9. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Về sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên
Bảng 3. Thống kê kết quả một số phong trào thi đua “hai tốt”
Số lượng
Năm Cấp Trường Cấp Huyện Cấp Thành phố
2010/ 89 90 28
2011/ 105 67 15
2012/ 93 46 12
Tổng cộng 287 203 55
(Nguồn:bộ phận thi đua Phòng GD&ĐT năm 2013)
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và Hội đồng thi đua, khen thưởng của ngành hàng năm phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm với số lượng GV tham gia gắn quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.Về tổ chức ngành thành lập Hội đồng khoa học, thành phần bao gồm lãnh đạo ngành, chuyên viên các cấp học, trưởng cụm chuyên môn; xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể
để hướng dẫn, tư vấn nội dung, biện pháp triển khai trong các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo đạt mục tiêu đổi mới QLGD và đổi mới PPGD đáp ứng yêu nhiệm vụ từng giai đoạn cụ thể.
Về phong trào tự làm đồ dùng dạy học luôn được quan tâm duy trì và phát triển về chất lượng được thực hiện song song với thực hiện đổi mới, cải tiến PPGD, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, UDCNTT trong soạn giảng và dạy- học là phong trào truyền thống của ngành được duy trì và phát triển rầm rộ cả quy mô, số lượng và mỗi GV, CBQL đăng ký một tài nghiên cứu, viết về kinh nghiệm gắn với nhiệm vụ được phân công.
Qua khảo sát kết quả thực tế và điều tra, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện đổi mới nhằm đáp ứng yêu nhiệm vụ được giao là hết sức cần thiết luôn có ý nghĩa tích cực tác động vào quá trình dạy và học, giúp cho HS có phương pháp học tốt, học tích cực, học đi đôi với hành, vui mà học mà vui không bị áp lực, gò bó, để các em tích cực tham gia vào các hoạt động học một cách năng động, linh hoạt. Tuy nhiên, với yêu cầu mấy năm qua về bố cục đề dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thiết thực gắn với nhiệm vụ đang thực thi, còn nặng lý luận, hiệu quả áp dụng không cao, lãng phí thời gian, công sức đầu tư của GV, công tác thẩm định đánh giá mang tính thủ tục, chưa được đánh giá sát đáng và thừa nhận là một nghiên cứu mang tính khoa học đối với phạm vi, đối tượng nghiên cứu để triển khai học tập kinh nghiệm và nhân rộng.