1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng liên việt

64 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 451,5 KB

Nội dung

Như đã đề cập ở trên: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằngtiền tệ giữa một bên là ngân hàng - một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnhvực tiền tệ- với một bên là các tổ chức, cá n

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại hình Doanh nghiệp không nhữngthích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà nócòn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển ở nước

ta trước đây, việc phát triển các DNVVN cũng đã được quan tâm, song chỉ từkhi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thìcác Doanh nghiệp này mới thực sự phát triển nhanh về cả số và chất lượng

Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hóa

và hiện đại hoá đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triểnDNVVN là bước đi hợp quy luật đối với ta DNVVN là công cụ góp phầnkhai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn lực tiềmtàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền của đất nước Loại hình DN này phát triểnchắc chắn sẽ có tác dụng to lớn trong việc giải quyết các mối quan hệ màquốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến : tăng trưởng kinh tế – giải quyếtviệc làm – kiềm chế lạm phát

Song DNVVN cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt độngkinh doanh của mình, đặc biệt là thiếu vốn để mở rộng đầu tư chiều sâu Xuấtphát từ đường lối chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, nhu cầu vốncấp bách của các Doanh nghiệp, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thị phầnNgân hàng Liên Việt đã tập trung ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng vừa

và nhỏ Nhưng với một Ngân hàng mới thành lập từ 28/03/2008, hoạt động tíndụng của nói chung và hoạt động tín dụng đối với DNVVN nói riêng cũngcòn nhiều mặt hạn chế Như chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay, mới giải quyếtđược nhu cầu vốn trong ngắn hạn là chủ yếu, hình thức tín dụng nghèo nàn

Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Trang 2

2 Giới hạn, thời gian và địa điểm nghiên cứu.

2.1 Về nội dung, thời gian và không gian trong thu thập số liệu

- Nội dung: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Liên Việt

- Số liệu: 3 năm (2009-2011)

2.2 Thời gian thực tập tại cơ sở từ ngày 15/3/2012 đến ngày 15/5/2012 2.3 Địa điểm thực tập

Tên cơ sở: Ngân hàng Liên Việt chi nhánh Quận Đống Đa

Địa chỉ: 135 Xã Đàn - Quận Đống Đa - Hà Nội

3 Kết cấu chuyên đề

Chương 1: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng LienViet Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với

các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Liên Việt.

Do kiến thức còn hạn chế,trình độ hiểu biết chưa rộng,thời gian nghiêncứu còn hạn hẹp không thể tránh khỏi báo cáo còn nhưng sai sót.Rất mongthầy cô và bạn đọc thông cảm

Trang 3

CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng phổ biến và có vai trò quantrọng nhất trong nền kinh tế Đồng thời, nó cũng giữ vị trí chủ chốt trong hoạtđộng của mỗi ngân hàng

Như đã đề cập ở trên: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằngtiền tệ giữa một bên là ngân hàng - một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnhvực tiền tệ- với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngânhàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay”

Nói đến tín dụng ngân hàng là đề cập đến cả “đi vay” lẫn “chovay”.Tuy nhiên, trên thực tế, do tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng

mà hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động cho vay laị được tách riêng, do hai

bộ phận chuyên môn độc lập nhau đảm nhận: bộ phận Nguồn vốn và bộ phậntín dụng Hoạt động nhận tiền gửi không được gọi là hoạt động tín dụng mà làhoạt động “huy động vốn” do bộ phận Nguồn vốn thực hiện Bộ phận tín dụngchuyên làm nhiệm vụ cho vay Như vậy, sẽ phù hợp hơn khi sử dụng địnhnghĩa sau để nghiên cứu về tín dụng ngân hàng: “Tín dụng ngân hàng là quan

hệ vay mượn bằng tiền tệ, trong đó ngân hàng là người cho vay, còn người đivay là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trên nguyên tắc người đi vay sẽ hoàntrả cả vốn lẫn lãi vào một thời điểm xác định trong tương lai như hai bên đãthoả thuận” Như vậy, tín dụng ngân hàng ở đây mang nghĩa hẹp hơn, giớihạn bên cho vay là ngân hàng Đây là định nghĩa mang tính chuyên nghiệpngân hàng hơn là mang tính lý luận, tránh được sự nhầm lẫn khi nghiên cứu

về các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

Trang 4

1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nềnkinh tế Nó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, góp phần đẩynhanh quá trình tái sản xuất mở rộng Tín dụng ngân hàng là công cụ điều hoàlưu thông tiền tệ và thông qua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế Tín dụng ngânhàng có chức năng huy động vốn và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi để đưavào sử dụng Cụ thể:

1.1.2.1 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng mở rộng

Sự thiếu vốn là quá trình xảy ra thường xuyên ở các doanh nghiệp.Chính trong quá trình tập trung và phân phối vốn, tín dụng ngân hàng huyđộng vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng của tất cả các thành phần kinh tế vàtrong dân cư thành nguồn vốn để cho vay, đã góp phần tích luỹ và điều hoàvốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bù đắp được nhu cầuvốn tạm thời, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục

1.1.2.2 Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế và góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý

Trong môi trường cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh luôn luôn phảichủ động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như ứng dụng thành tựu khoahọc kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường mới nhằm làm cho hoạtđộng kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Để thực hiện được những việc nàylàm đòi hỏi phải có một khối lượng lớn về vốn Chính tín dụng ngân hàngcũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vốn từ ngành này sang ngànhkhác và chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn choviệc thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp cũng nhưtoàn bộ nền kinh tế Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng chuyển từ nhữngngành có lợi nhuận thấp sang những ngành có lợi nhuận cao, tạo điều kiện choviệc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế nhằm hình thành nên

Trang 5

một cơ cấu kinh tế hợp lý.

1.1.2.3 Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh

tế kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn

Bằng việc sử dụng lãi suất ưu đãi đối với những ngành kinh tế mũinhọn cũng như những ngành kinh tế kém phát triển nhưng cần thiết cho quốc

kế dân sinh, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy những ngành kinh tế nàyphát triển Mặt khác với đặc trưng hoàn trả cả vốn lẫn lãi, tín dụng ngân hàng

đã giúp cho việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp có hiệu quả Chính điềunày đã thể hiện sự ưu việt hơn của tín dụng ngân hàng so với việc ngân sáchđầu tư vào lĩnh vực đó, vì khi được cấp vốn ngân sách người sử dụng thường

ít quan tâm tới việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả bởi lẽ nguồn vốn nàyđược cấp phát mà không phải hoàn trả

1.1.2.4 Tín dụng ngân hàng có vai trò quyết định đến sự ổn định lưu thông tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường, việc chú trọng phát triển lưu thông hànghoá phải luôn gắn liền với việc ổn định lưu thông tiền tệ Do tính ưu việt của

nó, tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự ổn định lưuthông tiền tệ Trước hết ngân hàng là kênh quan trọng để đưa tiền vào lưuthông, có khả năng kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông cho phùhợp với lưu thông hàng hoá Nếu tín dụng ngân hàng được thực hiện một cách

có hiệu quả sẽ đảm bảo khối lượng tiền cung ứng phù hợp vì khi cho vay,ngân hàng sẽ đưa tiền vào lưu thông phù hợp với lượng hàng hoá trên thịtrường Mặt khác, với chức năng tạo tiền, các ngân hàng thương mại có khảnăng mở rộng tiền gửi làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông Vì vậy cácngân hàng trung ương phải sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiếthoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại như tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất tái chiết khấu, hạn mức tín dụng…

