Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ (Trang 100 - 103)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng

3.2.6.1. Ý nghĩa và mục tiêu

Khi bàn về công tác thanh tra, kiểm tra Lê-nin đã nói “Quản lý mà không có kiểm tra là không có quản lý”. Điều này khẳng định tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, công việc chủ yếu của ĐNGV là giảng dạy, giáo dục HS. Để quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của ĐNGV, giúp người CBQL đánh giá chính xác tính khả thi, tính hiệu lực quản lý khi đưa ra các quyết định, kịp thời phát hiện, điều chỉnh, uốn nắn, khắc phục trong quá trình điều hành, chỉ đạo.

Đánh giá tình hình ĐNGV bằng nội dung, phương pháp cụ thể như: Điều tra, khảo sát, giám sát, thanh kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất khi cần thiết có điều chỉnh kịp thời đảm bảo đánh giá theo CNNGVTH. Làm tốt công tác thanh, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, mục đích nhằm giúp ĐNGV có ý thức tự soi rọi, kiểm điểm bản thân để tự điều chỉnh, rèn luyện phẩm chất đạo đức và phấn đấu nâng cao tay nghề, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong xu thế hội nhập.

Điều quan trọng nhất của công tác thanh tra, kiểm tra phải được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đánh giá kết quả đạt, chưa đạt, nguyên nhân và hướng khắc phục giải quyết phù hợp tham vấn, thúc đẩy

để GV tiếp tục soi rọi, rèn luyện, phấn đấu. Đảm bảo tính công bằng, khách quan, vô tư không thiên vị là cơ sở tạo động lực thúc đẩy GV thi đua lập thành tích cao.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tiếp tục quán triệt và đánh giá đúng yêu cầu quy định CNNGVTH đã vận hành và Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập và các văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại tiết dạy. Tăng cường kiểm tra dự giờ, thăm lớp định kỳ và đột xuất, kiểm tra chuyên đề về thực hiện công tác phối hợp, thực hiện các loại hồ sơ theo quy định, đảm bảo thời gian kế hoạch thực hiện khung chương trình, chuẩn bị kế hoạch bài học, tham gia sinh hoạt chuyên tổ khối, chuyên đề, thao giảng, tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, chất lượng giáo dục, việc xây dựng kế hoạch bài học, công tác chủ nhiệm, thực hiện nội quy, nề nếp và tổ chức các hoạt động ngoại khóa của GV chủ nhiệm.

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú làm cho cán bộ, GV nhận thức rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức và quy trình thanh tra, kiểm tra.

Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV là một hoạt động quan trọng của công tác quản lý. Đây là điều kiện thực hiện cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý đối với quá trình thực hiện chức trách của người CBQL nhà trường phổ thông.

Kiểm tra, đánh giá là đo lường, chấn chỉnh việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch của tổ chức để đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện đúng hướng đạt hiêu quả cao.

Việc kiểm tra đánh giá phải đạt các mục tiêu sau :

- Nhằm phát hiện kịp thời những sai lệch, biểu hiện hay chiều hướng vi phạm các qui định, qui chế chuyên môn để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, chấn chỉnh và tìm ra nguyên nhân, các biện pháp khắc phục, sửa chữa. Bên cạnh đó có thể phát hiện những nhân tố tích cực, những GV có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng để biểu dương, nhân rộng trong đơn vị.

- Kiểm tra, đánh giá giúp GV có ý thức tăng cường hơn đầu tư cho chuyên môn, đánh giá đúng khả năng, chất lượng đội ngũ phát hiện được những mặt mạnh,

những hạn chế của ĐNGV từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách phù hợp yêu cầu phát triển nhà trường.

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bài học đúng, đủ và phù hợp với chương trình của Bộ GD&ĐT quy định không, việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của từng tổ bộ môn của từng GV có đúng tiến độ không, hồ sơ sách đã được qui định bao gồm: kế hoạch bài học, sổ điểm cá nhân, phiếu công tác, số dự giờ, sổ tự học tự bồi dưỡng có đầy đủ và chất lượng không; việc thực hiện giờ giấc, qui chế chuyên môn của GV, thực hiện sinh hoạt tổ khối chuyên môn. Dự giờ để đánh giá đúng khả năng giảng dạy của GV, để qua đó rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ và có căn cứ bình xét xếp loại GV đúng với mục tiêu.

Trước khi triển khai Phòng GD&ĐT chỉ đạo các bộ phận có liên quan như: Thanh tra, nghiệp vụ, tổ chức cán bộ xây dựng các qui chế chuyên môn và tiêu chí đánh giá GV ở từng mặt cụ thể; tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá GV theo các tiêu chí đã xây dựng. Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức khác nhau để có một kết quả chính xác (kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề…).

- Sau kiểm tra đánh giá có thể công khai kết quả cho GV biết khả năng của mình đến mức nào, chỉ rõ mặt nào chưa được để họ nhận ra và có hướng phấn đấu vươn lên.

- Phải xác định rõ mục đích, mục tiêu của công việc kiểm tra, đánh giá và nêu rõ nội dung, cách thức để GV tham vấn, thúc đẩy. Phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý, động viên hỗ trợ của tổ chức công đoàn, chi bộ và sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ CBQL, toàn thể ĐNGV.

- Trong kiểm tra, đánh giá cần phải có thái độ vô tư khách quan, tránh vì lý do này, khác mà thiên vị hoặc trù dập cá nhân, khi đánh giá phải đúng mực, tránh thái độ xúc phạm phải chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu cần sửa đổi hoặc phát huy.

- Kiểm tra là tai mắt của hoạt động quản lý vì vậy các kết luận nội dung và tự kiểm tra phải có luận cứ khoa học, qua kiểm tra đánh giá sẽ phát hiện và biến những kinh nghiệm công tác thành giải pháp chung. Kiểm tra là hoạt động thường xuyên

trong nhà trường không được làm cản trở đối tượng thực hiện mục tiêu. Đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá GV phải là những người có chuyên môn giỏi, có năng lực và có kinh nghiệm trong công tác cũng như giảng dạy.

- Đi liền với công tác kiểm tra, đánh giá cần thực hiện tốt chế độ thi đua khen thưởng, để khuyến khích động viên kịp thời đối với những GV có chuyên môn vững vàng, có nhiều thành tích trong dạy học…Cần nghiêm khắc kiểm điểm những GV vi phạm qui chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến phong trào nhà trường và chất lượng giáo dục, làm giảm uy tín, niềm tin của học sinh và xã hội.

- Tham gia thi đua, ĐNGV tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng thực hành, có điều kiện tiếp cận với tri thức mới, các phương pháp, phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Đó là cách tốt nhất, để họ có thể tự khẳng định và thể hiện mình trong nhà trường và xã hội. Tạo động lực cho hoạt động chính là con người tạo ra các yếu tố có tác dụng thúc đẩy hoạt động đó diễn ra như mong muốn.

- Các chỉ tiêu thi đua được xây dựng trên cơ sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao ở từng đơn vị, được triển khai và thống nhất của các thành viên trong nhà trường về các tiêu chí phấn đấu cần đạt được, phát động ngay từ đầu năm học. Tổ chức giám sát hoạt động thi đua ở các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan trong bình xét các danh hiệu thi đua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ (Trang 100 - 103)