Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ (Trang 72 - 76)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện

huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng GV và cả ĐNGV. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng GV là nâng cao phẩm chất và năng lực cho ĐNGV để họ có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ, quyền lợi của họ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao CLĐNGV, ngành GD&ĐT luôn nhận thức và xác định rõ tầm quan trọng có tính quyết định chất lượng giáo dục, nhiều năm qua ngành tập trung công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng chu kỳ thường xuyên, nâng cao trình độ lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua các chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới PPGD. Tuy nhiên, thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng phần đa chỉ tranh thủ thời gian hè nên việc đi lại học tập cũng hạn chế, chất lượng học tập còn thấp so với yêu cầu, nếu tổ chức trong năm học lại khó tập trung GV, ý thức học tập của phần lớn ĐNGV là để

trả nợ, đối phó chưa thấy hết trách nhiệm trước yêu cầu đặt ra, để tự đề ra kế hoạch, phương pháp học tập hợp lý.

Công tác đánh giá chất lượng và kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng đối với người báo cáo, đối với người học chưa được các cấp QLGD quan tâm đúng mức và đề xuất hay áp dụng các biện pháp chế tài để điều chỉnh nhận thức của ĐNGV tham gia học tập nghiêm túc hoặc đánh giá phương pháp, nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn.

Quản lý ĐNGV được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Như vậy, để nâng cao CLĐNGV thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vực này.

2.4.4. Công tác đánh giá, sàng lọc, luân chuyển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Công tác đánh giá xếp loại GV thực hiện theo các văn bản sau: Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/6/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại GV mần non và GV phổ thông công lập, văn bản số 3034/BGD&ĐT-TCCB, ngày 17/4/2006; Luật viên chức, Điều lệ trường tiểu học và Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học; Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Công việc đánh giá ĐNGV là nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng, cần phải được tiến hành thường xuyên , dân chủ, khách quan, công tâm để đánh giá công bằng chuẩn xác năng lực hoàn thành nhiệm vụ của GV. Qua đánh giá ĐNGV để xác định về số lượng, cơ cấu, kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, quy định chuyên môn về đổi mới PPGD, hình thức tổ chức dạy học. Đánh giá điều kiện thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập và đặc biệt quan tâm đánh giá nhận thức luận của đội ngũ về vấn đề thực hiện chủ trưởng cải tiến, đổi mới để đánh giá mức độ hưởng ứng, ủng hộ để có biện pháp điều chỉnh phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng ĐNGV.

Đánh giá ĐNGV được xem là một trong những giải pháp sàng lọc nhằm nâng CLĐNGV và khi xét thấy cần thiết cần phải luân chuyển bố trí phân công việc hợp lý để ĐNGV tích cự làm việc hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kết quả đánh giá, xếp loại ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục ĐNGV góp phần tạo động lực. Các tiêu chí đánh giá chung chung, thiếu các tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, đánh giá chưa đi sâu vào năng lực thực tiễn, không dựa vào hiệu quả công việc, chưa căn cứ từng vị trí công tác, đặc thù từng vùng. Việc đánh giá, cho điểm, xếp loại GV còn hình thức, mang tính chất động viên, cào bằng vì vậy không khuyến khích sự sáng tạo trong lao động.

Sử dụng và luân chuyển ĐNGV là việc bố trí, sắp xếp GV vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn trong thực tiễn; là quá trình giúp ĐNGV bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tiễn quản lý; là sự điều phối GV trong cấp học, ngành học và giữa các khối lớp để GV phải đào sâu nghiên cứu để phát hiện được những nhân tố tích cực bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế thừa;

Có kế hoạch kiểm tra tư cách và hiệu quả công việc của GV được giao, kịp thời đi sâu, đi sát, nắm bắt được những biến động tinh thần, tình cảm của cán bộ. Sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc, giao công tác đúng người, đúng sở trường gắn liền với công tác quản lý, đồng thời kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên với điều kiện, môi trường thuận lợi để GV được rèn luyện và thử thách.

Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh quán triệt quan điểm đúng đắn về việc luân chuyển GV giữa các trường tiểu học trong huyện hoặc giữa khối lớp này sang khối lớp khác là một việc làm bình thường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, bồi dưỡng năng lực ĐNGV.

Mặt khác, Phòng GD&ĐT làm tham mưu Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân và phối hợp với các Phòng chuyên môn liên quan nhằm đảm bảo chế độ, chính sách hợp lý, tạo điều kiện để GV được luân chuyển an tâm công tác. ĐNGV được điều động, điều chuyển phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển, coi đó là dịp để bổ sung, nâng cao kỹ năng thực tiễn, thể nghiệm kiến thức, năng lực quản lý của mình, tích lũy thêm kinh nghiệm quản lý, đồng thời coi đó là một tiêu

chuẩn của người cán bộ là điều kiện để được phấn đấu, được bổ nhiệm sau này.

Những lưu ý trong công tác luân chuyển GV:

- Cần nghiên cứu kỹ mỗi trường hợp giữa GV được luân chuyển và môi trường công tác mới nhằm đem đến cho tập thể mới một người GV tốt, năng nỗ, thạo việc, sẵn sàng chia sẻ giữa đồng nghiệp lẫn nhau trong công tác; đồng thời giúp cho tập thể có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Có ý thức trách nhiệm cao trong công tác luân chuyển GV; tránh tình trạng luân chuyển tràn lan gây xáo trộn cho tập thể.

- Chú ý cơ cấu hài hòa, đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp trẻ - già; cũ – mới, ba độ tuổi, đoàn kết, hợp tác tốt giữa các loại, các lớp ĐNGV bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng tiến bộ và phát triển vững chắc.

- Đảm bảo thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch công tác đánh giá GV, đảm bảo thực hiện công bằng các chế độ, chính sách, kịp thời xử lý những sai phạm nhằm thiết lập nền nếp, kỷ cương.

2.4.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý nâng cao CLĐNGV ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Phòng GD&ĐT tham mưu tốt cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về xây dựng, quy hoạch lại mạng lưới trường học phù hợp với tình hình KT-XH địa phương ở thời điểm hiện tại về địa giới hành chính, địa bàn giao thông liên ấp liên xã, địa bàn dân cư, về quy mô phát triển dân số của từng vùng và phát triển trường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia vừa đạt được mục tiêu xây dựng trường giáo dục chất lượng cao, vừa đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục mức độ 2.

Tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của huyện. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, mô hình trường học mới, đổi mới PPGD, hình thức tổ chức dạy học, chú ý bồi dưỡng kỹ năng xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn và công tác chủ nhiệm lớp.

Tham mưu Sở GD&ĐT, Huyện Ủy xây dựng đề án đào tạo lại ĐNGV, CBQL về bản lĩnh chính trị, năng lực quản lý, tổ chức điều hành, kỹ năng định

hướng, dự báo kế hoạch phát triển nhà trường cho đội ngũ CBQL GDPT.

Tăng cường đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ dạy học và phát động mạnh mẽ phong trào tự làm đồ dùng dạy học nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho ĐNGV khai thác sử dụng có hiệu quả và phát huy tối đa năng lực chuyên môn, tích cực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, sàng lọc và đãi ngộ nhằm thu hút người giỏi vào ngành, tâm huyết với nghề nghiệp, có trách nhiệm với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.

Triển khai các giải pháp XHHGD, thực hiện tốt công tác XHHGD, tranh thủ huy động mọi nguồn lực chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Đồng thời phát huy vai trò, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, Hội đồng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ HS;

Tăng cường công tác giám sát, thanh, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiêp giáo dục và thực hiện các quy định cải cách hành chính, về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục và sử dụng ngân sách được phân bổ, các nguồn quỹ vận động từ các nguồn lực xã hội đóng góp, nhân dân đóng góp.

Hiêu trưởng phải thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV là đội ngũ trực tiếp tác động đến người học và quyết định chất lượng nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng cơ chế khen thưởng hợp lý đối với GV dạy giỏi để tạo động lực tác động mạnh mẽ hơn, tích cực hơn nhằm thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong toàn ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ (Trang 72 - 76)