Vì vậy em đã chọn đề tàinghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy ” cho chuyên đề thực tập của mình với mong muốn áp
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 3
1.1.2.1 Theo mục đích sử dụng tiền vay và của người vay 3
1.1.2.2 Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay 4
1.1.2.3 Theo điều kiện đảm bảo 5
1.1.2.4 Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay 5
1.1.2.5 Theo đối tượng tín dụng 6
1.1.2.6 Ngoài ra tín dụng còn được phân chia theo các cách sau 6
1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế 7
1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 9
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 10
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 11
1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính 11
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng 12
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 15
1.2.4.1 Những nhân tố chủ quan 15
1.2.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 20
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI 22
1.3.1 Mỹ: 22
1.3.2 Trung Quốc 22
1.3.3 Bài học cho Việt Nam 23
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦU GIẤY 25
Trang 22.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tưu và Phát triển Việt
Nam-chi nhánh Cầu Giấy 25
2.1.2.Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấy 26
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 28
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 31
2.2.1 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy 31
2.2.1.1 Mô tả khái quát quá trình thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP ĐT&PT-Cầu Giấy 31
2.2.1.2 Mô tả quá trình tại bộ phận “Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng” 32
2.2.2 Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Cầu Giấy 33
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 33
2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 36
2.2.2.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn 40
2.2.2.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 43
2.2.2.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 44
2.2.2.6 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 45
2.2.2.7 Phân tích chỉ tiêu định tính 46
2.2.3 Đánh giá tổng quát chất lượng tín dụng 47
2.2.3.1 Những thành quả đạt được 47
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY 54
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY 54
Trang 33.1.1 Định hướng và phát triển tín dụngcủa Ngân hàng TMCP ĐT&PT
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 54
3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy 55
3.2.1 Mở rộng, tăng cường công tác huy động vốn 55
3.2.2 Cho vay đảm bảo an toàn 56
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay và đầu tư 58
3.2.4 Cải thiện các khoản thu từ dịch vụ và giảm dần các khoản thu từ lãi cho vay 59
3.2.5 Xây dựng bộ khung lãi suất phù hợp, linh động 61
3.2.6 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 61
3.2.7 Các giải pháp khác 62
3.2.7.1 Phát triển công nghệ ngân hàng 62
3.2.7.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin 63
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 64
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 64
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 65
3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh 33
BẢNG Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy 35
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại NHTMCP ĐT&PT-Cầu Giấy 39
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2009 – 2011 42
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế năm 2011 44
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn NHĐT&PT-BIDV Cầu Giấy 45
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay 46
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 47
Bảng 2.9: Vòng quay vốn tín dụng 48
Bảng 2.10: tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng 49
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung hạn 2009 – 2011 42
Biểu đồ 2: Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 43
Biểu đồ 3: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2009 -2011 45
Biểu đồ 4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian 46
Biểu đồ 5: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2009 – 2011 48
Biểu đồ 6: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 50
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường, mở của, hội nhập đã mang đến nhiều thuận lợi cũng nhưthách thức đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và hoạt động của hệ thống tài chínhnói chung Trong những năm vừa qua khi hoạt động tín dụng có dấu hiệu đi xuốngnguyên nhân từ khối kinh tế Châu Âu và Mỹ cũng đã tác động hệ thống tín dụngtrong nước hay ảnh hưởng trực tiếp đến tín dụng ngân hàng Việt Nam Điều này đãảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và các doanh nghiệp trong hoạt động tíndụng và kinh doanh sản xuất Do vậy chất lượng tín dụng ảnh hưởng góp phầnkhông nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế
Ngành ngân hàng là một trong những ngành quan trọng góp phần vào việc tăngtrưởng kinh tế xã hội của nước ta Là một ngành không thể thiếu trong công cuộcCNH – HĐH đất nước.Vì ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn cho cá nhân, tổ chứckinh tế làm kinh tế giúp nền kinh tế đất nước phát triển Vì thế ngành ngân hàng cónhiệm vụ to lớn trong việc phát triển kinh tế nước nhà Muốn làm được điều nàyngành ngân hàng cần phải: tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm tốt cácchức năng và nhiệm vụ của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngành, mọicấp, mọi mặt hoạt động của nền kinh tế trước vận hội mới
Trong các hoạt động của ngân hàng, tín dụng là hoạt động quan trọng nhất,chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập tiền lời lớn nhất và cũng làhoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất của ngân hàng Vì vậy, nâng cao chất lượng tíndụng luôn là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của các NHTM Để đưa ra được mộtquyết định tài trợ, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro
và sinh lợi dựa trên quy trình phân tích tín dụng Hoạt động tín dụng có ý nghĩa đặcbiệt trong việc đánh giá sức mạnh tài chính, tự chủ tài chính trong kinh doanh nhucầu tài trợ và khả năng hoàn trả của khách hàng Nhưng hoạt động này trong cácNHTM còn nhiều bất cập Chính vì vậy, việc đưa ra các cảnh báo, các giải phápnhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tíndụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng
Trang 7đầu không thể thiếu trong mọi hoạt động của các ngân hàng Qua quá trình thực tậptại chi nhánh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy, em đã thấy được thành tựu cũng nhưmột số hạn chế của chi nhánh trong hoạt động tín dụng Vì vậy em đã chọn đề tài
nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy ” cho chuyên đề thực tập của mình với
