LỜI MỞ ĐẦUVấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội không chỉ đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi ích của các đối tượng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội không chỉ đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi ích của các đối tượng hữu quan và môi trường tự nhiên nơi doanh nghiệp tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện nghiêm túc đạo đức kinh doanh vàtrách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng cũng như tăng hiệuquả kinh doanh Ngoài ra, điều quan trọng hơn, đó là khi doanh nghiệp hoạt động cóđạo đức và trách nhiệm sẽ không gây tổn hại tới môi trường tự nhiên cũng nhưchiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam Với chính sách mở cửa nền kinh
tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa đã khuyến khích thuhút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam Bên cạnh những doanh nghiệpnước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tếcũng như xã hội vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên Việt Nam vàtạo ra những vấn đề xã hội Hiện nay, vấn đề môi trường và xã hội là vấn đề đượcquan tâm nhiều nhất bởi nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người cũngnhư sự tồn tại của doanh nghiệp Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp cần lưu tâmđến việc những quyết định của mình có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xãhội hay không Ngoài ra, vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cũng cầnđược phổ biến rộng rãi để không xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nước ngoàiđược lợi trong khi môi trường tự nhiên và các nguồn lực khác của Việt Nam bị tổnhại Xuất phát từ thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội củamột số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng như nhận thứcđược vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội đối với cácdoanh nghiệp nói riêng và môi trường – xã hội Việt Nam nói chung, nhóm thực hiện
đã nghiên cứu đề tài “Vấn đề đạo đức kinh doanh & trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Thực trạng và giải pháp”
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là phân tích thực trạng thực hiệnđạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
Trang 2vào Việt Nam Từ đó nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao nhận thức và hành động
về vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinhdoanh tại Việt Nam Đặc biệt đề tài hướng đến giải pháp áp dụng mô hình sản xuấtxanh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và tráchnhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam nói chung
Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chính làtổng hợp phân tích, thống kê số liệu để phân tích, đánh giá Cùng với các biện phápthu thập, tìm kiếm thông tin và tư duy logic kết hợp với thực tiễn để phân tích, đánhgiá thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanhnghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và đưa ra giải pháp khắc phục, nâng caonhận thức và hành động cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thực hiệnđạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Chương III: Các giải pháp khắc phục, nâng cao nhận thức và hành động cho
các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Thứ nhất, môi trường tự nhiên không chỉ cung cấp những yếu tố “đầu vào”
cho doanh nghiệp mà còn chứa đựng những yếu tố “đầu ra” Hoạt động sản xuất làmột quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc,đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩmhàng hóa Những yếu tố vật chất kể trên chính là các yếu tố thuộc môi trường, haynói cách khác, môi trường là yếu tố “đầu vào” cho quá trình sản xuất của doanhnghiệp Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng là nơi chứa đựng những “đầu ra” củadoanh nghiệp Đó là các chất thải của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,trong các chất thải này có rất nhiều các chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái hoặcgây ra các sự cố về môi trường như cacbon monoxit, đioxit lưu huỳnh, các chấtcloroflorocacbon (CFCs) và ôxit nito Khi các chất thải với số lượng và chất lượngnhất định được thải ra môi trường, các quá trình lý, hóa, sinh… của hệ tự nhiên sẽ
tự phân hủy, làm sạch chúng Tuy nhiên, nếu chất thải vượt quá khả năng hấp thụ
Trang 4của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng đếncuộc sống của con người và sinh vật.
Môi trường tự nhiên sẽ tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nếu doanh nghiệp biết khai thác và bảo vệ một cách hợp lý, tương tự, môitrường cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, những thảm họa này sẽ tăng lên nếu các doanh nghiệp giatăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên
Thứ hai, quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ
cho quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra.Phát triển kinh tế tạo tiềm lực để bảo vệ môi trường Tuy nhiên, quá trình phát triểnkinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử dụng quámức các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ônhiễm, suy thoái môi trường
Môi trường tự nhiên cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của sự pháttriển kinh tế Môi trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên mới cho công cuộc phát triểnkinh tế trong tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế Ngược lại,môi trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế như:
ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường (sương mùdày đặc, mưa đá, mưa axit…), các thảm họa và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…).Điều này sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động trong nền kinh
tế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh như: làmngừng trệ quá trình sản xuất; gây thiệt hại về kinh tế (tài sản, thời gian, nhân lực…).Bởi môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế xãhội nói chung và tương lai của doanh nghiệp nói riêng nên bảo vệ môi trường chính
là giải pháp để giúp các doanh nghiệp được kinh doanh trong môi trường ổn định vàthuận lợi Nếu trong trước mắt, các doanh nghiệp khai thác cạn kiệt tài nguyên thiênnhiên, hủy hoại môi trường thì các thế hệ sau sẽ không có điều kiện để phát triển vềmọi mặt, trong dài hạn nền kinh tế sẽ không thể phát triển bền vững
Từ những mối quan hệ trên ta thấy được môi trường tự nhiên đóng vai trò làyếu tố chủ yếu và không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế Vìvậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần
Trang 5lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các chủ trương, chính sách, đảm bảo sự kếthợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầucủa hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầucủa thế hệ trong tương lai Để làm được điều đó, bản thân mỗi doanh nghiệp trongnền kinh tế cần có biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng bảo vệ môitrường một cách nghiêm túc và đúng đắn.
1.1.2 Những tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh tới môi trường tự nhiên và các vấn đề xã hội
Vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội nước ta hiện nay là tìnhtrạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của conngười gây ra Vấn đề này đang ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự pháttriển bền vững, sự tồn tại và phát triển của con người Trong một vài năm trở lạiđây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và docông tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập Thực tế đã chứng minh, không khí ônhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người Ô nhiễm không khí
có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở
Ô nhiễm nước gây ra bệnh tật cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được
xử lý như các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc,cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác
Đặc biệt, chất thải công nghiệp do các nhà máy sản xuất đưa ra ngoài môitrường càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến môi trường sinh thái và sức khỏecon người Theo báo cáo giám sát của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trườngcủa Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm
thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập lụt và ô nhiễm nguồn nướctưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân Thực trạng
đó làm cho môi trường sinh thái ở nhiều địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng Cộngđồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đangphải đối mặt với thảm họa về môi trường Họ phải sống chung với khói bụi, uống
Trang 6nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến nhữngphản ứng quyết liệt của người dân, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gaygắt đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng biện pháp khai thác và chuyểnđổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cảitạo các vùng đất để xây dựng xí nghiệp, nhà máy Việc khai thác quá mức khônggian và các dạng tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà conngười phải gánh chịu Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến nạn ô nhiễm môisinh, nạn Trái Đất ấm dần lên, nạn đói kém, hạn hán, lũ lụt ngày một tăng cả về tầnsuất và cường độ, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sảnkhông phải là chuyện hiếm
