PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng một số phương pháp phântích thống kê, phương pháp so sánh để phân tích tình hình hoạt động tín dụng, các cơcấu t
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Hoa
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Hoa
Trang 3Tôi xin cam đoan tất cả nội dung được đề cập trong khóa luận này do chính tôithực hiện nghiên cứu Nguồn số liệu trong khóa luận được trích dẫn đầy đủ trong danhmục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực Các kết quả, phân tích, kết luận trongkhóa luận này (ngoài các phần trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Sinh viên
Phạm Thị Hoa
Trang 4Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất
cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy, côgiáo và các cán bộ công chức của Trường Học Viện Ngân Hàng đã trực tiếp hoặc giántiếp giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Cô giáo ThS Đào Thanh Tú - người đã trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bảnkhoá luận này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đãchia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Phạm Thi Hoa
Trang 5ATM Automatic Teller Machine – Máy giao dịch tự động
BCTC Báo cáo tài chính
BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamCNXH Chủ nghĩa xã hội
CTCP Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
KHKD Kế hoạch kinh doanh
NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 6Bảng 2.1 Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh tại BIDV 37
Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2011 –2013 39
Bảng 2.3 Cơ cấu tiền gửi khách hàng giai đoạn 2011 –2013 40
Bảng 2.4 Huy động tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2011 –2013 40
Bảng 2.5 Huy động tiền gửi khách hàng theo đồng tiền giai đoạn 2011 –2013 41
Bảng 2.6: Quy mô tín dụng của một số ngân hàng 42
Bảng 2.7 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 –2013 43
Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 –2013 45
Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng theo ngành nghề giai đoạn 2011 –2013 47
Bảng 2.10 Thu nhập hoạt động dịch vụ giai đoạn 2011 –2013 49
Bảng 2.11 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2011 –2013 51
Bảng 2.12 Phân loại nợ giai đoạn 2011 –2013 52
Bảng 2.13 Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn của BIDV từ 2011-2013 53
Bảng 2.14 Cơ cấu nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011-2013 54
Bảng 2.15 Dự phòng rủi ro của BIDV giai đoạn 2011-2013 58
Trang 7Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV 32
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV 34
Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức chi nhánh của BIDV 36
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ tại BIDV năm 2013 28
Biểu đồ 2.2 Dư nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam 43
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tín dụng theo kì hạn 44
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nợ của BIDV từ 2011-2013 54
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3
1.1.1 Khái niệm về tín dụng 3
1.1.2 Phân loại tín dụng 4
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 6
1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 7
1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng 7
1.2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM 9
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM 10
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM 17
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 22
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các nước trên thế giới 22
1.3.2 Bài học cho các NHTM Việt Nam 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .27 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 27
2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của BIDV 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIDV 32
2.1.3 Tình hình hoạt động của BIDV 36
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV 51
2.2.1 Về mặt định lượng 51
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV 62
2.3.1 Kết quả đạt được 62
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 63
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV 68
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1.1 Mục tiêu tổng quát trong hoạt động tín dụng 68
3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng của BIDV 68
3.1.3 Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2014 69
Trang 9THỰC HIỆN KHKD NĂM 2014 69
3.2.1 Tiếp tục là công cụ hữu hiệu, đắc lực thực thi chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ, NHNN: 69
3.2.2 Điều hành lãi suất, tỷ giá tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ của NHNN, đảm bảo tính linh hoạt, bám sát lãi suất thị trường: 70
3.2.3 Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống: 70
3.2.4 Tiếp tục đổi mới phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động: 71
3.2.5 Về triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh: 71
3.2.6 Về triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: 72
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV 73
3.3.1 Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng 73
3.3.2 Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và chính sách khách hàng 73
3.3.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh 75
3.3.4 Hoàn thiện và tăng cường có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng 76
3.3.5 Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng 77
3.3.6 Nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng 78
3.4 KIẾN NGHỊ 80
3.4.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: 80
3.4.2 Kiến nghị với nhà nước 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cónhững bước phát triển vượt bậc đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội đấtnước Đặc biệt trong những năm qua, ngành ngân hàng còn là công cụ đắc lực hỗ trợNhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định đồng tiền, giá cả hàng hoá.Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu vàquan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng Tín dụng
là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi rotín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời và quan trọng nhất mà ngân hàng thươngmại cũng như các tổ chức tài chính trung gian khác phải đối mặt Hậu quả của rủi rotrong hoạt động tín dụng luôn có tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thốngngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung Do đó, bất cứ lúc nào rủi ro tíndụng cũng luôn mang tính thời sự và việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đếnmức thấp nhất rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn được quan tâm hàng đầu của các ngânhàng thương mại
Với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trong những năm quaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã không ngừng phấn đấu vươn lên,khẳng định được vị thế là ngân hàng thương mại dẫn đầu trong khối các NHTM Đểthực hiện mục tiêu phát triển an toàn - bền vững, trong hoạt động của mình Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao chấtlượng, hạn chế rủi ro tín dụng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng vẫn còn một vài hạn chế cần sớm được khắc phục, điềuchỉnh để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Từ nhận thức được yêu cầu của thực tiễn, em chọn đề tài nghiên cứu:
“Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, nóảnh hưởng quyết định tới tài sản có của ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng cũng
là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
và tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng
Do đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu cơ sở lý luận cơ bản và thựctrạng về chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và
Trang 11đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng và phòng ngừa rủi ro phát sinh.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng một số phương pháp phântích thống kê, phương pháp so sánh để phân tích tình hình hoạt động tín dụng, các cơcấu tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ đó rút ra nhậnxét về chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng
5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo kết cấukhóa luận có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời,tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hoá Tín dụng ra đời là một tất yếu, kháchquan của nền kinh tế xã hội
Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưathống nhất khi định nghĩa về tín dụng
Theo Các Mác thì: “ Tín dụng dưới hình thái biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít
nhiều có căn cứ đã khiến cho người này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoá hoặc được đánh giá thành một số tiền nhất định Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được ấn định” 1
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế
thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định Đến kỳ hạn trả nợ người đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi” 2
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là quan hệ lẫnnhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãi saumột thời gian nhất định Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phảnánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng(chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chứckhác với những ràng buộc nhất định về: số tiền hoàn trả (gốc và lãi), thời gian hoàntrả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi…