mong muốn áp dụng những kiến thức đã học của mình nhằm đưa ra một số giảipháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng tại các NHTM
Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng tại NH TMCP ĐT&PT Cầu Giấy từ đó rút
ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ĐT&PT Việt Nam – Cầu Giấy
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chất lượng tín
dụng tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2011
4 Kết cấu của khóa luận:
Khóa luận ngoài phần mở đầu và kế luận, nội dung được kết cấu thành 3
chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tại NHTM
Chương II: Thực trạng tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Cầu Giấy
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Trang 8CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là hoạt động chủ yếu trong nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Nhữngkết quả hoạt động tín dụng đem lại có tác động rất lớn đến hoạt động tín dụng nóitriêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung Có rất nhiều định nghĩa khácnhau về tín dụng, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất định về tín dụng như sau:Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thứctiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhấtđịnh thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn ban đầu Như vậy, một quan hệ tín dụngphải thỏa mãn những đặc trưng sau:
Thứ nhất: là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời Tính tạm thời của sự
chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó Thực chất trong quan
hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗitrong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu vớilượng giá trị đó
Thứ hai: Tính hoàn trả Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả
đúng hạn cả về thời gian và giá trị bao gồm gốc và lãi Phần lãi phải đảm bảo cholượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu
Thứ ba: Quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho
vay Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một sốtiêu thức nhất định Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản trịlập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng Trong quá trìnhphân loại có thể dung nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các nhà kinh tế họcthường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây:
1.1.2.1 Theo mục đích sử dụng tiền vay và của người vay
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
Trang 9- Tín dụng đối với người sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại cấp tín dụngcho các đơn vị kinh doanh để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hoá Nguồntrả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh Vì vậy Ngân hàng cầnphải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình, về phương án sảnxuất kinh doanh của họ.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêudùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hoá lâu bền như máy giặt, điềuhoà, tủ lạnh .ở đây, nguồn trả nợ là thu nhập trong tương lai của người vay
Với cách phân loại này, ngân hàng sẽ có quy trình nghiệp vụ cụ thể để đảm bảongân hàng có đủ tiền để cho vay và thu hồi nợ theo đánh giá mức độ rủi ro và mứclãi xuất được đặt ra cho từng loại
1.1.2.2 Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
- Tín dụng có thời hạn: Là loại tín dụng mà thời điểm trả nợ được xác định cụthể Đó có thể là một năm, hai năm,
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sửdụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục
vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân Với loại tín dụng này, ít có rủi ro chongân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngânhàng có thể dự tính được
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm
và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoánđược những biến động có thể xảy ra
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sửdụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các côngtrình thuộc cơ sở hạ tầng( đường xá, bến cảng, sân bay ), cải tiến và mở rộng sản
Trang 10xuất với quy mô lớn Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời giandài thì có những biến động xảy ra không lường trước được
- Tín dụng không thời hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn hoàn trả tiền vaykhông được xác định khi ký hợp đồng vay mà thay vào đó là điều kiện về việc thuhồi khoản tiền cho vay của ngân hàng hoặc việc trả nợ của người vay Ví dụ ngânhàng không thu gối theo thời hạn nhất định mà chỉ thu lãi; người vay sẽ trả nợ choNgân hàng khi nhu cầu vay thêm không cần thiết nữa do quy mô sản xuất giảmhoặc doanh nghiệp lấy nguồn khác để tự bổ xung; ngân hàng muốn thu hồi gốc phảibáo trước cho người vay Như vậy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên,doanh nghiệp sẽ đi vay không thời hạn (vì hết tiền đầu tư cho chu kỳ sản xuất kinhdoanh này lại cần tiếp)
1.1.2.3 Theo điều kiện đảm bảo
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:
- Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thếchấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Ngân hàng nắm giữ tài sản củangười vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đ ãđược cam kết trong hợp đồng tín dụng Hình thức này được áp dụng đối với nhữngkhách hàng không có uy tín cao với ngân hàng Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưnghình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay ngườibảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình
- Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp,cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào
uy tín của bản thân khách hàng Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sửdụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳngân hàng nào khác Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tíndụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rấtcao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo
1.1.2.4 Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:
Trang 11- Cho vay bằng đồng bản tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho kháchhàng bằng VND Nước ta quy định, cho vay để thanh toán trong nước thì chỉ đượcvay bằng VND
- Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho kháchhàng bằng đồng ngoại tệ Nước ta quy định, cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ chonhập khẩu; đối với khách hàng thu mua hàng xuất khẩu thì Ngân hàng cho vay bằngngoại tệ nhưng phải bán luôn cho ngân hàng và dùng VND đi mua hàng xuất khẩu
1.1.2.5 Theo đối tượng tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:
- Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản lưu động: Là loại tín dụng được sửdụng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời Đây là loại tín dụng có mức độ rủi