1.1.2.5 Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nước ngoài thúc đảy quá trình mở rộng, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế của một quốc gia

Trang 6

luôn gắn liền với nền kinh tế thế giới Đầu tư vốn ra nước ngoài và kinhdoanh xuất nhập khẩu hàng hoá đã và đang là hai lĩnh vực hợp tác kinh tếthông dụng giữa các nước Vốn là yếu tố quyết định đầu tiên cho sự hợp tácnày, do đó ngân hàng với khả năng đặc biệt của mình là huy động vốn vàcung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh, thông qua đó góp phần mở rộng

và tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nước Như vậy, với nhữngnước đang phát triển như nước ta thì tín dụng ngân hàng đóng vai trò mở rộngxuất, nhập khẩu hàng hoá đồng thời cũng nhờ nguồn tín dụng bên ngoài đầu

tư phát triển các thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

1.1.2.6 Tín dụng ngân hàng có vai trò kiểm soát nền kinh tế

Xuất phát từ chức năng phân phối vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng cỏthể kiểm soát được hoạt động kinh tế trong quá trình huy động mọi nguồn vốnnhàn rỗi để cho vay Thông qua việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của cácdoanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong xã hội và việc tổ chức thanh toáncho khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm, tìnhhình sản xuất cũng như khả năng chi trả của khách hàng thông qua biến động

số dư trên tài khoản Trong quá trình cho vay, ngân hàng phải luôn đề phòngnguy cơ rủi ro có thể xảy ra, phải thường xuyên phân tích khả năng tài chínhcủa khách hàng và thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinhdoanh của họ để có thể điều chỉnh, tác động kịp thời khi cần thiết Vì vậy cóthể nói qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng có khả năng kiểm soát đượccác hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế góp phần điềuchỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý

1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức, được nhìnnhận dưới nhiều góc độ khác nhau theo các tiêu phân loại khác nhau Trênthực tế, người ta thường đề cập đến các hình thức tín dụng ngân hàng theo các

Trang 7

tiêu thức phân chia sau:

1.1.3.1 Phân loại theo hình thức cấp tín dụng :

Chiết khấu thương phiếu : đây là nghiệp vụ đơn giản, khách hàng gửi

thương phiếu tới Ngân hàng xin chiết khấu, Ngân hàng kiểm tra chất lượngcủa thương phiếu và tiến hành chiết khấu nghĩa là đưa tiền cho khách hàng vànắm giữ thương phiếu Số tiền này căn cứ vào lãi suất, thời hạn và lệ phí chiếtkhấu Các NHTM thường tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để đáp ứngnhu cầu thanh khoản

Cho vay : bao gồm thấu chi, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho

vay luân chuyển, cho vay trả góp Có thể hiểu chung nhất cho vay là việcNgân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết sẽ trả nợ gốc và lãi trong một

thời gian xác định Thấu chi là nghiệp vụ mà Ngân hàng cho phép người vay

chi vượt số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn

nhất định và trong khoảng thời gian xác định Cho vay trực tiếp từng lần

thường áp dụng với khách hàng có nhu cầu thời vụ, mỗi lần vay khách hàngphải làm đơn và trình phương án dùng vốn vay Ngân hàng xem xét và đưa ra

qui mô cho vay, thời hạn trả nợ, lãi suất Cho vay theo hạn mức là Ngân hàng

thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng - số dư tối đa tại thời điểmtính Hạn mức được xác định dựa vào kế hoạch SXKD của khách hàng, nhu

cầu vốn và nhu cầu vay của họ Cho vay luân chuyển là dựa vào sự luân

chuyển của hàng hoá, DN khi không đủ vốn mua hàng, Ngân hàng sẽ cho vay

và thu nợ khi DN bán được hàng Cho vay trả góp thường áp dụng với món

vay trung dài hạn, khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trong thời hạntín dụng

Cho thuê: là việc Ngân hàng mua tài sản để cho khách hàng thuê theo

thỏa thuận cụ thể Tài sản cho thuê thuộc sở hữu của Ngân hàng, Ngân hàng

có thể bán hay cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được Chothuê có hai hình thức là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tài chính Hoạt độngcho thuê của Ngân hàng chủ yếu là cho thuê tài chính, nó đáp ứng nhu cầu

Trang 8

thuê trong thời gian dài và người đi thuê có quyền mua lại tài sản khi hết hợpđồng thuê

1.1.3.2 Phân loại theo tài sản đảm bảo:

Về nguyên tắc mọi khoản tín dụng đều có đảm bảo nhưng với các kháchhàng uy tín, tài chính mạnh hay các món vay theo chỉ thị của Chính phủ thì

không cần tài sản đảm bảo Có 2 nghiệp vụ đảm bảo là cầm cố và thế chấp Cầm cố là hình thức mà người vay phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm

bảo sang cho Ngân hàng trong thời gian xác định, thường là bằng thời gian

nhận tài trợ Thế chấp là hình thức mà người vay phải chuyển các giấy tờ

chứng nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản đảm bảo sang Ngân hàngnắm giữ trong thời gian cam kết

1.1.3.3 Phân loại theo thời gian:

Do thời gian liên quan đến tính sinh lời và an toàn của tín dụng nên phân

chia theo thời gian là cần thiết Tín dụng ngắn hạn là từ 12 tháng trở xuống và thường tài trợ cho tài sản lưu động Tín dụng trung hạn là từ 1 đến 5 năm, thường tài trợ cho tài sản cố định Tín dụng dài hạn là trên 5 năm, tài trợ cho

các công trình xây dựng như cầu, đường, máy móc thiết bị sử dụng lâu dài

1.1.3.4 Phân loại theo rủi ro :

Rủi ro nói chung là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến Còn rủi ro tíndụng được hiểu là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải chịu dokhách hàng không trả, trả không đúng hạn hay không trả đủ vốn và lãi Tíndụng gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp Cách phân loạinày giúp Ngân hàng đánh giá được kịp thời các khoản tín dụng, giúp cho việcđánh giá chất lượng tín dụng

Ngoài ra, còn có thể xem xét nghiệp vụ tín dụng theo ngành kinh tế côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; theo mục đích sử dụng khoản tài trợ là sảnxuất, tiêu dùng hay thương mại Quan hệ tín dụng được thiết lập giữa hai bên

là Ngân hàng và khách hàng, khách hàng là đối tác hết sức quan trọng trong

Trang 9

hoạt động tín dụng với Ngân hàng Vì vậy, người ta cũng phân chia khách hàngthành DN lớn, DN vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình.