Còn “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng
một lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có
1 C.Mác (1962), Tư bản, Quyển 3, Tập 2, Nhà xuất bản Sự Thật.
2 .http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?TuKhoa=t%C3%ADn%20d%E1%BB%A5ng&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID=7903
Trang 13khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn” 3 Khác với tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng không cung cấp tín dụng dưới hình thức hàng hoá
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” 4
Như vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó làquan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các TCTD vớicác pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi
1.1.2 Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng và
đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối Trên cơ sở các căn cứ phân loạikhác nhau ta có các hình thức tín dụng khác nhau
1.1.2.1 Dựa vào mục đích cho vay thì gồm các loại: cho vay bất động sản, cho vay
công và thương mại, cho vay nông nghiệp, cho vay các chế định tài chính, cho vay cánhân và cho thuê
- Cho vay bất động sản: là việc cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựngbất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại vàdịch vụ
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại hình cho vay ngắn hạn để bổ sungvốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nhưphân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắmnhững vật dụng đắt tiền và trang trải các phí thông thường của đời sống thông qua việccấp tín dụng hoặc phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân…
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, cáccông ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và cácđịnh chế tài chính khác…
- Cho thuê bao gồm hai loại cho thuê: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính, tàisản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị
3 GS.TS.Nguyễn Văn Tiến–Quản trị ngân hàng thương mại- NXB Thống Kê,2013- Trang 260,261
4 Qu c H i - Lu t s 47/2010/QH12- Lu t Các T Ch c Tín D ngốc Hội - Luật số 47/2010/QH12- Luật Các Tổ Chức Tín Dụng ội - Luật số 47/2010/QH12- Luật Các Tổ Chức Tín Dụng ật số 47/2010/QH12- Luật Các Tổ Chức Tín Dụng ốc Hội - Luật số 47/2010/QH12- Luật Các Tổ Chức Tín Dụng ật số 47/2010/QH12- Luật Các Tổ Chức Tín Dụng ổ Chức Tín Dụng ức Tín Dụng ụng – Đi u 4, M c 14ều 4, Mục 14 ụng
Trang 141.1.2.2 Dựa theo thời hạn cho vay gồm các loại sau: cho vay ngắn hạn, cho vay trung
hạn và cho vay dài hạn
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động và dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp và các nhucầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm và được
sử dụng để đầu tư cho tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuấtkinh doanh Trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào đối tượngsau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê,điều….Cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập
- Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và có thời hạn đối đa lênđến 20 – 30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên tới 40 năm và được sử dụng đểđáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy
mô lớn, chu kỳ sống dài, xây dựng các xí nghiệp mới
1.1.2.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm với khách hàng: cho vay không có đảm bảo và cho
vay có đảm bảo
- Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản cầm cố thế chấp,cho vay dựa vào mức độ tín nhiệm của các đối tượng Hình thức cho vay này thườngđược sử dụng cho các tổ chức có uy tín cao
- Cho vay có đảm bảo: là hình thức cho vay dùng tài sản, các giấy từ có giá đểcầm cố thế chấp cho khoản vay, hoặc chính các tài sản được hình thành từ khoản vaytrên Hiện nay hình thức cho vay này là phổ biến Các tài sản đảm bảo được coi lànguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất không thực hiện được
1.1.2.4 Dựa theo phương thức hoàn trả:
- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể theohợp đồng, cho vay có thời hạn bao gồm: Cho vay chỉ có một kỳ trả nợ, cho vay cónhiều kỳ trả nợ ( cho vay trả góp) và cho vay hoàn trả nhiều lần nhưng không có thờihạn trả cụ thể
- Cho vay không có thời hạn trả cụ thể: đối với loại cho vay này thì ngân hàng cóthể yêu cầu hoặc người đi vay có thể tự nguyện trả nợ bất kỳ lúc nào nhưng phải báotrước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể thoả thuận trong hợp đồng Hình thứccho vay này còn ít vì tính an toàn của khoản vay là không cao
1.1.2.5 Dựa theo xuất xứ tín dụng: cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
Trang 15- Cho vay trực tiếp: nghĩa là ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầuđồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại cáckhế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoạt động tíndụng có chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra sự ổnđịnh trong lưu thông tiền tệ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của tíndụng ngân hàng cũng ngày một tăng lên, thể hiện:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế.Trong nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động SXKD dựa trên nguồn vốn tự có và vốntài trợ từ bên ngoài như: ngân hàng, doanh nghiệp khác Trong đó vốn tín dụng ngânhàng vẫn là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả, bởi vì nó thoả mãn nhu cầu về số lượng
và thời hạn, đồng thời chi phí sử dụng vốn tín dụng ngân hàng thường thấp hơn chi phí
sử dụng các nguồn vốn khác
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừavốn và người thiếu vốn Vì ngân hàng luôn thu hút tập trung mọi nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi của tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăngtrưởng kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững Trong quá trình hoạtđộng đó, ngân hàng thu được lợi tức từ hoạt động cho vay để duy trì phát triển hoạtđộng của chính bản thân mình Tuy vậy, trong cơ chế thị trường hiện nay, huy động vàcho vay bao nhiêu, có đáp ứng được hay không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế,thu hồi vốn có đúng hạn hay không là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động tíndụng của ngân hàng Do đó, mỗi ngân hàng cần phải có nghệ thuật trong kinh doanh,phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút tối đa nguồn vốn với chi phí thấp nhất đểcho vay Có thể nói, tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng vào quá trình vận độngliên tục của nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tiền tệ trong xã hội
Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng Trong mọilĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tái sản xuất, mở rộng hoạt động, mọi chu
kỳ đều phải bắt đầu bằng tiền và kết thúc bằng tiền Do đó, để tăng nhanh vòng quayvốn, mỗi chủ thể kinh doanh phải tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như cải tiến
kỹ thuật, tìm kiếm thị trường mới Tất cả những công việc trên đòi hỏi phải có nhiềuvốn mà tín dụng ngân hàng là nguồn cung ứng vốn cho các nhu cầu đó một cách đầy
đủ và kịp thời nhất Mặt khác, vốn ngân hàng cung ứng cho các nhà kinh doanh bằng
Trang 16việc cho vay với đều kiện phải hoàn trả cả gốc và lãi theo thời hạn quy định Vì vậy,các nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả,tăng nhanh vòng quay của vốn, trả nợ gốc và lãi đúng hạn Chính quá trình này đã gópphần tạo cho nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệgiao lưu kinh tế quốc tế Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của mộtnước phải luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Trong đó, đầu tư vốn
ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tác thôngdụng và phổ biến giữa các nước.Vốn là nhân tố quyết định đầu tiên cho việc thực hiệnquá trình này Nhưng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào, một nhà kinhdoanh nào cũng đủ vốn để hoạt động Ngân hàng với tư cách là một tổ chức kinhdoanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là “nhà tài trợ” đắc lực về vốn cho cácnhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
Thứ năm, tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệlưu thông trong nền kinh tế, kiểm soát tiền vào kênh lưu thông qua kênh tín dụng Bởi
vì, ngân hàng là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tạo tiền thông qua hoạtđộng tín dụng và thanh toán Khi ngân hàng mở rộng hoặc thắt chặt tín dụng sẽ tácđộng đến lượng tiền trong lưu thông Do đó, khi Nhà nước muốn tăng khối lượng tiềntrong lưu thông thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nềnkinh tế và ngược lại
Thứ sáu, tín dụng ngân hàng góp phần thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu
tư của nền kinh tế Qua việc cung ứng vốn sẽ góp phần mở rộng đầu tư bằng việc cấpvốn cho các doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạchtoán kinh tế, tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh
Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước, nó giải quyết mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế, thúc đẩynền kinh tế tăng trưởng bền vững Tuy nhiên, để tín dụng ngân hàng phát huy được hếtvai trò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng, các cơ quan chức năng phải tạo ra mộthành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngườivay và người đi vay trong nền kinh tế
1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM
1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng
Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ được hiểu là toàn bộ tính năng của sản phẩm,dịch vụ phù hợp với điều kiện quy định nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội Nângcao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của
