh: “Muốn tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnhGD&ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội…”
và tại hội nghị lần 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIban hành kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2013 chỉ rõ quan điểm thựchiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế” Thể hiện rõ tư duy đổi mới và tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, ban hành các quyết sách quan trọng phát triểnnền giáo dục cùng với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, chuẩn bị một lựclượng nguồn nhân lực có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tiếp cận khoahọc, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới
Hiện nay, ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh được sự quan tâm của các cấplãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của toàn đội ngũ; mạng lưới trường lớp đượcquy hoạch và phát triển rộng khắp, khang trang, sạch đẹp giải quyết cơ bản yêu cầutổ chức hoạt động giáo dục, dạy- học phấn đấu theo hướng đạt chuẩn quốc gia; phầnlớn ĐNGV đều được đào tạo cơ bản và nâng lên về trình độ chuyên môn, trênchuẩn tăng hàng năm, ý thức trách nhiệm ngày được nâng lên, có tâm huyết vớinghề, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, tích cực đổi mới PPGD và hoạtđộng chuyên môn; về số lượng, cơ cấu cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sự nghiệp giáodục; hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học vàsáng tạo”
Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục của huyện vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu
Trang 11đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, hiệu quả và chất lượng giáo dục là vấn đềcòn nhiều hạn chế, khiếm khuyết; sự mâu thuẫn giữa trình độ ĐNGV hiện tại vớichất lượng giáo dục là vấn đề cần được nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận về côngtác quản lý nâng cao CLĐNGV; cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị day họcđầu tư chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện, phương tiện hỗ trợ chonhà trường triển khai thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp và hình thức tổchức dạy- học cũng là một trong những nguyên tác động chưa tích cực vào quá trìnhdạy học; tỷ lệ HS trong độ tuổi huy động ra lớp thu nhỏ dần đầu ra so với đầu vào,kết quả công tác phổ cập chưa vững chắc; áp lực nội dung, chương trình giáo dụclồng ghép gây nên sự quá tải ĐNGV không còn thời gian nghiên cứu tài liệu, tiếpcận và cập nhật tri thức mới Sự cần thiết đánh giá toàn diện ĐNGV theo quy địnhCNNGVTH, tiến hành rà soát, sắp xếp từng năm, tăng cường thanh, kiểm tra toàndiện các cơ sở giáo dục, công tác quản lý của hiệu trưởng, hoạt động sư phạm nhàgiáo, sinh hoạt chuyên môn của tổ mạng lưới và tổ chuyên môn các trường nhằmnâng cao CLĐNGV.
Nhận thức rõ những vấn đề nêu trên, chúng tôi quan tâm đến việc nghiên cứu
vấn đề xây dựng và nâng cao chất ĐNGV của Ngành với đề tài “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ ”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lýnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểngiáo dục huyện Vĩnh Thạnh nói riêng và của thành phố Cần Thơ nói chung
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường tiểu họchuyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
Trang 124 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và cótính khả thi, thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyệnVĩnh Thạnh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác lập cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của hệ thốnggiáo dục quốc dân nói chung và đội ngũ giáo viên Tiểu học
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng, số lượng, cơ cấu độingũ giáo viên của ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh hiện nay
Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểuhọc của ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh
6 Các nhóm phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận (văn kiện, nghị quyết, quyết định,các công trình nghiên cứu …) nhằm thu thập các thông tin khoa học làm cơ sở choviệc nghiên cứu đề tài Khái quát hóa những tài liệu lý luận và kết quả của nhữngcông trình nghiên cứu để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết củavấn đề nghiên cứu
- Căn cứ vào điều lệ trường tiểu học, các báo cáo sơ, tổng kết năm học củacác trường, phòng giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, sở giáo dục và đào tạothành phố Cần Thơ Trên cơ sở đó, phân tích đánh giá thực trạng việc quản lýĐNGV các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1 Khảo sát bằng phiếu điều tra:
Nhằm làm rõ thực trạng quản lý ĐNGV của hiệu trưởng, quản lý ĐNGV củaPhòng GD&ĐT và nguyên nhân của thực trạng, với mẫu ngẫu nhiên dành cho 09trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, gồm có các đối tượng nhưhiệu trưởng, các phó phó hiệu trưởng, khối trưởng chuyên môn và giáo viên với sốlượng 200 phiếu hỏi Tiến hành sưu tầm, tra cứu các tài liệu, các văn bản báo cáo vềcông tác giáo dục của địa phương và tham khảo thêm tài liệu ở vài quận, huyện bạn
Trang 136.2.2 Phương pháp chuyên gia và phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này để tham khảo ý kiến chuyên gia, hỏi ý kiến cácCBQL có kinh nghiệm và gặp gỡ trực tiếp GV, CBQL đương nhiệm để thu thập ýkiến bằng việc soạn thảo hệ thống các câu hỏi về tính hợp lý và khả thi của các giảipháp quản lý gửi tới các chuyên gia về kết quả nghiên cứu thực trạng và những giảipháp được đề xuất
6.2.3 Phương pháp thống kê toán học:
Để xử lý kết quả nghiên cứu giáo dục, xử lý các số liệu điều tra qua đó phân tích vàđánh giá độ tin cậy, thống kê, để chứng minh cho giả thuyết khoa học
6.2.4 Sử dụng phần mềm tin học:
Để tập hợp, xử lý số liệu thu thập từ thực tiễn các cơ sở giáo dục tiểu học củahuyện, thể hiện kết quả bằng biểu đồ
7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đội ngũ giáo viên trong phạm vi đề tài bao gồm giáo viên tiểu học trong biênchế và một bộ phận giáo viên hợp đồng dài hạn, có thời hạn ở các cơ sở giáo dục.Đội ngũ giáo viên tiểu học của ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh từ năm
8.2 Về mặt thực tiễn
Nêu ra được một số giải pháp cơ bản mang tính hiện thực và khả thi nhằmphát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của ngành GD&ĐThuyện Vĩnh Thạnh
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luậnvăn dự kiến có 3 chương:
Trang 14Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên Tiểu học.