Một trong những giải pháp lớn cho vấn đề trên là cần áp dụng một cách triệt
để hơn các quy định của Nhà nước như luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và pháttriển rừng…Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần ý thức được tầm quan trọng củamôi trường để tiến hành sản xuất kinh doanh theo hướng bảo vệ môi trường sốngcho tất cả mọi người
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là những nguyên tắc đạo lý chỉ dẫn nội tâm, những giá trị và lòngtin mà con người sử dụng để phân tích hoặc giải thích một tình huống và sau đóquyết định cái gì là “đúng” hay cách phù hợp để hành xử Đồng thời, đạo đức cũngchỉ ra cái gì là hành vi không phù hợp và một người nên hành xử để tránh làm hại
đến người khác như thế nào (Trích trang 133- Giáo trình quản trị kinh doanh hiện đại- Bộ môn quản trị kinh doanh- Đại học Thủy Lợi)
Vấn đề cơ bản trong việc giải quyết những vấn đề về đạo đức là giải quyếttình thế lưỡng nan về đạo đức Đó là tình huống khó xử khi mọi người tự nhận thấy
họ phải quyết định nên hành động theo cách có thể giúp đỡ người khác hoặc nhómngười nào đấy, và đó là việc “đúng” nên làm, thậm chí làm như vậy có thể chống lạilợi ích cá nhân của chính bản thân họ Tình thế lưỡng nan cũng có thể phát sinh khimột người phải quyết định lựa chọn giữa hai tiến trình hành động khác nhau, biếtrằng bất kể tiến trình nào anh ta hay chị ta chọn sẽ đưa đến kết quả có hại đến một
Trang 7người hoặc một nhóm người thậm chí trong khi đó là lợi cho người khác Tình thếlưỡng nan về đạo đức ở đây là quyết định chọn tiến trình hành động nào là tiến trình
“ít thiệt hại hơn trong hai kiểu thiệt hại” Tuy nhiên, trong việc giải quyết tình thếlưỡng nan về đạo đức lại không có những nguyên tắc hay quy tắc tuyệt đối nào đểquyết định xem một hành động là đạo đức hay không đạo đức nên những ngườihoặc nhóm người khác nhau có thể tranh cãi về những hành động nào là đạo đứchay không, điều đó phụ thuộc vào lợi ích cá nhân của riêng họ, những thái độ, lòngtin và các giá trị
1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụnghướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh, được những người hữu quan (nhưngười đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý,cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là
kinh doanh và văn hóa công ty- Trường Đại học Kinh tế quốc dân)
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh
có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - là hoạt động gắn liền với những lợi ích
kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức kinh doanh không hoàn
toàn giống các hoạt động khác, song đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chiphối bởi hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung
1.2.3 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phảithực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm
thiểu những tác động tiêu cực đối với xã hội ( Trích trang 19- Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty- Trường Đại học Kinh tế quốc dân)
Trách nhiệm xã hội có thể được coi là sự cam kết của cá nhân hay doanhnghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ cácchuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi laođộng, trả lương công bằng, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả doanh
nhiệm xã hội quan tâm đến tác động của các quyết định của doanh nghiệp đối với
Trang 8xã hội Trong khi đó, đạo đức kinh doanh là những quy tắc ứng xử được cân nhắc
kỹ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trongquan hệ kinh doanh sau đó được đánh giá từ cả bên trong và bên ngoài, chúng có
chính là điểm khác biệt giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý,đạo đức và nhân văn
Nghĩa vụ về kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa
mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì đượccông việc kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư Thực hiện nghĩa vụ kinh tế đểđảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp
Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về
pháp lý chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối với môitrường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định Thực hiện nghĩa vụ pháp lý đểdoanh nghiệp có thể được chấp nhận về mặt xã hội
Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay
hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành các nghĩa vụpháp lý Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của các nghĩa vụ pháp lý Thực hiệnnghĩa vụ đạo đức là để doanh nghiệp có thể được xã hội tôn trọng và công nhận
Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động
mà xã hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của tổ chức haydoanh nghiệp Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanhnghiệp cho xã hội Thực hiện nghĩa vụ nhân văn là thể hiện ước muốn tự hoàn thiện
và vì xã hội
Ngoài những nghĩa vụ kể trên, trách nhiệm xã hội có bốn cách tiếp cận chínhlà: cách tiếp cận người phá rối, cách tiếp cận phòng thủ, cách tiếp cận thích nghi vàcách tiếp cận tiên phong
Mức thấp nhất là cách tiếp cận phá rối, trong đó các công ty và những nhà
quản trị của họ lựa chọn không hành xử theo cách có trách nhiệm xã hội Thay vào
đó, họ hành xử không có đạo đức, bất hợp pháp và họ làm tất cả những gì có thể đểngăn cản các bên hữu quan khác biết được những hành vi sai trái này Ví như các
Trang 9nhà quản trị ở tập đoàn Mansville đã tuân theo cách tiếp cận này khi họ tìm cáchche giấu bằng chứng về khoáng chất amiăng gây hại phổi; tương tự, các công tythuốc lá đã làm như vậy khi họ tìm cách che giấu bằng chứng về việc hút thuốc lá
có thể gây ung thư phổi Hậu quả của cách tiếp cận này không chỉ là việc mất danhtiếng mà còn phá hoại tổ chức và tất cả các bên hữu quan có liên quan
Cách tiếp cận phòng thủ chỉ ra ít nhất một cam kết về hành vi có đạo đức.
Những công ty và nhà quản lý phòng thủ duy trì trong phạm vi luật pháp và tuân thủnghiêm ngặt những yêu cầu pháp lý nhưng không cố gắng thực hiện trách nhiệm xãhội vượt ra ngoài luật định - vì vậy họ có thể và thường hành động một cách không cóđạo đức Hoặc khi họ ra quyết định có đạo đức, những nhà quản trị như vậy cũng đặtlợi ích cá nhân của họ lên trước hết và thường gây hại cho các bên hữu quan khác
Cách tiếp cận thích nghi là việc xác nhận về sự cần thiết ủng hộ trách nhiệm
xã hội Các công ty và những nhà quản trị thích nghi đồng ý rằng những thành viênthuộc tổ chức phải hành xử một cách hợp pháp và có đạo đức, và họ cố gắng cânbằng lợi ích của các bên hữu quan khác nhau
Các công ty và các nhà quản trị có cách tiếp cận tiên phong chủ động nắm
bắt nhu cầu để hành xử theo những cách thức có trách nhiệm xã hội Họ vượt quacách làm thông thường của họ để tìm hiểu nhu cầu của những nhóm bên hữu quankhác nhau và sẵn sàng sử dụng nguồn lực thuộc tổ chức để thúc đẩy lợi ích khôngchỉ của cổ đông mà còn của cả các bên hữu quan khác Các công ty như vậy luôn đitiên phong trong các chiến dịch vì những sự nghiệp đại nghĩa chẳng hạn như vì môitrường không ô nhiễm, tái tạo và bảo tồn nguồn tài nguyên, giảm thiểu hoặc xóa bỏviệc sử dụng động vật trong thử nghiệm thuốc và mỹ phẩm
1.2.4 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó
sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.(Trích Luật Đầu tư 2005) Lợi ích của thu hút FDI:
Trang 10Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng
nhanh hơn thì nhân tố vốn luôn được đề cập, nếu vốn trong nước không đủ thì sẽcần phải huy động thêm nguồn vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc
gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh
mà các công ty nước ngoài đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng nhữngkhoản chi phí lớn Tuy nhiên, để phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó cònphụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của nước thu hút đầu tư
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích
của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập củamột bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởngkinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, người lao động sẽ được đàotạo các kỹ năng nghề nghiệp mới mẻ và tiến bộ Điều này tạo ra một đội ngũ laođộng có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cảcác nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp
vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tạo nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối
với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồnthu ngân sách quan trọng
1.3 Các bên hữu quan và vấn đề đạo đức
