Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tưu và Phát triển Việt Nam-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 32)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦU GIẤY NHÁNH CẦU GIẤY

2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tưu và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấynhánh Cầu Giấy nhánh Cầu Giấy

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt : BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV-35 Hàng Vôi-Hoàn Kiếm-Hà Nội Điện thoại: 04.222.0.55.44

Fax: 04.222.00.3.99 Email: info@bidv.com.vn

Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam là NHTM nhà nước được thành lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là NHTM nhà nước đầu tiên được thành lập ngày 26/04/1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính Phủ có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Vào ngày 14/11/1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau đó, để thực hiện chủ trương cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng được chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21/09/1996 theo quyết định số 287/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam.

BIDV là NHTM hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng, bao gồm hoạt động ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng đầu tư, kinh doanh bảo hiểm và các hoạt đông kinh doanh bao hiểm và các

hoạt động khác được NHNN cho phép. Trong đó hoạt động ngân hàng thương mại là chủ chốt, được thực hiện thông qua các nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu); tín dụng(cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các nghiệp vụ tín dụng khác); cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; các hoạt động đầu tư khác như đầu tư, góp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý, kinh doanh cung ứng dịch vụ và các sản phẩm tái sinh.

Ngân hàng đã phát triển mạng lưới truyền thông và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước, nâng tổng số điểm mạng lưới của Ngân hàng đến ngày 31/12/2011 lên 116 chi nhánh và sở giao dịch, 376 phòng giao dịch,`150 quỹ tiết kiệm và 1295 máy ATM, là một trong 3 tốp NHTM cso mạng lưới rộng khắp Việt Nam……

2.1.2. Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấy.

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Tên chi nhánh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Cầu Giấy. Tên gọi tắt : BIDV Cầu Giấy

Địa chỉ: Tòa tháp B-106 Hoàng Quốc Việt-Chi nhánh Cầu Giấy Điện thoại: 04.222.0.8988

Cùng với sự phát triển BIDV, chi nhánh Cầu Giấy cũng đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:

• Giai đoạn 1957-1980

Giai đoạn này với tiền thân là ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, với nhiệm vụ giúp các nước hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, Ngân hàng dã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước,nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của ngân hàng Kiến thiết.

• Giai đoạn 1981-1994:

Theo quyết định số 259/CP ngày 24/06/1981 của Hội đồng Chính phủ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chuyển thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc hệ thống NHNN Việt Nam. Chi điểm 2 ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực 2 thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội.

Tháng 01/1983 chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh ngân hàng ĐT&XD Từ Liêm thuộc NHNN huyện Từ Liêm.

Ngày 20/12/1986 chi nhánh tách khỏi NHNN huyện Từ Liêm, thành lập chi nhánh ngân hàng ĐT&XD khu vực số 5 trực thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội.

Năm 1988 chi nhánh đổi tên thành ngân hàng ĐT&XD Từ Liêm trực thuộc ngân hàng ĐT&XD Hà Nội.

Năm 1991 chi nhánh đổi tên thành ci nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm, sau đó đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng trong giai đoạn này là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư và xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

• Giai đoạn 1995-2003

Bước sang giai đoạn này NH ĐT&PT nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một NHTM.

Sự thay đổi tính chất hoạt động đã đặt ra cho chi nhánh những nhiệm vụ mới. Đó là huy động vốn trung, dài hạn từ TPKT và các tổ chức phi Chính phủ, các TCTD,các doanh nghiệp ,dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế và dân cư.

• Giai đoạn 2004 đến nay.

Ngày 01/10/2004, chi nhánh được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 252/QĐ-HĐQT ngày 16/09/2004 của BIDV, trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của chi nhánh. Chi nhánh được phép hoạt động đa năng tổng hợp, đa ngành nghề phục vụ cho quá trình đầu tư và phát triển đất nước.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức.

Mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh Cầu Giấy được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm của chi nhánh.

Chi nhánh Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc bao gồm phòng giao dịch số 1,2 phòng giao dịch Trường Chinh, điểm giao dịch Giang Văn Minh, Định Công, Lê Trọng Tấn, bắc Từ Liêm, Hoàng Hoa Thám, Xuân La, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Thám, Ngã Tư Vọng.

