Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-ch

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 33)

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Tên chi nhánh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấy. Tên gọi tắt : BIDV Cầu Giấy

Địa chỉ: Tòa tháp B-106 Hoàng Quốc Việt-Chi nhánh Cầu Giấy Điện thoại: 04.222.0.8988

Cùng với sự phát triển BIDV, chi nhánh Cầu Giấy cũng đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:

• Giai đoạn 1957-1980

Giai đoạn này với tiền thân là ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, với nhiệm vụ giúp các nước hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, Ngân hàng dã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước,nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của ngân hàng Kiến thiết.

• Giai đoạn 1981-1994:

Theo quyết định số 259/CP ngày 24/06/1981 của Hội đồng Chính phủ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chuyển thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc hệ thống NHNN Việt Nam. Chi điểm 2 ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực 2 thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội.

Tháng 01/1983 chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh ngân hàng ĐT&XD Từ Liêm thuộc NHNN huyện Từ Liêm.

Ngày 20/12/1986 chi nhánh tách khỏi NHNN huyện Từ Liêm, thành lập chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực số 5 trực thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội.

Năm 1988 chi nhánh đổi tên thành ngân hàng ĐT&XD Từ Liêm trực thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội.

Năm 1991 chi nhánh đổi tên thành ci nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm, sau đó đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng trong giai đoạn này là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư và xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

• Giai đoạn 1995-2003

Bước sang giai đoạn này NH ĐT&PT nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một NHTM.

Sự thay đổi tính chất hoạt động đã đặt ra cho chi nhánh những nhiệm vụ mới. Đó là huy động vốn trung, dài hạn từ TPKT và các tổ chức phi Chính phủ, các TCTD,các doanh nghiệp ,dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế và dân cư.

• Giai đoạn 2004 đến nay.

Ngày 01/10/2004, chi nhánh được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 252/QĐ-HĐQT ngày 16/09/2004 của BIDV, trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của chi nhánh. Chi nhánh được phép hoạt động đa năng tổng hợp, đa ngành nghề phục vụ cho quá trình đầu tư và phát triển đất nước.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức.

Mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh Cầu Giấy được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm của chi nhánh.

Chi nhánh Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc bao gồm phòng giao dịch số 1,2 phòng giao dịch Trường Chinh, điểm giao dịch Giang Văn Minh, Định Công, Lê Trọng Tấn, bắc Từ Liêm, Hoàng Hoa Thám, Xuân La, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Thám, Ngã Tư Vọng.

Tại trụ sở chính NH ĐT&PT- Cầu Giấy có 11 phòng đặt dưới sự điều hành và quản lý cảu Giám Đốc, 2 phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp Giám Đốc chỉ đạo, điều hành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công.

Cơ cấu tổ chức chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2008 với mức lạm phát cao kỷ lục, bước sang năm 2009, Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong đó, có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và duy trì sản xuất và giải quyết được việc làm. Chính vì vậy lạm phát năm 2009 được kiềm chế dưới 7% đã có tác động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, với dư âm của khủng hoảng kinh tế 2008-2009 cùng với cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã khiến cho kinh tế Việt Nam năm 2010 gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010 như GDP tăng trưởng cao hơn dự kiến, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề: kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, các tập đoàn tổng công ty nhà nước tiếp tục hoạt động kém hiệu quả (điển hình là Vinashin phá sản). Cuối năm lạm phát 2010 lên tới 11,75% tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn. Lạm phát tiếp tục là vấn đề nhức nhối trong năm 2011 khi liên tục tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động trễ của giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trước đó, sự leo thang của giá vàng và một số mặt hàng nhạy cảm cộng với chịu sức ép lạm phát chung của thế giới. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm, sức ép lạm phát tiền tệ đã ngày càng giảm dần do Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có những biện pháp can thiệp như: tiếp tục duy trì nhất quán chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt và các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả như hạn chế khá nghiêm ngặt mức tăng trưởng tín dụng, giữ tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%, hạn chế cho vay phi sản xuất và tiêu dùng; tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, thu hẹp và cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước còn dưới 5%; tăng cường kiểm soát tình trạng buôn bán vàng miếng và ngoại tệ không có giấy phép. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu (như dệt may, da giầy, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,...); tiếp tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.

(Đơn vị: tỷ đồng)

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy ta có thể thấy mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng nhưng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ giảm dần. Bên cạnh đó chi phí phát sinh trong trong hoạt động của Ngân hàng đang tăng dần cũng như các khoản dự phòng tăng từ 2.66% lên tới 5%.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động thăng trầm phức tạp, NHTMCP ĐT&PT vẫn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng được cơ hội phát triển, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch mọi chỉ tiêu được giao, với mong muốn mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ Năm 2010 Tỷ lệ Năm 2011 Tỷ lệ So sánh 2010 với 2009 2011 với 2009 Doanh thu 614.87 100 702.29 100 797.18 100 14.22 29.65

Thu từ lãi cho

vay 523.78 85.19 595.09 84.74 667.94 83.79 13.61 27.52 Thu lãi điều

chuyển vốn 55.72 9.06 59.75 8.51 69.6 8.73 7.23 24.91 Thu nhập bất thường 10.67 1.74 13.67 1.95 7.45 0.93 28.12 -30.18 Thu dịch vụ 12.08 1.96 23.63 3.36 30.42 3.82 95.61 151.82 Các khoản thu khác 12.62 2.05 10.14 1.44 21.77 2.73 -19.65 72.50 Chi phí 408.53 66.44 458.24 65.25 512.73 64.32 12.17 25.51