Khi luật không cụ thể hóa các doanh nghiệp nên hành xử như thế nào, cácnhà quản trị phải quyết định làm thế nào là đúng hoặc có đạo đức để hành xử hướngđến những người và các nhóm bị tác động bởi hành động của họ Những người vàcác nhóm bị tác động bởi cách thức doanh nghiệp và các nhà quản trị của nó hành
xử được gọi là các bên hữu quan Vì các bên hữu quan có thể có lợi ích trực tiếp
hoặc bị thiệt hại do những hành động của doanh nghiệp, nên đạo đức của doanhnghiệp và quyết định của các nhà quản trị là rất quan trọng đối với họ Các bên hữuquan gồm: cổ đông, các nhà quản trị, người lao động, nhà cung cấp và nhà phânphối, khách hàng, cộng đồng xã hội và quốc gia
Trang 111.3.1 Cổ đông
Cổ đông có sự đòi hỏi với doanh nghiệp bởi khi họ mua cổ phần hay cổphiếu của nó, họ trở thành những người sở hữu doanh nghiệp Cổ phiếu này thừanhận người mua nó sở hữu doanh nghiệp với tỉ lệ nhất định và quyền nhận bất kìkhoản cổ tức nào trong tương lai Các cổ đông quan tâm đến cách thức doanhnghiệp hoạt động vì họ muốn tối đa hóa thu nhập dựa trên sự đầu tư của họ Vì vậy,
họ theo dõi doanh nghiệp và các nhà quản trị của nó một cách chặt chẽ để đảm bảorằng việc quản lý đang hoạt động mẫn cán nhằm tăng khả năng sinh lợi nhuận chodoanh nghiệp Các cổ đông cũng muốn đảm bảo rằng các nhà quản trị đang hành xử
có đạo đức và không gây rủi ro cho vốn của các nhà đầu tư bằng cách có nhữnghành động có thể gây hại đến danh tiếng của doanh nghiệp
1.3.2 Các nhà quản trị
nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn tài chính và nhân lực để tăng cường hoạtđộng của doanh nghiệp và vì thế tăng giá cổ phiếu của nó Các nhà quản trị có sựđòi hỏi ở tổ chức bởi vì họ mang đến cho nó các kĩ năng, chuyên môn, và kinhnghiệm Họ có quyền kỳ vọng vào một thu nhập tốt hoặc phần thưởng xứng đáng từviệc đầu tư vốn nhân lực của họ để cải thiện hoạt động cho doanh nghiệp Nhữngphần thưởng như vậy có thể gồm lương và phúc lợi tốt, triển vọng thăng tiến, quyềnmua cổ phần đặt truớc và tiền thưởng gắn với hoạt động của doanh nghiệp
Các nhà quản trị là nhóm bên hữu quan chịu trách nhiệm quyết định mục tiêunào tổ chức nên theo đuổi để tạo ra lợi ích lớn nhất cho các bên hữu quan và làm thếnào sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực để đạt được những mục tiêu đó Khi ranhững quyết định như vậy, các nhà quản trị thường xuyên ở vào vị trí phải sắp đặtlại lợi ích của các bên hữu quan khác, bao gồm cả chính họ Những quyết định nàyđôi khi rất khó khăn và thách thức các nhà quản lý để giữ gìn những giá trị đạo đứcbởi vì trong một số trường hợp những quyết định làm lợi cho một số nhóm bên hữuquan (các nhà quản trị và cổ đông) nhưng lại gây hại cho những nhóm khác (nhữngngười lao động cá thể và cộng đồng địa phương) Hành vi của họ cũng phải đượcxem xét kỹ lưỡng để đảm bảo họ không hành xử một cách bất hợp pháp hoặc không
có đạo đức, theo đuổi những mục tiêu đe dọa lợi ích của cổ đông và doanh nghiệp
Trang 121.3.3 Người lao động
Người lao động của doanh nghiệp là những người làm việc trong các bộ phận
và phòng ban chức năng, như phòng nghiên cứu, phòng bán hàng, phòng sản xuất.Người lao động kỳ vọng rằng họ sẽ nhận được tiền lương, thưởng xứng đáng vớicống hiến của họ Phương thức mang tính nguyên tắc mà doanh nghiệp có thể hànhđộng theo cách có đạo đức hướng đến người lao động và đáp ứng các kỳ vọng của
họ là tạo ra một cấu trúc nghề nghiệp công bằng và bình đẳng cho người lao động
Ngoài ra, người lao động còn là những người thực hiện các nghiệp vụ tácnghiệp của một công việc kinh doanh, vì vậy, họ là người có quyết định cuối cùngtrong việc thi hành quyết định liên quan đến đạo đức Nhận thức và năng lực củangười lao động, quan điểm đạo đức của họ đóng vai trò quan trọng Bởi khi nhàquản lý ra quyết định, đứng trên quan điểm của nhà quản lý thì quyết định đó làđúng đắn, nhưng nếu người lao động cho rằng quyết định đó là phi đạo đức thì việcthực hiện quyết định sẽ không được như mong muốn của nhà quản lý
1.3.4 Các nhà cung cấp và nhà phân phối
Mỗi doanh nghiệp nằm trong một mạng lưới các mối quan hệ với nhữngdoanh nghiệp khác để được cung cấp các đầu vào mà nó cần cho hoạt động Cácdoanh nghiệp cũng phụ thuộc vào các nhà trung gian như những người bán buôn vànhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của nó đến khách hàng cuối cùng Các nhà cungcấp kỳ vọng được thanh toán một cách công bằng và đúng hạn cho các đầu vào củahọ; các nhà phân phối kỳ vọng nhận những sản phẩm có chất lượng với mức giá đãthỏa thuận
Trong quá trình doanh nghiệp ký kết hợp đồng và tương tác với các nhà cungcấp và nhà phân phối thường phát sinh những vấn đề đạo đức, những vấn đề đó cóthể liên quan đến việc thanh toán, đặc điểm kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
1.3.5 Khách hàng
Khách hàng thường được xem là nhóm bên hữu quan quan trọng nhất vìkhách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đó.Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với khách hàng của mình là phát hiện ra nhucầu, làm ra những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng Việccung cấp hàng hóa, dịch vụ không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tức thời,
Trang 13mà còn cần tính đến ước muốn lâu dài của khách hàng Vấn đề đạo đức cũng có thểnảy sinh từ việc không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, ví dụ nhưviệc doanh nghiệp cắt giảm chi phí để hạ giá bán bằng cách xả thải ra môi trườngkhông qua xử lý, hay việc doanh nghiệp giảm chất lượng sản phẩm, không quan tâmđến an toàn thực phẩm gây bệnh tật cho khách hàng…
Bởi vậy, các nhà quản trị và người lao động trong doanh nghiệp cần hướngđến mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý, tạo dựng hìnhảnh đẹp để duy trì những khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới tiềmnăng, cũng như thực hiện việc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm
1.3.6 Cộng đồng, xã hội và quốc gia
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc triển khai các quyết định cóthể gây ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội, quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động.Cộng đồng luôn quan tâm xem hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có làm ảnhhưởng đến cuộc sống và lợi ích của họ hay không Bởi vậy, doanh nghiệp luôn phải
có ý thức và trách nhiệm về sự bền vững và lành mạnh của môi trường tự kinh tế- văn hóa- xã hội tại cộng đồng Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệpphải thực hiện đầy đủ và tự nguyện các trách nhiệm xã hội gồm các nghĩa vụ kinh
nhiên-tế, pháp lý, đạo lý và nhân đạo Cộng đồng, xã hội, quốc gia là nơi doanh nghiệpthực hiện hoạt động kinh doanh của minh, bởi vậy, bảo vệ lợi ích cộng đồng cũng làbảo vệ lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp
1.4 Vai trò và ý nghĩa của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
1.4.1 Ý nghĩa của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Những vấn đề về đạo đức là trung tâm dẫn đến cách thức mà các doanhnghiệp và các nhà quản trị ra quyết định, chúng không chỉ tác động đến hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp mà còn tác động đến sự thịnh vượng của quốc gia
Các nhà quản trị và mọi người nói chung nên hành động một cách có đạođức và giảm bớt việc theo đuổi lợi ích cá nhân của họ bằng cách xem xét ảnh hưởngcủa những hành động mà họ thực hiện đến những người khác Sự theo đuổi khôngngừng lợi ích cá nhân có thể dẫn đến thảm họa tập thể khi một hoặc nhiều người bắtđầu kiếm lợi từ việc làm không có đạo đức bởi vì điều này khuyến khích những
Trang 14người khác hành động theo cùng cách đó Nhanh chóng, ngày càng nhiều ngườitham gia như một phong trào, và mọi người càng cố gắng thao túng tình huống nàytheo cách nó phục vụ tốt nhất mục đích cá nhân mà không quan tâm đến ảnh hưởng
Khi chúng ta hoạt động trong xã hội không có đạo đức, có nghĩa là xã hộitrong đó các bên hữu quan thường cố gắng gian lận và lừa đảo người khác, thì sẽmất bao lâu cho họ để đàm phán việc mua bán và vận chuyển sản phẩm Khi họkhông tin tưởng lẫn nhau, các bên hữu quan sẽ tốn hàng giờ mặc cả về mức giá hợp
lý, và đó là hoạt động hoàn toàn không có năng suất, làm giảm hiệu quả công việc.Tất cả thời gian và nỗ lực đó có thể được sử dụng để cải tiến chất lượng sản phẩmhoặc dịch vụ cho khách hàng Vì vậy, hành vi không đạo đức phá hủy buôn bánkinh doanh, và xã hội có một mức sống thấp hơn vì có ít hàng hóa và dịch vụ chấtlượng hơn được sản xuất
Mặt khác, giả sử rằng doanh nghiệp và các nhà quản trị của họ hoạt độngtrong xã hội có đạo đức, có nghĩa là các bên hữu quan tin tưởng rằng họ đang giaodịch với những người cơ bản có đạo đức và trung thực Khi sự tin tưởng tồn tại, cácbên hữu quan có nhiều khả năng hơn để phát tín hiệu về những ý định tốt đẹp của
họ bằng cách hợp tác và cung cấp thông tin giúp làm dễ dàng hơn cho việc trao đổi
và đặt giá hàng hóa và dịch vụ, khách hàng cũng tin tưởng vào doanh nghiệp hơnkhi doanh nghiệp có uy tín và hoạt động có đạo đức Khi một người hành động một
Trang 15cách đáng tin cậy, điều này khuyến khích những người khác hành động theo cáchtương tự Theo thời gian, khi lòng tin giữa các bên hữu quan phát triển mạnh hơn,