Trang 17các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đểđáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Chất lượng tín dụng được hiểu một cách khái quát nhất đó là sự đáp ứng nhu cầu của
khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và
đảm bảo sự tồn tại, phát triển của tổ chức tín dụng cung cấp sản phẩm tín dụng đó
Theo từ điển Weekipedia thì: “Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh
mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung người ta thường quan tâm đến: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo”5
Trong thực tế, xuất phát từ bản chất của tín dụng là mối quan hệ giữa người vay
và người cho vay, liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và có vai trò cực kỳ to lớn trongnền kinh tế nên chất lượng tín dụng được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Đối với nền kinh tế: Tín dụng có chất lượng nghĩa là phải huy động được tối đa
lượng tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và thực hiện cho vay đầu tư phát triển nền kinh tế theođịnh hướng của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất Tức là việc đầu tư tín dụng sẽgóp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao,giá thành hạ Đồng thời, thông qua đó sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế vĩ
mô của Nhà nước như: hợp lý hoá cơ cấu nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm chongười lao động, cải thiện cuộc sống người dân, củng cố quan hệ kinh tế đối ngoại quốcgia, đặc biệt là góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Đối với khách hàng vay vốn: Chất lượng tín dụng chính là chất lượng sản phẩm
tín dụng do ngân hàng cung cấp Chất lượng tín dụng cao đồng nghĩa với với việc vốnvay được cung ứng đủ về số lượng, đúng thời hạn và lãi suất hợp lý với thời gian xétduyệt nhanh chóng, thái độ tận tình, chu đáo Từ đó, tạo điều kiện cho khách hàng hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ vay ngân hàng,giúp khách hàng và ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình
- Đối với ngân hàng: Nguyên tắc cơ bản nhất đối với hoạt động tín dụng ngân
hàng đó là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn Nên nói đến chất lượngtín dụng là nói đến khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phùhợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lạilợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh củangân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng vàphát triển
5http://vi.wikipedia.org
Trang 18Như vậy, chất lượng tín dụng là mức độ thoả mãn nhu cầu và hiệu quả của nềnkinh tế, của người đi vay và người cho vay trong quan hệ tín dụng.
1.2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM
Quá trình ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa đã làm nẩy sinh quan hệ tíndụng bắt đầu từ cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại và đến tín dụng ngân hàng Đó
là quy luật mang tính tất yếu và khách quan Khi tín dụng ngân hàng hoạt động có hiệuquả sẽ tác động trở lại đối với sản xuất hàng hóa, làm cho lưu thông hàng hóa không bịách tắc, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, tăng vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn và chiphí, giá cả hàng hóa giảm, hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn và từ đó làm tăng lợinhuận của doanh nghiệp cũng như lợi ích của toàn xã hội
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì huy động vốn và chovay là hai hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Ở cácnước trên thế giới hoạt động tín dụng thường mang lại khoảng trên 50% nguồn thu chongân hàng, trong khi đó ở Việt Nam con số này chiếm khoảng trên 70% Điều đó chothấy nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất củacác ngân hàng Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đã trở thành vấn đề sống còn đốivới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Sự yếu kém về chất lượng tín dụng luôn trởthành nguy cơ gây nên sự phá sản của ngân hàng, thậm chí gây cản trở cả hệ thốngngân hàng do hiệu ứng dây chuyền
Chính vì vậy trong hoạt động của mình, các NHTM luôn lấy chất lượng tín dụng làmtiêu thức quan tâm hàng đầu sau đó mới đến các tiêu chí khác Sự cần thiết phải nâng caochất lượng tín dụng thể hiện qua một số điểm sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng đảm bảo
an toàn vốn, tài sản của mình cũng như của khách hàng gửi tiền Có như vậy thì ngânhàng mới bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, đồng thời có đảm bảo được an toànthì ngân hàng mới thu hút được khách hàng gửi tiền, từ đó mới có đủ vốn để phát triểntín dụng
Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng Nếu không nâng cao chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến phát sinhcác khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được và ngân hàng phải lấy từnguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này Chất lượng tín dụngcàng thấp thì ngân hàng càng phải trích và sử dụng nhiều dự phòng rủi ro do đó mà lợinhuận giảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm
Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho nền
kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại Nếu việc
Trang 19nâng cao chất lượng tín dụng không được coi trọng, xuất hiện rủi ro thì sẽ dẫn đến việcluân chuyển vốn trong nền kinh tế trì trệ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và pháttriển của nền kinh tế
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM
Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng, các cơ quan quản lý, các nhà quản
lý ngân hàng khi đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đã sử dụng rất nhiều các chỉtiêu khác nhau Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùngcác chỉ tiêu định tính và định lượng
1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính
Là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định thường được dùng đểđánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát Các chỉ tiêu định tính thường bao gồm:Thứ nhất, đó là việc đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay nhằm hạn chếđến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trongtừng thời kỳ
Thứ hai, đó là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của kháchhàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, phí,thời gian phục vụ…
Thứ ba, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứngdụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thờigian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng
có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro
Thứ tư, là việc phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như: công chứng, trung tâmgiao dịch đảm bảo, các tổ chức, đoàn thể để làm tốt công tác cho vay
Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộtín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng vì vậy trênthực tế khi nói đến chất lượng tín dụng thường người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêumang tính định lượng
1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng
a) Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.Theo Điều 6 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định các tổchức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Trang 20- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồiđầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 vàKhoản 4 Điều này
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 vàKhoản 4 Điều này
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theothời hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 vàKhoản 4 Điều này
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn
đã được cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 vàKhoản 4 Điều này
Quyết định 493 cũng quy định về việc phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng
thực hiện theo điều 7 (các tổ chức tín dụng đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ)
như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu kháchhàng suy giảm khả năng trả nợ
Trang 21 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được
tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
là có khả năng tổn thất cao
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Tất cả các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 được xếp vào Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM
ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợĐây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng có độ antoàn cao tức là mức độ rủi ro thấp Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chính xác hơnchất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quá hạnthành hai loại: tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ quá hạn không có khảnăng thu hồi Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng trong đó bao nhiêu phần trăm
là nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm là nợ không có khả năng thu hồi,khi đó ta mới có thể đánh giá chính xác được chất lượng tín dụng của ngân hàng
Có nhiều cách để phân loại nợ quá hạn:
Nếu chia theo khả năng thu hồi thì gồm:
Nợ quá hạn thông thường: Đảm bảo đòi đủ 100%
Nợ quá hạn khó đòi : Khả năng thu hồi không đủ và phải kéo dài
Nợ quá hạn mất trắng
Nếu chia theo nguyên nhân:
Nợ quá hạn do mất khả kháng như do thiên tai, do thay đổi cơ chế chính sách, dokhủng hoảng Nguyên nhân không thuộc lỗi của bên cho vay và người đi vay
Nợ quá hạn do lỗi của người đi vay: yếu kém về trình độ quản lý, khả năng cạnhtranh hoặc cố tình không trả nợ…
Nợ quá hạn do lỗi của người cho vay: thường bao giờ cũng gắn với lỗi của ngườicho vay do có sự thông đồng, đồng tình
Nếu chia theo thời gian:
Nợ quá hạn dưới 180 ngày
Nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên đến 360 ngày
Trang 22 Nợ quá hạn trên 360 ngày.