Chi trả lãi tiền

gửi 339.35 55.19 378.89 53.95 403.99 50.68 11.65 19.05 Chi nội bộ 44.42 7.22 51.85 7.38 61.78 7.75 16.73 39.08 Trích dự phòng rủi ro 16.37 2.66 27.37 3.90 39.82 5.00 67.20 143.25 Lợi nhuận trước thuế 206.33 33.56 244.04 34.75 284.45 35.68 18.28 37.86

phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Thu từ lãi cho vay của chi nhánh liên tục tăng với tốc độ ổn định và khá nhanh cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của NH ngày càng nâng cao, từ đó làm lợi nhuận trước thuế của cả chi nhánh tăng đều qua các năm, đạt giá trị cao khi so sánh với các chi nhánh cùng cấp trên địa bàn thủ đô.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.2.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấytriển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

2.2.1.1. Mô tả khái quát quá trình thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP ĐT&PT-Cầu GiấyĐT&PT-Cầu Giấy ĐT&PT-Cầu Giấy

Tổ chức hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được xây dựng theo mô hình quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:

- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp;

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học; - Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý; - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng; - Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.

Với các dự án vay vốn lớn hơn 10 tỷ đồng (mức giới hạn quy định hồ sơ dự án phải chuyển qua phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro dự án). Phòng quản lý rủi ro phải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định rủi ro và được xem như là bước tái thẩm định dự án, đảm bảo lựa chọn ra các dự án khả thi, hiệu quả và an toàn nhất. Với nguyên tắc này, khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng và cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro trên Báo cáo thẩm định rủi ro.

2.2.1.2. Mô tả quá trình tại bộ phận “Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng”hàng” hàng”

Bước đầu tiên: Chấm điểm tín dụng của KH (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.

Bước thứ hai: Phân tích dánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của KH để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp, gồm có:

- Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh. - Phân tích tính khả thi.

- Đánh giá khả năng, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án kinh doanh. - Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối.

- Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng doanh thu bán hàng.

- Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh.

Bước thứ ba: Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của NHCT.

Bước thứ bốn: Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa: Rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ chủ quan của KH, rủi ro từ NHCT, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của KH, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của NH.

Bước cuối cùng: Lập báo cáo đề xuất tín dụng.

Việc phê duyệt cấp báo cáo để xuất tín dụng do chính cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện, cán bộ QHKH sau khi đánh giá tổng quan về khách

hàng, về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ theo đúng trình tự bước đầu lựa chọn được những khách hàng tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và đủ khả năng trả nợ, như vậy phần nào hạn chế được rủi ro trong dự án cho vay. Và thể hiện được trách nhiệm của cán bộ QHKH với nhiệm vụ và sự cẩn trọng của mình và phối hợp với cấp trên.

2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Cầu Giấy.triển Việt Nam-Chi nhánh Cầu Giấy. triển Việt Nam-Chi nhánh Cầu Giấy.

2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của bất cứ ngân hàng nào, bởi đó là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên và, liên tục và phát triển. Hiểu được điều này, NH ĐT&PT Việt Nam luôn được quan tâm triển khai bằng nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chú trọng văn hóa giao tiếp giữa các nhân viên và với khách hàng, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh… Đặc biệt, để đối phó với giai đoạn kinh tế khó khăn 2009 – 2011, Ngân hàng đã phát triển và đưa ra nhiều dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn phù hợp với đối tượng như: với khách hàng cá nhân là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi rút gốc linh hoạt, thu chi tiết kiệm tại nhà, tiết kiệm kiều hối. Với khách hàng doanh nghiệp là các sản phẩm quản lý tài khoản tập trung, tự động trích nợ tài khoản nộp thuế, phí hải quan….

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng ± ±% ± ±% Tổng nguồn VHĐ 4556.7 100% 6928.1 100% 2371 52.04% 7821.6 100% 893.5 12.90% I. Theo thành phần 1.Tiền gửi của TCKT 2436.9 53.48% 4174.3 60.25% 1737 71.30% 4310.7 55.11% 136.4 3.27% 2.Tiền gửi của dân cư 1394.3 30.60% 1953.8 28.20% 559.5 40.13% 2765.9 35.36% 812. 1 41.57% 3.Số dư TK ATM 37.5 0.82% 51.4 0.74% 13.9 37.07% 70 0.89% 18.6 36.19% 4.Tiền vay của TCKT 688 15.10% 748.6 10.81% 60.6 8.81% 675 8.63% -73.6 -9.83% II. Theo kỳ hạn 1.Có kỳ hạn 3496.6 76.74% 5284.6 76.28% 1788 51.14% 6288.9 80.40% 1004 19.00% 2.Không kỳ hạn 1060.1 23.26% 1643.5 23.72% 583.4 55.03% 1532.7 19.60% - 110. 8 -6.74% III. Theo loại tiền 1. VNĐ 3778.6 82.92% 5941.9 85.77% 2163 57.25% 6689.6 85.53% 747.7 12.58% 2. Ngoại tệ 778.1 17.08% 986.2 14.23% 208.1 26.74% 1132 14.47% 145.8 14.78%

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại NHTMCP ĐT&PT-Cầu Giấy Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần:

Tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư: Tiền gửi chủ yếu của các

tổ chức kinh tế là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ngắn hạn (thường dưới 6 tháng). Tiền gửi thanh toán của các TCKT chủ yếu là tiền gửi giao dịch, để thanh toán chi

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w