ro thấp vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuấtkinh doanh nên Ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy rathì kịp thời thu hồi vốn
- Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản cố định: Là loại tín dụng được sử dụng
để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất,xây dựng các xí nghiệp và các công trình mới Hình thức tín dụng này thường cómức độ rủi ro cao vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn
1.1.2.6 Ngoài ra tín dụng còn được phân chia theo các cách sau
Theo xuất xứ của tín dụng có:
- Tín dụng gián tiếp
- Tín dụng trực tiếp
Theo đối tượng được cho vay có:
- Tín dụng cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác vay
- Tín dụng cho nhà nước vay
- Tín dụng cho người tiêu dùng vay
Dựa vào các cách phân loại trên, các nhà phân tích sẽ biết được kết cấu tín dụngcủa từng loại tín dụng (là tỷ trọng của từng loaị tín dụng trên tổng dư nợ) Từ kếtcấu tín dụng đó, so sánh với kết cấu nguồn huy động, so với nhu cầu của nền kinh
Trang 12tế, sẽ giúp cho các nhà phân tích đánh giá, xem xét kết cấu tín dụng đã phù hợp vớingân hàng chưa Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luậtkhách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh Cácdoanh nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tư
và tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thểkhai thác Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển Nhưvậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và gópphần điều hành nền kinh tế thị trường Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiệntrên các khía cạnh sau:
- Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình sản xuất, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người dân, các hộ gia đình, các doanhnghiệp luôn có tình trạng tạm thời “thừa” hoặc “thiếu” vốn Đối với những ngườithừa vốn, họ có nhu cầu đầu tư để sinh lời, đối với những người thiếu vốn cần phải
bổ sung kịp thời Nhờ có NHTM làm trung gian, chuyển vốn từ chủ thể thừa sangchủ thể thiếu vốn mà các nguồn vốn trong nền kinh tế được sử dụng hiệu quả, nềnsản xuất xã hội được vận hành một cách liên tục
- Thứ hai: Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các chính sách tiền tệ.
Thông qua việc tập trung và ưu tiên vốn cho các ngành kinh tế mũi nhọn, cácngành kinh tế trọng điểm (là những ngành có nhu cầu vốn lớn), tín dụng ngân hàng đãgóp phần nâng cao sức mạnh của các ngành kinh tế đó, tạo sức cạnh tranh của nền kinh
tế trong nước, từ đó tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân hàng thương mại là khả năngtạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi nhà nước muốn tăng khốilượng tiền cung ứng thì Ngân hàng nhà nước có thể tăng hạn mức tín dụng của cácngân hàng thương mại đối với nền kinh tế và ngược lại Do vậy thông qua hình thức
Trang 13tín dụng ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng tronglưu thông.
- Thứ ba: Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và quá trình luân chuyển tiền tệ
Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện được các cơ hội đầu tư sảnxuất kinh doanh của mình, tín dụng ngân hàng đã cung ứng vốn cho những doanhnghiệp có tiềm năng mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn,giúp các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,cải tạo dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm Vìvậy, tín dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chấtlượng cao và giá thành hạ phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Xuất khẩunhiều hàng hóa sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đảm bảo tốt cho cáncân thanh toán quốc tế Việc cho vay sẽ giúp sản xuất phát triển, các doanh nghiệpthêm thu nhập và đóng góp vào ngân sách nhiều hơn, góp phần làm cân đối ngânsách, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát Với những ý nghĩa đó, có thể nói tín dụngngân hàng đã góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoán và luân chuyểntiền tệ
- Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế, tăng cường quản lý tài chính, tăng tích lũy đối với doanh nghiệp
Về phía khách hàng vay vốn, họ luôn cân nhắc giữa hiệu quả vốn vay mang lạivới thời hạn, lãi suất của vốn vay Và họ chỉ vay khi tính toán có lãi Đó là tính chấtcủa hạch toán kinh tế Về phía ngân hàng, trước khi cho vay, ngân hàng cũng đòihỏi khách hàng đáp ứng những điều kiện về tình hình tài chính cũng như chấtlượng của báo cáo tài chính Điều đó buộc doanh nghiệp phải tăng cường hơn nữacông tác hạch toán kinh doanh, quản lý tài chính và tích lũy vốn
Trước xu thế quốc tế hoá, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra.Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với cácthành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuất nhập khẩu với cácdoanh nghiệp nước ngoài Ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy mối quan hệ nàythông qua hình thức bảo lãnh, cho vay đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao
Trang 14uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vaitrò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước, nó thúc đẩy nềnkinh tế tăng trưởng và phát triển
Để đánh giá hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại có tốt haykhông, cần xem xét chất lượng tín dụng
1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng, giá cả và lượng hàng hoá là ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sứcmạnh và khả năng của doanh nghiệp Để có thể đứng vững trong hoạt động kinhdoanh thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm là điều tất yếu Các nhà kinh tế nói đếnchất lượng bằng nhiều cách: Chất lượng là "Sự phù hợp với mục đích và sự sửdụng", là" một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp
và phù hợp với thị trường" hay chất lượng là" năng lực của một sản phẩm hoặc mộtdịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng"
Với cách đề cập như vậy, thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu củakhách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng và phù hợp với sự pháttriển kinh tế xã hội
Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta xem xét sự thể hiện chất lượngtín dụng trên các khía cạnh sau:
- Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà Ngânhàng cho vay phải có lãi xuất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hútđược nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
- Đối với Ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi,mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảmbảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.Đối với một ngân hàng nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhấtđịnh để thoả mãn một cách tốt nhất khách hàng của mình
- Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng đượcthể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải
Trang 15quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩyquá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởngtín dụng với tăng trưởng kinh tế.
