Cho vay đảm bảo an toàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 64)

Trong công tác tín dụng, sự an toàn là tiêu chí hàng đầu khi cán bộ tín dụng đưa ra quyết định. Hệ thống ngân hàng là một bộ phận nòng cốt của nền kinh tế, khi có một dấu hiệu bất thường gây ra sự mất an toàn, không những ảnh hưởng đến chính ngân hàng mà còn gây ra sự hoảng loạn trong người dân, đồng thời gây nên tình trạng khủng hoảng. Vì lẽ đó, nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng đều đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu trong mọi công tác, đặc biệt là công tác tín dụng. Để tín dụng của ngân hàng là một sản phẩm an toàn, NH ĐT&PT –Cầu Giấy cần sử dụng một số giải pháp như:

Để nâng cao công tác thu hồi nợ, chi nhánh Cầu Giấy cần áp dụng một số biện pháp tăng cường, đốc thúc khách hàng trả nợ như:

 Khi khoản nợ sắp đến hạn, ngân hàng cần nhắc nhở khách hàng dưới nhiều hình thức như gửi thư điện tử, gửi tin nhắn, gọi điện,…kèm theo đó là số tiền cũng như ngày đến hạn trả. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thực hiện thu nợ linh động, cố gắng trong khả năng có thể chấp nhận yêu cầu của khách hàng cũng như thông cảm với khó khăn nếu họ không trả được nợ đúng hạn. Điểm đặc biệt cần chú ý là công tác đào tạo cán bộ sao cho trong khi giao tiếp không tạo ra áp lực cho khách hàng, tránh tình trạng khiến khách hàng khó chịu và không muốn duy trì quan hệ với ngân hàng.

 Trong thời gian cho vay, bản thân cán bộ tín dụng tại ngân hàng cần phân tích kỹ lưỡng khoản vay để biết được những khoản vay có vấn đề, từ đó có thể giúp đỡ khách hàng trong hoạt động kinh doanh và cố gắng thu hồi được khoản nợ, tránh để tình trạng nợ lâu dài và gây ra khả năng mất vốn.

 Với những khoản vay đã quá hạn, chi nhánh cần xác định khả năng thu hồi nợ của từng món, đồng thời lựa chọn phương án hợp lý nhất để thu hồi được số tiền cao nhất. Chi nhánh cũng cần tạo lập một hồ sơ riêng cho từng doanh nghiệp để tiện cho việc theo dõi và duy trì quan hệ cũng như áp dụng được mức lãi suất và số tiền cho vay phù hợp.

Hạn chế rủi ro, xử lý nợ quá hạn:

Nợ quá hạn tại NH ĐT&PT-Cầu Giấy có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh, đặc biệt trong năm 2010 khi tỷ lệ này lên đến con số 1,02%. Trước tình hình đó, chi nhánh nên xem xét lại và áp dụng thêm một số biện pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ quá hạn như:

 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong quy trình tín dụng.  Áp dụng hình thức phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, để đạt được điều này, yêu cầu chi nhánh cần phải phân loại khách hàng chính xác, biết được mục đích vay vốn và giám sát được quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

 Coi trọng điều kiện đảm bảo của khách hàng: tài sản đảm bảo là công cụ quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, do cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài sản hiện tại còn nhiều bất cập, nên cán bộ

tín dụng tại ngân hàng cần xác định tình trạng thực tế của tài sản đó, định giá chính xác hoặc thuê chuyên gia định giá để không rơi vào tình thế bị động không có khả năng bán được tài sản đảm bảo khi xử lý nợ quá hạn.

 Lập hồ sơ cho vay một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Rà soát đầy đủ các khoản mục và có thể yêu cầu cho thêm khoản mục vào hồ sơ khi khách hàng chậm trả nợ hoặc có dấu hiệu suy giảm độ tín nhiệm.

 Tạo mối quan hệ hữu nghị, trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng khác, qua đó, có thể có cơ sở đánh giá được khách hàng chính xác hơn, thận trọng hơn trong công tác cho vay. Việc xây dựng mối quan hệ này không thể nghi ngờ sẽ giúp ngân hàng cập nhật thông tin nhanh nhất về đối tác để tránh tình trạng “shock” khi khoản nợ không thu hồi được.

 Xử lý các khoản vay quá hạn một cách chính xác bằng công tác chấm điểm tín dụng đồng thời có quyết định chuyển nhóm nợ hợp lý. Khi khách hàng bị giảm mức tín nhiệm, chi nhánh nên yêu cầu một số biện pháp gia tăng dự phòng, phòng ngừa rủi ro xảy ra như yêu cầu tăng tài sản đảm bảo, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ,…

 Khi không thu hồi được vốn từ các khoản nợ quá hạn, chi nhánh cần linh động phân tích nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý với tài sản đảm bảo và nợ gốc cũng như lãi của món vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 64)