Chương 2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
Chương 3 Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêncác trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
Kết luận và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Từ nhiều thế kỷ trước, các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc,Singapore, Úc, v.v đã rất quan tâm nghiên cứu về sự cần thiết phải xây dựng, pháttriển và nâng chất đội ngũ giáo viên, giảng viên các cấp học trong đó chú trọng lựclượng nhà giáo bậc tiểu học Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt độngbồi dưỡng ĐNGV là vấn đề cơ bản phát triển giáo dục; đổi mới PPGD phù hợp với
sự phát triển KT-XH là phương châm hành động của các cấp QLGD
Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế, khoa học kỹ thuật chính phủ luôncoi trọng việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cóchất lượng cho sự nghiệp phát triển đất nước; ngay từ bậc học tiểu học, hầu hết HSđều được miễn học phí, các em đều được tham gia trực tiếp các hoạt động, tham giasinh hoạt ở các câu lạc bộ môn học, năng khiếu nhằm giáo dục rèn luyện kỹ năngsống, được trải nghiệm dưới sự tổ chức hướng dẫn của ĐNGV chuyên nghiệp.ĐNGV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong điều kiện luôn đầy đủ, thuận lợi và chế
độ tiền lương được chi trả tương xứng với công sức đóng góp của họ Công tác đàotạo và đào tạo lại cho ĐNGV, CBQL là nhiệm vụ bắt buộc đối với lao động sưphạm; hàng năm mỗi cơ sở giáo dục cử từ 3 đến 5 GV luân phiên đào tạo lại và tậptrung đổi mới phương pháp dạy học
Singarpore GV được đãi ngộ rất cao, GV mới ra trường mức lương khởiđiểm được trả khoảng 2.000 dolar singarpore; nhà trường thường xuyên quan tâm
mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giúp cho GV nângcao tay nghề Đặc biệt, sau những đợt tập huấn, bồi dưỡng được coi là đợt sát hạchtay nghề, đánh giá và xếp loại bằng thang tiêu chí ban hành, GV nào đạt thứ hạngcao theo quy định sẽ được nâng lương Ở cơ sở giáo dục luôn được chính phủ quan
Trang 16tâm đầu tư đầy đủ các điều kiện, phương tiện đáp ứng yêu cầu cải tiến, đổi mới đápứng xu thế phát triển giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Trung Quốc là một quốc gia đặc biệt coi trọng giáo dục tiểu học, nội dung,chương trình, sách giáo khoa, nhiều môn học gắn liền với bản sắc văn hóa, truyềnthống lịch sử của dân tộc; vì vậy, Trung Quốc quan tâm đào tạo đội ngũ giảng viên
và ĐNGV tiểu học ở các trường sư phạm, một chính sách nổi tiếng được nhà nướcTrung Quốc ban hành “ Khoa giáo hưng quốc” đãi ngộ tốt ĐNGV Người GV tiểuhọc được trả mức lương rất cao (trên 8.000 nhân dân tệ) và được hưởng chế độ nhàở,v.v
Một số quan niệm về giáo dục tiểu học,
Nhật Bản là quốc gia được xếp vào những nước hàng đầu về chất lượng vàhiệu quả giáo dục chất lượng cao, nhiều lần cải cách giáo dục theo hướng nhân văn
và hiện đại hóa
Giáo dục tiểu học ở Thái Lan được xác định là bậc học bắt buộc đối với trẻ
em từ 6 đến 11 tuổi và đã cải cách đánh giá ĐNGV phải là những người ưu tú, mẫumực và họ rất coi trọng ĐNGV tiểu học; thành lập hội đồng đánh giá hệ thống đàotạo GV nhằm cập nhật kỹ năng nghề nghiệp
Giáo dục tiểu học (Primary Education) đã có lịch sử phát triển lâu đời nhấttrên thế giới, nhưng cho đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau về khái niệmgiáo dục tiểu học
Coi bậc tiểu học là bậc cơ sở nhằm chuẩn bị cho số đông trẻ em ra trườngtham gia lao động sản xuất, học nghề hoặc tiếp tục học ở bậc tiếp theo; hết tiểu học
đã phân luồng HS, số năm học bậc tiểu học ở các nước theo quan niệm này kéo dàithường từ 7 đến 8 năm hoặc 5 đến 6 năm và có nước chia thời kỳ tiểu học thành 2giai đoạn: bậc dưới- bậc trên
Đa số các nước, kể cả các nước phát triển đã có truyền thống giáo dục lâuđời như Nhật, Úc, Trung Quốc,v.v Vẫn coi giáo dục tiểu học là bậc học vừa chuẩnbị cho một bộ phận HS ra trường tham gia sản xuất, vừa chuẩn bị cho một bộ phận
HS học tiếp bậc trung học cơ sở
1.1.2 Ở Việt Nam
Trang 17Vấn đề phát triển và nâng cao CLĐNGV đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
ra, trong thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh
viên nhân dịp bắt đầu năm học mới, ngày 15 tháng 10 năm 1968 rằng: “Giáo dục
nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành các cấp Đảng, chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” [19], “Cán bộ và giáo dục phải tiến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chứ tự túc tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại” [19,tr.489].
Kể từ sau cách mạng tháng tám thành công và công cuộc cải cách giáo dụcnăm 1950, 1979 và trong những năm “Đổi mới” nhiều công trình nghiên cứu đã đểlại những bài học quý giá về xây dựng và phát triển ĐNGV như: Nguyễn Thị
Phương Hoa (2002, Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo
giáo viên); Đinh Quang Báo (2005, Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên); Thái Văn Long (2013, Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trước tiên cần đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục);
Nghị quyết Trung Ương II, khóa VIII đến các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần
IX, X, XI đã khẳng định quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, ban hànhnhiều chủ trương về phát triển GD& ĐT; Ban Bí thư Trung Ương có Chỉ thị số 40-
CT/TW ngày 11/01/2005 về phê duyệt đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục theo định hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Và, trong Quyết định số 295/QĐ-
Bộ GD&ĐT ngày 11/10/1994 của Bộ GD&ĐT có nêu “Giáo viên tiểu học là lựclượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trọng mọi hoạt động giáo dục, tổ chức quátrình phát triển trẻ em bằng phương thức nhà trường”
Dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ GD& ĐT trong chủ đề 6 của
Trang 18Modul “Giáo dục học” với tên gọi “ người giáo viên tiểu học” có nêu ý kiến của chủtịch Hồ Chí Minh: “Nghề dạy học là một nghề cao quý, là một loại lao động vinhquang, là những anh hùng vô danh, lao động sư phạm là một loại lao động sáng tạo,
đó là sự sáng tạo ra con người về mặt nhân cách” Và, theo các tác giả Bùi Minh
Hiển cùng Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo thể hiện quan điểm trong cuốn sách
“Quản lý giáo dục” về những yêu cầu chung để xây dựng và phát triển ĐNGV đủ về
số lượng, đạt chất lượng, đồng bộ về cơ cấu
Ngoài ra, nhiều tạp chí khoa học về giáo dục có nhiều bài viết rất hay, rất có
ý nghĩa cho việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam nói chung và xây dựng ĐNGV
có chất lượng; và nhiều nghiên cứu khoa học ứng dụng có hiệu quả cao trong thựctiễn ở nhiều địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước về các đề tài khoa học xâydựng và phát triển ĐNGV; CLĐNGV, nâng cao trình độ ĐNGV tiểu học
Điều 2, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học chỉ rõ: “Giáo dục tiểu học là bậc họcnền tảng của nền giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm,đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sựphát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Tóm lại, giáo dục tiểu học ở đa số các nước, dù có những quan niệm khácnhau nhưng vẫn được coi là bậc học quan trọng, bởi nó phản ánh trình độ ở một bộphận hoặc số đông dân cư của một vùng lãnh thổ hay quốc gia dân tộc trong hệthống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống GDPT nói riêng
Tuy nhiên, ở từng địa phương khác nhau yêu cầu đòi hỏi đặt ra có khác nhaukhi tổ chức các hoạt động giáo dục cũng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo NgànhGD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh thời gian qua, tuy có quan tâm công tác đào tạo, bồidưỡng ĐNGV tiểu học, trình độ chuyên môn được nâng lên, tỷ lệ vượt chuẩn khácao nhưng vấn đề CLĐNGV vẫn cần phải quan tâm bồi dưỡng đào tạo lại đúng mứcđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm qua, ĐNGV và CBQLGD thành phố Cần Thơ đã có bướcphát triển toàn diện cả về số lượng, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục Về cơ bản ĐNGV có ý thức chính trị khá vững vàng, phẩm chấtđạo đức nghề nghiệp luôn được chú ý rèn luyện, trau dồi, có năng lực sư phạm, tận
Trang 19tụy, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó sáng tạo và quyết tâm tựbồi dưỡng để nâng cao trình độ, tay nghề ĐNGV vừa thừa lại vừa thiếu cục bộ vẫncòn tồn tại, nhiều GV có trình độ chuyên môn cao nhưng lại hạn chế kỹ năng sưphạm, chậm đổi mới PPGD, mục tiêu bài học đặt ra xác định chưa rõ; công tác quyhoạch, bồi dưỡng nguồn cốt cán còn quá ít nhằm làm lực lượng nòng cốt cho cáchoạt động giáo dục ở các trường tiểu học, nhận thức vai trò, vị trí ĐNGV là quyếtđịnh chất lượng giáo dục của CBQL còn hạn chế chưa thấy hết tính cấp thiết củacông tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao năng lực thực thi công vụ.