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
Ngân hàng là ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, nhiệm vụ chủyếu của nó là tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất kinhdoanh, hoạt động ngân hàng có liên quan đến mọi lĩnh vực, đời sống, kinh tế, xãhội Sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng có liên quan đến sự ổn địnhcủa nền kinh tế Vì vậy, hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng phảiđược đảm bảo an toàn và hiệu quả Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa rấtlớn đối với các ngân hàng thương mại hiện nay
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá với những đặc trưng nổi bật là tự do hóathương mại và tự do hoá tài chính ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ đã và đang chiphối khuynh hướng và cấu trúc vận động của hệ thống tài chính ngân hàng từngquốc gia Điều đó tạo cho Ngân hàng những cơ hội cũng như thách thức để mở rộng
và nâng cao hoạt động của mình Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh
tế, các Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, nâng cao vị thế của mình trên thịtrường thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải nâng cao chất lượng hoạtđộng kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, bởi vì:
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng là 1 lĩnh vực đặc biệt bởi hàng hoá và tiền tệ
có sức nhạy cảm và sức cuốn hút Vì vậy mà rủi ro trong Ngân hàng rất lớn và đadạng Nó ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của Ngân hàng, chính vì vậy mà cầnphải giảm rủi ro Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm giảm thiểu rủi ro tronghoạt động kinh doanh của Ngân hàng, làm lành mạnh tình hình tài chính của ngânhàng thương mại, giúp Ngân hàng thương mại ổn định và phát triển lâu dài
- Trong hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp hay các đơn
vị kinh tế đều nhằm mục đích là tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu
Ngân hàng thương mại cũng là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế nênhoạt động kinh doanh có lãi là điều mà bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng
Trang 16mong muốn Nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần làm tăng khả năng sinh lợicủa ngân hàng thông qua việc tăng dư nợ tín dụng, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phíquản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay từ đó tăng thu lãi vềhoạt động tín dụng cho Ngân hàng
- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm tăng thêm các hoạt động dịch
vụ của Ngân hàng thương mại do tạo thêm nhiều nguồn vốn từ việc tăng cườngvòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm nhiều khách hàng bởi các hình thức của sảnphẩm, dịch vụ, và tạo ra hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng
Ngoài ra nâng cao chất lượng tín dụng góp phần củng cố các mối quan hệ xãhội của Ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo môi trường thuận lợi cho hoạtđộng của Ngân hàng Chất lượng tín dụng cho phép Ngân hàng có thêm nhiềukhách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung cho vốn đầu tư
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi củaNgân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sứcmạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính
vì vậy, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chấtlượng tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, có chỉ tiêu mangtính định lượng có chỉ tiêu mang tính định tính
1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính
Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng nếu Ngânhàng có bảo vệ, có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí thì Ngân hàng
sẽ tạo được một ấn tượng đầu tiên rất tốt đẹp trong lòng khách hàng
Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không
bị bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian Từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về Ngân hàng Cách bố trí sắp sếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhânviên, đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tíndụng của ngân hàng Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn Ngân hàng sẽ cónhiều khách hàng mới
Trang 17Uy tín của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng của Ngân hàng Các Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần trong nước vào Việt Namkhông lâu nhưng phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của họ là rấttốt Trong số này có thể kể đến ngân hàng ANZ, là một ngân hàng của lúc mớivào Việt Nam từ năm 1992 Khách hàng khi đến giao dịch với ANZ bao giờcũng rất yên tâm và thoải mái bởi ở đây có một đội ngũ nhân viên bảo vệ rấtchuyên nghiệp, một ban lễ tân niềm nở và hướng dẫn khách hàng tận tình, chuđáo, một không khí làm việc nghiêm túc Tất cả những điều đó đã góp phần tạonên uy tín của ngân hàng ANZ ở Việt Nam
Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu định tính có thể đánh giá được phần nào chấtlượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp chonền kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếukém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém,trình độ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêunày càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoảntín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu Chỉ tiêutổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngânhàng đối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thịphần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợcủa ngân hàng là cao hay thấp
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phân tíchkết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loạihình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi so với kết cấunguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất
Trang 18Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khingười đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúnghạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngânhàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuốinăm
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ
Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đ ó tính an toàn là yếu tố
quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vaykhông được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì
nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường.Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề cókhả năng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thươngmại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khảnăng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chấtlượng tín dụng càng thấp
Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn
Trang 19Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tíndụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất định, nhưng
do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn chocác doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vựckhác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càngtốt, chất lượng tín dụng càng cao
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại mộtkhoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủyếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ cáckhoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàncủa nguồn vốn cho vay
Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trìmột tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ
lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉthực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng
Tổng thu nhập
Trang 20Chỉ tiêu tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánhgiá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũngnhư đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại
có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình
Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp
lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộpchung lại cóthể phân thành 4 nhóm nhân tố chính sau:
1.2.4.1.1 Những nhân tố thuộc về phía ngân hàng
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sựphát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, gồm:chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, kiểmsoát và trang thiết bị
Chính sách tín dụng: là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín
dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ýnghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng Chính sách tín dụng baogồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệphí, các loại cho vay được thực hiện Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hútđược nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Bất cứ
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động = Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động
Trang 21ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụngphù hợp với điều kiện của ngân hàng, của thị trường.
