Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ (Trang 55)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành

thành phố Cần Thơ

2.3.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu độ tuổi đội ngũ giáo viên

2.3.1.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên

Tổng số ĐNGV hiện có năm học 2012- 2013 là 501 GV, trong GV trực tiếp giảng dạy là 384 GV các bộ môn 117 GV, đối chiếu tỷ lệ được định biên thừa 30 GV; bởi đặc điểm địa giới hành chính của huyện trải rộng theo kênh rạch, hầu hết các trường đều có nhiều điểm lẻ (từ 2 đến 5 điểm trường), có 12 lớp ghép/ 190 HS- bình quân toàn huyện bố trí 26 HS/ lớp (9596 HS/ 382 lớp). Nếu tính tỷ lệ GV/ lớp ở năm học 2011-2012 chỉ cần 464 GV cho lớp 1 buổi và 10 lớp 2 buổi/ ngày, thừa 73 GV. Năm học 2012-2013 có 382 lớp/ 501 GV, trong đó: có 57 lớp 2 buổi/ngày thì chỉ cần 476 GV và thực tế toàn ngành thừa 25 GV. Bảng 5. Thống kê tỷ lệ số lượng GV / lớp Năm học Tổng số GV Tổng số lớp Tỷ lệ 2010-2011 552 399 1.38 2011-2012 537 384 1.39 2012-2013 501 382 1,31

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)

Đối chiếu số lượng ĐNGV hàng năm luôn cao hơn so với tỷ lệ định biên, số HS cũng giảm dần hàng năm, kéo theo nhu cầu GV cũng phải giảm theo tương ứng đảm bảo tỷ lệ quy định được bố trí.

Bảng 6. Thống kê số lượng đội ngũ giáo viên hiện có

Năm học Số lượng GV dạy lớp

PT Nhạc Họa Thể dục Ngoại ngữ Tin học

2010-2011 445 29 27 37 12 2 2011-2012 429 28 27 35 16 3 2012-2013 389 27 26 36 20 3

Qua đối chiếu kết quả từ bảng 1, bảng 5, bảng 6 cho thấy tỷ lệ GV trên lớp thừa cục bộ ở một số môn như: Nhạc, họa, thể dục, ngoại ngữ dẫn đến việc phân công bố trí, sử dụng đội ngũ không phát huy triệt để năng lực và thời gian làm việc 23 tiết/ tuần và 40 giờ/ ngày của ĐNGV gây lãng phí ngân sách, lãng phí nguồn nhân lực đã được tuyển dụng để sử dụng; trong khi đó chất lượng giảng dạy các bộ môn chưa đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định và không đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS, HS thiếu hứng thú khi học các bộ môn, kết quả các phong trào hội thi hàng năm về mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục thể chất đạt thấp.

Theo tinh thần Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; quy định đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,20 GV/lớp, đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 GV/lớp. Đối chiếu tỷ lệ thực tế GV/ lớp so với quy định, GV/ lớp của huyện luôn cao hơn định biên, tuy nhiên hàng năm số GV nghỉ hưu, thuyên chuyển khoảng 20 người nên vẫn thiếu hụt GV và tỷ lệ nữ luôn chiếm hơn 50% trên tổng số ĐNGV, GV trong độ tuổi sinh đẻ cũng chiếm số đông nên nhà trường gặp khó khăn trong công tác phân công, bố trí, sử dụng GV.

2.3.1.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên

- Cơ cấu theo giới

Năm học 2012-2013, tổng số ĐNGV của 25 trường là 501 người, trong đó GV nữ là 254 người, chiếm tỷ lệ 50,69%; tỷ lệ khá tương đồng giữa nam, nữ là điều kiện cơ cấu khá thuận lợi cho CBQLGD trong phân công, bố trí, sử dụng đội ngũ.

Biểu đồ 2 : Thống kê giới tính

Đặc điểm của nữ giới là thường phải lo quán xuyến việc gia đình nên thời gian chi phối cho công việc nhà, chăm sóc người thân chiếm phần lớn quỹ thời gian lao động mỗi ngày, chính vì điều này nên thời gian chuyên tâm giành cho việc nghiên cứu, học tập, trau dồi năng lực sư phạm, gắn bó với nhà trường có phần hơi hạn chế. Tuy nhiên, thế mạnh của nữ giới là khả năng kiên trì, chịu khó, tỷ mỷ, ân cần quan tâm chăm chút đến từng HS, phối hợp chặt chẽ với CMHS trong công tác giáo dục nhà trường- gia đình.

- Về cơ cấu độ tuổi:

Bảng 7. Số lượng giáo viên của các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh phân chia theo độ tuổi

Tổng số GV Dưới 35 Từ 35→‹ 45 tuổi Từ 45→‹ 50 tuổi › 50 tuổi

SL TL SL TL SL TL SL TL

501 103 6,96 171 34,31 192 38,32 35 6,98

(Nguồn: bộ phận TCCB Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, năm 2013)

Số GV có tuổi đời dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 6,96 %, có vị trí quan trọng trong nhà trường hiện nay, đây là lực lượng tiên phong thực hiện chủ trương đổi mới PPGD, cải tiến hình thức tổ chức dạy học, linh hoạt năng động hưởng ứng các phong trào thi đua dạy tốt- học tốt, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tổ chức lớp học linh hoạt, tích cực giữa người dạy và người học, nhưng điểm yếu của đội ngũ này chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và xử lý các mối quan hệ.