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh được tách thành lập từ năm 2004, hiệnquản lý 55 đơn vị sự nghiệp giáo dục, trong đó: Trung học cơ sở: 9 trường, Tiểuhọc: 25 trường (có 01 tư thục), Mầm non- mẫu giáo: 21 trường; tổng số 710 lớp/19.141 học sinh; Công chức, viên chức toàn ngành là 1.394 người, tỷ lệ vượt chuẩn
là 98,66% Năm 5 qua, ngành luôn tranh thủ làm tham mưu cho Huyện Ủy, Ủy bannhân dân huyện từng bước khắc phục khó khăn để phát triển sự nghiệp giáo dụccùng góp phần với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương, quan tâm quy hoạchmạng lưới trường lớp ngày một khang trang hơn, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia nhằmtạo điều kiện ngày càng tốt hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học Công tácxây dựng và phát triển ĐNGV luôn được chú trọng bồi dưỡng, nâng cao tay nghề vàtrình độ chuyên môn cao đang là vấn đề hết sức cấp thiết đặt ra đối với ngànhGD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh Bên cạnh những kết quả đạt được về công tác pháttriển ĐNGV vẫn chưa đảm bảo về cơ cấu, số lượng và chất lượng, sự chuyển biến
về nhận thức trong ĐNGV tiểu học còn mờ nhạt, lệch lạc chưa thấy hết yêu cầu cầnthiết phải nghiên cứu, cập nhật tri thức mới, thay đổi PPGD, tìm kiếm các giải phápphù hợp, hiệu quả cho từng nhóm đối tượng người học
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Trường tiểu học
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân,
có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
1.2.1.1 Nhiệm vụ của trường tiểu học
Tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất
Trang 20lượng theo mục tiêu, chương trình GDPT cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD& ĐTban hành Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em
đã bỏ học đến trường, thực hiện CMC-PCGD trong cộng đồng Tổ chức kiểm tra,công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho HS trong nhà trường và trẻ emtrong địa bàn
1.2.1.2 Quyền hạn của trường tiểu học
Quản lý cán bộ, GV, nhân viên và HS; quản lý sử dụng đất đai, CSVC, trangthiết bị và tài chính theo quy định của Pháp luật; xây dựng và phát triển nhà trường,thực hiện kiểm định chất lượng phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trongcộng đồng để hoạt động giáo dục; tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên và HS thamgia các hoạt động xã hội trong cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật
1.2.2 Giáo viên và đội ngũ giáo viên
1.2.2.1 Khái niệm giáo viên
Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường phổthông, trường nghề và trường mầm non hoặc các cơ sở giáo dục khác nhằm thựchiện mục tiêu giáo dục là xây dựng và hình thành nhân cách cho người học đáp ứngyêu cầu phát triển của xã hội
Giáo viên tiểu học vừa giảng dạy các bộ môn, vừa là giáo viên chủ nhiệm,quản lý trực tiếp, toàn diện cho HS lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về chươngtrình giảng dạy, phối hợp với các GV năng khiếu, GV tổng phụ trách Đội để hoànthành kế hoạch giáo dục GV tiểu học là người trang bị kiến thức ban đầu tuy khôngsâu nhưng trải rộng; vì vậy, người GV tiểu học phải không ngừng học tập, bồidưỡng tay nghề nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ GV tiểu học là ngườithầy đầu tiên trong đời của HS
1.2.2.2 Khái niệm đội ngũ giáo viên
“Đội ngũ” được dùng trong các tổ chức xã hội một cách phổ biến, đó là mộttập hợp số đông người; một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lựclượng để thực hiện một hoặc nhiều chức năng có cùng nghề hay khác nghề đều cóchung một mục đích nhất định
Trang 21Đối với một số tác giả nước ngoài có quan niệm “Đội ngũ giáo viên là nhữngchuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáodục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đốivới giáo dục” [6,tr.10].
Đối với các tác giả Việt Nam “đội ngũ giáo viên” được quan niệm: “đội ngũgiáo viên” trong ngành giáo dục là tập thể người bao gồm CBQL, GV và nhân viên,nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là ĐNGV và đội ngũCBQL” [6,tr.10]
Từ những quan điểm trên ta hiểu khái niệm “Đội ngũ giáo viên” là tập hợpnhững người làm nghề dạy học giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng cùngchung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó, tổchức đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất
và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội
Nói cách khác, theo nghĩa hẹp ĐNGV là những thầy giáo, cô giáo, nhữngngười làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trường phổ thông
1.2.3 Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên
1.2.3.1 Khái niệm chất lượng
Có nhiều quan điểm nhận diện chất lượng, trong đó có 6 quan điểm về đánhgiá chất lượng có thể vận dụng vào nhận diện chất lượng (nói chung) như: “Chấtlượng được đánh giá đầu vào, chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, chất lượngđược đánh giá bằng giá trị gia tăng, chất lượng được đánh giá bằng giá trị học thuật,chất lượng được đánh giá bằng văn hóa tổ chức riêng và chất lượng được đánh giábằng kiểm toán” [15]
Ngoài các quan điểm về đánh giá chất lượng nêu trên, còn có các quan điểm
về chất lượng như:
- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn quy định
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích
- Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích
- Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng [15]
- Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật,
Trang 22sự việc (theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên).
- Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệthống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan(theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO)
- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng tạo cho thựcthể (đối tượng) đó là khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm
sự gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi
1.2.3.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng đội ngũ giáo viên là tổng hòa những thuộc tính, những giá trị,
những đặc điểm cấu trúc tạo nên ĐNGV Những thuộc tính này gắn bó với nhautrong một chỉnh thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ CLĐNGVgắn với những yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể CLĐNGV chỉ có được khimỗi GV trong ĐNGV đều có nhân cách nhà giáo như đã nêu trong Luật Giáo dục
Theo chúng tôi, CLĐNGV được thể hiện ở năm yếu tố 1.Đạo đức tư cách người
thầy; 2 Trình độ chuyên môn;3 Nghiệp vụ sư phạm; 4 Số lượng đội ngũ giáo viên; 5.Cơ cấu đội ngũ giáo viên Như vậy, ĐNGV được đánh giá là đảm bảo chất lượng
khi đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và tính đồng thuận cao.
