- Thứ tư, thế chấp (Collateral) hay sự bảo lãnh của bên thứ ba: là một trong
3.3.4. Hoàn thiện và tăng cường có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro nhất, do đó sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là một hoạt động thường xuyên của công tác quản trị điều hành. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ở trên thì tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV. Do vậy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát theo hướng:
- Thứ nhất, đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trên tất cả các khâu của quá trình cho vay:
+ Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn theo nguyên tắc 5C.
+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc rút vốn vay, chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không?
+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Kiểm tra vật tư đảm bảo vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Thứ hai, tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra kiểm soát:
Theo mô hình tổ chức mới, để đảm bảo tính khách quan nên hiện nay bộ phận kiểm tra kiểm soát của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo ba khu vực. BIDV cần phải duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm công tác tín dụng để kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả nhằm củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.