Số GV có tuổi đời từ 35 đến dưới 45 tuổi là 171 người chiếm tỷ lệ 34,31%, ĐNGV ở độ tuổi là lực lượng nòng cốt giữ vai trò trung tâm tác động lẫn nhau tạo sức lan tỏa giữa các thành viên trong tập thể, tích cực đổi mới PPGD, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, vừa tiếp cận tri thức mới vừa có kinh nghiệm qua thực tiễn.

Số GV có tuổi đời từ 45 đến dưới 50 tuổi là 192 người chiếm tỷ lệ 38,32%, qua khảo sát lực lượng ĐNGV ở độ tuổi này có thâm niên giảng dạy từ 20 năm đến 30 trong nghề chiếm tỷ lệ khá cao so tương quan trong tổng số ĐNGV toàn ngành. Thực tiễn quản lý ĐNGV ở độ tuổi này dần chững lại, khả năng linh hoạt, năng động giảm dần.

Số GV có tuổi đời từ 50 tuổi trở lên là 35 người chiếm tỷ lệ 6,98%, số GV này chuẩn bị nghỉ hưu một vài năm tới nên không đưa vào kế hoạch đào tạo lại, chủ yếu bồi dưỡng thường xuyên, tham gia sinh hoạt chuyên đề, tổ chuyên môn. Điểm mạnh của đội ngũ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, điểm hạn chế chậm chịu đổi mới, cải tiến phương pháp dạy- học, đặc biệt là chậm tiếp cận công nghệ thông tin để ứng dụng trong dạy- học.

Bảng 8: Số lượng giáo viên của các trường tiểu học phân chia theo thâm niên giảng dạy.

Tổng số

< 5 năm Từ 5-10 năm Từ 11-20 năm Từ 21-30 năm > 30 năm

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

501 57 11,38 104 20,76 148 29,54 127 25,35 54 10,78

(Nguồn: Thống kê của Bộ phận TCCB, Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh năm 2013)

Tìm hiểu kết quả thống kê thâm niên công tác ĐNGV, số lượng ĐNGV có thâm niên dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 11,38%, thâm niên từ 11- 30 năm % chiếm hơn 54%, số lượng ĐNGV có thâm niên trên 30 năm chiếm số ít.

Bảng 9. Thống kê trình độ đội ngũ giáo viên năm học: 2012-2013

Tổng số Cử nhân Cao đẳngTrình độ chuyên mônTHSP 12+2 THSP 9+3 Khác

501 263 191 46 01

Biểu đồ 3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học

Trình độ chuyên môn của ĐNGV được nâng lên từng năm qua kết quả thống kê, tỷ lệ vượt chuẩn chiếm 90,61 %, không đạt chuẩn chỉ ở mức 0,20 %.

Bảng 10. thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học ĐNGV

Kiến thức Trình độ Số lượng

Ngoại ngữ A B B1 B2 CĐ 89 6 1 6 0

Tin học A B CĐ 375 47

(Nguồn: Thống kê của bộ phận TCCB Phòng GD&ĐT năm 2013)

Về cơ bản trình độ đào tạo ngoại ngữ, tin học của ĐNGV được nâng lên về số lượng. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng vào hoạt động dạy học vẫn còn nhiều GV lúng túng chưa thành thục.

2.3.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học

2.3.2.1. Thực trạng về phẩm chất đội ngũ giáo viên

Đa số GV được bồi dưỡng nhận thức lý luận về chủ trương, quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng, Nhà nước về các giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam; hàng năm ngành giáo dục cùng phối hợp ngành tuyên giáo tổ chức các lớp bồi dưỡng, học tập quán triệt các Nghị quyết của các lần Đại hội đại biểu toàn quốc, Chỉ thị, Kết luận. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nội dung Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL %

Về nhận thức tư tưởng chính trị 12 6,0 18 9,0 78 39,0 92 46,0 Về chấp hành pháp luật, chính sách nhà nước 1 0,5 6 3,0 75 37,5 118 59,0 Chấp hành quy chế của ngành, nhà trường, KLLĐ 0 7 3,5 56 28,0 137 68,5 Đạo đức lối sống 0 7 3,5 67 33,5 126 63,0 Trung thực, đoàn kết 0 8 4,0 44 22,0 138 74,0 Kiến thức cơ bản 0 5 2,5 43 21,5 152 76,0 Kiến thức về tâm lý 0 5 2,5 78 39,0 117 58,5 Kiến thức về kiểm tra 0 7 3,5 83 41,5 110 55,0 Kiến thức phổ thông 0 8 4,0 92 46 100 50,0 Kiến thức địa phương 0 12 6,0 103 51,5 85 43,5 Lập kế hoach dạy học 1 0,5 7 3,5 66 33,0 136 68,0 Tổ chức và thực hiện các hoạt động