họ có thể làm việc cùng nhau hiệu quả và hợp lý, và điều đó làm tăng kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp Khi mọi người nhìn thấy kết quả tích cực của hành độngtrung thực, hành vi có đạo đức sẽ trở thành chuẩn mực xã hội có giá trị và xã hội nóichung sẽ hoạt động hay kinh doanh có đạo đức hơn
Ngoài ra, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội còn ảnh hưởng trực tiếpđến danh tiếng của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp hoạt động không có đạo đức
và trách nhiệm sẽ là tiềm năng khiến cho họ mất đi danh tiếng Danh tiếng là sự quý
trọng hoặc tiếng tăm tốt mà mọi người hay tổ chức đạt được khi họ hành xử mộtcách có đạo đức, là tài sản quan trọng và quý giá của mỗi con người, mỗi tổ chức.Đối với doanh nghiệp, danh tiếng là lòng tin của những người khác đối với doanhnghiệp mà điều này sẽ khiến họ muốn làm việc kinh doanh với doanh nghiệp hơn.Phần thưởng cho danh tiếng tốt của doanh nghiệp là làm tăng hoạt động kinh doanh
và cải thiện khả năng nhận được nguồn lực từ các bên hữu quan Do đó danh tiếng
có thể làm tăng khả năng sinh lợi nhuận và xây dựng sự thịnh vượng cho các bênhữu quan Như vậy, việc hành xử có đạo đức và trách nhiệm xã hội là hành độngđúng đắn mang tính kinh tế, mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích trong ngắnhạn cũng như dài hạn Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được danh tiếng trên thịtrường cần phải bảo vệ danh tiếng đó Để bảo vệ được danh tiếng cho doanh nghiệp
không có đạo đức sẽ gặp khó khăn khi hợp tác với các doanh nghiệp khác, các cổđông có thể từ chối đầu tư vào doanh nghiệp của họ, và điều này sẽ giảm giá cổphiếu, hủy hoại danh tiếng của doanh nghiệp và cuối cùng đưa công việc của cácnhà quản trị đó đến rủi ro Các nhà cung ứng cung cấp đầu vào có chất lượng kém
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và từ đó ảnh hưởng đến uy tín của doanhnghiệp Người lao động lẩn tránh trách nhiệm đối với công việc, làm việc khôngtheo quy chuẩn đạo đức của doanh nghiệp sẽ làm lệch lạc quy trình sản xuất, khôngđảm bảo hiệu quả công việc Nói chung, nếu một bên hữu quan hay một doanhnghiệp bị tiếng là không có đạo đức, các bên hữu quan khác đều có khả năng nhìnnhận cá nhân hoặc tổ chức đó với sự nghi ngờ và thái độ không tốt, và danh tiếng
Trang 16của cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ trở nên tồi tệ Nhưng nếu doanh nghiệp được biếtđến do hoạt động kinh doanh có đạo đức, doanh nghiệp đó sẽ phát triển được danhtiếng trên thị trường.
1.4.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
1.4.2.1 Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vikinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội.Không một pháp luật nào dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩnmực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh Pháp luật không thể thay thế vai tròcủa đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác độngvào lương tâm của các doanh nhân Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộnghơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luậtchỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ Nhà nước, chế độ xã hội
1.4.2.2 Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh
Phần thưởng cho doanh nghiệp có quan tâm đến đạo đức là được nhân viên,khách hàng và công luận thừa nhận Phần thưởng cho việc thực hiện đạo đức vàtrách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm: hiệu quả trong cáchoạt động hàng ngày và sự tận tâm của các nhân viên tăng cao, chất lượng sản phẩmđược cải thiện, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn
Tăng sự tin tưởng, trung thành của nhân viên: Khi quan tâm tới các chuẩn
mực đạo đức kinh doanh, tức là doanh nghiệp cũng rất tôn trọng và quan tâm tới nhânviên Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên, nhân viên càng tận tâm với doanhnghiệp Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có hoạtđộng kinh doanh minh bạch, trong sáng Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp Khi làm việc trong một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng, hướngtới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trịhơn Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn
Trang 17Tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng: Đối với những
doanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội, sự tintưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên Mối quan hệ giữadoanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau Mộtkhách hàng vừa lòng, sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệpnhững khách hàng khác Ngược lại, một khách hàng không vừa lòng sẽ không baogiờ trở lại và cũng kéo đi những khách hàng khác Các nhà đầu tư cũng rất quan tâmđến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của các doanh nghiệp mà họ đầu
tư bởi các nhà đầu tư biết rằng, một môi trường đạo đức là nền tảng cho sự hiệuquả, năng suất và lợi nhuận
Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp: Doanh nghiệp quan tâm tới đạo
đức kinh doanh sẽ có được sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng củakhách hàng và các nhà đầu tư Khi có trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội, doanhnghiệp cũng sẽ nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng Hình ảnh doanhnghiệp được nâng cao hơn, tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài đối với mọi ngườicũng như sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều cơ hội kinh doanhcũng như lợi nhuận hơn Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được vàcũng không phải có tiền là tạo dựng được
Tóm lại, trong xã hội phức tạp, đa dạng, các doanh nghiệp và cộng đồng nóichung cần nhận ra họ là một phần của một nhóm xã hội lớn hơn Cách thức họ raquyết định và hành động không chỉ tác động đến cá nhân họ mà còn tác động đếncuộc sống của nhiều người khác Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có vaitrò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Từ thực tế, các nhà kinh tế đãchứng minh rằng lợi nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạo đức, và mức độ tăng lợinhuận gắn với mức độ tăng đạo đức Vì vậy, khi không hiểu được vai trò của đạođức kinh doanh, không có ý thức xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp,các doanh nghiệp sẽ rất khó đi tới con đường thành công cao nhất Khi doanhnghiệp hành xử có đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội thì doanh nghiệp sẽ dễdàng được ghi nhận, khách hàng có thêm niềm tin và danh tiếng của doanh nghiệpnhờ vậy cũng được nâng cao, điều này rất cần thiết khi doanh nghiệp muốn tồn tạitrong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Trang 181.5 Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội
Vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong việc điều chỉnh các hành vi làmảnh hưởng đến môi trường và xã hội Tuy đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hộikhông được thể chế hóa thành luật nhưng khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm dẫnđến những hậu quả ảnh hưởng đến môi trường và xã hội thì vẫn sẽ bị xử phạt theoluật định và Nhà nước sẽ là cơ quan pháp lý thực hiện việc xử phạt doanh nghiệp.Trong thời gian qua, Nhà nước đã và đang áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp ngănchặn và hạn chế sự sai phạm của các doanh nghiệp như tuyên truyền giáo dục, kinh
tế, hành chính và hình sự, cụ thể bằng việc ban hành một số văn bản quy phạm phápluật như: Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật tài nguyênnước, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp… và đưa ramột số điều trong Bộ luật hình sự như Điều 195 “Tội vi phạm các quy định về bảo
vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng”, Điều 180 “Tội vi phạm các quy định vềquản lý và bảo vệ rừng”…để xử lý và điều chỉnh các hành vi vi phạm làm ảnhhưởng đến môi trường và xã hội Nhà nước thông qua các điều luật này để cụ thểhóa những việc doanh nghiệp được phép và không được phép làm, bởi vậy sẽ hạnchế được những tác động tiêu cực cho các bên hữu quan của doanh nghiệp
1.5.1 Yêu cầu đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh
1.5.1.1 Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh doanh nghiệp cần thực hiện:
Tính trung thực: Đối với Nhà nước, trung thực trong chấp hành luật pháp,không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán nhữngmặt hàng quốc cấm, không thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tụcViệt Nam Đối với khách hàng và bạn hàng: không dùng các thủ đoạn gian dối, xảotrá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói vàlàm, không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm bảnquyền Trung thực ngay với bản thân: không hối lộ, tham ô, thụt két…
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền cần tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên,quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối
Trang 19với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủcạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ, tôn trọng sản phẩm và ý tưởng của đối thủ.