Công tác tổ chức của ngân hàng: khả năng tổ chức của ngân hàng ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng tổ chức ở đây bao gồm tổ chức các phòngban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng Ngân hàng có một cơ cấu tổchức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ,nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàngvới nhau trong toàn
bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạtđộng nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thờiyêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũngnhư các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng
Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng: Chất lượng đội ngũ cán
bộ, nhân viên ngân hàng là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi ngân hàng, vì nó ảnhhưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng.Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nóiriêng và hoạt động của ngân hàng nói chung Kinh tế càng phát triển, các quan hệkinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người laođộng càng cao Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạođức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển Nếu chấtlượng con người tốt thì họ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong việc thẩm định dự án,đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trongviệc thu hồi nợ vay, hay xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ tín dụng củangân hàng giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi
ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản tín dụng
Quy trình tín dụng: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước,
công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ,bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo antoàn vốn tín dụng Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc lập ra một quy trình tíndụng đảm bảo tính logic khoa học và việc thựchiện tốt các bước trong quy trình tín
Trang 22dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước Quy trình tín dụnggồm 3 giai đoạn chính:
+ Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay Trong giai đoạn nàychất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và việcchấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng
+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro Việc thiếtlập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp kiểmtra sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng
+ Thu nợ và thanh lý: sự linh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúpngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toànvốn, nâng cao chất lượng tín dụng
Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại không mang tính cứng nhắc Đốivới mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện cácbước trong quy trình tín dụng cho phù hợp Ví dụ như đối với các dự án lớn, bướcphân tích là rất quan trọng Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngân hàng phảithành lập tổ thẩm định riêng Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sát mụcđích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn
Khả năng thu thập và xử lý thông tin : Thông tin là yếu tố sống còn đối
với mỗi doanh nghiệp trong kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt Trong cạnh tranh
ai nắm được thong tin trước là người có khả năng dành chiến thắng lớn hơn, vớingân hàng thông tin tín dụng hết sức cần thiết là cơ sở để xem xét, quyết định chovay hay không cho vay và theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo
an toàn và hiệu quả đối với khoản vốn cho vay Thông tin tín dụng có thể được thuđược từ nhiều nguồn khác nhau như mua thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin,đến cơ sở của khách hàng trực tiếp xem xét, thông tin từ hồ sơ xin vay vốn Thôngtin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời, toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro cànglớn, chất lượng tín dụng càng cao
Kiểm soát nội bộ: thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm
được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn việcchấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh , thủ
Trang 23tục tín dụng từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sáchphù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi,nâng cao hiệu quả kinh doanh Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hànhnhững quy định, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng nhưnguyên nhân dẫn đến sai sót lệch lạc trong quá trình thực hiện mộtkhoản tín dụng.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: trang thiết bị tuy không phải
là yếu tổ cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụngcủa ngân hàng Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàngkiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giaodịch với khách hàng Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tinhiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tinvà xử lýthông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó có quyết định tín dụngđúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay
và thanh toán được thuận tiện nhanh chóng và chính xác
1.2.4.1.2 Những nhân tố khách quan
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng
góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai tròhết sức quan trọng Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chínhvững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngânhàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng và tín dụng.Những nhân tố này bao gồm:
Trình độ khả năng của cán bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp: Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn , đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra
chiến lượckinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và pháttriển Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và vàtrả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượngtín dụng Trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng vàđược ngân hàng xem xét kỹ trướckhi cấp tín dụng
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Trên cơ sở nhận định một cách
khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thị hiếu của
Trang 24người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những yếu tố thuậnlợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mởrộng thu hẹp hay ổn định sảnxuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất,thiêu thụ Việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến dựthành công hay thất bại của của một doanh nghiệp.