1.1.4 Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN 1.1.4.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng cho vay là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (ở đây là cácDNVVN) về vốn vay phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sựtồn tại và phát triển của ngân hàng

Chất lượng cho vay của ngân hàng đạt được phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh của các doanh nghiệp vay vốn Lợi nhuận từ hoạt động cho vay củangân hàng có được thông qua các doanh nghiệp bằng hình thức “giá củaquyền sử dụng vốn” Lãi sẽ được thu đủ và đều đặn nếu doanh nghiệp kinhdoanh có hiệu quả Ngược lại, ngân hàng sẽ không thu được lãi mà vốn cũng

có nguy cơ hao hụt

Chất lượng cho vay thể hiện thông qua những tác động của hoạt độngcho vay của Ngân hàng về một số phương diện: tác động gì tới đơn vị trựctiếp nhận tiền vay (ở đây là các DNVVN); tới nền kinh tế và tới Ngân hàng:

- Đối với Ngân hàng: phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợpvới thực lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc tín dung, hạn chếđến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh và cạnh tranh,mang lại lợi nhuận và thanh khoản của ngân hàng

- Đối với DNVVN: tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụngcủa khách hàng, với lãi suất, kỳ hạn hợp lý thu hút được nhiều khách hàngnhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàngtạo điều kiện cho DNVVN phá triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả

- Đối với kinh tế - xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hànghoá góp phần giải quyết việc làm, khai thác được khả năng tiềm tàng trongnền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt cácmối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế

Trang 10

1.1.4.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

 Các chỉ tiêu định tính: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN thể hiển ởkhả năng tăng cường mở rộng tín dụng đáp ứng được nhu cầu của các DNđồng thời đảm bảo sự phát triển của Ngân hàng và đóng góp vào sự phát triểnchung của đất nước.Nghĩa là chất lượng tín dụng cần được xem xétgắn liền với 3 chủ thể là NHTM, DNVVN và nền kinh tế xã hội

Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là biểu hiện của chất lượng lượngtín dụng Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt khi các DN quan hệ tíndụng với NH được đáp ứng tốt nhu cầu của họ Khách hàng nói chung vàDNVVN nói riêng luôn mong muốn một quy trình thủ tục tín dụng đơn giản,gọn nhẹ, khoa học, thuận tiện và thật sự khách quan trong thái độ làm việc củanhân viên NH Tất nhiên dù gọn nhẹ tới mấy vẫn phải tuân theo nguyên tắctín dụng, các nguyên tắc đảm bảo an toàn khác DN được cung cấp vốn nhanhchóng, kịp thời sẽ giúp quá trình SXKD diễn ra ổn định, nắm bắt được các cơhội kinh doanh và giảm được một phần chi phí vốn vay Cùng với sự pháttriển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới thì sựcạnh tranh cũng ngày càng gay gắt Sự cạnh tranh này buộc DN phải linhhoạt, sáng tạo hơn trong hoạt động kinh doanh đầu tư, Ngân hàng cũng phảiđổi mới tư duy, cung cách làm việc, năng động hơn để thoả mãn nhu cầu ngàycàng cao từ các DN

Chất lượng tín dụng của các NHTM đối với các DNVVNN còn được thểhiện qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng Nghĩa làmột NH được đánh giá có chất lượng tín dụng tốt thì đồng nghĩa hoạt động tíndụng phải giúp NH bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập Hoạt động tíndụng là hoạt động đặc trưng của tất cả các NHTM, hoạt động này đem lạinguồn thu lớn nhất cho họ song cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả Ngoàicác yếu tố khách quan ra, rủi ro này có thể xuất phát từ phía NH như sai sóttrong đánh giá dự án, nghiệp vụ non yếu hoặc từ phía chính khách hàng Để

có được chất lượng tín dụng tốt, NH phải không ngừng hoàn thiện quy trình

Trang 11

tín dụng cho phù hợp từng đối tượng khách hàng, nâng cao chuyên mônnghiệp vụ, nắm bắt kịp thời và đầy đủ thông tin Về phía khách hàng, với mỗikhoản cho vay, tính hiệu quả chỉ đạt được khi DN sử dụng vốn vay đúng mụcđích đã ký, trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng nghĩa là tuân thủtheo nguyên tắc tín dụng Để trả gốc lãi đúng hạn và đầy đủ một trong nhữngđiều kiện trước tiên là khách hàng cần sử dụng vốn vay đúng mục đích đã kýtrong hợp đồng tín dụng Mục đích vay này đã được hai bên xem xét, phân tíchcẩn thận cả yếu tố kinh tế và xã hội, đánh giá nhiều mặt và đi đến thống nhấtnên có khả năng đưa lại hiệu quả là cao nhất

Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước cũng là một chỉ tiêu đểđánh giá chất lượng tín dụng của NH NH cung cấp tín dụng giúp DN kinhdoanh thu được lợi nhuận thì ngược lại NH cũng đạt được hiệu quả trong hoạtđộng của chính mình Hiệu quả trong mối quan hệ hai chiều này tất yếu đemlại lợi ích cho tổng thể nền kinh tế đất nước : tăng năng suất lao động, tạothêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thị trường tài chính ổnđịnh, hệ thống Ngân hàng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tếtrong nước

 Các chỉ tiêu định lượng: Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu định tính để đánh giáchất lượng tín dụng mà thôi Các chỉ tiêu này nói chung là khá phức tạp, khó xácđịnh chính xác đồng thời cũng chỉ đem lại cái nhìn khái quát về chất lượng tíndụng Để đánh giá chất lượng tín dụng chính xác hơn, cụ thể hơn chúng ta sẽxem xét tổng hợp các chỉ tiêu định lượng trên góc độ NHvà DN sau

 Chỉ tiêu về doanh số cho vay trong kỳ và tốc độ tăng trưởng doanh số chovay đối với DNVVN:

Doanh số cho vay trong kỳ đối với DNVVN là tổng số tiền mà Ngân hàng

đã cho các DNVVN vay trong kỳ ấy Nó thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạtđộng tín dụng của NH với các DNVVN Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh sốcho vay lại thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay tới DNVVN qua cácthời kỳ Đây là số tương đối ( % ), nếu dương thể hiện quy mô cho vay tăng

Trang 12

lên, âm thể hiện quy mô cho vay đã sụt giảm qua các kỳ Để đưa ra kết luận cuốicùng là chất lượng tín dụng của NH ở mức độ nào cần xem xét nhiều chỉ tiêu vàđánh giá nhiều mặt, nhưng doanh số cho vay lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh

số cho vay cao đối với DN là cơ sở cho một chất lượng tín dụng tốt

 Chỉ tiêu về dư nợ của DNVVN:

Dư nợ của DNVVN là số tiền mà Ngân hàng hiện đang còn cho DN vay tạimột thời điểm nhất định, thường xem xét ở thời điểm cuối kỳ Đây là số tuyệtđối thể hiện quy mô cho vay tới các DN tại một thời điểm nhất định Ngoài rangười ta còn xem xét tỷ trọng dư nợ của DNVVN trên tổng số dư nợ của DN,

tư nhân và hộ gia đình, được biểu hiện thành số tương đối là tỷ lệ % Tỷ lệnày càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng tập trung quan hệ tín dụngvào các DNVVN, song cũng có thể là do việc thu nợ không được thực hiện tốtnên tỷ trọng dư nợ của DNVVN cao Vì vậy, cần phải có cái nhìn tổng thể vàđầy đủ mọi mặt trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và DN mới có thểđánh giá tỷ trọng dư nợ cao này phán ánh chất lượng tín dụng tốt hay chưa

 Chỉ tiêu doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ từ DNVVN là số tiền các DNVVN đã trả Ngân hàngtrong kỳ từ các khoản vay Chỉ tiêu này phán ánh mức độ hiệu quả trong côngtác thu nợ của Ngân hàng, cũng đồng thời thể hiện tình hình kinh doanh của

DN Tỷ lệ doanh số thu nợ từ DNVVN trên tổng doanh số thu nợ cũng thườngđược phân tích Nhìn chung chỉ tiêu này càng cao càng tốt

 Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn của DNVVN là khoản nợ gốc hay lãi mà DN không trả đượckhi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng giữa DN và Ngân hàng.Ngoài số tuyệt đối người ta còn thường tính toán tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư

nợ của DNVVN, tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN trên tổng nợ quá hạn Kháchhàng không trả nợ đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanhkhoản, khiến Ngân hàng gia tăng chi phí do phải tìm nguồn mới để chi trả tiềngửi và cho vay đúng hợp đồng Nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng thấp