Gắn lợi ích của Doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội, không vì lợi nhuận mà làm ảnh hưởngđến các đối tượng hữu quan và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
1.5.1.2 Xây dựng chương trình đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinhdoanh đưa ra Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thườngxuyên kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức và không ngừng hoàn thiện chươngtrình đạo đức Xây dựng và phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả quá trình,đòi hỏi sự tận tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp
trình đạo đức
Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cảcác nhân viên, các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kếtđảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp nhận
và thực hiện theo Có thể áp dụng nhiều hình thức khácnhau: thông qua các chương trình đào tạo, các buổi gặp mặttruyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhânviên
Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những
Trang 20quy định đã được đề ra Bản quy định về đạo đức cần trởthành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một
bộ phận của văn hóa công ty
Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện cácnguyên tắc, quy định của các thành viên đạt tới đâu Trongquá trình đánh giá, cần có mức thưởng công bằng đối vớinhững người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làmchưa tốt
Ngoài ra, để xây dựng chương trình đạo đức hiệu quả cần phải biết kết hợpgiữa các yếu tố: đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân và đạo đức
tổ chức Đây là các yếu tố cơ bản xác định sự khác nhau trong đạo đức kinh doanhcủa một nhà quản trị, của một công ty và của một quốc gia
Đạo đức xã hội là những tiêu chuẩn quản lý về việc các thành viên của một
xã hội nên đối xử với nhau như thế nào về những vấn đề nảy sinh có liên quan Đạođức xã hội xuất phát từ luật pháp, tục lệ, các hoạt động, từ những giá trị và chuẩnmực không được viết ra của một xã hội, chúng ảnh hưởng đến việc mọi người tươngtác lẫn nhau như thế nào Mọi người trong một đất nước cụ thể có thể hành xử cóđạo đức một cách tự động vì họ đã bị nội hóa những giá trị, niềm tin, và nhữngchuẩn mực nhất định để chỉ rõ họ nên hành xử như thế nào khi đương đầu với tìnhthế lưỡng nan về đạo đức Đạo đức xã hội thay đổi giữa các xã hội, các quốc gia; cónhững vấn đề ở quốc gia này, khu vực này là vi phạm đạo đức nhưng ở quốc giakhác, khu vực khác lại chấp nhận được Bởi vậy, doanh nghiệp hoạt động trong xãhội nào cần lưu ý đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội đấy để xây dựngchương trình đạo đức cho doanh nghiệp hiệu quả và phù hợp
Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn để quản lý việc các thành viên
của một nghề chuyên môn, một nghề thương mại hoặc một nghề thủ công cần cư xửnhư thế nào khi họ thực hiện những hoạt động liên quan đến công việc Giống như
Trang 21trong một xã hội tự do, hầu hết các nhóm nghề nghiệp có thể áp đặt những hình phạt
do vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức Các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp thườngquản lý việc doanh nghiệp nên ra quyết định như thế nào để gia tăng lợi ích của cácbên hữu quan Bởi vậy, khi doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũngcần tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp của ngành nghề đó
Đạo đức cá nhân là những tiêu chuẩn và giá trị mang tính cá nhân xác định
việc mọi người xem những trách nhiệm của họ đối với những người và các nhómkhác như thế nào, và từ đó họ nên hành xử như thế nào trong những tình huống khilợi ích cá nhân của riêng họ bị đe dọa Nguồn gốc của đạo đức cá nhân bao gồmnhững ảnh hưởng của gia đình, người cùng tuổi, và điều kiện lớn lên nói chung củangười đó Chính vì lẽ đó, nhiều quyết định hoặc hành vi mà một người thấy không
có đạo đức nhưng lại có thể chấp nhận được với người khác tùy vào quan điểm cánhân của mỗi người Bởi vậy, đạo đức cá nhân không thể áp dụng cho một xã hộirộng lớn mà cần phải kết hợp với những chuẩn mực đạo đức khác để cân bằng giữalợi ích cá nhân và lợi ích của những nhóm người khác Các nhà quản trị và ngườilao động trong tổ chức có thể cho rằng những hành động mà họ tiến hành để xúctiến hoặc bảo vệ tổ chức là quan trọng hơn so với bất cứ thiệt hại nào những hànhđộng đó có thể gây ra cho các bên hữu quan theo đạo đức cá nhân của họ, nhưngnhư vậy họ đã hành xử không có đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, và khiđiều đó bị phát hiện ra thì họ cũng bị trừng phạt Nên khi xây dựng chương trìnhđạo đức, các nhà quản trị không chỉ được dựa vào đạo đức, quan điểm cá nhân màcần xây dựng một cách khách quan dựa trên nhiều cơ sở khác
Đạo đức tổ chức là việc chỉ dẫn những hoạt động và lòng tin qua đó doanh
nghiệp cụ thể và các nhà quản trị của nó nhìn nhận trách nhiệm của họ hướng đếncác bên hữu quan Đạo đức cá nhân của những người sáng lập và các nhà quản trịcấp cao của doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng trong việc định hình chuẩn mực vềđạo đức của tổ chức đó Nếu các nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp nhất quántán thành những nguyên tắc đạo đức trong chương trình đạo đức, họ có thể ngăn cảnnhân viên khỏi bị lầm đường Nhân viên có nhiều khả năng hành động không cóđạo đức hơn khi không có chương trình đạo đức rõ ràng
1.5.2 Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trang 22Nghĩa vụ Nội dung
Về kinh tế
Với xã hội: Doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn lực, thúc đẩy tiến
bộ khoa học công nghệ để sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãnngười tiêu dùng và tạo ra lợi nhuận để trả thù lao xứng đáng chongười lao động cũng như hoàn thành trách nhiệm nộp thuế, lệ phí choNhà nước, đây là việc doanh nghiệp góp phần tăng thêm phúc lợi cho
xã hội
Với người tiêu dùng là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, các vấn đềliên quan đến chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sảnphẩm, phân phối và bán hàng Đáp ứng nhu cầu của khách hàng vớimức giá hợp lý
Với người lao động là tạo công ăn việc làm với mức lương tươngxứng, cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyênmôn, được hưởng môi trường làm việc an toàn vệ sinh, đảm bảoquyền riêng tư cá nhân
Đối với chủ tài sản: Bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sảnđược ủy thác, đảm bảo quyền và phạm vi sử dụng các tài sản được ủythác, phân phối và sử dụng phúc lợi thu được từ tài sản và việc sửdụng tài sản, báo cáo thông tin về hoạt động giám sát
Với các đối tượng liên quan khác trách nhiệm của doanh nghiệp làmang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ, có thể được thực hiệnbằng cách cung cấp trực tiếp những lợi ích như hàng hóa, việc làm,giá cả, chất lượng, lợi tức đầu tư…cho các đối tượng hữu quan tươngứng Doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn biện pháp cạnh tranh cólợi cho các đối tượng liên quan (tránh độc quyền, ép giá…)
Về pháp
lý
Điều tiết cạnh tranh: Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túcluật pháp hỗ trợ cạnh tranh, tránh tình trạng độc quyền, phối hợp vớiNhà nước ngăn chặn các biện pháp định giá không cân bằng
Bảo vệ người tiêu dùng: Tổ chức kinh doanh phải cung cấp thôngtin chính xác về các sản phẩm và dịch vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn antoàn sản phẩm