ĐNGV là một tập hợp người làm nghề dạy học và giáo dục, được tổ chức
Trang 23thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ tiêu chuẩn của một GV.
Những yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ được xác định cụ thể:
1 Về số lượng: Đủ theo quy định đối với từng hạng trường tiểu học (theo
quy định trường hạng 1, hạng 2 và hạng 3)
2 Về cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt Trong luận văn này,
chúng tôi chỉ tập trung vào các mặt chủ yếu sau:
- Độ tuổi và thâm niên: hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy
được sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác
- Giới: Phát huy được các ưu thế của nữ trong quản lý để phù hợp với đặc
điểm của ngành giáo dục (tỷ lệ nữ luôn chiếm số đông)
- Dân tộc: phát huy được yếu tố người dân tộc trong quản lý để phù hợp địa
bàn có dân tộc khmer ( ở huyện Vĩnh Thạnh yêu cầu này không đáng kể)
- Chuyên môn được đào tạo: Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyên
môn cơ bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội,…), đồng thời đảm bảo chuẩn hóa vàkhuyến khích học trên chuẩn
Chất lượng ĐNGV bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trílực, kỹ năng, phong cách, đạo đức lối sống và tinh thần của ĐNGV, nói cách khác
đó là phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độchuyên môn kỹ thuật Mục tiêu về chất lượng người GV và mục tiêu về CLĐNGVtrong quan điểm phát triển là thống nhất với nhau Dưới quan điểm giáo dục học,phẩm chất của người GV biểu hiện ở những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử; nănglực nói đến hệ thống những thuộc tính tâm lý, sinh lý, sáng tạo cho GV khả nănghoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học
Về CLĐNGV, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 về xây dựngđội ngũ nhà giáo và CBQLGD của Ban chấp hành Trung ương cũng xác định đó làtình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, PPGD
Chất lượng được xem xét cả hai mặt phẩm chất và năng lực chung, có nghĩaphẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và năng lực củatừng cá thể: “Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán
bộ Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng
Trang 24hợp của toàn đội ngũ” [18; tr 319 ].
1.2.4 Quản lý và giải pháp quản lý
1.2.4.1.Khái niệm quản lý
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về “quản lý”, nhưng hiểu một cách tổngquát “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, làm cho tổchức đó vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức”
Hoạt động quản lý gồm 2 phân hệ, đó là sự liên kết chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, quan hệ ra lệnh- phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc Tácđộng quản lý thường mang tính chất tổng hợp, hệ thống tác động quản lý gồm nhiềugiải pháp khác nhau nhằm đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu Cơ sở của quản lý là cácquy luật khách quan và điều kiện thực tế của môi trường đạt đến mục tiêu tạo ra vàbảo vệ lợi ích của con người, bởi thực chất quản lý con người và vì con người
Bản chất của hoạt động quản lý là nhằm làm cho hệ thống vận hành theo
mục tiêu đã đề ra tiến tới trạng thái có chất lượng mới Thuật ngữ “quản lý” nêu rõ
bản chất trong thực tiễn hoạt động, bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau Quá
trình “quản” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ đi đến “phát triển”.
Theo Henri Fayol (1841-1925) người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổđiển rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp kiểm tra”;
Theo các tác giả Bùi Vinh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo: “Quản lý làhoạt động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra”[1, tr 12]
MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Mục tiêu QL
Trang 25Sơ đồ 1 Mô hình quản lý
Quản lý có bốn chức năng cơ bản, đó là các chức năng: kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra, các chức năng này có vai trò vị trí riêng và quan hệ khăng khíttác động qua lại lẫn nhau tạo thành chu trình quản lý, ngoài ra còn có yếu tố khácnhư thông tin và ra quyết định, thông tin là mạch máu của quản lý, nhờ đó chủ thểquản lý tác động trên đối tượng quản lý trong quá trình quản lý, nhằm thực hiệnmục tiêu quản lý giáo dục
Trường học là cấp cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi thực thi mọichủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật; nội dung, chương trình, phương pháp
và hình thức tổ chức giáo dục mang tính quy cũ là nơi trực tiếp diễn ra hoạt độngdạy- học, hoạt động của bộ máy nhà trường Trường học là một hệ thống xã hội
nằm trong môi trường xã hội và nó tác động qua lại với môi trường đó, nên: “quản
lý nhà trường tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới
mục tiêu giáo dục, với thế hệ trẻ và từng đối tượng HS”, việc quản lý nhà trườngphổ thông là quản lý hoạt động dạy- học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạngthái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [18]
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dụccủa Đảng theo phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục của Đảng để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dụcđối với thế hệ trẻ và đối với từng HS”[15]
Mặc dù, từng tác giả đã có nêu lên những định nghĩa khác nhau nhưng vẫnnổi bật lên cái chung, cái bản chất của quản lý trường học là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm làm cho trường học vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng để thực hiện thắng lợi mụctiêu đào tạo của ngành giáo dục giao phó cho nhà trường
Mục tiêu của giáo dục ở các nhà trường là giúp cho HS phát triển toàn diện
về đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cáchcon người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
Trang 26chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt với một số kháiniệm tương tự như: phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau của các khái niệmnày đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề.Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hànhđộng cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệvới nhau để tiến hành một công việc có mục đích
Theo Hoàng Phê, “phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hànhmột công việc nào đó”
Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “phương pháp được hiểu là trình tự cần theotrong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đích nhấtđịnh”
Về khái niệm biện pháp, theo từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể”
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệmtrên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấnmạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhấtđịnh Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp
Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi,chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định…, tiến tới nhằmđạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng ưu việt, càng giúp con người nhanhchóng giải quyết được những vấn đề đặt ra Tuy vậy, để có được những giải pháp
Trang 27đó, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan, khoa học vàchính xác.
Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu “giải pháp quản lý” là phương pháp giảiquyết, điều hành hoạt động có kế hoạch, có hướng đích được chủ thể quản lý lựachọn và tác động tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra mà quản lý là sựthống nhất hoàn hảo giữa lý luận và thực tiễn
Giải pháp quản lý giáo dục là những cách thức tác động của chủ thể quản lýhướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của hệ thống giáo dục, làm cho cả hệthống đó vận hành đạt được kết quả cao nhất
1.3 Một số vấn đề về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
1.3.1 Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên trường tiểu học
1.3.1.1 Yêu cầu về số lượng đội ngũ giáo viên
Về số lượng đảm bảo phân chia theo hạng trường loại 1, loại 2, loại 3 đượcquy định ở Thông tư liên tịch số 35/TTTL-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm
2007 về việc hướng dẫn mức định biên viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thôngcông lập; thực hiện công văn số 469/SGDĐT- TCCB ngày 04 tháng 4 năm 2007 củaGiám đốc Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ, hướng dẫn thực hiện thông tư số35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV
Mỗi trường tiểu học có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quyđịnh cụ thể như sau: trường hạng 1 có không quá 2 phó hiệu trưởng, trường hạng 2,
3 có 1 phó hiệu trưởng; đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố tríbiên chế không quá 1,20 GV/lớp, đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngàyđược bố trí biên chế không quá 1,50 GV/lớp Mỗi trường tiểu học được bố trí 01biên chế GV làm tổng phụ trách Đội; biên chế viên chức làm công tác thư viện,thiết bị trường hạng 1 được bố trí 2 biên chế, trường hạng 2, hạng 3 bố trí 1 biênchế; văn phòng (văn thư, thủ quỹ, kế toán, y tế trường học), trường hạng 1được bốtrí 3 biên chế: 01 văn thư và thủ quỹ, 01 kế toán, 01 y tế trường học; trường hạng 2,
3 được bố trí 2 biên chế: 01 kế toán và văn thư, 01 y tế trường học và thủ quỹ
Như vậy, số lượng GV cần được bố trí = số lớp x 1,20 đối với trường tiểuhọc dạy 1 buổi/ngày và số lượng GV cần được bố trí = số lớp x 1,50 đối với trường
Trang 28tiểu học dạy 2 buổi/ngày.
Hàng năm, căn cứ vào số lớp (đảm bảo tỷ lệ HS/ lớp theo quy định và đặcthù vùng miền) ta dễ dàng dự kiến số nhu cầu GV cần phân bổ sung cho mộttrường, một cấp học của một huyện hay một thành phố; trên cơ sở đó căn cứ vào số
GV hiện có làm cơ sở dự kiến các trường hợp có thể xảy ra do nghỉ hưu, nghỉ việc,
bỏ việc, thuyên chuyển, tính toán giờ dạy, giảm giờ do kiêm nhiệm…chúng ta xácđịnh được số lượng GV cần tuyển dụng bổ sung hay luân chuyển
Đồng thời, cùng triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập; Điều 7 và Điều 8 quy định về biên chế, về quản lý, sử dụng cán bộ viênchức; hàng năm chuẩn bị nhân sự cho năm học mới Hiệu trưởng xây dựng kế hoạchbiên chế trình lên cơ quan quản lý trực tiếp tổng hợp và giải quyết Sắp xếp, bố trí
và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với trình độchuyên môn và năng lực sở trường của ĐNGV
1.3.1.2 Yêu cầu cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học
Về cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều nội dung hoạt động cụ thể: thâmniên công tác và tuổi đời, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, dân tộc; sựphân chia đan xen các tiêu chí này có tác động bổ trợ, tích hợp cho nhau giữa cácthành viên trong tổ chức để ĐNGV phát huy tối đa năng lực, sở trường, sở đoảnhoàn thành tốt mục kế hoạch đề ra; đối với GV có thâm niên công tác nhiều năm sẽđúc kết nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, GV trẻ chưa nhiều kinh nghiệm có khảnăng linh hoạt tiếp cận nhanh chủ trương đổi mới hoặc phát huy ưu thế nữ giớitrong tổ chức quản lý nhà trường là đặc điểm riêng biệt đối với từng bậc học
“Cơ cấu” là cách sắp xếp các thành viên trong tổ chức khoa học, hợp lýnhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường và sự liên kết giữa các thành viên cùngchí hướng đồng thuận để thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức
Cơ cấu GV theo chuyên môn là tình trạng tỷ lệ GV được định biên bao gồm
GV phổ thông và GV bộ môn theo cấp học quy định Tỷ lệ GV được tính trên số
Trang 29lớp thực tế loại hình trường, lớp đảm bảo tổ chức các hoạt động của trường tiểu học.
Cơ cấu GV theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia GV theo tỷ trọng ởcác trình độ đào tạo, xác định cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện cáchoạt động có liên quan giúp người CBQLGD xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡnghợp lý với tình hình nhà trường
Cơ cấu GV theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu GV theo từng nhóm tuổi, là
cơ sở phân tích thực trạng chiều hướng phát triển của tổ chức, làm cơ sở để sửdụng, tuyển dụng, đánh giá, sàng lọc, ta có thể phân chia theo từng nhóm: dưới 35tuổi, từ 35- dưới 45 tuổi, từ 45- dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi trở lên
Cơ cấu GV theo giới tính, bởi sự cần thiết là một ngành đặc thù tỷ lệ laođộng nữ luôn chiếm số lượng cao so với các ngành nghề khác, việc chi phối nhấtđịnh trong phân bố quỹ thời gian lao động trong ngày của lao động sư phạm nữ làđiều không thể không xảy ra và đặc biệt quan tâm đối với lao động trong độ tuổisinh đẻ Những yếu tố tác động đến hiệu suất lao động là điều sẽ xảy ra, đòi hỏingười CBQL phải nghiên cứu và thường theo dõi, giám sát diễn biến tâm lý của laođộng sư phạm để kịp thời động viên, khích lệ, điều chỉnh, uốn nắn hợp lý, hạn chếđược sự trì trệ, chễnh mãn trong lao động làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Ngoài ra, để có một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh người CBQL cần phải nghiêncứu thêm các nhóm yếu tố về sở trường, năng lực chuyên biệt, tính cách cá nhân,hoàn cảnh gia đình và một số điểm riêng của ĐNGV để có sự sắp xếp hợp lý nhằmphát huy sức mạnh đoàn kết thống nhất của tất cả các thành viên trong tập thể cùngthực hiện mục tiêu đã được xác định của nhà trường
1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học
1.3.2.1 Yêu cầu về phẩm chất giáo viên tiểu học
Nhận thức về tư tưởng chính trị với trách nhiệm một công dân đối với nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tham gia các hoạt động xã hội, góp phần phát triểnđời sống văn hóa cộng đồng Yêu nghề tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khókhăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục; học tập, nghiên cứu và gương mẫu chấphành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Chấp hành nghiêm
Trang 30quy chế của ngành, quy định của nhà trường và kỷ luật trong lao động; đạo đứcnhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng, mẫu mực, có ý chí phấn đấu vươn lên;trung thực trong công tác, đoàn kết thân ái với đồng nghiệp, được đồng nghiệp, HS
và cộng đồng tính nhiệm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, hết lòng vì học sinhbằng tình yêu thương, công bằng và trách nhiệm Liên hệ thực tế để giáo dục HS ýthức chấp hành pháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa của địa phương