Nếu chia theo biện pháp bảo đảm tiền vay
Nợ quá hạn có bảo lãnh của người hay bên thứ 3
Nợ quá hạn còn vật tư, hàng hóa tồn kho chờ bán và có tài sản hình thành từ vốn vay
Nợ quá hạn có tín chấp
Nợ quá hạn có xác nhận của cấp chủ quản
Nợ quá hạn có người thừa kế hợp pháp theo luật phải trả thay
Nếu chia theo khả năng thu hồi vốn:
Nợ quá hạn bình thường: Là nợ quá hạn do định kỳ cho vay sai thực tế, là nợ quáhạn có thời gian dưới 6 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ
Nợ khê đọng: Là nợ quá hạn có thời gian quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng kể từngày đến hạn trả nợ mà vẫn chưa thu hồi được vốn vì đã tiềm ẩn những rủi ro
Nợ khó đòi: Là nợ quá hạn trên 12 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ mà vẫn chưathu hồi được vốn vì đã nảy sinh những rủi ro không khắc phục được
Nợ mất khả năng thu hồi vốn: Là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi vốn saukhi đã phân tích các khả năng thu hồi vốn
Như vậy nợ quá hạn nói chung mới chỉ thể hiện được một phần về chất lượng tíndụng mà không nói rõ đến khả năng mất vốn của ngân hàng, chỉ có loại nợ quá hạnmất khả năng thu hồi vốn mới chỉ rõ phạm vi mất vốn của ngân hàng Loại nợ quá hạnbình thường tức là loại nợ quá hạn dưới 6 tháng là có thể chấp nhận được trong điềukiện tình hình kinh doanh nước ta hiện nay Đó là những yếu tố khách quan do thịtrường gây ra Khi nền kinh tế thị trường dần dần được hình thành rõ nét và ổn địnhmới có thể khống chế và giảm được các nợ quá hạn này Các loại nợ quá hạn từ 6 đến
12 tháng và trên 12 tháng là những loại nợ tiềm ẩn những rủi ro với ngân hàng Loại
nợ quá hạn sau cùng mới là loại nợ mất khả năng thu hồi vốn của ngân hàng
b) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thì: “ Trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng
phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản
lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng” 6
6 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín
Trang 23Trong đó các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được xem là các khoản nợ xấu Nợ xấu
về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diệnvới rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay do khách hàng gặp khó khăn
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, baonhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.Tỷ lệ này cao so vớitrung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đanggặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay Ngược lại, tỷ lệ nàythấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện.Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cácphân loại nợ
Thông tư 02-2013-TT-NHNN, ban hành ngày 21/01/2013 của Ngân hàng NhàNước Việt Nam, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 về cơ bản thìcác nguyên tắc phân loại được áp dụng không thay đổi, tòan bộ số dư nợ và giá trị camkết ngoại bảng của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào cùng mộtnhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất Ngoài ra, so với QĐ 493 và 18, Thông tư 02 còn
mở rộng các quy định đối với các hoạt động khác như cho vay hợp vốn, ủy thác cấp tíndụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân, các khoản nợ đã bán nhưng chưa thu đượctiền, các khoản nợ được mua…theo phạm vi điều chỉnh đã thay đổi
Trước đây, các TCTD tự phân nhóm đối với các khoản nợ tín dụng, bao gồm cảtiêu chí định lượng và định tính tuy nhiên, các tiêu chí định lượng chưa đóng vai tròquyết định, do đó có mức độ chủ quan trong đánh giá là cao khiến rủi ro đạo đức tăngcao Về bản chất, Thông tư 02 không có gì thay đổi nhiều về phương pháp phân loại
nợ trích lập dự phòng rủi ro hay mang tính đột phá mà chỉ yêu cầu các TCTD cần phântích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng (kể cả khi thực hiện phân loạitheo phương pháp định tính vẫn phải tiến hành phân loại song song với phương phápđịnh lượng trong thời gian tối thiểu 05 năm và phải báo cáo NHNN và được NHNNchấp thuận), để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong trích lập dự phòng rủi ro chongân hàng thông qua kết quả phân loại thống nhất từ trung tâm CIC Bên cạnh đó,Thông tư 02 có một số tiêu chí chặt chẽ trong việc phân loại nợ:
dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trang 24- Các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 thuộc nhóm nợxấu, thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn vẫn được xếp vào nhóm 2 theo Quyết định 493.
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủtheo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu
- Ngoài các tiêu chí để phân loại nợ từ đặc tính khả năng trả nợ của khách hàng,điểm mới được đánh giá khá khắc nghiệt là xem xét hoạt động cấp tín dụng cho nhữngđối tượng bị hạn chế cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng có điều kiện theo Luật Các TCTDsửa đổi 2010 Chẳng hạn, nếu như trước đây trong hoạt động cấp tín dụng của cácNHTM, việc cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng bị hạn chế tín dụngdiễn ra rất thường xuyên thì nay được đưa vào nhóm 3, “nợ dưới tiêu chuẩn” trongnhóm chỉ tiêu nợ xấu
- Hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu của các TCTD hoặc các công ty con củaTCTD này để góp vốn vào TCTD khác trong hệ thống các NHTM cũng là nhữngkhoản cho vay được liệt kê vào nhóm nợ xấu Quy định này xếp các khoản tín dụngtheo kiểu đầu tư chéo lẫn nhau sẽ bị hạn chế khi liệt kê vào nhóm nợ xấu mà quy địnhtrước đây không đề cập đến
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết mà TCTD đang nắm quyền kiểmsoát không vượt quá tỷ lệ quy định
Như vậy, những quy định chi tiết từ Thông tư 02 đã đưa việc phân loại nợ xấucao hơn so với quy định trước đây, không chỉ là thời gian chậm thanh toán mà là mốiquan hệ cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng và tài sản cấp tín dụng được đảm bảobởi cổ phiếu của TCTD
Gần đây nhất, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN, về việc sửađổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quyđịnh về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài Thông tư này có hiệu lực kể từ 20/03/2014 Thông tư 09 cho phép
tiếp tục giãn việc phân loại nợ mới theo Thông tư 02 đến hết ngày 31/12/2014 thay vìđến 30/6/2014 như quy định trước đây Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữnguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn và chỉ được thực hiện một lần Thông tư
bổ sung, sửa đổi quy định đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật và các khoản nợphải thu hồi theo kết luận thanh tra Theo đó, các khoản nợ này được phân loại tốithiểu vào nhóm 3
c) Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Trang 25Trích lập dự phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi phí các chênh lệch nhỏhơn của giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính và giá trịcủa các tài sản này tại thời điểm mua; hoặc ghi nhận một khoản dự phòng tương ứngvới các khoản nợ phải trả, vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽlàm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các khoản nợ đó.