Bảo vệ môi trường: Không thải các chất độc hại trong sản xuất vàomôi trường Không làm ô nhiễm không khí, nước, đất đai và tiếng ồn.Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, vật chất, vấn đềbảo vệ môi trường văn hóa – xã hội, phi vật thể cũng được chú trọng,bởi vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề marketing, quảng cáo,tránh làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống
Trang 23An toàn và bình đẳng: Luật pháp bảo vệ người lao động trước tìnhtrạng phân biệt đối xử Luật pháp thừa nhận quyền của các công ty, tổchức trong việc tuyển dụng những người có năng lực, tuy nhiên, luậtpháp cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện và bất hợp
lý Những quyền cơ bản của người lao động cần được bảo vệ là quyềnđược sống và làm việc, có cơ hội việc làm như nhau, nếu không cóbằng chứng cụ thể khi sa thải nhân viên là việc làm vi phạm đạo đức.Luật pháp cũng bảo vệ quyền của người lao động được hưởng mộtmôi trường làm việc an toàn, không có chất độc hại, có đủ các loạibảo hiểm theo quy định Những điều này doanh nghiệp cần phải thựchiện đúng theo luật định
Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai trái: hầuhết các trường hợp vi phạm về đạo đức đều là do các công ty vượtkhỏi giới hạn của các chuẩn mực do công ty hay ngành quy định Bởivậy các doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình giao ước đạođức trong đó thiết lập được hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn, pháthiện và xử lý kịp thời các hành vi sai trái và bảo vệ người phát giác
Về đạo
đức
Liên quan đến những hành vi hay hành động được các thành viêntrong tổ chức, cộng đồng xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưngkhông được thể chế hóa thành luật Nghĩa vụ đạo đức trong tráchnhiệm xã hội được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực và
nó phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng, sai, côngbằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ, được trình bày trong bản sứmệnh và chiến lược của tổ chức Thông qua những tuyên bố trong cáctài liệu này về quan điểm của tổ chức, những nguyên tắc và giá trị đạođức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thànhviên và những người hữu quan
Về nhân
văn
Liên quan đến việc doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và cho
xã hội, những đóng góp này được thể hiện trên bốn phương diện:nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách chongười lao động Ví dụ như doanh nghiệp làm các công tác từ thiện,nhân đạo, đầu tư cho giáo dục…
1.5.3 Vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Các nhà quản trị là người nhận thức được bản chất của mối quan hệ trongkinh doanh, những vấn đề và mâu thuẫn tiềm ẩn, tìm ra biện pháp quản lý khắcphục những trở ngại có thể dẫn đến bất đồng, tạo dựng bầu không khí làm việc
Trang 24thuận lợi cho mọi người hoà đồng, tìm được hướng chung tạo ra sức mạnh tổng hợpcủa sự đồng thuận, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức
Sự lãnh đạo chú trọng vào việc xây dựng các giá trị đạo đức tổ chức vữngmạnh cho các nhân viên sẽ tạo ra sự đồng thuận về chuẩn mực đạo đức và tráchnhiệm xã hội Các lãnh đạo ở địa vị cao trong tổ chức đóng vai trò chủ chốt trongviệc truyền bá các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Các nhà lãnh đạo có thể thiếtlập các chương trình đào tạo đạo đức chính thức và không chính thức, cũng như cáchướng dẫn khác, giúp các nhân viên phải lưu tâm đến khía cạnh đạo đức trong quátrình đưa ra quyết định của mình Nhận thức của các nhân viên về doanh nghiệp củamình là có một môi trường đạo đức sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạtđộng của tổ chức
Để làm được những điều này, người lãnh đạo trước hết phải là người có đạođức cá nhân tốt, ngoài ra cần có kinh nghiệm, sự chính trực và nhận thức đúng đắn
về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
1.6 Những bài học thành công và thất bại điển hình của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về vấn đề Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội
1.6.1 Bài học từ Max Burgers
Mọi người thường cho rằng những lời kêu gọi hướng tới một hành tinh xanhchỉ đến từ những chính trị gia hay những tổ chức bảo vệ môi trường Nhưng trênthực tế, rất nhiều doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, bắt đầu áp dụng công nghệ bảo vệmôi trường vào hoạt động của mình để hướng tới một mô hình bền vững với lợinhuận cao hơn cũng như thực hiện việc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm hơn
Max Burgers - chuỗi cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng của Thụy Sỹ, đã bắt đầuthực hiện các chính sách bảo vệ môi trường cùng với chiến dịch kinh doanh củamình từ năm 2006 Cửa hàng chỉ mua duy nhất năng lượng từ sức gió và bù đắptoàn bộ lượng CO2 mình thải ra bằng cách trồng một lượng cây tương đương tạiUganda Cửa hàng cũng đưa ra những chính sách để cắt giảm bớt 20% lượng điệntiêu thụ
Đến năm 2008, Max đưa thêm nhãn CO2 vào trong thực đơn của mình, vớithông số chính xác về lượng CO2 trong từng gói khoai chiên hay trong mỗi món ăn.Cửa hàng cũng đồng thời đưa ra cảnh báo về việc sản xuất thịt bò trong các loại
Trang 25burger tạo ra lượng CO2 cao gấp 5 lần so với các loại burger chay và 6 lần so vớisandwich cá Bằng những chỉ báo này, cửa hàng hy vọng khách hàng sẽ có nhữnglựa chọn phù hợp hơn Và họ đã thành công Khách hàng khi tới Max Burgers bắtđầu lựa chọn những loại burger không có thịt bò còn doanh số các loại burger ít tạo
ra CO2 hơn tăng 16% Nhờ vào chiến lược này, Max Burgers đã tăng trưởng mạnh
Từ năm 2005 đến năm 2011, Max đã mở thêm 45 cửa hàng mới và tăng gấpđôi thị phần tại Thụy Sỹ Năm 2008 - năm mà cửa hàng thêm nhãn CO2 vào trongthực đơn của mình - Max trở thành chuỗi cửa hàng burger được nhiều người tìmđến nhất Thụy Sỹ, vượt qua Mc Donald bất chấp việc Mc Donald có số lượng cửahàng nhiều gấp 3 lần Max tại Thụy Sỹ
Những sáng kiến bảo vệ môi trường thực sự đem lại lợi nhuận và hiệu quảkinh doanh cho công ty Theo một cuộc điều tra của Mindshare, những sáng kiếnnày đã tăng cường lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của Max,đồng thời tăng thêm 27% lượng khách trong giai đoạn từ 2007 - 2009 Thêm vào
đó, họ còn thu về những khách hàng mới Những người ăn chay giờ đây cũng tìmđến Max burger để thưởng thức Greenburgare, salad đậu hay sữa dâu lắc Với lợinhuận hàng năm lên đến 16%, Max trở thành một trong những cửa hàng có lợinhuận cao nhất nước Hiện tại, cửa hàng này đang mở rộng dịch vụ sang Nauy vàcác quốc gia thuộc EU
Max Burgers không phải là doanh nghiệp duy nhất triển khai các chiến lượcbảo vệ môi trường vào trong sản phẩm của mình Nhìn thấy lợi nhuận cũng như khảnăng phát triển bền vững từ việc áp dụng chiến lược này, nhiều công ty lớn trên thếgiới cũng đang áp dụng các mô hình tương tự Chẳng hạn như General Electric(GE) Kể từ năm 2006, công ty này đã bán được 12 tỉ USD sản phẩm có lợi cho môitrường (bao gồm cả pin mặt trời) GE cũng đang tiến hành làm sạch con sôngHudson mà mình từng làm ô nhiễm
Starbucks cũng là một ví dụ điển hình Bằng việc sử dụng cốc café bằng giấytái chế từ năm 2006, hãng café này đã giúp giảm 78000 cây bị chặt mỗi năm Công
ty này cũng có liên kết với nhiều tổ chức môi trường trong nỗ lực thực hiện các hoạtđộng có ích cho cộng đồng
Trang 26Hãng sản xuất xe ôtô Toyota của Nhật cũng tham gia chiến dịch sản xuất bảo
vệ môi trường với việc sản xuất xe bằng năng lượng mặt trời Hãng này đã cho lắp
đặt 17.000 tấm quang điện tại nhà máy đặt ở Debyshire, Anh Theo Guardian, dự