Trang 13

song không một NHTM nào tránh được nợ quá hạn Đôi khi nợ quá hạn xảy

ra không phải do phía DN mà là từ chính NH Như cán bộ tín dụng khôngquan tâm thích đáng chu kỳ kinh doanh của DN hay do nguồn ngắn hạn làchủ yếu nên đưa ra kỳ hạn trả nợ ngắn Kỳ hạn nợ không phù hợp chu kỳ kinhdoanh của DN tất yếu gây nợ quá hạn Hay nợ quá hạn nhưng có khả năng thuhồi do khách hàng có kế hoạch kinh doanh và trả nợ tốt, tài sản đảm bảo giátrị lớn thì không thể vì thế đánh giá ngay chất lượng tín dụng là thấp Vì vậy,dùng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng phải đưa ra một tỷ

lệ % theo từng thời kỳ mới là hợp lý Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ củaDNVVN dưới 2-3% là chấp nhận được

 Chỉ tiêu nợ khó đòi:

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ, khả năngtrả nợ của DN kém, tình hình thị trường biến động không thuận lợi theo kếhoạch kinh doanh của DN, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá Nợ khó đòihay tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ của DNVVN, tỷ lệ nợ khó đòi củaDNVVN trên tổng nợ khó đòi đều phán ánh việc thu lại tiền vay là mongmanh, chất lượng tín dụng đối với DNVVN là thấp Để nâng cao chất lượngtín dụng thì NH phải giảm tới mức tối đa chỉ tiêu này

 Chỉ tiêu lợi nhuận:

Như đã trình bày, chất lượng tín dụng tốt không chỉ giúp DN kinh doanh

có lãi mà còn cần đảm bảo cho NH tồn tại và phát triển Tức là NH cũng phảithu được lợi nhuận, tổng thu lớn hơn tổng chi Trong nền kinh tế thị trườngmục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và NHcũng vậy Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN không thể bỏ quaviệc tính toán và phân tích lợi nhuận thu được từ tín dụng với DNVVN, tỷ lệlợi nhuận từ tín dụng với DNVVN trên tổng dư nợ tín dụng của DNVVN.Đứng trên lập trường là DNVVN thì chất lượng tín dụng được biểu hiệnthông qua sự tăng giảm của số lượng lao động, năng suất lao động, giá thànhsản phẩm, doanh thu, chi phí, lợi nhuận Nhờ khoản tín dụng do NH tài trợ

Trang 14

cùng nỗ lực phấn đấu, linh hoạt năng động trong kinh doanh của bản thân DNmang lại năng suất lao động cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn là minh chứng rõrệt cho chất lượng tín dụng tốt Kết quả đó sẽ đồng thời mang lại sức cạnhtranh, vị thế uy tín cho cả DN và Ngân hàng Đồng vốn NH tài trợ cho DNgiúp DN đạt hiệu quả cao hơn trong SXKD sẽ là sợi dây thắt chặt hơn nữamối quan hệ giữa hai bên để cùng nhau phát triển.

1.1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

1.1.4.3.1 Nhân tố từ phía Ngân hàng

Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn: nguồn vốn của NHTM gồm vốn củachủ Ngân hàng và vốn nợ Không như các DN thông thường, vốn nợ là tàinguyên chính của Ngân hàng Chất lượng và số lượng của nó ảnh hưởngmạnh đến hoạt động tín dụng – hoạt động chủ yếu nhất của mỗi Ngân hàng.Ngân hàng không chỉ cố gắng huy động một lượng vốn ngày càng lớn để đápứng yêu cầu mở rộng quy mô cho vay và đầu tư tới DNVVN, mà còn khôngngừng đa dạng hoá nguồn để tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất, ổnđịnh nhất Bởi Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gianthanh toán nên thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán tức là duy trìthanh khoản của mình Có thể nói quy mô và cơ cấu nguồn vốn là một trongtrong các nhân tố quyết định đến quy mô, thời hạn tài trợ của Ngân hàng đốivới khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng

 Chính sách tín dụng: Hoạt động bao trùm nhất của Ngân hàng là tín dụng.Chính vì tầm quan trọng và quy mô lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống còncủa NHTM nên tín dụng được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, đượcxây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm Đây là cương lĩnh tài trợ của mộtNgân hàng, hướng dẫn chung cho cán bộ nhân viên Ngân hàng thực hiện chứcnăng nhiệm vụ của mình Chính sách tín dụng gồm có chính sách về kháchhàng, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí tín dụng, thời hạn tín dụng

và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo và chính sách với các tài sản có vấn đề Nếuchính sách tín dụng của Ngân hàng là hướng vào DNVVN thì rõ ràng

Trang 15

DNVVN sẽ có ưu tiên hơn, thuận lợi hơn trong việc cấp tín dụng, từ đó chấtlượng tín dụng đối với DNVVN chắc chắn sẽ biến chuyển tốt lên Xây dựng

và thực hiện được một chính sách tín dụng chặt chẽ, phù hợp với tình hìnhthực tế trong từng giai đoạn của Ngân hàng, của đất nước cũng như xu thếchung là điều kiện để đạt được một chất lượng tín dụng tốt với khách hàng nóichung và DNVVN nói riêng

 Năng lực thẩm định dự án: Để thực hiện một món tín dụng với DN,NHTM cần tiến hành theo quy trình tín dụng Một trong các khâu quan trọng

để đảm bảo khách hàng sẽ trả được gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ, là chất lượngcông tác thẩm định trước khi cấp tín dụng NHTM sẽ tiến hành thẩm địnhkhách hàng cùng dự án, tập trung vào đánh giá tư cách pháp lý của DN, khảnăng tài chính, trình độ quản lý, mức độ uy tín trên thương trường, phân tíchlại hiệu quả của dự án, dự đoán diễn biến tình hình kinh tế chính trị trong thờigian của dự án Để thu hút thêm nhiều DN, mở rộng cả quy mô tín dụng vànâng cao chất lượng thì các Ngân hàng phải không ngừng đổi mới, cải tiếncông tác thẩm định cho phù hợp với tình hình thực tế của DNVVN, của thịtrường Thẩm định tín dụng vừa đơn giản, nhanh chóng, chính xác song vẫnphải chặt chẽ để bảo đảm rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất

 Công tác kiểm soát khách hàng cùng khoản tín dụng: Sau khi hợp đồng tíndụng đã được kí kết Ngân hàng không chỉ giải ngân cho DN và ngồi chờ đếnngày thu lãi, thu gốc Làm việc một cách thụ động như vậy thì không bao giờ

có thể đạt được chất lượng tín dụng tốt Trong khi cấp tín dụng cho DN, cán

bộ NHTM phải đi sâu đi sát tìm hiểu tiền vay có được sử dụng đúng mụcđích, tiến trình thực tế và theo kế hoạch có khớp không, quá trình SXKD cóthay đổi gì không, DN có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ không Nghĩa

là Ngân hàng phải luôn thu thập thông tin để nắm rõ tình hình của DN cũngnhư dự án được cấp tín dụng Thông tin theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ chothấy chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không Nắm được thông tinđầy đủ và đúng lúc là cơ sở để Ngân hàng giúp đỡ DN trong những tình

Trang 16

huống biến động bất ngờ, nảy sinh mới trong khi thực hiện dự án như cho vaythêm, cung cấp thông tin, gia hạn nợ

 Trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ nhân viên:trong hàng chục năm chiến tranh với bè lũ đế quốc hùng mạnh, dù là một dântộc rất nghèo và lạc hậu nhưng ta vẫn giành được thắng lợi vẻ vang, đó là nhờ

ở những chiến sĩ dũng cảm và tài trí Con người làm ra mọi thứ và con người

có sức mạnh to lớn nhất Trong hoạt động của NHTM cũng vậy, các cán bộnhân viên NH đóng vai trò nòng cốt, quyết định nhất để có thể đem lại hiệuquả trong kinh doanh, đem lại chất lượng tín dụng cao Bất kể bước nào trongquy trình tín dụng dù có sự tham gia của máy móc song đều do do cán bộ tiếnhành phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định Một đội ngũ nhân viên cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong côngtác, nghiêm chỉnh trong kỷ luật chung và khách quan, không vụ lợi sẽ hạnchế được đáng kể rủi ro tín dụng có thể xảy ra Có được lực lượng nhân sựchuyên môn cao, đạo đức tốt song người quản lý cũng cần biết cách kết hợp

họ sao cho hợp lý nhất, phù hợp với năng lực sở trưởng từng người để đảmbảo đạt được một chất lượng tín dụng tốt

 Trang thiết bị kỹ thuật: Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thôngtin và kỹ thuật hiện đại Để có thể cạnh tranh, hoà nhập với khu vực và thếgiới để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam buộc phải đổi mới côngnghệ, máy móc Máy vi tính cùng các phần mềm về lĩnh vực Ngân hàng,mạng nội bộ và mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng, máy rút tiền tựđộng đã giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng chính xác, thủ tục đơn giảnhơn, nhân viên tín dụng làm việc thuận tiện hơn, thu thập thông tin đầy đủ vàkịp thời, thu hút thêm khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền Ngân hàng.Thiết bị kỹ thuật vì vậy sẽ ngày càng có ảnh hưởng mạnh hơn tới chất lượngtín dụng

1.1.4.3.2 Nhân tố từ phía khách hàng

Nhu cầu vốn của DN: NHTM ngày nay hoạt động theo phương châm

Trang 17

“đi vay để cho vay “, NHTM là trung gian tài chính huy động vốn và cấp tíndụng cho khách hàng Để nâng cao được chất lượng tín dụng, mở rộng quy

mô cho vay đối với DNVVN thì trước tiên nó phụ thuộc vào nhu cầu vốn củachính DN DNVVN là một phần trong đầu ra của các NHTM Nói chung thìDNVVN ở nước ta hiện nay luôn có nhu cầu vốn lớn song cũng không ngoạitrừ các tình huống bất thường như kinh tế suy thoái, cạnh tranh quá gay gắt thì DN lại có xu hướng hạn chế đầu tư giảm bớt tổn thất, nhu cầu vốn khi ấy

sẽ giảm

 Năng lực của DN trong việc thoả mãn các điều kiện tín dụng: để đượcNgân hàng phê duyệt và cấp 1 khoản tín dụng, DN phải đáp ứng tất cả các yêucầu từ phía Ngân hàng Các yêu cầu này của NHTM đối với DN không chỉnhằm bảo đảm tính sinh lời và an toàn cho chính mình mà còn đảm bảo DNđầu tư hiệu quả và đúng luật Tư cách pháp lý, năng lực tài chính, khả năngkinh doanh, trình độ quản lý và am hiểu lĩnh vực đầu tư, tính khả thi của dự

án, các biện pháp đảm bảo luôn được các Ngân hàng chú ý Rủi ro tín dụngluôn tiềm ẩn với nhiều thay đổi không thể lường trước, cũng như không một ai

có thể chắc chắn rủi ro không xảy ra Nếu ngay cả các điều kiện Ngân hàng đòihỏi DN cũng không đáp ứng được thì quan hệ tín dụng không thể thiết lập, bởiđây là một sự mạo hiểm cho cả hai phía Vì vậy, khả năng DNVVN thoả mãncác yêu cầu từ phía Ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng

 Năng lực sử dụng vốn vay: Như trên đã trình bày, trong quá trình cấp tíndụng Ngân hàng luôn theo sát DN để giúp đỡ, tư vấn cũng như ngăn chặn kịpthời những hiện tượng xấu và giải quyết các vấn đề nảy sinh Song để dựa dự

án đạt được hiệu quả đề ra cơ bản vẫn là phụ thuộc vào bản thân DN Một dự

án khả thi, một quy trình tín dụng chặt chẽ cũng chưa đảm bảo DN sẽ trả gốclãi đầy đủ đúng hạn, nghĩa là chưa đảm bảo chất lượng tín dụng tốt Khoản tíndụng có được sử dụng đúng mục đích không, quá trình dùng vốn để SXKD cómang lại lợi nhuận không còn bởi trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, trình

độ quản lý và đạo đức chủ DN, uy tín và kinh nghiệm thị trường, sự nhạy bénnăng động của DN, trình độ kỹ thuật

Trang 18

1.1.4.3.3 Nhân tố từ phía nền kinh tế xã hội

 Nền kinh tế: Bất kỳ DN hay NHTM nào cũng nằm trong tổng thể một nềnkinh tế Nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến mọi thành phần nằm trong nó.Kinh tế phát triển, tăng trưởng ổn định thì hoạt động kinh doanh của DN,Ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao Ngược lại, nền kinh tế trì trệ, thiếu sứccạnh tranh sẽ không tạo được động lực cho DN SXKD, không tạo được niềmtin cho các nhà đầu tư Khi ấy, thay vì mở rộng kinh doanh, bỏ vốn đầu tư thìcác DN lại thu hẹp, NHTM cũng gặp khó khăn trong cả huy động vốn và chovay tất yếu không đạt được chất lượng tín dụng tốt

 Chính trị xã hội: Nếu như kinh tế tác động mạnh và trực tiếp đến mọithành phần thì chính trị cũng có vai trò không hề thua kém Người ta vẫnthường nói kinh tế phát triển, chính trị ổn định là vậy Đây là mục tiêu củanhiều quốc gia không riêng gì Việt Nam ta Chính trị ổn định, bộ máy lãnhđạo Nhà nước hoạt động nhịp nhàng hiệu quả, đường lối chiến lược của Đảngsáng suốt và hợp lý là mảnh đất cho các DN đơm hoa kết trái Quy mô đầu tưđược tăng lên, hiệu quả của dự án được đảm bảo hay biểu tình, đình công,chiến tranh làm thu hẹp đầu tư, giảm nhu cầu vốn sẽ ảnh hưởng đáng kể đếnchất lượng tín dụng

 Pháp luật: một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, khoa học, không rườm

rà cùng các cơ quan luật pháp thực thi nghiêm minh, công bằng sẽ là điều kiệncho mọi đối tượng làm ăn chân chính được bảo vệ Ngân hàng và DN trongquan hệ tín dụng với nhau sẽ lấy khung pháp lý chuẩn ấy để tiến hành Có nhưvậy mới bảo đảm được tính sinh lời và an toàn trong hoạt động tín dụng.Đồng thời, phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật đểtránh những lỗ hổng sẽ gây hiện tượng DN gian lận, làm ăn bất chính, lừa đảoNH…

 Điều kiện tự nhiên: yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng nhưng là từ phía khách hàng Đặc biệt các DN SXKD trong lĩnh vực phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như nông lâm thuỷ sản, sản xuất tiêu thụ

Trang 19

sản phẩm theo mùa vụ Thời tiết ổn định, thuận lợi sẽ giúp DN thực hiệnđược dự án như đã định, thực hiện đúng tiến độ trả nợ Thiên tai, những thayđổi bất thường của tự nhiên không chỉ làm DN khó khăn trong hoạt độngSXKD mà còn có thể dẫn tới mất trắng, phá sản Đây là một nguyên nhân gâyrủi ro tín dụng mà con người không phải lúc nào cũng lường trước được.

