Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 57)

Những hạn chế

Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu nhưng NH ĐT&PT-Cầu Giấy vẫn gặp một số hạn chế, khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cần khắc phục trong thời gian tới.

- Về huy động vốn:

Trong năm 2011, tỷ lệ vốn huy động từ các TCKT của NH ĐT&PT – Cầu Giấy Xu có sự sụt giảm đáng chú ý xuống 55% tổng vốn huy động từ mức 60% năm 2010. Điều này tuy đặt trong hoàn cảnh kinh tế năm 2011 là năm rất khó khăn để đầu tư của các doanh nghiệp nhưng sự sụt giảm này cũng là dấu hiệu cho thấy chi nhánh Cầu Giấy chưa thực sự hiệu quả trong việc giữ chân các doanh nghiệp tiếp tục gửi tiền và sử dụng dịch vụ tại ngân hàng.

- Về dư nợ tín dụng:

Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh tăng cao đột biến trong 2 năm 2010 và 2011. Chỉ trong vòng 3 năm từ 2009 đến 2011, dư nợ tín dụng ngắn hạn đã tăng từ 31,84% lên 51% cho thấy sự chưa cân xứng trong cơ cấu dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng cao cũng cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi những khoản nợ ngắn hạn, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng

chưa tốt, làm gia tăng khả năng tăng nợ xấu và nợ quá hạn trong tương lai gần. - Về tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Cầu Giấy tuy vẫn nằm ở mức thấp so với các mặt bằng chung ngành nhưng cũng đã có những chuyển biến tiêu cực. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0.33% từ 0.69% năm 2009 lên 1.02% năm 2010, năm 2011 tuy có giảm nhưng không đáng kể. Khoản trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh cũng tăng nhanh trong ba năm qua, đạt con số 39.82 tỷ cuối năm tài khóa 2011. Những nỗ lực quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh chưa thực sự đem lại hiệu quả tốt nhất, cần tiếp tục cải thiện hơn nữa trong thời gian tới.

- Về thu nhập dịch vụ:

Thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng đang từng bước được cải thiện nhưng hiện vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh, lần lượt chiếm 1,96%, 3,36% và 3,81% trong các năm 2009 – 2011. Thu nhập từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn rất lớn, xấp xỉ 90% qua 3 năm, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của chi nhánh nếu như trong các năm tiếp theo hiệu quả tín dụng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan.

- Tỷ trọng cho vay với các DNNN còn cao, đối với các DNNQD và đặc biệt là các DNVVN (những người cần vốn nhất trong giai đoạn kinh tế khó khăn) còn thấp, chưa thực sự hoàn toàn sát với được chủ trương của Chính phủ.

- Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh vẫn chưa được chú trọng phát triển cho tương xứng với quy mô dù hoạt động này thường đem lại lợi nhuận khá lớn đối với các ngân hàng nói chung.

Nguyên nhân:

• Nguyên nhân chủ quan:

- Việc chấp hành theo các quy định, quy chế về cho vay của các cán bộ tín dụng nhiều khi vẫn chưa thực sự được chú trọng mà chỉ mang nặng tính hình thức. Nguyên nhân một phần cũng vì các quy định, chính sách đưa ra còn chưa sát với thực tế, thiếu tính linh hoạt, khiến nhiều vấn đề phát sinh chưa được kịp thời xử lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác xét duyệt và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhiều khi còn bị sao nhãng, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh nghiệp nên chưa phát hiện kịp thời các dấu hiệu của rủi ro có

thể xảy ra.

- Ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược tín dụng có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm giữ vững thị phần cũ, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, xâm lấn thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

- Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong các tài liệu mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm cho vay mà chưa chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, các khách hàng tốt chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm cho vay của chi nhánh Cầu Giấy so với các chi nhánh khác. Hoạt động marketing cũng được triển khai theo hệ thống một cách chung chung từ Hội sở xuống đến các chi nhánh, chứ chi nhánh chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù và quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm này. Đây cũng là một hạn chế mà nếu khác phục được sẽ góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho chi nhánh. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh chưa phổ biến trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội khiến khả năng huy động cũng như cho vay bị hạn chế.

•Nguyên nhân khách quan: - Môi trường kinh tế:

Năm 2011 là một năm nền kinh tế thế giới lại lâm vào tình trạng suy thoái kép, các cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu khiến giá vàng và giá dầu biến động mạnh, có tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam cũng như niềm tin của nhà đầu tư. Lạm phát tăng cao, nền kinh tế cũng vì thế tăng trưởng chậm lại. Chính vì vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa gặp nhiều khó khăn hơn.

- Môi trường pháp lý:

Nhà nước đưa ra nhiều văn bản pháp luật tuy nhiên vẫn chưa đạt được sự đồng bộ, thống nhất tuyệt đối khiến hoạt động ngân hàng vì thế bị ảnh hưởng. Các văn bản pháp luật thay đổi với tần suất cao khiến ngân hàng khó xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo cũng như đồng bộ hóa hoạt động trên toàn hệ thống.

- Khả năng xây dựng các dự án kinh doanh có tính khả thi còn yếu.

Dự án, phương án kinh doanh là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mà ngân hàng bỏ vốn ra cho vay. Vì vậy, dự án kinh doanh

mà doanh nghiệp đưa ra có tính khả thi hay không là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để ngân hàng xem xét và ra quyết định cho vay. Thực tế cho thấy, hầu hết các DN chưa thể tự xây dựng được những phương án kinh doanh trong dài hạn, và nếu có thì do chưa có đủ kinh nghiệm và chưa đầu tư kỹ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu xót. Điều đó khiến ngân hàng gặp khó khăn khi thẩm định dự án và không đánh giá chính xác được tính khả thi của những dự án đó, khiến khả năng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng bị hạn chế.

- Nhận thức được vai trò của các DNNQD và nhất là DNVVN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nhằm phát triển DNVVN. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này trong các tỉnh thành của cả nước còn chưa đồng bộ, chưa đúng mức.

- Thông tin phân tích tổng hợp từ phía NHCT Việt Nam, NHNN, và các cơ quan của Chính phủ về xu hướng phát triển kinh tế của các ngành còn thiếu, chưa kịp thời.

Kết luận chương 2

Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NH ĐT&PT – Cầu Giấy ở trên đã cho thấy công tác nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang được đẩy mạnh và có những biến chuyển khá tích cực, đạt được nhiều thành tích nhất định. Song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trở ngại cho tác mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Chính vì thế cần phải có những giải pháp để có thể giải quyết, khắc phục những hạn chế đó.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w