án sử dụng điện mặt trời được Toyota thực hiện tại Derbyshire có tổng chi phí 10triệu bảng sau khi đã thông qua chính quyền địa phương Công ty đã bắt đầu tiếnhành lắp đặt 17.000 tấm quang điện trên 90.000 mét vuông đất trong khu vực nhàmáy Theo tính toán, hệ thống này có khả năng cung cấp đủ năng lượng để sản xuấtkhoảng 7.000 chiếc xe đồng thời giảm 2.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm Đây là nhàmáy sản xuất ôtô đầu tiên tại Anh lắp đặt hệ thống tấm năng lượng mặt trời trên quy
mô lớn và là một phần trong chiến lược giảm lượng thải carbon của công ty Toyota
Ngoài ra, còn vô số những thương hiệu nổi tiếng khác như Walmart, Bank ofAmerica, Coca-cola, Dell, HP, đang áp dụng những công nghệ sản xuất bảo vệmôi trường ngày càng nhiều vào trong chiến lược phát triển của mình
1.6.2 Sữa nhiễm melamine
Đầu năm 2008, cha của một cháu bé sử dụng sữa của Tập đoàn Tam Trung Quốc đã gióng tiếng chuông cảnh báo đầu tiên trên mạng, sau khi ông thôngbáo rằng loại sữa này có vấn đề Tiếp theo đó, báo chí Trung Quốc cho biết từ tháng3/2008, Tập đoàn Tam Lộc đã bắt đầu nhận được những lá đơn khiếu kiện về chấtlượng sữa khiến cho trẻ em lâm bệnh, thường là bí tiểu và nôn mửa Nhưng phảimãi đến đầu tháng 9, vụ việc mới được công khai Vụ bê bối sữa Tam Lộc chỉ đượccông bố sau khi có 2 trẻ em chết, và có tới 600 em nhiễm bệnh sạn thận sau khiuống sữa của Tam Lộc Sau đó, số lượng trẻ em bị nhiễm sạn thận được phát hiện
Lộc-đã tăng lên với con số chóng mặt Có người Trung Quốc cho rằng việc phát hiện TamLộc là điều đáng mừng, bởi nó mở ra một chiến dịch, để rồi sau đó, hàng chục công
ty sữa khác của Trung Quốc cũng bị phát hiện có chứa chất melamine - một hợp chấthữu cơ dùng để sản xuất nhựa và phân bón, bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm
Do chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất sữa, các đại lý thu mua sữa đã cho thêmnước vào sữa nguyên liệu để tăng sản lượng, khiến cho hàm lượng chất dinh dưỡngrất thấp Để nâng chất, tăng lượng protein, họ cho melamine vào cho đúng quy chuẩn
để bán được giá, bất chấp sự nguy hại của nó đối với sức khỏe con người
Trang 27Ngay sau khi Trung Quốc thừa nhận có chất melamine trong sữa, một hiệuứng lan truyền đã xảy ra trên khắp thế giới Hàng loạt công ty phải thiêu hủy sảnphẩm của mình do sản phẩm đó nhập sữa từ Trung Quốc Nhưng đó chưa phải làđiều tồi tệ nhất, hàng chục quốc gia đã tuyên bố chấm dứt nhập sữa của TrungQuốc Chưa hết, Trung Quốc vốn là cường quốc về xuất khẩu thực phẩm và hàngtiêu dùng, nay ánh mắt người tiêu dùng nghi ngờ lan sang nhiều mặt hàng được sảnxuất từ Trung Quốc khác.
1.6.3 Bài học đạo đức từ vấn đề xăng dầu
Trong một thời gian dài, các cây xăng ở Việt Nam dùng thủ đoạn gắn chipđiện tử tại các cột xăng để gian lận tiền xăng của người dân, một số cây xăng bịphát hiện dùng xăng kém chất lượng khi pha thêm vào xăng một số tạp chất Đâychính là hành động đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích toàn xã hội của các câyxăng, đi kèm với điều đó là sự suy giảm đạo đức trong kinh doanh, khi những câyxăng này không tính đến những thiệt hại mà khách hàng phải chịu, ngoài ra, khidùng xăng kém chất lượng cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường về lâudài Khi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố danh sách những cây xăng gian lậntrong kinh doanh, ngay lập tức, những cây xăng đó trở nên vắng khách Sau khi bịlôi ra ánh sáng những gian lận, cho dù các cây xăng đó có bán đủ xăng cho ngườitiêu dùng với chất lượng tốt, thì người tiêu dùng cũng đã mất lòng tin vào nhữngdoanh nghiệp kinh doanh xăng này
Từ những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước trên, ta nhận thấy vai tròcủa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là rất lớn, nó quyết định tới sự tin tưởng của khách hàngđối với doanh nghiệp cũng như sự khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trongmôi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay
CHƯƠNG II
Trang 28THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM
***
2.1 Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm gần đây
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các
Trang 29Trong 4 tháng đầu năm 2012 có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tưtại Việt Nam Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 2,86 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; quần đảo Vigin thuộcAnh đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 438
Trang 30triệu USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư; vị trí thứ 3 là Hồng Kông với tổng vốnđầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 350,9 triệu USD, chiếm 8,2%
Có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam những năm gầnđây có xu hướng tăng ổn định do các chính sách của nhà nước trong việc thu hút vànâng cao hiệu quả dòng vốn FDI, việc quản lý FDI vào Việt Nam chú trọng và tăngcường theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI; nâng cao hiệu lực, hiệuquả của công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI.Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là NhậtBản, quần đảo Vigin thuộc Anh, Hồng Kông và nhiều quốc gia khác Tuy nhiên,đặc trưng của các doanh nghiệp FDI là tự quản lý vốn và mục tiêu lớn nhất là tối đahoá lợi nhuận, do đó họ thường không coi trọng nhiều đến việc thực hiện tráchnhiệm xã hội tại nước sở tại Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm trong việcthực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đầu tưnước ngoài Các cơ quan nhà nước cần quản lý chặt chẽ, tạo hành lang pháp lý đểhướng Việt Nam trở thành một môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả và thânthiện với môi trường
2.2 Thực trạng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
2.2.1 Công ty Vedan Việt Nam
2.2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Vedan Việt Nam
Công ty cổ phần Vedan Việt Nam ( công ty Vedan Việt Nam) là một công tythuộc tập đoàn Vedan Đài Loan với 100 % vốn đầu tư nước ngoài Công ty đượcthành lập từ năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cáchthành phố lớn nhất của Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh về phía đông khoảng 70
km, trên một diện đất rộng 120 ha, là một khu công nghiệp tổng hợp chế biến thựcphẩm và công nghệ sinh học hiện đại, hiện đã đưa vào hoạt động sản xuất, sử dụngcác công trình bao gồm: Nhà máy tinh bột nước đường, nhà máy bột ngọt, nhà máytinh bột biến đổi, nhà máy xút-axit, nhà máy lysine, nhà máy phát điện có trích hơi,nhà máy PGA, nhà máy phân bón hữu cơ khoáng vedagro dạng viên, hệ thống xử lýnước thải bằng công nghệ tiên tiến, cảng chuyên dùng Phước Thái Vedan, các trục
Trang 31đường bê tông nhựa chuyên dùng, và các công trình, cơ sở hạ tầng tại các khu vựchành chính, phúc lợi nhân viên, khu vui chơi giải trí…
Sau khi thành lập công ty Vedan Việt Nam đã mở rộng đầu tư phát triển mởrộng các cơ sở chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước Công ty có 04 đơn vị chinhánh tại Hà Nội, Phước Long (Bình Phước), Bình Thuận, Hà Tĩnh và 02 công tycon là công ty TNHH ORSAN Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và công tyTNHH VEYU tại tỉnh Gia Lai Trong quá trình mở rộng quy mô đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh, Vedan Việt Nam cũng đã tạo dựng một loạt hệ thống đại lý vàcác kênh phân phối tiêu thụ trên cả nước Trên thị trường quốc tế, Vedan Việt Nam
