0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Thực trạng về phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 59 -59 )

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên

2.3.2.1. Thực trạng về phẩm chất đội ngũ giáo viên

Đa số GV được bồi dưỡng nhận thức lý luận về chủ trương, quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng, Nhà nước về các giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam; hàng năm ngành giáo dục cùng phối hợp ngành tuyên giáo tổ chức các lớp bồi dưỡng, học tập quán triệt các Nghị quyết của các lần Đại hội đại biểu toàn quốc, Chỉ thị, Kết luận. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nội dung Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL %

Về nhận thức tư tưởng chính trị 12 6,0 18 9,0 78 39,0 92 46,0 Về chấp hành pháp luật, chính sách nhà nước 1 0,5 6 3,0 75 37,5 118 59,0 Chấp hành quy chế của ngành, nhà trường, KLLĐ 0 7 3,5 56 28,0 137 68,5 Đạo đức lối sống 0 7 3,5 67 33,5 126 63,0 Trung thực, đoàn kết 0 8 4,0 44 22,0 138 74,0 Kiến thức cơ bản 0 5 2,5 43 21,5 152 76,0 Kiến thức về tâm lý 0 5 2,5 78 39,0 117 58,5 Kiến thức về kiểm tra 0 7 3,5 83 41,5 110 55,0 Kiến thức phổ thông 0 8 4,0 92 46 100 50,0 Kiến thức địa phương 0 12 6,0 103 51,5 85 43,5 Lập kế hoach dạy học 1 0,5 7 3,5 66 33,0 136 68,0 Tổ chức và thực hiện các hoạt động

dạy học 1 0,5 7 3,5 85 42,5 107 53,5 Công tác chủ nhiệm 2 1,0 5 2,5 55 27,5 138 69,0 Thực hiện thông tin hai chiều 1 0,5 9 4,5 91 45,5 99 49,5 Xây dựng, bảo quản và sử dụng hồ sơ 0 7 3,5 102 51,0 91 45,5 Chú trọng việc thực hiện chương trình, đổi mới nội dung, PPGD phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, sáng tạo và ý thức vươn lên của HS, góp phần hình thành trong học sinh khả năng tự học, nhằm tạo những bước tiến mới về chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời, quan tâm giáo dục đạo đức truyền thống, kiến thức pháp luật, giảng dạy tích hợp nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng sống cho HS, giáo dục môi trường, …Tích cực phát hiện bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu nên chất lượng ngày càng nâng cao.

Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ HS yếu, khắc phục tình trạng HS bỏ học, có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu không để xảy ra việc cho HS không đạt chuẩn lên lớp. Giáo viên chú trọng việc giúp đỡ, động viên HS; tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và bảo đảm kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan.

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên

Mỗi đầu năm học sau khi tiếp thu hướng dẫn nhiệm vụ năm học từ Sở GD&ĐT, năm học 2013-2014 là năm thứ 3 tiếp tục thực hiện Nghị quyết XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế và thực hiện Thông báo kết luận số 51-KL/TW, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban Bí thư trung ương; giáo dục tiểu học tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS tiểu học, triển khai mô hình trường học mới VNEN, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy triển khai đại trà phương pháp “bàn tay nặn bột” và vận dụng linh hoạt, phù hợp ở một số môn học, tiết học khác.

Phòng GD&ĐT họp CBQL trường học chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đến các cơ sở giáo dục, quan tâm nâng chất sinh hoạt tổ chuyên môn, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cả năm học nhằm cụ thể hóa chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm nhà trường và lớp được phân công dạy; Giáo án soạn theo hướng đổi mới dạy- học tích cực. Tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của HS;

Thực tế nhiều năm qua, vấn đề đổi mới PPGD đối với ĐNGV vẫn còn vướng mắc ngay trong nội tại người GV, số đông GV tuy được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn vượt chuẩn, nhưng sức ì khá lớn ở ĐNGV là bên cạnh yêu cầu công việc được giao, nhiều GV ngán ngại đầu tư nghiên cứu, ý thức tự học lại càng hạn chế, hình thức học đa phần được đào tạo, bồi dưỡng hệ vừa học vừa làm, điều kiện hoàn cảnh gia đình sống chủ yếu trông cậy vào tiền lương.

Việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục HS vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Năng lực phát triển nghề nghiệp bản thân phải tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi góp ý tình hình học tập của HS, tăng cường dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, thao giảng để chia sẻ kinh

nghiệm với đồng nghiệp và nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Lựa chọn, sử dụng hợp lý các phương pháp, hệ thống câu hỏi kiểm tra phát huy năng lực tự học của HS vẫn còn gượng gạo, máy móc, vẫn còn tình trạng GV quá trung thành với sách giáo khoa; việc khai thác sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm vẫn là quá khiêm tốn, thậm chí lúng túng khi giảng dạy các tiết khoa học, tự nhiên và xã hội, vì kiến thức khoa học phổ thông về sinh, lý, hóa để vận dụng dạy học quá ít ỏi và hạn hẹp, bấy lâu nay theo lối suy nghĩ bậc tiểu học nên chỉ cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa là đủ so với thời lượng lên lớp nên mục tiêu bài học đã được xác định nhưng vẫn không được người học tiếp thu đầy đủ để vận dụng sáng tạo.

Phần đông GV ít chú ý giọng nói, ngữ điệu, chữ viết khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; tình trạng GV viết chữ không đúng mẫu, nguệch ngoạc, thậm chí viết sai nhiều lỗi chính tả, phát âm không đúng chuẩn là một trong những nguyên nhân HS hiện nay viết chữ quá xấu và mắc nhiều lỗi chính tả; bản thân người GV viết chữ không đẹp nên không thể nào hướng dẫn HS giữ vở sạch và viết chữ đẹp.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học, xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các PPGD phát huy tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của HS; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa hoặc các buổi tham quan học tập; phối hợp với gia đình và đoàn thể địa phương phối hợp giáo dục HS. Bên cạnh những thành quả đạt được nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, thói quen hành vi đúng trong sinh hoạt, giao tiếp chưa được GV quan tâm nhiều trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, khả năng học để hiểu và thực hành đối với nhiều HS còn rất mơ hồ, máy móc vì kiểu dạy truyền thống như đã ăn sâu trong tư duy của nhà giáo chưa chịu thay đổi cho phù hợp với xu thế của thời đại là hội nhập để tiếp cận, vận dụng nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia phát triển.

Chưa thường xuyên trao đổi góp ý tình hình học tập của HS, tăng cường dự giờ thăm lớp nhưng việc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cho nhau ít được lưu tâm;

sinh hoạt chuyên môn, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề, thao giảng để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp và nâng cao tay nghề có tổ chức triển khai nhưng thường bỏ qua khâu kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS; GV thực hiện đúng theo quy định Thông tư số 32/2009/TT-Bộ GD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định đánh giá, xếp loại HS tiểu học, tuy nhiên việc đánh giá tùy thuộc vào năng lực của người GV; công tác quản lý HS trong các hoạt động giáo dục mang tính phối hợp nhưng chưa được nhịp nhàng, đều tay; tham gia các hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm về hiệu quả và chất lượng giảng dạy, giáo dục.

Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Mỗi GV có ý trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước HS, yêu thương đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của HS; đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng nghiệp; tham gia công tác phổ cập; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, gia đình HS tổ chức các hoạt động giáo dục. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quyết định và phân công của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng, các cấp quản lý giáo dục.

2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên

Do đặc điểm mạng lưới trường lớp trải rộng theo địa bàn dân cư nên trường có nhiều điểm lẻ, 80% người dân chủ yếu sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và lao động thuê mướn nên mức thu nhập thấp; cha mẹ HS gần như khoán trắng cho GV, sự phối hợp từ phía gia đình HS với nhà trường ít được chú ý trong công tác giáo dục. Công tác XHHGD gần như chỉ vận động được sự đóng góp của các vị mạnh thường quân, nhà hảo tâm, một vài doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ học phẩm cho HS.

Công tác tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, sàng lọc từ lâu đã thành lối mòn trong quản lý; công tác tuyển chọn chủ yếu để giải về nhu cầu số lượng chứ chưa

chú ý đến chất lượng GV trước khi vào ngành, việc phân công, bố trí của hiệu trưởng mang nặng ý chí chủ quan chưa được sự đào sâu suy nghĩ của người CBQL nhằm khơi dậy sức sáng tạo, lòng nhiệt huyết của ĐNGV.

Bản thân nội tại bên trong ĐNGV chưa nêu cao ý thức tự giác học tập trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tay nghề, tìm tòi nghiên cứu khoa học để tự bổ sung kinh nghiệm, tự hoàn thiện đáp ứng yêu nhiệm vụ cao hơn. Nhận thức về yêu cầu cung cấp tri thức của bậc học còn đơn điệu, hạn hạn hẹp.