1.1.5 Tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)chiếm tỷ lệ hơn 80% trong tổng số doanh nghiệp toàn quốc Các doanh nghiệpnày là một trong những nguồn lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trưởng liên tụccủa nền kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra việc làm chủyếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị Mặt khác,việc xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị cũng có sự đóng gópcủa DNVVN

1.1.5.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ

a Khái niệm và đặc điểm của DNVVN

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế

có tư cách pháp nhân được tổ chức ra để hoạt động kinh doanh trong một lĩnhvực nhất định với mục đích công ích hoặc thu lợi nhuận Thông thường cần có

3 điều kiện sau để được công nhận là một Doanh nghiệp :

- Có tư cách pháp nhân đầy đủ ( doanh nghiệp được Nhà nước thành lập,công nhận hay cho phép hoạt động )

- Có vốn pháp định để kinh doanh

- Có tên gọi và hoạt động với danh nghĩa riêng, chịu trách nhiệm độc lập vềmọi hoạt động kinh doanh của mình

b Các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh

tế ở nước ta, DNVVN chiếm 33,6% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài; 65,9% trong các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; 94,6% công

Trang 20

ty trách nhiệm hữu hạn; 99,4% doanh nghiệp tư nhân; 65,9% doanh nghiệpNhà nước và gần 100% doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông thôn là cácDNVVN.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động và linh hoạt cao trước

những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng kinh doanh vàchuyển hướng mặt hàng nhanh vì vốn đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh CácDNVVN dễ phát huy bản chất hợp tác, có thể duy trì tự do cạnh tranh và pháthuy tiềm lực ở trong nước

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả Các quyết định quản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách

tắc và tránh phiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý DN

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh,

hiệu quả cao, tạo ra nhiều khả năng đầu tư của các cá nhân và mọi thành phầnkinh tế

Bên cạnh một số đặc điểm thể hiện những ưu diểm trên, DNVVN cũngcòn những đặc điểm bộc lộ mặt hạn chế như trang thiết bị công nghệ khôngbắt kịp thời đại, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh còn thấp, khó khăn thâmnhập vào thị trường thế giới, khu vực và mở rộng thị phần Đặc biệt, một mặthạn chế rất đáng quan tâm của các DNVVN là khó khăn khi tiếp xúc với cáckênh huy động vốn Với đặc trưng quy mô kinh doanh là vừa và nhỏ, vốn điều

lệ ban đầu thấp (dưới 10 tỷ VNĐ) nên không đáp ứng được nhu cầu vốn chođầu tư Nguồn tài chính hạn hẹp, quy mô lợi nhuận nhỏ bé dẫn đến tỷ lệ vốn

từ lợi nhuận đạt được không cao, tích tụ tập trung để tái sản xuất diễn ra chậmchạp Với DNVVN, giá trị tài sản thuần thấp ( tổng giá trị tài sản của DN saukhi trừ đi nợ phải trả ), uy tín trên thương trường không cao, trình độ về lĩnhvực sản xuất kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực có liên quan khác còn hạnchế, đa số là DNNQD không được hưởng nhiều các ưu đãi, chính sách hỗ trợcủa Chính phủ và Nhà nước nên các nhà đầu tư coi đây là khu vực rủi ro

Trang 21

cao, mang tâm lý e ngại dè dặt Chính vì vậy, DNVVN gặp nhiều trở ngại khitiếp cận các kênh huy động vốn trong nền kinh tế.

c.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xét về mặt lịch sử, sự ra đời và phát triển của các nước tư bản có nềnđại công nghiệp phát triển gắn với những công ty, tập đoàn kinh tế lớn nhưngày nay thì sự khởi đầu của họ cũng là những xí nghiệp, công trường thủcông sản xuất nhỏ Trong quá trình phát triển, sự tích tụ và tập trung vốn cùngvới quá trình cạnh tranh gay gắt giữa những xí nghiệp trong nước và ngoàinước đã tạo ra những tập đoàn kinh tế lớn như ngày nay Tuy vậy, ngay cả ởcác nước tư bản phát triển, các DNVVN vẫn giữ một vị trí quan trọng và ngàycàng được khẳng định Bởi vì nhiều lĩnh vực kinh tế chỉ có thể sản xuất kinhdoanh có hiệu quả bởi các DNVVN Sau thời kỳ suy thoái kinh tế những nămđầu thập niên 30, người ta luận ra rằng khu vực DNVVN là nhân tố cực kỳquan trọng thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm và ổn định kinh tế,phòng chống nguy cơ khủng hoảng Thật vậy, khu vực DNVVN là xươngsống trong nền kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại và cả tương lai Đặc biệtkhi cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điềukiện cho các DNVVN nhiều cơ hội tập trung kỹ thuật, có khả năng sản xuấtcác sản phẩm không thua kém các doanh nghiệp lớn Mặt khác xét trên phạm

vi toàn cầu hiện nay về tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đangchuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh về chất lượng và công nghệ.Trong điều kiện này, lợi thế của các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ bị giảmsút Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp tác hoá đã không cho phép mộtdoanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả

Mà với mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNVVN là vệ tinh củadoanh nghiệp lớn tỏ ra rất thích hợp

Như vậy, một nền kinh tế hiện đại thì DNVVN ngày càng không thể tanbiến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả năng hợp tác để mở rộng lại ngàycàng tăng

Trang 22

Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, đang tiến tới một nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì DNVVN càng có ý nghĩaquan trọng Thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

- DNVVN chiếm tỷ trọng cao về số lượng, thu hút nhiều lao động vàđóng góp phần lớn thu nhập quốc dân cho đất nước Theo số liệu thống kê củacác nhà kinh tế, hiện nay DNVVN của nước ta chiếm trên 80% tổng số doanhnghiệp, tạo công ăn việc làm cho khoảng 95% lao động xã hội Như vậy, pháttriển DNVVN là chủ trương đúng đắn của Đảng, nó được gắn liền với đườnglối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng theo định hướng kinh tế thịtrường nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào ổn định tìnhhình kinh tế xã hội

- Các DNVVN đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiên dùng ngày càngphong phú và đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được, chế biếnhàng hoá xuất khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu Hệ thống siêu thị cũngkhông thể thay thế được các cửa hàng bán lẻ, những nhà máy quy mô lớn hiệnđại không sản xuất được những sản phẩm đơn chiếc Bằng sự đa dạng ngànhnghề, tính nhạy cảm thị trường các DNVVN sẽ có nhiều thuận lợi trong sảnxuất và cung cấp dịch vụ, đáp ứng mọi sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng của xãhội Như vậy, có thể khẳng định vị trí và vai trò của các DNVVN, đồng thờiviệc chú trọng phát triển các DNVVN là một trong những hướng chiến lượcquan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trang 23

dich vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC)và bằng tiền mặt.Ngân hàng Liên Việt đãđược Thủ tướng chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đổitên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.Cùng với việcđổi tên này Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đônglớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập ra LienVietPostBank là công ty Cổ phần HimLam,Tổng công ty TMCP Sài Gòn(SATRA) và công ty dịch vụ hàng khôngsân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) Hiện nay với số vốn điều lệ là 6010 tỷ đồng,LienVietPostBank trở thành 1 trong 10 NHTM cổ phần lớn nhất tại Việt Nam

1.2.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu

Chi nhánh thuộc trong quận Đống đa đây là nơi tập trung nhiều xí nghiệplớn của trung ương và địa phương, dân cư đông đúc, có nhiều trung tâm thươngmại lớn, thuận lợi cho ngân hàng mở rộng các nghiệp vụ của mình

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng nguồn vốn và

Trang 24

Nhận tiền gửi, thanh toán cho mọi thành phần kinh tế.