Ở bất kỳ cấp học nào, không có gì có thể thay thế sự ảnh hưởng nhân cáchcủa thầy giáo đối với HS, thầy giáo không chỉ dừng lại ở chỗ có đạo đức mà các giátrị đạo đức và chuẩn mực ứng xử phải có trong tâm thức một cách thường trực như
kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng thái độ lao động sư phạm phải thực sự trung thành,
đề cao trách nhiệm cá nhân tất cả vì mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
1.3.2.2 Yêu cầu về năng lực giáo viên tiểu học
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, có phương pháp thuthập và xử lý thông tin thường xuyên, hiệu quả về nhu cầu và đặc điểm HS, khaithác sử dụng các thông tin thu được vào quá trình dạy học, giáo dục HS; về điềukiện giáo dục trong nhà trường và tình hình văn hóa- xã hội ở địa phương
Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học nhằm cụ thể hóa chươngtrình của Bộ GD&ĐT phù hợp với đặc điểm nhà trường và lớp được phân công dạy;Giáo án soạn theo hướng đổi mới dạy- học tích cực Tổ chức thực hiện các hoạtđộng dạy học trên lớp phát huy được tính năng động, sáng tạo của HS
Lựa chọn, sử dụng hợp lý các phương pháp theo hướng phát huy tính tíchcực hóa; câu hỏi kiểm tra phát huy năng lực tự học của HS; sử dụng sáng tạo, linhhoạt các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học làm tăng tính hiệu quả, kể cả đồdùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc
có ứng dụng phần mềm dạy học hoặc làm đồ dùng dạy có giá trị thực tiễn cao
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học, xây dựng môitrường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các PPGD phát huy tínhnăng động sáng tạo, chủ động học tập của HS; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp,hoạt động ngoại khóa hoặc các buổi tham quan học tập; phối hợp với gia đình vàđoàn thể địa phương theo dõi và làm công tác giáo dục HS
Trang 31Năng lực phát triển nghề nghiệp bản thân phải tự đánh giá, tự học, tự rènluyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyêntrao đổi góp ý tình hình học tập của HS, tăng cường dự giờ thăm lớp, sinh hoạtchuyên môn, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, thao giảng để chia sẻ kinhnghiệm với đồng nghiệp và nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạyhọc và giáo dục, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục
Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện của HS theo thông tư
số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về việc banhành Quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học đảm bảo yêu cầu đánh giá chínhxác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đám giácủa HS, kết hợp đánh giá định lượng và định tính nhằm khích lệ, khuyến khích sựchuyên cần và tiến bộ của HS; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh phùhợp kế hoạch dạy- học, giáo dục đạo đức thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên Thực hiện,lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định, bảo quản tốt các bài kiểm tracủa HS
1.3.3 Yêu cầu về việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên tiểu học
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kếhoạch dạy học, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS; quản lý HS trongcác hoạt động giáo dục; tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, dựgiờ, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp và chịu trách nhiệm về hiệu quả, chất lượnggiảng dạy, giáo dục
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự,
uy tín, gương mẫu trước HS, yêu thương đối xử công bằng và tôn trọng nhân cáchcủa HS; đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng nghiệp; phối hợp với các tổchức đoàn thể, gia đình HS tổ chức các hoạt động giáo dục Gương mẫu thực hiệnnghĩa vụ chấp hành các quyết định và phân công của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra,đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục
Nhiệm vụ của GV ngày nay càng đa dạng và phức tạp hơn:
Thứ nhất, GV phải đảm nhận cùng lúc nhiều chức năng, trong đó tráchnhiệm quan trọng nhất là lựa chọn nội dung dạy học
Trang 32Thứ hai, Tổ chức hoạt động học tập tích cực của HS được thay thế việctruyền thụ truyền thống.
Thứ ba, Đòi hỏi GV phải tự bồi dưỡng, cập nhật bổ sung kiến thức và kỹnăng cần thiết để tiếp cận, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
Thứ tư, Sự cần thiết gắn kết mật thiết mối quan hệ giữa nhà giáo với nhàgiáo, nhà giáo với nhà trường để chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau làmột xâu chuỗi các hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Thứ năm, ĐNGV tiểu học cần thường xuyên chú ý mối quan hệ với HS-cha
mẹ học sinh nhằm huy tập sự đồng thuận cao và góp sức vào quá trình giáo dục
Thứ sáu, Bản thân GV phải không ngừng học tập, nghiên cứu bằng conđường tự học, tự bồi dưỡng
1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
1.3.4.1 Những yếu tố tích cực
Điều 72, khoản 4 Luật Giáo dục 2009 quy định nhiệm vụ của nhà giáo được
ghi rõ: ‘‘Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học” Điều 73 khoản 2: Quyền hạn của nhà giáo được xác định:
‘‘Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ” Điều 80
của Luật Giáo dục đã đề cập tới chuyên môn nghiệp vụ: ‘‘Nhà nước có chính
sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ, để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ”.
Thông báo kết luận số 242-TB/TW, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chínhtrị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướngphát triển GD& ĐT đến năm 2020; khẳng định quan điểm của Đảng phải được nhànước các cấp quán triệt đầy đủ bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, phảiđược ưu tiên đầu tư trước và đi trước yêu cầu phát triển xã hội và tích cực thực hiệnviệc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính sách hợp lý Tại phiên họp ngày05/3/2009, sau khi nghe Ban Tuyên giáo trung ương báo cáo kiểm điểm việc thực
Trang 33hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo (Tờ trình số97/TTr/BTGTW, ngày 03/3/2009) và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, BộChính trị đã thảo luận và kết luận: nhiều nội dung Trong đó Kết luận đã nêu rõ:
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” Ðổi mới mạnh mẽ phương pháp, nội dung, chương trình
đào tạo của các trường và khoa sư phạm Xây dựng một số trường sư phạm thực sựtrở thành trường trọng điểm đủ sức làm đầu tàu cho cả hệ thống các cơ sở đào tạogiáo viên Tăng đầu tư CSVC nâng cấp các trường, các khoa sư phạm Khôngngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ ĐNGV cho cả hệ thống giáo dục
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD ở tất cả các cấphọc, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.Chuẩn hóa trong đào tạo, công tác tuyển chọn, sử dụng nhà giáo và CBQLGD cáccấp được quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn Nhà nước ban hành các chínhsách ưu đãi đối với nhà giáo và CBQLGD để thu hút những người giỏi có tâm huyếtlàm công tác giáo dục
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện
để thầy, cô giáo có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên, tiếp cận nộidung, chương trình cải tiến phù hợp với yêu cầu phát triển và phải được xem là cơhội để nhà giáo khẳng định vị thế của trước xu thế phát triển và hội nhập Hàngnăm, ngành xây dựng kế hoạch đề cử, khuyến khích GV có ý thức tự học bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực tham gia các phong trào thi đuadạy tốt- học tốt; tăng cường hoạt động các tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề,thao giảng, dự giờ để cùng nhau rút nghiệm, chia sẻ những phát kiến hay, mô hình
có hiệu quả và nhân rộng trong toàn ngành
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, lãnhđạo địa phương tập trung quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống mạng lướitrường, lớp; hệ thống giao thông nông thôn từng bước được cải thiện pêtông hóanên việc đi lại công tác của GV càng thêm nhiều thuận lợi Ngành giáo dục tăngcường đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện đáp ứng cyêu cầu đổi mới PPGD, gắnvới hình thức tổ chức dạy học phù hợp
Trang 34Chính sách tiền lương, ưu đãi được cải cách tác động kịp thời mong đợi củaĐNGV để cải thiện cuộc sống chủ yếu trông cậy vào lương, an tâm công tác vàhoàn thành nhiệm vụ được giao cao hơn, tích cực hơn khi tham gia các hoạt độnggiáo dục Thực hiện chính sách ưu đãi nâng lương trước thời hạn được áp dụng tạonên một luồng sinh khí, động lực mới thúc đẩy ĐNGV tích cực thi đua học tập, cảitiến PPGD góp phần nâng cao chất lượng dạy -học.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và ý thức tự học luôn mang yếu tố quyết địnhnâng cao chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề Tuynhiên, trong điều kiện đời sống vật chất chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế thịtrường, sự đấu tranh nhận thức luận về ý thức tự học để tiến bộ, để phát triển còn làđỉnh điểm của mâu thuẫn nội tại bên trong mỗi nhà giáo cho nên phần lớn ĐNGVchưa toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người
Công tác đánh giá và sàng lọc cần được thực hiện nghiêm túc để tác độngđến ý chí, thái độ trách nhiệm của nhà giáo.Trong thời gian qua dù đã triển khaiđánh giá bằng hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nhưng lại lệ thuộc vào nănglực tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL trưởng thành từĐNGV; bệnh kinh nghiệm, lối mòn trong quản lý vẫn còn tồn tại cho nên kết quảđánh giá hàng năm không thể sàng lọc được đội ngũ trái lại còn tồn tại những tácđộng tiêu cực trong nhận thức giữa GV với GV với kết quả hoàn thành nhiệm vụkhác nhau nhưng quyền lợi, lợi ích vẫn hưởng như nhau Mặc dù, chế độ khenthưởng được nhà nước cải tiến mức cao hơn so với trước nhưng vẫn chưa làm thayđổi nhận thức phần lớn nhà giáo vì chưa được đánh giá chính xác thành quả laođộng và thiếu được sự trân trọng
Trang 35Điều kiện, phương tiện tổ chức hoạt động dạy học để vận hành tốt đổi mớiPPGD, hình thức tổ chức dạy học tuy có đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầuthực tế của nhà trường và không đồng bộ nên việc khai thác phát huy hiệu quả trangthiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học vẫn còn hạn chế;
Chế độ, chính sách tiền lương luôn mang tính hai mặt của vấn đề tác độngmạnh mẽ đến đời sống vật chất lẫn tinh thần và điều chỉnh nhận thức của ĐNGV;chính sách tiền lương chưa thực sự ưu đãi GV dạy giỏi (chỉ vinh danh, chưa cóchính sách đãi ngộ đặc biệt) để toàn ĐNGV nêu cao hơn nữa tinh thần, thái độ phục
vụ Nhu cầu, mức sống của phần lớn ĐNGV chưa được cải thiện vẫn còn phải vậtlộn với cuộc sống cơm, áo cho nên sức đầu tư xây dựng kế hoạch bài học vẫn cònhàn lâm, khô cứng
Xây dựng văn hóa nhà trường bao gồm: nhu cầu, mong muốn, xúc cảm, lợiích chính đáng, thương hiệu nhà trường chưa được sự quan tâm thật sự của nhiềuCBQLGD các cấp, chỉ dùng quyền hạn ép buộc câp dưới ít chú ý tạo bầu không khílàm việc nên luôn gây áp lực, căng thẳng, nặng nề thiếu công bằng trong xử sự đốivới ĐNGV Phong cách, lề lối làm việc của nhiều CBQL quan liêu, cửa quyền,thiếu dân chủ, đề cao chủ nghĩa cá nhân làm cho nhà giáo bất mãn vì không đượctôn trọng, thậm chí bất hợp tác và không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tậpthể, sự quan tâm tạo điều kiện làm việc chưa được chú trọng bổ sung hợp lý hàngnăm Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động ĐNGV thực hiện chủ trương đổimới giáo dục chưa được quán triệt thường xuyên và sâu rộng, CBQL ngần ngại đốithoại với GV nhằm chia sẻ kinh nghiệm, quyền lực, tầm nhìn sứ mệnh của nhàtrường để cùng chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển nhà trường
1.4 Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học
1.4.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học
Căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường Tiểu học,Luật viên chức, Nghị định số: 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 củaChính phủ về việc Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; PhòngGD&DT tổng hợp biên chế hàng năm trên quy mô trường, lớp, HS của từng trường
cụ thể nhằm đảm bảo về số lượng, cơ cấu, CLĐNGV giúp nhà trường tổ chức các
Trang 36hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện tình hình thực tế
Trên cơ sở điều tra, thống kê tình hình ĐNGV, đánh giá thực trạng ĐNGV,tiến hành phân tích, so sánh, tuổi đời, tuổi nghề, khả năng phấn đấu của cá nhân,điều kiện hoàn cảnh gia đình v.v., lập kế hoạch phân kỳ giai đoạn, sắp xếp thời gianhợp lý để người học được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới đáp ứng yêu cầu đổimới phương pháp, UDCNTT; đồng thời đảm bảo các hoạt động dạy- học của nhàtrường không bị trì trệ, ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả trong giáo dục Đặc biệt,cần lường trước những biến động nhân sự để có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh phùhợp (nghỉ hưu, nghỉ việc, nghỉ hộ sản, nghỉ bệnh dài hạn, thuyên chuyển, cử đi họcnâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn dài hạn…)
Quy hoạch GV là thực hiện dự án ngắn hạn hoặc trung hạn hay dài hạn tùytheo yêu cầu công tác phát triển ĐNGV; các thông tin cá nhân về lý lịch đều đượcđiều tra, thống kê chính xác, đầy đủ và phải được cập nhật; phải được bàn bạc, côngkhai và thông qua trong Hội nghị công chức, viên chức và người lao động Công tácquy hoạch được thực hiện và điều chỉnh, bổ sung hàng năm dựa trên nhu cầu pháttriển quy mô trường, lớp và biến động nhân sự
1.4.2 Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên trường tiểu học
1.4.2.1 Tuyển chọn đội ngũ giáo viên
Công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV được quy định chi tiết ở Chương 2,Chương 3, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Tuyển chọn, bổ nhiệm vào ngạch chính xác GV có đủ phẩm chất và năng lực
cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất làtạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó Mặt khác, nhữngtiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm GV lại là những yêu cầu tất yếu cho việcthực hiện kế hoạch nâng cao CLĐNGV
Phương châm thực hiện: muốn có GV giỏi phải tìm kiếm từng người một.Nguyên tắc: Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúngpháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nghiệp
vụ và vị trí việc làm Đặc biệt, ưu tiên cho người có tài năng, người có công cách
Trang 37mạng, dân tộc thiểu số.