Trình độ chuyên môn ĐNGV tuy được bồi dưỡng nâng lên về số lượng nhưng để giải bài toán chất lượng ĐNGV và tìm ra kết quả mong đợi là một quá trình kiên trì rèn luyện liên tục của ĐNGV, bằng ý chí vươn lên không ngừng phấn đấu trau dồi chuyên môn, cập nhật kiến mới, kiến thức khoa học cần thiết của bậc học, bên cạnh cần được sự quan tâm tạo điều, cơ hội thuận lợi nhất để GV chuyên tâm đầu tư nghiên cứu.

Công tác kiểm tra, đánh giá nội bộ các hoạt động trong nhà trường chưa tổ chức thực hiện thường xuyên, triển khai dưới hình thức đối phó, chiếu lệ nên việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trong tổ chức không nghiêm tạo nên sức ì trong bộ máy cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực trong tư duy nhận thức của GV.

Công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích, động viên, tạo môi trường và điều kiện làm việc ít được CBQL quan tâm kịp thời nhằm tạo động lực thúc đẩy đến mọi thành viên trong nhà trường phối hợp làm việc đạt hiệu suất cao hơn. Vấn đề chăm lo đời sống vật chất, tinh thần ít được CBQL quan tâm, vì vậy chưa khơi đậy lòng nhiệt huyết của nhà giáo.

Sự hợp tác của cha mẹ HS trong việc quan tâm giáo dục và việc học tập của con cái, gần như khoán trắng cho GV, không tham gia theo dõi, đóng góp về kết quả đánh giá chất lượng, chuẩn kiến thức kỹ năng cần được trang bị.

Việc quan tâm hỗ trợ đầu tư của nhà quản lý về CSVC, trang thiết bị, dụng cụ dạy học còn nhiều hạn chế, không đồng bộ GV ít có cơ hội tiếp cận thường xuyên, đầy đủ một số trang thiết bị phục vụ cải tiến, đổi mới PPGD, UDCNTT, thí nghiệm- thực hành trên lớp; khi triển khai các phương pháp mới luôn trong tình trạng khập khiểng, khuôn mẫu, sự vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của

từng đơn vị chưa được đánh giá đúng mức.

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Hàng năm, ĐNGV được tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên môn, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, duy trì sinh hoạt chuyên môn. Nội dung các chuyên đề tập trung rút kinh nghiệm trong việc triển khai đổi mới PPGD nhằm đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, kỹ thuật đánh giá, nghiệp vụ GV chủ nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và nâng cao tay nghề,v.v.

Do đặc thù mạng lưới trường lớp phân tán theo khu dân cư nên số lượng GV được bố trí theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trình độ đội ngũ không đồng đều, tình trạng thừa thiếu cục bộ luôn tồn tại khó điều chuyển, số GV hàng năm đạt danh hiệu GV dạy giỏi các cấp quá ít so với tổng biên chế, công tác tuyển chọn vẫn chưa chú trọng chất lượng, kiến thức ngoại ngữ, tin học quá thấp và quá trình sử dụng lao động sư phạm chưa làm phát huy năng lực chuyên môn.

Dựa trên kết quả khảo sát số liệu ĐNGV huyện Vĩnh Thạnh, qua kết quả nhận xét đánh giá ĐNGV và nhận xét của lãnh đạo Phòng GD&ĐT và một số chuyên gia chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét chung về ĐNGV huyện Vĩnh Thạnh như sau :

- Về số lượng:

Trong những năm qua, ĐNGV các trường tiểu học được bố trí, sắp xếp tương đối đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, do thay đổi nhiều về quy mô lớp, HS nên phải luân chuyển GV giữa các trường lận cận và với lý do GV nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, việc thực hiện sự phân cấp quản lý cho địa phương nên vẫn thiếu hụt cục bộ GV hàng năm.

- Về cơ cấu đội ngũ:

Số lượng GV trong độ tuổi nghỉ hưu hàng năm từ 20- 25 người vì vậy tình trạng thiếu GV vẫn tiếp diễn, số GV được đào tạo không đủ đáp nhu cầu của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Công tác phát triển Đảng trong nhà trường chưa được quan

tâm đúng mức, tỷ lệ đảng viên trong ĐNGV chỉ đạt 25,1%; Công tác quy hoạch ĐNGV chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng nên chưa chú ý xây dựng, chủ yếu thiếu lúc nào lo lúc ấy.

- Về trình độ.

Có 90,61% GV có trình độ Đại học, cao đẳng đã có thời gian khá dài trong công tác giảng dạy, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nên họ có đủ kiến thức, kỹ năng sư phạm tương đối hoàn chỉnh để tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục và dạy- học. Tuy vậy, trình độ văn hóa, nghiệp vụ trong ĐNGV

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 59 -59 )

×