Tại trụ sở chính NH ĐT&PT- Cầu Giấy có 11 phòng đặt dưới sự điều hành và quản lý cảu Giám Đốc, 2 phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp Giám Đốc chỉ đạo, điều hành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công.

Cơ cấu tổ chức chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2008 với mức lạm phát cao kỷ lục, bước sang năm 2009, Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong đó, có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và duy trì sản xuất và giải quyết được việc làm. Chính vì vậy lạm phát năm 2009 được kiềm chế dưới 7% đã có tác động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, với dư âm của khủng hoảng kinh tế 2008-2009 cùng với cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã khiến cho kinh tế Việt Nam năm 2010 gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010 như GDP tăng trưởng cao hơn dự kiến, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề: kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, các tập đoàn tổng công ty nhà nước tiếp tục hoạt động kém hiệu quả (điển hình là Vinashin phá sản). Cuối năm lạm phát 2010 lên tới 11,75% tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn. Lạm phát tiếp tục là vấn đề nhức nhối trong năm 2011 khi liên tục tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động trễ của giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trước đó, sự leo thang của giá vàng và một số mặt hàng nhạy cảm cộng với chịu sức ép lạm phát chung của thế giới. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm, sức ép lạm phát tiền tệ đã ngày càng giảm dần do Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có những biện pháp can thiệp như: tiếp tục duy trì nhất quán chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt và các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả như hạn chế khá nghiêm ngặt mức tăng trưởng tín dụng, giữ tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%, hạn chế cho vay phi sản xuất và tiêu dùng; tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, thu hẹp và cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước còn dưới 5%; tăng cường kiểm soát tình trạng buôn bán vàng miếng và ngoại tệ không có giấy phép. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu (như dệt may, da giầy, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,...); tiếp tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.

(Đơn vị: tỷ đồng)

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP ĐT&PT-Cầu Giấy ta có thể thấy mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng nhưng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ giảm dần. Bên cạnh đó chi phí phát sinh trong trong hoạt động của Ngân hàng đang tăng dần cũng như các khoản dự phòng tăng từ 2.66% lên tới 5%.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động thăng trầm phức tạp, NHTMCP ĐT&PT vẫn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng được cơ hội phát triển, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch mọi chỉ tiêu được giao, với mong muốn mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ Năm 2010 Tỷ lệ Năm 2011 Tỷ lệ So sánh 2010 với 2009 2011 với 2009 Doanh thu 614.87 100 702.29 100 797.18 100 14.22 29.65

Thu từ lãi cho

vay 523.78 85.19 595.09 84.74 667.94 83.79 13.61 27.52 Thu lãi điều

chuyển vốn 55.72 9.06 59.75 8.51 69.6 8.73 7.23 24.91 Thu nhập bất thường 10.67 1.74 13.67 1.95 7.45 0.93 28.12 -30.18 Thu dịch vụ 12.08 1.96 23.63 3.36 30.42 3.82 95.61 151.82 Các khoản thu khác 12.62 2.05 10.14 1.44 21.77 2.73 -19.65 72.50 Chi phí 408.53 66.44 458.24 65.25 512.73 64.32 12.17 25.51

Chi trả lãi tiền

gửi 339.35 55.19 378.89 53.95 403.99 50.68 11.65 19.05 Chi nội bộ 44.42 7.22 51.85 7.38 61.78 7.75 16.73 39.08 Trích dự phòng rủi ro 16.37 2.66 27.37 3.90 39.82 5.00 67.20 143.25 Lợi nhuận trước thuế 206.33 33.56 244.04 34.75 284.45 35.68 18.28 37.86

phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Thu từ lãi cho vay của chi nhánh liên tục tăng với tốc độ ổn định và khá nhanh cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của NH ngày càng nâng cao, từ đó làm lợi nhuận trước thuế của cả chi nhánh tăng đều qua các năm, đạt giá trị cao khi so sánh với các chi nhánh cùng cấp trên địa bàn thủ đô.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w