Nhận tiền gửi tài khoản và kỳ phiếu

Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty cổ phần, tổhợp tư nhân, cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế

Nhiệm vụ của chi nhánh chủ yếu là huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗitrong các tổ chức kinh tế và trong dân cư để cho vay với tất cả các thành phầnkinh tế

Với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên lên hàng chục lần cùng với

sự đa dạng hoá hoạt động và nâng cao chất lượng kinh doanh, chi nhánh đã ổnđịnh và phát triển đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội của thànhphố Hà Nội nói chung và quận Đống đa nói riêng

1.2.2.3 Liên Việt Bank qua các con số (2)

Tổng tài sản 7.453tỷ đồng 17.367 tỷ đồng 34.985 tỷ đồng Nguồn vốn huy động 3.800tỷ đồng 13.399 tỷ đồng 30.421 tỷ đồng Tổng dư nợ 2.673tỷ đồng 5.983 tỷ đồng 10.114 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế 444tỷ đồng 540 tỷ đồng 759 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế 444tỷ đồng 540 tỷ đồng 683 tỷ đồng Vốn chủ sở

50điểm giao dịch,1SGD,18CN,31P GD,1QTK

Tổng số tiền ủng hộ

CHÚ THÍCH (1) Số liệu do phòng Tài chính-Kế toán,Khối quan hệ và kinh

doanh quốc tế,Phòng phát triển Mạng lưới và Phòng Nhân sự và Công nghệcung cấp

( 2) Vốn + Quỹ + Lãi chưa chia

Trang 25

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG LIENVIET2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn, khai thác một cách cóhiệu quả những thuận lợi cộng với sự đoàn kết nhất trí của BGĐ,BCH Côngđoàn,cùng toàn thể CBCNVC và sự giúp đỡ của NHNN,Ngân hàng LienViet

đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh vàđạt được những kết quả bước đầu:

2.1.1 Nguồn vốn

Công tác nguồn vốn được đặc biệt coi trọng, trong thời gian đầu chútrọng khai thác các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế như: Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng…, nhằm tạo lậptiền đề ban đầu về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, song cũng quan tâmmột cách đúng mức đến việc khai thác các nguồn vốn trong dân cư Thôngqua việc tiếp thị, triển khai dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, xử lý lãi xuất, tácphong giao dịch, đa dạng và các hình thức huy động vốn, tuy nhiên kết quảthu được còn hạn chế:

Bảng 1: Phân loại nguồn vốn

3 Nguồn vốn phân theo thời hạn 852 1,642 2,126 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

Mục tiêu phấn đấu đến 31/12/2010 nâng tỷ trọng nguồn vốn huy độngtrong dân cư lên 32%

Trang 26

2.1.2 Dư nợ

Bảng 2:Tình hình dư nợ đối với từng thành phần kinh tế doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng LienViet.

Đơn vị: triệu đồng

I DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN 152.536 500.515 660.252

(Nguồn báo cáo thường niên của NH LienViet)

Những số liệu và kết quả phân tích ở trên cho thấy tầm quan trọng của cácDNVVN trong hệ thống khách hàng của Ngân hàng LienViet.Chính vì vậy bêncạnh việc chú trọng trọng tâm vào việc mở rộng tín dụng đối với DN lớn thìngân hàng cũng chú trọng hơn việc mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đốivới loại hình DN này.Có như vậy mới đảm bảo cho giữ vững và mở rộng thịphần của ngân hàng trong khu vực,tạo điều kiện để ngân hàng phát triển vữngchắc.Nói chung hoạt động tín dụng ngân hàng tập trung vào khách hàng truyềnthống là các doanh nghiệp xây dựng,giao thông,điện,viễn thông thuộc kinh tếnhà nước.Tuy nhiên những năm trở lại đây ngân hàng đã nhìn thấy tiềm năngcủa các loại hình doanh nghiệp khác đặc biệt là loại hình DNVVN,cho nên các

DN này đang được các ngân hàng quan tâm đặc biệt đến tạo điều kiện về mọimặt để họ có thể tiếp cận được với đồng vốn tín dụng của ngân hàng Như vậyNgân hàng LienViet không những đang mở rộng thị phần nâng cao uy tín chomình mà còn đang hỗ trợ tài chính cho các DN giúp họ phát triển

Trang 27

2.1.3 Kế toán- Ngân quỹ

Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, song songvới việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới,làm tố các dịch vụ thanh toán; công tác kế toán ngân quỹ đã thực sự góp phầnquan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung, bước đầu gây dựng đượclòng tin của khách hàng khi quan hệ với Ngân hàng LienViet Lượng kháchhàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi đã bắt đầu gia tăng

2.1.4 Thanh toán quốc tế

Tuy mới đi vào hoạt động song hoạt động thanh toán quốc tế tại chinhánh đã sớm đi vào ổn định, lượng khách hàng có quan hệ thanh toán ngàycàng tăng, tạo được tín nhiệm của khách hàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệcũng được chú trọng và ngày càng có hiệu quả:

Bảng 3: Kết quả thanh toán quốc tế

4 Chênh lệch mua bán ngoại tệ (1000đ) 8,533 25,245 64,208

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

2.1.5 Tài chính

Công tác tài chính đạt được kết quả khả quan, bước đầu đã xây dựngđược cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu, chấp hành nghiêmtúc các quy địnhh về quản lý tài chính, đảm bảo được lương cho CBCNV, thểhiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 4: Kết quả tài chính

Đơn

Trang 28

4 Quỹ tiền lương theo đơn giá 782 1,584

5 Quỹ tiền lương thực chi 383 702

6 Hệ số lương đạt được 2.18 2.19

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.1 Những quy định chung về chất lượng tín dụng đối với DNVVN

Tại Ngân hàng LienVietPostBank do mới đi vào hoạt động trong năm

2008 nên còn nhiều hạn chế Cũng như mọi NHTM khác, hoạt động tín dụng

là hoạt động quan trọng nhất, cơ bản nhất của NH Tuy nhiên, hiện tại chinhánh mới chỉ thực hiện cho vay, nghiệp vụ thuê tài chính chưa được tiếnhành ở mục này chúng ta sẽ tìm hiểu về các vấn đề cơ bản, quy định chung

về cho vay đối với DNVVN

Mục đích cho vay: Ngân hàng LienVietPostBank cho vay đối với các

DNVVN nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN thiếu vốn sản xuấtkinh doanh vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mangngành nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả thiết thực tạo công ăn việclàm, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng xã hội dân chủ văn minh, dângiàu nước mạnh

Nguyên tắc vay vốn: DN vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợpđồng tín dụng

- Tiền vay được phát bằng tiền hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụngtiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Trang 29

Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi DN đủ

điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo qui định của pháp luật: Khách hàng DNVVN là pháp nhân(DNNN, hợp tác xã, Cty TNHH, Cty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài,các tổ chức khác) theo Điều 94 và 96 Bộ luật dân sự và các quy định khác củapháp luật Việt Nam Đối với DN thành viên hạch toán phụ thuộc phải có giấy

ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý Với DN tư nhân và Ctyhợp danh, chủ DN và thành viên hợp danh phải có đủ năng lực pháp luật dân

sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật DN Pháp nhân nướcngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự theo quy định phápluật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch

- Mục đích vay vốn hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn

tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Cho vayngắn hạn DN phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn, cho vaytrung dài hạn thì tối thiểu là 15% DN là khách hàng tín nhiệm, được chấmđiểm tốt vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơnquy định trên thì giao cho Giám đốc quyết định Kinh doanh có hiệu quảnghĩa là có lãi, nếu lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả

nợ trong thời hạn cam kết Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 thángtại Ngân hàng DN phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vayvốn của Ngân hàng

- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, cóhiệu quả

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chínhphủ, NHNN VN

Trang 30

Đối tượng cho vay: Ngân hàng cho vay các đối tượng sau, giá trị vật tư,

hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản chiphí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ Các nhu cầu tài chính của DN như số tiền thuế xuất nhập khẩukhách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó NHNông nghiệp cho vay; Số lãi tiền vay trả cho ngân hàng Nông nghiệp trongthời hạn thi công, chưa nghiệm thu bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng đốivới cho vay trung hạn, dài hạn mà khoản trả lãi được tính trong giá trị TSCĐ;

Số tiền DN vay để trả cho các khoản vay tài chính ( bằng tiền ) cho nướcngoài mà các khoản vay đó đã được Ngân hàng bảo lãnh với điều kiện dự án,phương án sử dụng khoản vay ấy đang thực hiện có hiệu quả, khoản vay nằmtrong hạn trả nợ và các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình SXKD,dịch vụ

Ngân hàng không cho vay các đối tượng: Số tiền thuế phải nộp trực tiếpcho ngân sách Nhà nước, trừ số tiền thuế xuất khẩu qui định ở trên Số tiền đểtrả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác Số lãi tiền vay trả cho chínhNgân hàng, trừ trường hợp cho vay số lãi tiền vay theo qui định ở trên Vay đểmua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấmmua bán, chuyển đổi, để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch màpháp luật cấm

2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng LienViet những năm gần đây

Thực hiện theo chiến lược đổi mới chung của đất nước Ngân hàngnhững năm gần đây cũng chuyển mình hướng tới nhiều thành phần kinh tế,lĩnh vực ngành nghề, tập trung nhiều hơn cho khu vực ngoài quốc doanh màhầu hết là các DNVVN Mục đích không chỉ là khuyến khích, tạo điều kiệncho các DNVVN vươn lên trong nền kinh tế thị trường, đầu tư mở rộng cảquy mô và chiều sâu các dự án đầu tư, tiến hành các phương án SXKD mà

Trang 31

cạnh tranh Ngân hàng mới đi vào hoạt động từ tháng 03/2008 cũng nhất quántheo chủ trương đó.

Bảng 5: Tình hình cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

6 tháng cuối năm 2009

6 tháng đầu năm 2010

Tăng giảm 6 tháng

cuối năm 2010

Tăng giảm Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh số cho vay

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2010 của Ngân hàng LienViet

Từ khi thành lập đến cuối năm 2009, Chi nhánh đã đạt doanh số chovay là 444 tỷ đồng Mới thành lập, cơ sở làm việc chưa ổn định, địa bàn chưanắm tường tận thì con số 444 tỷ đồng cho vay trong nửa năm tuy còn nhỏnhưng cũng đáng khích lệ Trong đó, tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN là55%, đạt 244 tỷ đồng Sau nửa năm hoạt động, doanh số cho vay tăng 80%,đạt 438 tỷ đồng, chiếm 59% trên tổng doanh số cho vay Trong 6 tháng cuốinăm tuy doanh số cho vay giảm đi, chỉ đạt 357 tỷ đồng nhưng đó là vì thựchiện chủ trương của Ngân hàng hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng Trong cảnăm 2010, Chi nhánh đã đạt doanh số cho vay đối với DNVVN tổng cộng là

795 tỷ đồng trên tổng số 1336 tỷ đồng cho vay, chiếm 59,5% Tính đến30/6/2010, Chi nhánh có mức tăng trưởng tín dụng cao đối với DNVVN, thểhiện ở dư nợ đạt 405 tỷ đồng, tăng 131% so với cuối kỳ trước Sở dĩ dư nợtăng cao như vậy một phần vì dư nợ vào 31/12/2009 quy mô nhỏ, chỉ đạt 175

tỷ Sang đến 31/12/2010, vì phải kìm bớt tốc độ tăng trưởng tín dụng và tuântheo hạn mức tăng trưởng tín dụng chung, dư nợ chững lại, chỉ tăng 2,7% sovới thời điểm 30/6/2010 Nguyên nhân vì doanh số cho vay giảm đi theo chủtrương đồng thời thu được nhiều nợ vào cuối năm đạt 346 tỷ đồng Tại thời

Trang 32

điểm 31/12/2010, dư nợ của DNVVN là 416 tỷ, tăng 138% so với thời điểmcuối năm 2009 Tỷ trọng dư nợ tăng khá đều đặn qua các thời điểm xem xét

và tới 31/12/2010 là 59% Tuy còn phải xem xét nhiều chỉ tiêu và số liệu khác

để có cái nhìn chính xác về chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chinhánh song có thể khẳng định vị trí của DNVVN trong hoạt động tín dụng, đó

là khách hàng quan trọng của Chi nhánh và Chi nhánh đang ngày càng mởrộng cho vay đối với DNVVN

Bảng 6: Dư nợ theo ngành nghề của DNVVN tại ngân hàng

n v : T ngĐơn vị: Tỷ đồng ị: Tỷ đồng ỷ đồng đồng

Tuyệt đối

Tương đối Số tiền %

Tuyệt đối

Tương đối

Xây dựng cơ bản 21 12 53 13 +32 +152% 58 14 +5 +9% Thương mại dịch vụ 118 68 275 68 +157 +133% 287 69 +12 +5% Sản xuất chế biến 11 6 28 7 +17 +155% 31 8 +3 +11% Nhà hàng, khách sạn 16 9 32 8 +16 +100% 26 6 -6 -18%

vụ là lĩnh vực Ngân hàng tập trung cho vay nhất, xây dựng cơ bản và sản xuấtchế biến tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá song vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ bé Đây

Ngày đăng: 04/11/2015, 17:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo kết quả kinh doanh kết quả tín dụng năm 2009 của Ngân hàng LienViet Khác
2. Chính sách hỗ trợ và phát triển DNVVN ở Việt Nam- dự án kỷ yếu kế hoạch kết quả giai đoạn 1 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh-Hà Nội tháng 1/1996 Khác
3. Kinh nghiệm phát triển DNVVN ở Mỹ – Tạp chí NCKT, số 6/1995 Nguyễn Tố Uyên Khác
4. Một số vấn đề trong chính sách quản lý các DNVVN ở nước ta hiện nay – Tạp chí NCKT , số 3/1996 – Trần Ngọc Ngoạn Khác
6. Phát triển SME trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt nam – Tạp chí NCKT số 246 tháng 1/1999 – Dương Bá Phượng Khác
8. Vốn tín dụng Ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh – Tạp chí phát triển kinh tế số 126, tháng 04/2001 – Nguyễn Đắc Hưng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w