Xây dựng phương thức tuyển dụng GV theo hướng khách quan, công bằng
và có yếu tố cạnh tranh Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm
sự bình đẳng giữa GV biên chế và hợp đồng, giữa GV ở cơ sở giáo dục công lập và
cơ sở giáo dục ngoài công lập Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với GVbao gồm tiêu chuẩn GV, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học
và công nghệ, chế độ nghỉ dài hạn để trao đổi học thuật và xây dựng cơ chế đánhgiá khách quan kết quả công việc
Trang bị cho đội ngũ CBQLGD kiến thức, kỹ năng đánh giá CNNGVTHbằng đạo đức và lương tâm nghề nghiệp để sàng lọc GV không đáp ứng yêu cầu đổimới, làm thanh sạch đội ngũ và góp phần nâng cao CLĐNGV Đề cao trách nhiệmcủa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp được giao quyền sử dụng nguồn nhân lực tổchức thực hiện nhiệm vụ chính trị là sứ mệnh của nhà quản lý giáo dục trong côngtác tuyển dụng đội ngũ giáo viên
1.4.2.2 Sử dụng đội ngũ giáo viên
Ở Mục 3, Chương 3 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quy định cụ thểmục tiêu, nguyên tắc, chế độ, kinh phí, quyền lợi, trách nhiệm của viên chức khiđược cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng
Điều 15, Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Nhà nước tổ chức đào tạo, bồidưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết vềvật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình; giữ gìn vàphát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học
Nguyên tắc chung là: tuân thủ nghiêm túc định mức lao động của nhà nước,văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở; phù hợp trình độ đào tạo, kỹ năng sư phạm,phẩm chất đạo đức, đảm bảo tính kế thừa khi phân công, giao việc; xuất phát từ yêucầu bảo đảm chất lượng đào tạo và lợi ích của HS, bố trí xen kẽ GV giỏi- GV trungbình, GV cũ- GV mới trong cùng một tổ, khối chuyên môn để học tập, chia sẻ kinhnghiệm bổ sung cho nhau
Trang 38Đây là khâu trọng tâm của công tác cán bộ Vì có bố trí, sắp xếp, sử dụnghợp lý mới phát huy tối đa năng lực của từng thành viên hướng vào việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị của nhà trường Quá trình phân công, sắp xếp, giao việc nhằmđạt được phương châm “ chọn việc giao người” để cá nhân tin phục, tín nhiệm cấpquản lý đã tạo cơ hội cho ĐNGV phát huy tối đa năng lực cá nhân, tích cực làmviệc và cống hiến.
Sử dụng ĐNGV là quá trình thực hiện các chức năng quản lý, thực hiện kếhoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ, phát hiện và phát triển năng lực cánhân; bồi dưỡng nhận thức luận về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng, Nhà nước; bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, lương tâm nghềnghiệp; kiểm tra, đánh giá, sàng lọc, điều chuyển hợp lý xây dựng tổ chức bộ máytrong sạch và vững mạnh về mọi mặt
1.4.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường tiểu học
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xâydựng đội ngũ những người thầy giáo Người khẳng định trách nhiệm đó của toàn xãhội trước hết là của Đảng, Nhà nước với vai trò là người lãnh đạo và quản lý Đảng,
Nhà nước phải “quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về
mọi mặt” [19 tr116], trong đó xây dựng đội ngũ nhà giáo là nội dung trọng tâm.
Người yêu cầu cán bộ làm công tác QLGD “phải đào tạo cán bộ mới và giúp cán
bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc” [19 tr 26] Muốn vậy, “phải đi sâu vào việc điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm” để chủ động nắm bắt được suy
nghĩ của ĐNGV, phát huy ưu điểm, phát hiện và khắc phục nhược điểm, thiếu sóttrong quá trình quản lý Đồng thời, phải trang bị cho ĐNGV lý luận của chủ nghĩaMác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì trường học của chúng ta là trường học xã hộichủ nghĩa
Mỗi GV phải không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng, ra sức họctập lý luận chính trị vì “giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng vàChính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân” [17, tr.72] Nhà giáophải thật thà yêu nghề, thật thà yêu trường, lớp….để phục vụ và thực sự là tấmgương sáng để HS noi theo Bác Hồ khuyên cán bộ và giáo viên “chớ tự túc, tự mãn
Trang 39cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thảitrước Cho nên phải cố gắng học tập để tự cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình,cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội” [19, tr.489].
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11tháng 01 năm 2005, phê duyệt đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005- 2010 xác định mục tiêu tổng quát: “Xâydựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chấtlượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bảnlĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độchuyên môn của nhà giáo”
Trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức sự đòi hỏi cấp thiết và thườngxuyên liên tục đối với người GV phải có ý tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độchuyên môn, PPGD Nhà giáo phải phát huy tinh thần không ngừng học tập, thầy,
cô giáo phải khắc phục khó khăn thi đua dạy tốt, học tốt Trước yêu cầu đào tạonguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, toàn xã hội cùng vớingành giáo dục rất cần thiết quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồidưỡng ĐNGV đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và đạt chuẩn chuyên môn
1.4.3.1 Công tác đào tạo đội ngũ giáo viên
Xác định nhu cầu là quá trình thu thập thông tin, phân tích thông tin để làm
rõ nhu cầu nâng cao hiệu quả thực thi công việc và xác định giải pháp
Đào tạo ĐNGV là chức năng, nhiệm vụ của nhà quản lý các trường Đại học,cao đẳng nhằm góp xây dựng, phát triển và nâng chất lượng ĐNGV có đạo đứcnghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn Và đồng thời cũng là trách nhiệmcủa người sử dụng lao động phải thực hiện nhằm phát triển hệ thống các tri thức, kỹnăng, thái độ phát huy nhân cách đạt được tiêu chí chất lượng
Xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu số lượng, chất lượng và
cơ cấu, đào tạo theo địa chỉ nhằm hạn chế tình trạng thừa, thiếu tuyển dụng đầu vàogây thất thoát lãng phí
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo từ khâu tuyển đầu vào đến khâu đánh giáchất lượng và hiệu quả đầu ra trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ
Trang 40thể đảm bảo chất lượng ĐNGV
Chủ thể quản lý ĐNGV phải tham mưu trình cấp trên kế hoạch xây dựng đàotạo ĐNGV, công khai chủ trương đào tạo, xét và bình chọn đối tượng đào tạolnguồn nhân lực nòng cốt trong ĐNGV
1.4.3.2 Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Công tác bồi dưỡng GV làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất cho mỗi cánhân là yêu cầu khách quan có tính cấp thiết để xây dựng và nâng cao CLĐNGVđáp ứng xu thế phát triển trong nước và trên thế giới
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng nâng cao kỹnăng sư phạm, PPGD bổ sung những kinh nghiệm hay cho công việc đang làm Bồidưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức,
kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, bồi dưỡng phẩn chất đạo đức, tư tưởng chính trị
Nội dung bồi dưỡng cơ bản của chương trình và sách giáo khoa mới; cácphương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo đặc trưng môn học; yêu cầu cơ bản
về kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng môn học và phương pháp đánh giá kết quảhọc tập của HS; khai thác sử dụng công năng các trang thiết bị, phương tiện dạyhọc; công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt tổ khối chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt
dự giờ thăm lớp, sinh hoạt cụm chuyên môn, tổ chức thi GV dạy giỏi, …
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp xây dựng kế hoạch hàng năm, cử GV đihọc, khuyến khích GV tích cực học tập, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới đáp ứngyêu cầu nhiệm từng giai đoạn Bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên cho ĐNGV nhằmhoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễngiảng dạy; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng GV và ĐNGV Bản chất củacông tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là nâng cao phẩm chất và năng lực cho ĐNGV
để họ có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ của họ
Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng linh hoạt, thông qua các lớp tập huấn,sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡngchính và kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác Bồi dưỡng từ xa thông qua cácphương tiện thông tin như internet, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, băng hình,báo chí Đây là loại hình bồi dưỡng ngày càng được sử dụng rộng rãi và mang lại