Dự phòng là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.Bản chất của các khoản trích lập dự phòng là được xây dựng trên cơ sở ước tính,nhưng không làm mất đi độ tin cậy của các số liệu trên Báo cáo tài chính nếu doanhnghiệp đưa ra được các căn cứ tin cậy cho việc ước tính các khoản dự phòng đượctrích lập Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp khi trình bày các khoản tríchlập dự phòng trên Báo cáo tài chính
Trong trường hợp thiếu các cơ sở tin cậy để ước tính nghĩa vụ nợ cho việc tríchlập dự phòng, doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản nợ ước tính này như một khoản “Nợtiềm tàng” trên Báo cáo tài chính
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập/Dư nợ bình quânTùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị của từngkhoản cho vay (sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã đươc định giá lại) Nhưvậy,nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽcàng cao Thông thường, tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 5%
Theo QĐ 493 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN đều quy định mức trích lập dựphòng như sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo
công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
Trang 26đ) Nhóm 5: 100%
Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng
giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
Nhìn chung so với QĐ 493, Thông tư 02/2013/TT-NHNN vẫn quy định mứctrích lập dự phòng chung là 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 vàloại trừ một số khoản sau: Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trongnước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật vàtiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giáđối với TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài Tuy nhiên, NHNN vẫn có thể yêu cầuTCTD phải trích lập đối với những khoản loại trừ trên nếu căn cứ vào kết quả thanhtra, giám sát và thông tin tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro
Ngày 18 tháng 3 năm 2014, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNNsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21tháng 1 năm 2013 Ngoài việc bổ sung thêm quy định về trích lập dự phòng trongtrường hợp bán nợ xấu cho VAMC, về cơ bản các sửa đổi chính được nêu trong Thông
tư 09 chủ yếu vẫn là lùi thời hạn hiệu lực của một số quy định để tránh gây sốc đối vớithị trường Cụ thể trích dự phòng đối với trái phiếu VAMC: Ngân hàng bán nợ xuấttoán ra khỏi các khoản mục nội bảng của bảng cân đối kế toán các khoản nợ xấu đãđược bán cho VAMC và ghi nhận trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành là một tài sản.Ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt mà VAMCphát hành Trái phiếu đặc biệt là tài sản có phải trích dự phòng rủi ro của NHTM
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM
1.2.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường hoạt động
Chúng ta biết rằng chất lượng tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại vàphát triển của NHTM và toàn xã hội Để nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi phảihiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, có thể chia làm 2nhóm nhân tố chính đó là nhóm các nhân tố: kinh tế và pháp lý
a) Nhóm nhân tố kinh tế
+ Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động tín dụng, nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tiến hành bình thường không bị ảnh hưởng của các nhân tố lạm phát,khủng hoảng làm cho khả năng tín dụng và khả năng nợ vay không biến động lớn,trong trường hợp này chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lýchất lượng tín dụng của bản thân các ngân hàng thương mại
Trang 27+ Vốn nước ngoài cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng: do tình trạng thiếuvốn để phát triển kinh tế, các nước kém phát triển phải tìm mọi cách huy động vốnnước ngoài để đầu tư, việc đầu tư sẽ làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế trong khi tổngcung chưa kịp tăng, làm cho mất cân đối tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế gây
ra hiện tượng lạm phát Mặt khác, do hệ thống ngân hàng chưa phát triển tình trạng
“đô la hoá”, không thể kiểm soát được luồng tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước,
nó cũng trở thành phương tiện thanh toán làm cho khối lượng tiền trong nước tăng,gây sức ép lạm phát Như vậy vốn nước ngoài không có sự tính toán kỹ càng và không
có sự quản lý chặt chẽ sẽ gây nguy cơ lạm phát, tác động xấu tới hoạt động tín dụng
+ Hoạt động tín dụng là hoạt động vay để cho vay, do đó chất lượng tín dụngcòn phụ thuộc vào công tác huy động vốn và cho vay Nói cách khác đó là sự phụthuộc vào khách hàng Tín dụng là cầu nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh củangân hàng với hoạt động lĩnh vực cần sản xuất và kinh doanh, dịch vụ, do đó mỗi biểuhiện tốt hay xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nó sẽ ảnh hưởngtương ứng tới hoạt động tín dụng, thông qua cơ chế tác động của những mối quan hệtín dụng: với khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năngchiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt (vay và trả lãi sòng phẳng) thì cầu nốigiữa vay và cho vay là thông suốt, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng và mởrộng quy mô đầu tư Ngược lại bằng cơ chế chính sách tín dụng phù hợp, phương phápphân tích kinh tế doanh nghiệp được xây dựng phù hợp đặc điểm tín dụng ngân hàng,các NHTM sẽ tìm được những khách hàng tốt để cho vay và vay, tạo sự tương thíchhợp lý nguồn vốn huy động được đối với việc áp dụng nhu cầu vốn của khách hàng
Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp
và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, theo
Mác: “Lợi tức là một phần của lợi nhuận mà các nhà tư bản công nghiệp trả cho nhà
tư bản kinh doanh tiền tệ mà giới hạn tối đa của lợi tức là bản thân lợi nhuận” 7 , Như
vậy, lợi tức của ngân hàng thu được từ hoạt động tín dụng bị giới hạn bởi lợi nhuậncủa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay của ngân hàng Vì vậy, mứclãi suất cao hơn mức lợi nhuận của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ không cókhả năng trả nợ được, ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng của doanh nghiệp nói riêng và tình hình phát triển của toàn bộ nền kinh tế nóichung, hoạt động tín dụng không còn là đòn bẩy để sẩn xuất kinh doanh phát triển vàtheo đó chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng
b) Nhóm nhân tố pháp lý
7 C.Mác - Tư bản Q3, tập 2 nhà xuất bản thật sự - 1962
Trang 28Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của pháp luật, tính đầy đủ, thống nhấtcủa các văn bản dưới luật, đồng thời ngắn liền với quá trình chấp hành pháp luật vàtrình độ dân trí.
Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển nền kinh tế thị trường từ tự phát, kém tổchức sang một nền kinh tế văn minh, pháp luật có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lýcho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt chất lượng kinh tếcao, là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra Nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nhằm:
- Hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng ngân hàng
- Xã hội hoá hoạt động ngân hàng, biến NHTM thành người bạn tin cậy của mọi tổchức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho NHTM có thế mạnh riêngcủa mình để tăng cường sức cạnh tranh trước những ngân hàng thương mại khác
- Hợp pháp hoá hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo phápluật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định để hoạt động có chất lượng
1.2.4.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay ngân hàng để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu đời sống của mình do vậy mà chất lượng tíndụng ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ phía khách hàng Một khách hàng có tưcách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sànghoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo antoàn và nâng cao chất lượng tín dụng Các khách hàng lớn của ngân hàng thôngthường là các doanh nghiệp Những nhân tố thuộc về phía khách hàng tác động đếnchất lượng tín dụng bao gồm:
- Vốn và khả năng tài chính của khách hàng
Vốn và khả năng tài chính của khách hàng là cơ sở nền tảng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nguồn vốnlớn, có sự tự chủ, ít phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng sẽ có khả năng trả nợ ngân hàngcao hơn doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng
- Trình độ khả năng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của các doanh nghiệp là khách hàng vay vốn
Đây là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Trong cơ chế thịtrường để doanh nghiệp đứng vững được đòi hỏi phải giải quyết tốt 3 vấn đề: sản xuấtcái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Trong điều kiện trình độ sản xuất pháttriển nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đổi, môi trường cạnh tranh gay gắt vớinhững nguồn lực hạn chế thì quyết định trong kinh doanh càng khó, nó đòi hỏi tập thể
Trang 29người lao động mà đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải có kiến thức, kinh nghiệm và trình
độ để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
có chất lượng
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sảnxuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệpmình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽquyết định kế hoạch chiến lược mở rộng, thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựngcác kế hoạch cụ thể về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Việc xây dựng các kế hoạchkinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và hoạt động marketing
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học sẽ nâng caonăng suất, chất lượng, chất lượng lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.Sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến và đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng
là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch đã đề ra giúp sản phẩm củadoanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường Khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng vòng quay và chấtlượng sử dụng vốn
- Tư cách, đạo đức của người vay
Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay Trongnhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù
có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng
1.2.4.3 Các nhân tố từ phía ngân hàng.
Các nhân tố bên trong thường xuyên liên quan tới sự phấn đấu của bản thânngân hàng trên tất cả các mặt có liên quan tới hoạt động tín dụng như việc xây dựngchiến lược, sách lược trong quá trình phát triển của chính sách về tín dụng, xây dựng
cơ cấu tổ chức ngân hàng nói chung và quản lý hoạt động tín dụng nói riêng Công táckiểm tra, kiểm soát, thiết lập hệ thống thông tin… của Ngân hàng Vì vậy các nhân tốbên trong thường ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng Ta có thể nghiên cứu sựảnh hưởng của nó thông qua một số nhân tố sau:
a) Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúngquỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng,
Trang 30đảm hoạt động khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro,tuân thủ pháp luật và chính sách của nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội Chính vìvậy, bất cứ NHTM nào muốn có chất lượng tín dụng đều phải có chính sách tín dụng
rõ ràng, thích hợp cho ngân hàng mình
b) Mô hình tổ chức của ngân hàng:
Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợpchặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng trong hệ thống ngânhàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như: tài chính, pháp lý…sẽ tạođiều kiện đáp ứng yêu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý sát sao các khoản vốn huyđộng cũng như các khoản vốn cho vay Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tíndụng lành mạnh và quản lý có chất lượng các khoản vốn tín dụng, tổ chức ngân hàngtheo nguyên tắc tập trung có phân cấp chính là một khâu quan trọng trong quá trìnhquản lý chất lượng tín dụng đồng bộ, góp phần vào thực hiện chính sách tiền tệ củanhà nước trong từng thời kỳ
c) Chất lượng nhân sự:
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng cũngnhư trong hoạt động của ngân hàng Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượngnhân sự ngày càng cao để có thể phân phối, xử lý kịp thời, có chất lượng với các tìnhhuống khác nhau của hoạt động tín dụng, việc tuyển chọn nhân sự có nghề nghiệp đạođức tốt và giỏi chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng ngăn ngừa được nhữngsai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng
d) Thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng tín dụng,nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết cóliên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay Thông tin tín dụng cóthể thu được từ nguồn sẵn có của ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chứctín dụng, phân tích giữa các cán bộ tín dụng…); từ khách hàng ( theo chế độ phản ánhđịnh kỳ hoặc phản ánh trực tiếp); từ các cơ quan chuyên môn về thông tin tín dụng ởtrong nước và nước ngoài; từ các nguồn thông tin khác Số lượng và chất lượng củathông tin thu thập được có liên quan tới mức độ chính xác trong việc phân tích tìnhhình thị trường, khách hàng…để đưa ra những quyết định phù hợp Vì vậy, thông tincàng đầy đủ nhanh chóng, chính xác và hoàn thiện thì khả năng phòng ngừa rủi rotrong hoạt động kinh doanh càng lớn, chất lượng tín dụng ngày càng cao
e) Kiểm soát nội bộ:
Trang 31Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin vềtình trạng kinh doanh nhằm duy trì có chất lượng các hoạt động kinh doanh đang xúctiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được mục tiêu đã định Để kiểm soát nội bộ
có chất lượng, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏinghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh
f) Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng:
Để có thể quản lý theo dõi có chất lượng hoạt động tín dụng, song song với việcnâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngânhàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình cho vay, công tác thông tin, kiểm soát nội
bộ, cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tíndụng
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHTM VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các nước trên thế giới
1.3.1.1 Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Năm 2008, nước Mỹ đã rung chuyển trong cuộc đại suy thoái kinh tế khiến chotoàn bộ nền kinh tế thế giới phải một phen chao đảo Theo các chuyên gia kinh tế thếgiới thì nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng trên bắt nguồn từ việc các ngân hàngthương mại ở Mỹ chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, quá dễ dãi, tùytiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay khôngđạt chuẩn
Trong vòng 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất ở Mỹ phát triển mạnh nên cácngân hàng, tổ chức cho vay đã phát triển mạnh việc cho vay để đầu tư bất động sản kể
cả thực hiện các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn và khuyến khích cả những ngườikhông đủ khả năng tài chính để chi trả cũng vay tiền để mua nhà Ngoài ra, để thu hútkhách hàng các tổ chức cho vay còn tạo ra những hợp đồng với lãi suất thấp trongnhững năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường nên hậu quả là một sốlớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ Trong khi đó các tổ chức tài chính phố Walllại gom các hợp đồng cho vay đầu tư bất động sản lại để làm tài sản đảm bảo pháthành trái phiếu ra thị trường tài chính thế giới Các trái phiếu này đã được các ngânhàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợpđồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn
Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đivay đã không có khả năng trả được nợ lại khó bán bất động sản, thậm chí kể cả bánđược thì giá trị của bất động sản cũng rất thấp, không đủ để thanh toán các khoản nợ
Trang 32vay Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho cáctrái phiếu là nợ khó đòi, các trái phiếu mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí khôngcòn mua bán được trên thị trường khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm tráiphiếu này bị lỗ nặng và mất khả năng thanh toán, làm cho các ngân hàng này sụp đổkéo theo cuộc khủng hoảng tài chính.
Từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên chúng ta thấy rằng việc nâng caochất lượng tín dụng luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi vì nếu khôngquan tâm đến chất lượng tín dụng thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng mà tác động của rủi
ro tín dụng là rất lớn, không những đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng mà còn cả đối với nền kinh tế
1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á
Tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ năm 1997 các khoản nợ khó đòi đã tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằngtrong bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thương mại khiến các ngân hàng nàykhông thể đạt mức chuẩn (8%) về tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro của ngân hàng thanhtoán quốc tế (BIS) Các khoản cho vay khó đòi trong khu vực không những lớn về giátrị tuyệt đối như trên 700 tỷ USD ở Nhật Bản hay 200 tỷ USD ở Trung Quốc mà cònchiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ tín dụng của các quốc gia như khoảng 70% ởIndonesia, 36% ở Thái Lan, 17% ở Malaixia và 16% ở Philipin, trong khi mức chophép theo thông lệ quốc tế là 5% Gánh nặng nợ khó đòi chồng chất đã dẫn ngân hàngthương mại đến bờ vực phá sản Vì vậy Chính phủ cũng như các ngân hàng đã phải đề
ra nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng tín dụng của mình
- Về phía Chính phủ
Chính phủ thắt chặt quản lý các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng bằng cách
áp dụng tiêu chuẩn kế toán tiên tiến trên thế giới để phân loại, xác định lại các khoảncho vay khó đòi là những khoản cho vay không trả được lãi trong vòng 3 tháng trở lênthay vì 6 tháng như trước đây
Chính phủ cũng đã thúc đẩy việc thành lập các tổ chức tài chính đảm trách việc
xử lý có chất lượng các khoản cho vay khó đòi như các công ty mua bán nợ, công tyquản lý nợ ngân hàng, công ty mua bán tài sản thế chấp
Để tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng, Chính phủ đã đầu tư tái tạo vốn cho
hệ thống ngân hàng Nguồn tiền để tái tạo vốn được lấy từ ngân sách, từ phát hành tráiphiếu hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế Ngoài ra Chính phủ còn giành một phần tiền
để mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng
Trang 33Trong khi Chính phủ Thái Lan chú trọng nới lỏng các giới hạn về quyền sở hữunước ngoài với các ngân hàng, cho phép người nước ngoài nắm giữ tối đa các cổ phầntrong thời hạn 10 năm thì Chính phủ Nhật lại ban hành luật mới về quản lý ngoại hối,cho phép các tổ chức và cá nhân được mở tài khoản JPY tại các ngân hàng nước ngoàicũng như cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mở tài khoản bằngUSD tại các ngân hàng Nhật.
Chính phủ cũng đã thực hiện giải thể, sát nhập hoặc quốc hữu hóa một số ngânhàng thương mại
- Về phía các ngân hàng
Các ngân hàng đã thực hiện việc xử lý mạnh các khoản nợ khó đòi bằng cácgiải pháp như xoá nợ, bán hoặc cơ cấu lại nợ Tại Hàn Quốc 15 ngân hàng cỡ quốc gia
đã phải xoá 2.000 tỷ won các khoản nợ khó đòi Các ngân hàng thương mại Nhật Bản
đã bán được các khoản nợ vay khó đòi trị giá khoảng 4.000 tỷ JPY Đồng thời ngânhàng cũng đã thắt chặt các thủ tục cho vay như quy định số lượng tối đa các tổ chức,
cá nhân có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng tín dụng củamình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo Ngoài ra các ngân hàng cònchú trọng đến việc tổ chức, cũng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tácthẩm định tín dụng
Từ đó chúng ta thấy rằng, nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàngthương mại phải là vấn đề được quan tâm thường xuyên chứ không phải đợi đến khiphát sinh các khoản nợ xấu rồi mới tập trung xử lý vì khi đó để xử lý các khoản nợ xấunày sẽ rất tốn kém và đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ phía Chínhphủ và cả bản thân các ngân hàng thương mại
1.3.2 Bài học cho các NHTM Việt Nam
- Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng.
- Cần dựa vào thực tế để đánh giá phân tích từng đối tượng khách hàng tránh tình
trạng thẩm định hồ sơ mang tính chất lý thuyết
- Yêu cầu bên vay phải chứng minh được kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ kinh
doanh, chứng minh về nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và kế hoạch sử dụng vốnvay, cam kết về việc thế chấp tài sản hay bảo lãnh của chính cá nhân, doanh nghiệp
đó hay bên thứ ba
- Cần phải xác định những đối tượng khách hàng nào mà ngân hàng đó muốn hướng
tới, để từ đó có chính sách phù hợp trong việc cho vay, giám sát và thu hồi nợ
- Các NHTM cần sớm phát hiện ra những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các
khoản vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể xảy ra trong tương
Trang 34lai gây ảnh hưởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện những khoản nợquá hạn để từ đó có biện pháp thu hồi nợ.
- NHTM cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, địa phương và chính phủ
trước khi tiến hành cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những DNVVN
- Khi cho vay, các ngân hàng thương mại cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các
khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng như duy trì cáckênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời.Ngược lại, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có nhữngphát sinh khoản thu khó đòi
- NHTM cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ
chuyên nghiệp Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanhnhất, giúp NH thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơhội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính
- Cần xem xét nâng cấp quy mô hoạt động, quy mô vốn và mô hình hoạt động của
Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) theo hướngchuyển đổi mô hình và nâng cấp DATC thành Tổng công ty xử lý nợ quốc gia trựcthuộc Chính phủ Bổ sung vốn điều lệ, cho phép DATC phát hành trái phiếu Chínhphủ bảo lãnh để mua nợ của các tổ chức tín dụng Thành lập 1 số công ty cổ phần
có vốn điều lệ khoảng 2.000 tỷ đồng do DATC nắm giữ cổ phần từ 36%-49% nhằm
xã hội hóa, thu hút sự tham gia góp vốn vào hoạt động xử lý nợ xấu của các thànhphần kinh tế
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao
gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu
và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngânhàng tốt
Trang 35TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn lẫn lãi)sau một thời gian nhất định Với ba đặc điểm cơ bản là chỉ thay đổi quyền sử dụng màkhông thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng, thời hạn tín dụng được xác định rõ ràng,người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới dạng lợi tức, các quan
hệ tín dụng đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về hình thức tín dụng lẫnchất lượng các khoản tín dụng theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử, đáp ứng đượcnhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế
Bên cạnh việc gia tăng khối lượng tín dụng, càng ngày người ta càng quan tâm đếnchất lượng của các khoản tín dụng được cấp phát Vừa chịu tác động của các yếu tốkinh tế vĩ mô, vừa chịu tác động của các nhân tố trong nội bộ ngân hàng, một khoảntín dụng được xem là có chất lượng khi đáp ứng được tối đa các nhu cầu của kháchhàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế Do
đó việc nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết Điều này đòi hỏi các NHTM phải có
cơ chế, chính sách quản lý hoạt động tín dụng thích hợp và hiệu quả, phù hợp với cácquy định của NHNN và các thông lệ quốc tế
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng kiến thiếtViệt Nam) được thành lập chính thức vào ngày 26/04/1957 theo quyết định số177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản là Bộ Tài chính với mục đíchchính khi thành lập là cấp phát vốn cho sự nghiệp tái thiết và xây dựng lại đất nướctiến lên xã hội chủ nghĩa Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rấtđỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựngđất nước của dân tộc Việt Nam