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp
trong một phạm vi nhỏ, số lượng mặt hàng ít mà họ thường kinh doanh đa dạng cácmặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều khu vực lãnh thổ, từ các tỉnh thànhphố trong nước ra các nước trong khu vực và thế giới Sự hình thành mạng lưới hoạtđộng phức tạp như thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự tổ chức sản xuất và tiêuthụ hợp lý Tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố giúp quá trìnhtái sản xuất diễn ra được thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn,tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp là sự đảm bảo cho ngân hàng nâng cao chất lựơng tín dụng
Vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp: Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác
nhau biểu hiện tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp nhưnhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơcấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chínhngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ vv Khảnăng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuấtkinh doanh,đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao,chiếm lĩnhthị trường và đem lại lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả
nợ cho ngân hàng
Tài sản đảm bảo: Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để
được cấp tín dụng Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cánhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máymóc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngânhàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệpkhông đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng không đáng kể
Trang 25Tư cách, đạo đức của người vay: Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý
muốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếmđoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ranhững rủi ro không nhỏ cho ngân hàng
1.2.4.2 Nhóm nhân tố khách quan
1.2.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng pháttriển Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao,doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tíndụng của ngân hàng phát triển,chất lượng tín dụng được nâng cao Ngược lại trongthời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuấtkinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút,lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm,vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sửdụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Hoạt động tín dụng ngânhàng giảm sút về quy mô và chất lượng Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàngvới mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh
tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thuđược bị giới hạn bởi lơị nhuận của doanh nghiệp sử dụngvốn vay ngân hàng, nênvới mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng trả nợảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nềnkinh tế nói chung Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy đểthúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảmsút Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnhhưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chínhĐông Nam á đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng tín dụng ngân hàng
1.2.4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liênquan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng
Trang 26Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quantrọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuậnlợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân côngdân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọngchấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luậtvà cơ chế đảm bảo cho sựtuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để Quan hệ tín dụng phải được phápluật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triểnkinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền vàlợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng Những quy định pháp luậtvề tín dụngphải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kíchthích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luậtchưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng.Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác Điều nàyảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng Sự thay đổi chủtrương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cácdoanh nghiệp Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gâyxáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm,hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi,chất lượng tín dụng giảm sút.
Tóm lại qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tathấy tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện về pháp lý của từng nước mà nhữngnhân tố này cóảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng Vấn đề là phải nắmvững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụthể thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
Trang 271.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Mỹ:
Không phải tất cả các loại tín dụng đều đc xếp loại, chỉ bắt buộc xếp loại khicác nguồn thu để trả nợ không đủ và khi thanh lý nợ có nhiều rắc rối Các khoản tíndụng được xếp thành 4 loại: Những khoản tín dụng đáng lưu ý, những khoản nợkém tiêu chuẩn, các khoản nợ có nghi ngờ, các khoản tín dụng bị mất trắng
Quỹ dự phòng tổn thất cho vay được trích từ chi phí và được duy trì ở mức vừa
đủ để trang trải các khoản tổn thất đã biết trong cơ cấu tín dụng, ngoài ra ngân hàng
Mỹ còn có các đặc điểm sau:
- Để tránh rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, quản lý tiền chovay được xây dựng theo quy tắc: sàng lọc, giám sát, thiết lập các mối quan hệ kháchhàng lâu dài, các mức tín dụng, yêu cầu thế chấp và những yêu cầu về số dư đền bù
và hạn chế tín dụng
- Phần lớn các NHTM đều được thực hiện cho vay trên cơ sở kỳ phiếu Mứccho vay bằng 75% tổng giá trị kỳ phiếu Đến hạn, nếu người phát hành kỳ phiếukhông trả được nợ, ngân hàng có thể khởi tố theo luật tố tụng Lệ phí tố tụng rất caonên hầu như không có kỳ phiếu quá hạn Các bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệmphân tích, phát hiện các khoản vay không hoạt động Căn cứ vào kết quả thanh tra
để loại khỏi tài sản những khoản nợ quá hạn không có khả năng trả nợ
1.3.2 Trung Quốc
Trung Quốc là nền kinh tế đang phát triển nhưng tốc độ phát triển của TrungQuốc những năm gần đây luôn đứng đầu thế giới Do là một đất nước có diện tíchđứng thứ ba và dân số đứng đầu thế giới nên dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của đấtnước này rất cao (dư nợ khoảng 2000 tỷ USD và nợ xấu khoảng 480 tỷ USD) Do
đó để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thì NHTW Trung Quốc đã đưa ranhững chính sách sau:
- Kiềm chế tốc độ tang trưởng tín dụng nóng bằng cách đưa ra các điều kiệnvay vốn khắt khe hơn, công tác chuẩn bị chặt chẽ hơn,… cũng như việc quy định tỷ
lệ dự trữ và tỷ lệ dự phòng chung cao hơn
Trang 28- Đề cao tinh thần trách nhiệm của bộ phận cán bộ tín dụng: có quy trình kiểm tratrước, trong và sau khi cho vay; thường xuyên phân loại nợ và đánh giá lại TSĐB.