là nhà sản xuất tiên tiến hàng đầu tại khu vực Châu Á trong lĩnh vực sử dụng côngnghệ sinh học, công nghệ lên men sản xuất ra các sản phẩm axit amin, chất điều vịthực phẩm, tinh bột, tinh bột biến đổi, chất phụ gia thức ăn chăn nuôi và các sảnphẩm cung ứng cho các ngành công nghiệp khác Sản phẩm của Vedan Việt Namđược tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu cho các nhà phân phối thực phẩm, công tythương mại quốc tế, các ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất giấy, dệt may, hóachất tại thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nướcĐông Nam Á, và các nước tại Châu Âu Phần lớn sản phẩm của công ty đềulấy thương hiệu “VEDAN”
Công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải rất thuận tiện cho việc vận chuyểnnguyên liệu và sản phẩm công ty bằng đường thủy Qua quá trình nỗ lực mở rộngđầu tư cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ Việt Nam , công ty đã hoànthành đầu tư xây dựng cảng Phước Thái trở thành một cảng chuyên dùng quan trọngtrong hệ thống giao thông đường thủy quốc tế Từ khi cảng Phước Thái được đưavào sử dụng cho đến nay, công ty không những tiết kiệm được giá thành vậnchuyển, còn nâng cao hiệu suất kinh doanh, góp phần tạo ra lợi ích lớn đối với việckhai thác, phát triển kinh tế khu vực sông Thị Vải
Về nguồn nhân lực, hiện nay, số lượng nhân viên trong công ty đã hơn 2700người, trong đó công nhân viên có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm trên 50%,các cán bộ người Việt Nam đã được đào tạo trở thành cán bộ chủ chốt như: Phụ tágiám đốc, phó xưởng trưởng, phó giám đốc, xưởng trưởng….Theo nhu cầu sản xuất
và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, hàng năm công ty đều tổ chức các khoá huấn
Trang 32luyện đào Nội dung kiến thức huấn luyện đào tạo rất quy mô và thực tiễn như: Tinhọc, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, an toàn vệ sinh lao động,công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó khẩn cấp, kỹ năngcấp cứu, kiến thức tác nghiệp theo tiêu chuẩn hóa như: ISO 9001, OHSAS,HACCP, HALAL, KOSHER, B2, ISO 14001:2004, ISO/IEC 17025: 2005
Với mục tiêu “Cắm rễ tại Việt Nam – Kinh doanh lâu dài”, công ty VedanViệt Nam luôn nỗ lực cố gắng để không ngừng lớn mạnh và mong muốn sẽ pháttriển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
2.2.1.2 Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan Việt Nam
Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 30km, bắt nguồn từ huyện Long Thành(Đồng Nai) chảy qua địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu Lưu vực sông Thị Vải có nhiềukhu công nghiệp lớn của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Gò Dầu và tiếp nhận lượngnước thải công nghiệp lớn
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty Vedan Việt Nam đã nétránh việc đầu tư xử lý chất thải theo quy định và cố tình xả thải trái pháp luậtxuống sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt Năm 2005, Vedan đã đồng ý đền
bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng TheoChi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, Vedan từng bị
xử phạt 4 lần, với tổng tiền 23 triệu đồng vì xả thải không đạt chuẩn, từng phải đền
bù 15 tỷ đồng cho nông dân dưới danh nghĩa hỗ trợ nuôi trồng thủy sản Lần cuốicùng Vedan bị phạt mức 9 triệu đồng là tháng 7/2005, vì "thực hiện không đúngnhững nội dung trong đánh giá tác động môi trường" và "xả nước thải vượt tiêuchuẩn cho phép"
Ngày 6/9/2008, khảo sát khu vực cầu cảng Gò Dầu và cảng Vedan, đoànkiểm tra phát hiện có nước thải từ miệng cống đôi chảy ra sông Thị Vải có màutrắng đục Tại đây Vedan thiết kế hệ thống 4 máy bơm, 2 máy bơm nước sạch, 2máy bơm nước thải, điều khiển theo ý công ty Tại miệng xả khu vực hồ sinh học rarạch Nước Lớn, đoàn kiểm tra cũng phát hiện việc xả nước thải có màu nâu đỏ
Trang 33Xả nước thải độc hại thẳng ra sông không qua xử lý.
Ảnh do Cục cảnh sát môi trường cung cấp.
Ngày 10/9/2008, cảnh sát môi trường bắt quả tang công ty Vedan xả nướcthải chưa qua xử lý qua 2 cống ngầm đổ ra sông Thị Vải, Long Thành, Đồng Nai và
đã lập biên bản Hệ thống xử lý nước thải của Vedan rất tinh vi, phức tạp và đượcthiết kế kĩ lưỡng, trong đó hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn được xây dựngsong song với hệ thống xả trộm chất thải lỏng nhưng hệ thống xử lý nước thải đạttiêu chuẩn chủ yếu hoạt động cầm chừng để ngụy trang và đối phó với đoàn kiểmtra Hệ thống ống dẫn được bố trí chằng chịt, nhìn vào như một trận đồ bát quái , hệthống bơm cao áp đẩy chất thải qua các đường ống chạy vòng tròn, chỗ nổi chỗchìm Chất thải được xả ra vào ban đêm, thường 8 -12h tối, qua các cống ngầm sâu7-8 m dưới lòng sông Thậm chí, Vedan còn dùng một chiếc tàu cũ, neo ở cầu cảng
để ngụy trang cho miệng cống xả nước thải đang sủi bọt Chính vì thế các cơ quanchức năng đã gặp nhiều khó khăn để có thể phát hiện ra sai phạm của Vedan
Vào chiều ngày 19/9, Vedan ký nhận 10 vi phạm trong đó xác nhận từng xả
tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên tại nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột Cácthông số ô nhiễm của Vedan cao gấp hàng ngàn lần tiêu chuẩn cho phép như tại bểchứa chất thải 6.000 - 15.000 m3, thông số về màu vượt tiêu chuẩn từ 2.600 - 3.675
Trang 34lần, COD vượt từ 195 đến gần 3.000 lần, BOD vượt từ 191 đến 1.157 lần Ngoài ra,các chất thải nguy hại không được Vedan quản lý đúng quy định bảo vệ môi trường,thải mùi hôi thối khó chịu trực tiếp không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm và xả nướcthải vào nguồn nước không đúng vị trí với giấy phép được cấp.
Trong hai ngày 20/9 và 22/9, các cơ quan chức năng phát hiện được thêm 2đường ống xả thải của công ty Vedan Cả hai đường ống vừa phát hiện đều cóđường kính 30 cm dẫn ra cầu cảng số 1, cách nơi xả của hai ống được phát hiệnhôm 10/9 khoảng 200 mét Theo thông tin từ Cục cảnh sát môi trường, đường ốngđược phát hiện ngày 20/9 có thiết kế tinh vi được tìm thấy nằm lẫn trong nhiềuđường ống lấy nước phục vụ sản xuất của công ty này Đường ống phát hiện ngày22/9 được chôn sâu dưới lòng đất, dẫn nước thải chưa qua xử lý từ xưởng axit quakhu bồn chứa lên men lớn có dung tích 15.000-30.000 lít Xung quanh khu vực cầucảng nơi xả nước thải được bảo vệ bằng hệ thống lưới cước và lưới B40 Để tiếpcận hệ thống ống, cảnh sát đã phải dùng đến tàu, móc dây kéo lưới chắn Khi đóngtất cả các van khác, chỉ mở van hệ thống ống này và cho vận hành máy, nước thải
đổ ra làm đỏ ngầu nước sông
Đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục phát hiện hàng loạt sai phạm của công ty
này Trong ngày 23/9, đoàn đã phát hiện thêm 3 cụm bồn chứa chất thải lỏng và một
bể bán âm có đấu nối ống dẫn tới cống thoát nhiệt đổ ra sông Thị Vải Tổng cộngđến lúc này, đoàn đã phát hiện 14 bồn chứa và 2 bể bán âm của Vedan chuyên dùng
để đựng và xả chất thải lỏng ra sông Thị Vải Dọc hệ thống dẫn chất thải lỏng tớikhu xử lý thỉnh thoảng lại phát hiện các ống đấu nối có bố trí các van để sẵn sàng xảthẳng ra sông Thị Vải
Theo kết quả điều tra tại nhà máy Vedan, trung bình mỗi tháng Vedan xả100.000 m3 dịch thải sau khi lên men xuống sông Thị Vải Dịch thải sau lên men cómức độ nguy hại cao hơn nhiều so với nước thải Con số quá khủng khiếp này đãkhiến môi trường sông Thị Vải phải hứng chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng Bên cạnh
đó Vedan còn xả nước thải của nhà máy sản xuất bột ngọt và lysine từ 3 bể chứa ra
hệ thống mương nước giải nhiệt trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h sáng hômsau Tổng khối lượng nước thải này lên tới hơn 1.500 m3 một ngày Ngoài ra,