Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh hiện tại được thể hiện qua bảng số liệu:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ 1452.53 2396.78 3266.37 Nợ quá hạn 10.02 24.45 31.68 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.69% 1.02% 0.97%
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn NHĐT&PT-BIDV Cầu Giấy
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm đều ở mức thấp, trung bình dưới 1%, thấp hơn bình quân ngành và tương đồng với tỷ lệ nợ quá hạn trung bình của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2009 -2011
Dựa vào biểu đồ, có thể nhận thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng nhanh trong năm 2010 và giảm không đáng kể trong năm 2011, tuy nhiên vẫn nằm ở mức thấp. Năm 2010 là năm các chỉ tiêu về tín dụng chung của chi nhánh tăng nhanh một cách rõ rệt, đi kèm với đó là nguy cơ tiềm ẩn nhiều hơn các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Điều này mặc dù do chịu tác động đáng kể của các nhân tố bên ngoài như tình hình kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của khách hàng, song không thể phủ nhận thực trạng về khả năng kiểm soát nợ quá hạn và chất lượng tín dụng của các cán bộ chi nhánh cần phải được tiếp tục hoàn thiện và trau dồi, và cần có biện pháp khắc phục. Đến năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tuy có giảm nhưng chỉ 0.05%, con số 1,15 thể hiện cần một biện pháp mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn nhằm kiểm soát tình hình nợ của ban giám đốc.
- Cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời gian:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Theo thời gian cho vay 10.02 24.45 31.68
Nợ ngắn hạn 5.63 19.07 24.99
Nợ dài hạn 3.25 5.38 6.69
Nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ 4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh luôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn. Xét trên tỷ trọng so với dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn thì năm 2010 và 2011 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn chiếm lần lượt 1,94% và 1,50% tổng dư nợ ngắn hạn trong khi tỷ lệ này của các món vay trung và dài hạn chỉ là 0,38% và 0,42%. Từ đó, có thể thấy, công tác thu nợ từ các món vay ngắn hạn của chi nhánh là yếu tố quyết định đẩy chỉ tiêu nợ quá hạn năm 2010 của ngân hàng đến mức 1,02%. Vậy, chi nhánh cần xem xét lại chất lượng các khoản nợ ngắn hạn và có biện pháp điều chỉnh tỷ trọng nợ cũng như kiểm tra, giám sát các món vay này.
- Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
Nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu do sự trả nợ chậm và thiếu của các DNNQD:
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 - Theo thành phần kinh tế 10.02 24.45 31.68 + DNNN 0 0 0 + DNNQD 4.51 18.97 26.07
+ Dân cư 4.50 5.48 5.61
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế
Dựa vào bảng trên, có thể thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp:
- DNNN luôn thực hiện đầy đủ các khoản nợ và không tồn tại nợ quá hạn trong 3 năm từ 2009 – 2011.
- DNNQD có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất, chiếm 82,3% trong tổng nợ quá hạn năm 2011, tương ứng với con số 26,07 tỷ đồng.
- Khách hàng cá nhân có số nợ quá hạn năm 2011 là 5,61 tỷ đồng, chiếm 17,7% tổng nợ quá hạn.
Sự khó khăn trong hoạt động năm 2010 khiến khả năng trả nợ của DNNQD giảm sút, tỷ lệ này tăng lên trong năm 2011 lại chứng tỏ ý thức hoàn trả khoản vay của đối tượng này đang bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế nhiều biến động. Chi nhánh chưa thực hiện được các biện pháp chủ động thu hồi nợ quá hạn từ các tổ chức này và cần đặt ra những câu hỏi giải quyết khó khăn trong công tác thu nợ từ DNNQD. Sự biến động có phần ít hơn từ cá nhân.