dạy học 1 0,5 7 3,5 85 42,5 107 53,5 Công tác chủ nhiệm 2 1,0 5 2,5 55 27,5 138 69,0 Thực hiện thông tin hai chiều 1 0,5 9 4,5 91 45,5 99 49,5 Xây dựng, bảo quản và sử dụng hồ sơ 0 7 3,5 102 51,0 91 45,5 Chú trọng việc thực hiện chương trình, đổi mới nội dung, PPGD phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, sáng tạo và ý thức vươn lên của HS, góp phần hình thành trong học sinh khả năng tự học, nhằm tạo những bước tiến mới về chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời, quan tâm giáo dục đạo đức truyền thống, kiến thức pháp luật, giảng dạy tích hợp nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng sống cho HS, giáo dục môi trường, …Tích cực phát hiện bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu nên chất lượng ngày càng nâng cao.

Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ HS yếu, khắc phục tình trạng HS bỏ học, có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu không để xảy ra việc cho HS không đạt chuẩn lên lớp. Giáo viên chú trọng việc giúp đỡ, động viên HS; tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và bảo đảm kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan.

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên

Mỗi đầu năm học sau khi tiếp thu hướng dẫn nhiệm vụ năm học từ Sở GD&ĐT, năm học 2013-2014 là năm thứ 3 tiếp tục thực hiện Nghị quyết XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế và thực hiện Thông báo kết luận số 51-KL/TW, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban Bí thư trung ương; giáo dục tiểu học tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS tiểu học, triển khai mô hình trường học mới VNEN, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy triển khai đại trà phương pháp “bàn tay nặn bột” và vận dụng linh hoạt, phù hợp ở một số môn học, tiết học khác.

Phòng GD&ĐT họp CBQL trường học chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đến các cơ sở giáo dục, quan tâm nâng chất sinh hoạt tổ chuyên môn, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cả năm học nhằm cụ thể hóa chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm nhà trường và lớp được phân công dạy; Giáo án soạn theo hướng đổi mới dạy- học tích cực. Tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của HS;

Thực tế nhiều năm qua, vấn đề đổi mới PPGD đối với ĐNGV vẫn còn vướng mắc ngay trong nội tại người GV, số đông GV tuy được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn vượt chuẩn, nhưng sức ì khá lớn ở ĐNGV là bên cạnh yêu cầu công việc được giao, nhiều GV ngán ngại đầu tư nghiên cứu, ý thức tự học lại càng hạn chế, hình thức học đa phần được đào tạo, bồi dưỡng hệ vừa học vừa làm, điều kiện hoàn cảnh gia đình sống chủ yếu trông cậy vào tiền lương.

Việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục HS vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Năng lực phát triển nghề nghiệp bản thân phải tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi góp ý tình hình học tập của HS, tăng cường dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, thao giảng để chia sẻ kinh

nghiệm với đồng nghiệp và nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Lựa chọn, sử dụng hợp lý các phương pháp, hệ thống câu hỏi kiểm tra phát huy năng lực tự học của HS vẫn còn gượng gạo, máy móc, vẫn còn tình trạng GV quá trung thành với sách giáo khoa; việc khai thác sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm vẫn là quá khiêm tốn, thậm chí lúng túng khi giảng dạy các tiết khoa học, tự nhiên và xã hội, vì kiến thức khoa học phổ thông về sinh, lý, hóa để vận dụng dạy học quá ít ỏi và hạn hẹp, bấy lâu nay theo lối suy nghĩ bậc tiểu học nên chỉ cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa là đủ so với thời lượng lên lớp nên mục tiêu bài học đã được xác định nhưng vẫn không được người học tiếp thu đầy đủ để vận dụng sáng tạo.

Phần đông GV ít chú ý giọng nói, ngữ điệu, chữ viết khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; tình trạng GV viết chữ không đúng mẫu, nguệch ngoạc, thậm chí viết sai nhiều lỗi chính tả, phát âm không đúng chuẩn là một trong những nguyên nhân HS hiện nay viết chữ quá xấu và mắc nhiều lỗi chính tả; bản thân người GV viết chữ không đẹp nên không thể nào hướng dẫn HS giữ vở sạch và viết chữ đẹp.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học, xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các PPGD phát huy tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của HS; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa hoặc các buổi tham quan học tập; phối hợp với gia đình và đoàn thể địa phương phối hợp giáo dục HS. Bên cạnh những thành quả đạt được nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, thói quen hành vi đúng trong sinh hoạt, giao tiếp chưa được GV quan tâm nhiều trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, khả năng học để hiểu và thực hành đối với nhiều HS còn rất mơ hồ, máy móc vì kiểu dạy truyền thống như đã ăn sâu trong tư duy của nhà giáo chưa chịu thay đổi cho phù hợp với xu thế của thời đại là hội nhập để tiếp cận, vận dụng nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia phát triển.

Chưa thường xuyên trao đổi góp ý tình hình học tập của HS, tăng cường dự giờ thăm lớp nhưng việc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cho nhau ít được lưu tâm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh hoạt chuyên môn, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, thao giảng để chia sẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ (Trang 55)