Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

- Thứ tư, thế chấp (Collateral) hay sự bảo lãnh của bên thứ ba: là một trong

3.3.5. Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, tác động trực tiếp đến hình ảnh của ngân hàng trước khách hàng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng sản phẩm

tín dụng. Bởi vì chiến lược về con người là chiến lược lâu dài nên ngân hàng cần có sự đầu tư quan tâm thường xuyên đến đội ngũ cán bộ điều hành và trực tiếp làm công tác tín dụng. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong cơ chế thị trường và trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, BIDV cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng:

- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng trên cơ sở có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ.

- Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện hiện nay. Theo đó, cán bộ phải hội đủ các yếu tố về kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, cụ thể:

+ Về trình độ chuyên môn: Tất cả các cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng cũng như những hiểu biết tương đối về kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý, lưu trữ thông tin.

+ Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ tín dụng nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác cũng không có giá trị. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự nghiệp chung của ngành.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ tín dụng có tiêu chuẩn như trên, ngân hàng cần phải chú ý đến công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại thông qua các chương trình học nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên sâu trong và ngoài nước, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, khuyến khích phong trào tự học tập, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần một cách hợp lý, rà soát, đánh giá và bố trí cán bộ phù hợp với tính chất công việc, năng lực và sở trường của mỗi cá nhân.

Mục tiêu cuối cùng là có được đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng năng động, bản lĩnh, có các kỹ năng giao tiếp, tiếp thị và phục vụ khách hàng; xử lý nghiệp vụ một cách vững vàng, có khả năng khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ; kỹ năng tư vấn, đàm phán với khách hàng nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng cũng như nâng cao giá trị dịch vụ cho khách hàng; kỹ năng phân tích tổng hợp và suy đoán, nhìn nhận một cách lôgic, đánh giá và chọn lựa khách hàng trong suốt quá trình mở rộng và phát triển quan hệ tín dụng.

Bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng là quá trình liên tục và lâu dài. Trước mắt cần tiêu chuẩn hoá cán bộ một cách cụ thể như trên để

có chính sách tuyển chọn đào tạo, đào tạo lại bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có cho phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công tác. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh. Như vậy sẽ hạn chế bớt rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng gây ra, giảm nợ xấu, chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w