- Thành lập các công ty quản lý nợ (AMCs) để xử lý các khoản nợ xấu giúpgiảm thiểu rủi roc ho các ngân hàng
- Đầu tư vào việc thu thập thông tin khách hàng, phục vụ cho việc quản lýkhách hàng cũng như việc dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra
1.3.3 Bài học cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, ta rút ra những bài học saucho hệ thống NHTM Việt Nam:
Thứ nhất, các ngân hàng cần hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình tín
dụng, coi trọng công tác thu thập thông tin của khách hàng cũng như việc sử dụngtài sản làm đảm bảo tiền vay với những quy định cho TSĐB
Thứ hai, cần coi trọng công tác giám sát tín dụng ở cả trước, trong và sau khi
cho vay Đồng thời thường xuyên thực hiện công việc phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng
Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin khách hàng phục vụ cho công tác theo dõi
giám sát tín dụng, đồng thời đưa ra quyết định tín dụng chính xác, kịp thời
Thứ tư, để chất lượng các khoản tín dụng được đảm bảo, tránh rủi ro xảy ra thì
các NHTM cần xây dựng chính sách và quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường,kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõrủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũngnhư cấp độ quản lý danh mục
Thứ năm, ban lãnh đạo ngân hàng nên lựa chọn hướng đi cho hoạt động tín
dụng phù hợp cho từng thời kỳ tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận mà bất chấp rủi
ro Nên tách bạch về nhiệm vụ, chức năng giữa các thành viên bộ phận trong bộmáy quản trị rủi ro tín dụng
Trang 29Kết luận chương 1
Chương 1 của khóa luận đã đưa ra những vấn đề mang tính lý luận chung vềviệc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM, tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chấtlượng tín dụng đồng thời phân tích các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủquan ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Đây là cơ sở quan trọng để đi sâu vào phântích thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phầnĐầu tư và Phát triển trong chương 2
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH CẦU GIẤY
2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tưu và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấy
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt : BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV-35 Hàng Vôi-Hoàn Kiếm-Hà Nội
và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng Sau đó, để thực hiện chủ trương cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theoquyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng đượcchuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời hạn hoạt động
là 99 năm tính từ ngày 21/09/1996 theo quyết định số 287/QĐ-NH5 của thống đốcNHNN Việt Nam
BIDV là NHTM hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng hiệnđại, kinh doanh đa năng, bao gồm hoạt động ngân hàng thương mại, hoạt động ngânhàng đầu tư, kinh doanh bảo hiểm và các hoạt đông kinh doanh bao hiểm và các
Trang 31hoạt động khác được NHNN cho phép Trong đó hoạt động ngân hàng thương mại
là chủ chốt, được thực hiện thông qua các nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gửicủa các tổ chức, cá nhân, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu); tíndụng(cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các nghiệp vụ tín dụng khác); cung cấpdịch vụ thanh toán và ngân quỹ; các hoạt động đầu tư khác như đầu tư, góp vốn, tưvấn phát hành trái phiếu, ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý, kinh doanh cung ứngdịch vụ và các sản phẩm tái sinh
Ngân hàng đã phát triển mạng lưới truyền thông và hiện đại rộng khắp, phủkín 63 tỉnh thành phố trong cả nước, nâng tổng số điểm mạng lưới của Ngân hàngđến ngày 31/12/2011 lên 116 chi nhánh và sở giao dịch, 376 phòng giao dịch,`150quỹ tiết kiệm và 1295 máy ATM, là một trong 3 tốp NHTM cso mạng lưới rộngkhắp Việt Nam……
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấy.
Trang 32 Giai đoạn 1981-1994:
Theo quyết định số 259/CP ngày 24/06/1981 của Hội đồng Chính phủ: Ngân hàngKiến thiết Việt Nam chuyển thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc hệ thốngNHNN Việt Nam Chi điểm 2 ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được đổi tên thành chinhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực 2 thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội
Tháng 01/1983 chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực 2 giải thể, thành lập chinhánh ngân hàng ĐT&XD Từ Liêm thuộc NHNN huyện Từ Liêm
Ngày 20/12/1986 chi nhánh tách khỏi NHNN huyện Từ Liêm, thành lập chi nhánhngân hàng ĐT&XD khu vực số 5 trực thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội
Năm 1988 chi nhánh đổi tên thành ngân hàng ĐT&XD Từ Liêm trực thuộc ngânhàng ĐT&XD Hà Nội
Năm 1991 chi nhánh đổi tên thành ci nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển TừLiêm, sau đó đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thuộc ngânhàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng trong giai đoạn này là cấp phát, cho vay và quản
lý vốn đầu tư và xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạchnhà nước
Giai đoạn 1995-2003
Bước sang giai đoạn này NH ĐT&PT nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêngthực sự hoạt động như một NHTM
Sự thay đổi tính chất hoạt động đã đặt ra cho chi nhánh những nhiệm vụ mới Đó
là huy động vốn trung, dài hạn từ TPKT và các tổ chức phi Chính phủ, cácTCTD,các doanh nghiệp ,dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD đểtiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh
tế và dân cư
Giai đoạn 2004 đến nay
Ngày 01/10/2004, chi nhánh được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động theoquyết định số 252/QĐ-HĐQT ngày 16/09/2004 của BIDV, trở thành chi nhánh cấp
I trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam Đây là bước tiến quan trọng trong quá trìnhphát triển của chi nhánh Chi nhánh được phép hoạt động đa năng tổng hợp, đangành nghề phục vụ cho quá trình đầu tư và phát triển đất nước
Trang 332.1.2.2 Cơ cấu tổ chức.
Mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh Cầu Giấy được xây dựng theo mô hìnhhiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô vàđặc điểm của chi nhánh
Chi nhánh Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc bao gồmphòng giao dịch số 1,2 phòng giao dịch Trường Chinh, điểm giao dịch Giang VănMinh, Định Công, Lê Trọng Tấn, bắc Từ Liêm, Hoàng Hoa Thám, Xuân La, HoàngVăn Thụ, Hoàng Văn Thám, Ngã Tư Vọng
Tại trụ sở chính NH ĐT&PT- Cầu Giấy có 11 phòng đặt dưới sự điều hành vàquản lý cảu Giám Đốc, 2 phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp Giám Đốc chỉ đạo, điềuhành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công
Cơ cấu tổ chức chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Trang 34
Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2008 với mức lạm phát cao kỷ lục, bước sangnăm 2009, Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn đà suy giảmkinh tế Trong đó, có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sáchmiễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn đểphục hồi và duy trì sản xuất và giải quyết được việc làm Chính vì vậy lạm phátnăm 2009 được kiềm chế dưới 7% đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Tuynhiên, bước sang năm 2010, với dư âm của khủng hoảng kinh tế 2008-2009 cùngvới cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã khiến cho kinh tế Việt Nam năm 2010gặp nhiều khó khăn Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010 nhưGDP tăng trưởng cao hơn dự kiến, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề: kinh tế vĩ
mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bấttrắc, các tập đoàn tổng công ty nhà nước tiếp tục hoạt động kém hiệu quả (điển hình
là Vinashin phá sản) Cuối năm lạm phát 2010 lên tới 11,75% tạo nên bão giá, khiếndoanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn Lạm phát tiếp tục là vấn đề nhứcnhối trong năm 2011 khi liên tục tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tácđộng trễ của giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trước đó, sự leo thangcủa giá vàng và một số mặt hàng nhạy cảm cộng với chịu sức ép lạm phát chungcủa thế giới Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm, sức ép lạm phát tiền tệ đãngày càng giảm dần do Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có những biện phápcan thiệp như: tiếp tục duy trì nhất quán chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt vàcác biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả như hạn chế khá nghiêm ngặt mứctăng trưởng tín dụng, giữ tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%, hạn chế chovay phi sản xuất và tiêu dùng; tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, thu hẹp và cắtgiảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước còn dưới 5%; tăng cường kiểmsoát tình trạng buôn bán vàng miếng và ngoại tệ không có giấy phép Bên cạnh đó,Chính phủ cũng đã xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệuđầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trongnước còn thiếu nguyên liệu (như dệt may, da giầy, thủy sản, hạt điều, gỗ, dượcphẩm, ); tiếp tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuấtkhẩu trong năm 2011
Trang 35Chỉ tiêu
Năm2009
Tỷ lệ Năm
2010 Tỷ lệ
Năm2011
Tỷ lệ
So sánh
2010 với2009
2011 với2009
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy ta có
thể thấy mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng nhưng lợi nhuận trước thuế của chi
nhánh vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ giảm dần Bên cạnh đó chi phí phát sinh
trong trong hoạt động của Ngân hàng đang tăng dần cũng như các khoản dự phòng
tăng từ 2.66% lên tới 5%
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động thăng trầm phức tạp,
NHTMCP ĐT&PT vẫn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng được cơ hội phát
triển, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch mọi chỉ tiêu được giao, với mong
muốn mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và
phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình Thu từ lãi cho vay của chi nhánh
liên tục tăng với tốc độ ổn định và khá nhanh cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng
Trang 36của NH ngày càng nâng cao, từ đó làm lợi nhuận trước thuế của cả chi nhánh tăngđều qua các năm, đạt giá trị cao khi so sánh với các chi nhánh cùng cấp trên địa bànthủ đô.
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.2.1 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
2.2.1.1 Mô tả khái quát quá trình thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP
ĐT&PT-Cầu Giấy
Tổ chức hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đượcxây dựng theo mô hình quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quytrình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thựchiện Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo cácgiới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biệnpháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chinhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau Đồng thời, các cánhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền củaHội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp vớimôi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực,trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền
Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:
- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp;
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học;
- Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý;
- Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng;
- Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt
Với các dự án vay vốn lớn hơn 10 tỷ đồng (mức giới hạn quy định hồ
Trang 37sơ dự án phải chuyển qua phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro dự án).Phòng quản lý rủi ro phải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định rủi ro và được xemnhư là bước tái thẩm định dự án, đảm bảo lựa chọn ra các dự án khả thi,hiệu quả và an toàn nhất Với nguyên tắc này, khoản tín dụng được coi làphê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của cấp có thẩmquyền phê duyệt đề xuất tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng và cấp cóthẩm quyền phê duyệt rủi ro trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
2.2.1.2 Mô tả quá trình tại bộ phận “Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng”
Bước đầu tiên: Chấm điểm tín dụng của KH (thực hiện theo Hướng dẫn của
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng Ngoài ra,Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giákhách hàng
Bước thứ hai: Phân tích dánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu
tư, khả năng vay trả của KH để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp, gồm có:
- Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh
- Phân tích tính khả thi
- Đánh giá khả năng, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án kinh doanh
- Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng doanh thubán hàng
- Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư/ phương ánsản xuất kinh doanh
Bước thứ ba: Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảmcủa NHCT
Bước thứ bốn: Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa: Rủi
ro từ khách hàng, rủi ro từ chủ quan của KH, rủi ro từ NHCT, các biện pháp phòngngừa rủi ro của KH, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của NH
Bước cuối cùng: Lập báo cáo đề xuất tín dụng