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện
kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miềnNam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đấtnước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàncảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình –
là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư pháttriển của đất nước
Năm 1983, theo chủ trương chuyển dịch ngân hàng sang cơ chế thương mại,Ngân hàng Đầu tư chuyển từ Bộ Tài chính sang trực thuộc sự quản lý của Ngân hàngNhà nước Việt Nam Bắt đầu từ đó Ngân hàng Đầu tư hoạt động như một ngân hàngthương mại với nhiều nghiệp vụ mới được mở ra như: cho vay, huy động vốn, thanhtoán Đặc biệt từ năm 1995, khi nhiệm vụ cấp phát vốn được chuyển sang Tổng cục
Đầu tư (thuộc Bộ Tài chính) thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoàn
toàn trở thành một ngân hàng thương mại
Trang 37Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có nhữngtên gọi:
- Từ ngày 26/4/1957 đến ngày 25/4/1981: Ngân hàng kiến thiết Việt Nam
- Từ ngày 26/4/1981 đến ngày 13/11/1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựngViệt Nam
- Từ ngày 14/11/1990 đến 27/4/2012 : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Từ ngày 28/4/2012 đến nay : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phùhợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tưcùng khả năng phát triển nhanh ch`óng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong
đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty
Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Cao đẳng, Trung cấpKhác
Nguồn : BIDV
Trang 38Về nguồn nhân lực : BIDV là một trong số các ngân hàng có nguồn nhân lực mạnh
cả về số lượng và chất lượng ở Việt Nam với 18.560 nhân viên tại năm 2013, trong đótrên 55,7% có tuổi đời dưới 30, và 86,4% có trình độ từ đại học trở lên BIDV đangđẩy mạnh bổ sung thêm nguồn nhân lực chất lượng cao, đây chính là yếu tố tiên quyết
để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
BIDV có đội ngũ lao động trẻ, 55,7% lao động có độ tuổi từ 30 trở xuống, lao động từ
31 đến 45 tuổi chiếm 35,7% , còn lại là trên 45 tuổi Trong đó 55% lao động là nữ giới
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng :Tổng số mạng lưới hoạt động của BIDV là 668 điểm,trong đó có 117 chi nhánh (CN), 438 Phòng giao dịch (PGD) và 113 Quỹ tiết kiệm(QTK), , 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc đứng thứ 3 trong hệthống NHTM về số lượng điểm mạng lưới
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công
ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cảnước…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tácMalaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanhViệt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Về thương hiệu
Với trên 57 năm hoạt động trong ngành ngân hàng, BIDV là một trong số ítngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài và có vị thế vững chắc tại Việt Nam Cùng vớimạng lưới chi nhánh rộng khắp, BIDV đã trở thành một thương hiệu uy tín tại ViệtNam BIDV tin rằng, với thương hiệu của mình, BIDV sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóangành nghề kinh doanh theo hướng cung cấp dịch vụ tài chính và chào bán các sảnphẩm mới mang thương hiệu BIDV.Bên cạnh đó, sự năng động và chuyên nghiệp của
Trang 39BIDV cũng được nhiều định chế tài chính quốc tế đánh giá cao, điều đó được thể hiệnqua hàng loạt các giải thưởng như Asiamoney bình chọn là ngân hàng nội địa cung cấpdịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam, giải “Ngân hàng Thanh toán quốc tế và quản
lý tiền tệ tốt nhất 2010” do HSBC trao tặng, giải thưởng “Ngôi sao chất lượng quốc tế2011” do tổ chức Định hướng sáng kiến doanh nghiệp BID Quality Award (trụ sở tạiTây Ban Nha) trao tặng Hai năm liên tiếp năm 2012 và 2013, Tạp chí Asia Risks đãvinh danh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là “Ngân hàngcủa năm, Việt Nam - House of the year Vietnam” Đây là giải thưởng đầu tiên AsiaRisks trao cho một Ngân hàng của Việt Nam Năm 2013, BIDV được nhận hai giiảithưởng “Sản phẩm vàng - Dịch vụ Vàng”
Chặng đường phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1957 Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc
Bộ Tài Chính, 100% sở hữu Nhà nước
1981 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước)
1990 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1992 Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài
1995 Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại với số vốn điều
lệ là 1.100 tỷ đồng
1996
Là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam được các công ty kiểmtoán quốc tế thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo 2 chuẩn mựcViệt Nam và quốc tế, và áp dụng liên tục cho tới nay (16 năm)
2001 Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO
9001:2000
2001 - 2006 Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng.
Tăng vốn điều lệ từ 1.100 tỷ đồng lên 4.077 tỷ đồng
2006
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm
uy tín toàn cầu Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm, và được áp dụngliên tục cho tới nay (06 năm)
2008 Chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2 do
WB tài trợ.Tăng vốn điều lệ lên 8.756 tỷ đồng
2009 Tăng vốn điều lệ lên 10.498 tỷ đồng
2010
Tiếp tục tăng vốn điều lệ, đạt mức 14.600 tỷ đồng
Bắt đầu tiến hành định hạng năng lực tài chính bởi tổ chức định hạngquốc tế S&P
2011
Ngày 28/12/2011, tiến hành IPO thành công với việc phát hành 3% vốnđiều lệ (tương đương với 847,5 tỷ đồng), giá đấu thành công bình quân
là 18.583 đồng/cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần)
Trang 40Tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu và thông qua đề án Tái cơ cấu2011-2015 và chiến lược phát triển nhằm đưa BIDV trở thành ngânhàng kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt độngtheo thông lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các địnhchế tài chính tại Việt Nam
Các danh hiệu và phần thưởng cao quý BIDV được trao tặng thời gian qua:
- Là ngân hàng đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao độngthời kỳ đổi mới” (2000)
- Huân chương Hồ Chí Minh (2007).Huân chương Độc lập hạng Ba (1999), Độc lậphạng Nhất (2002 và 2012).Huân chương Lao động hạng Nhất (1997) , 53 Huânchương Độc lập, Huân chương lao động cho các tập thể và cá nhân, 133 bằng khencủa Chính phủ cho tập thể và cá nhân
- 79 cờ thi đua của Chính phủ, Thống đốc NHNN và UBND các tỉnh, thành phố
- Các giải thưởng về thanh toán quốc tế “Ngân hàng có chất lượng thanh toán qua SWIFTtốt nhất do AMEX, Bank of New York, Citibank và HSBC trao tặng (2001 – 2005)
- UNDP xếp hạng là 1 trong 4 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007)
- Finance Asia xếp BIDV trong top 100 ngân hàng của Châu Á (2007)
- Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ FX tốt nhất do AsiaMoney trao tặng 3 nămliên tiếp (2007, 2008, 2009)
- Giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam” do Bộ Công Thương, Thời báo Kinh
tế Việt Nam trao tặng (2005, 2006, 2008, 2009)
- “Ngân hàng Thanh toán quốc tế và quản lý tiền tệ tốt nhất 2010” do HSBC trao tặng
- Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ huy động vốn tốt nhất” và “Ngân hàng có dịch
vụ tín dụng doanh nghiệp tốt nhất” do Diễn đàn kinh tế Việt Nam và BáoVietnamnet tổ chức bình chọn năm 2010
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (Chỉ
số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm
2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010
- Giải thưởng “Ngôi sao chất lượng quốc tế 2011” do tổ chức Định hướng sáng kiến