Công ty Luks đã khắc phục những tồn tại về ô nhiễm như áp dụng phương pháp nổ mìn bằng kíp nổ phi điện và dịch chuyển khu vực nổ mìn về phía tây bắc để bảo đảm cách xa khu vực dân cư lớn hơn 300m; đồng thời, đào mương và trồng cây để giảm thiểu rung động từ hoạt động nổ mìn của khu vực mỏ đá vôi Văn Xá. Song song với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống lọc bụi túi tại các điểm phát sinh bụi trên các dây chuyền sản xuất và thành lập tổ lọc bụi chuyên trách (12 người) thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lọc bụi, bao che kín hai bên băng tải, doanh nghiệp phối hợp với UBND huyện kiểm kê thu hồi 20m đất dọc hai bên băng tải để tạo hành lang an toàn và trồng cây xanh.
Công ty đã thực hiện biện pháp hỗ trợ về y tế cho người dân bằng phương thức khám sức khỏe và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 143 hộ dân với tổng kinh phí gần 244 triệu đồng. Công ty cũng hỗ trợ thiệt hại về hoa màu cho 380 hộ với số tiền hơn 514 triệu đồng.
Đối với những hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, huyện Hương Trà phối hợp với Công ty Luks xây dựng kế hoạch di dời dân trong vùng bị ảnh hưởng đến các khu tái định cư mới. Theo kế hoạch, tại khu mỏ đá vôi Văn Xá, có 232 hộ trong khoảng cách từ 0-500m được di dời, tái định cư đến khu quy hoạch tái định cư Ruộng Cà, thôn Giáp Thượng, xã Hương Văn (Hương Trà). Việc di dời được thực hiện theo 2 giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm 2011-2012 sẽ di dời 128 hộ và sau năm 2012 di dời 104 hộ. Với diện tích đất bị ảnh hưởng tại khu mỏ đá hơn 130 ha vẫn giữ nguyên để người dân sản xuất nông nghiệp, không thu hồi để trồng cây tạo vành đai cây xanh.
Tại khu vực nhà máy và băng tải đá vôi, việc tái định cư được thực hiện giai đoạn 1 từ năm 2011-2012 ở khoảng cách từ 0-50m cho 17 hộ và giai đoạn 2 sau năm 2012 ở khoảng cách trên 50m-150m cho 33 hộ thuộc xã Hương Văn đến khu quy hoạch tái định cư Ruộng Cà, thôn Giáp Thượng, xã Hương Văn (Hương Trà). Tương tự, giai đoạn 1 sẽ có 22 hộ và giai đoạn 2 là 62 hộ thuộc xã Hương Vân được bố trí tái định cư đến khu quy hoạch đội 5, thôn Sơn Công, xã Hương Vân (Hương Trà). Ngoài ra, có 31 hộ thuộc thị trấn Tứ Hạ nằm trong khoảng cách từ 0- 150m được di dời và không có nhu cầu tái định cư. Đối với diện tích đất thu
hồi giai đoạn 1 sẽ được chuyển đổi mục đích để trồng cây lâm nghiệp bảo vệ môi trường và giao địa phương quản lý. Diện tích đất thu hồi giai đoạn 2 dự kiến trồng cây lâm nghiệp hoặc giao các hộ dân sản xuất nông nghiệp.
Để đẩy nhanh tiến độ di dân, UBND huyện Hương Trà tiến hành quy hoạch chi tiết 14 ha đất để xây dựng khu quy hoạch tái định cư Ruộng Cà, thôn Giáp Thượng, xã Hương Văn với tổng kinh phí 87,404 tỷ đồng do Công ty Luks và UBND huyện Hương Trà phối hợp đầu tư. Đến tháng 5/2011, KQH Ruộng Cà được công ty Luks đầu tư 12,67 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục như, đền bù đất, quy hoạch khu tái định cư, rà phá bom mìn, thiết kế bản vẽ thi công, đường nội bộ, thoát nước, san nền. Dự kiến, thời gian tới, công ty sẽ đầu tư tiếp khoảng 12 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng đảm bảo phục vụ tái định cư cho người dân.
Những cách khắc phục này đã phần nào giảm được ô nhiễm môi trường do bụi xi măng và giúp người dân có được nơi ở mới an toàn hơn. Công ty cần rút kinh nghiệm trong vụ việc lần này và thực hiện đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội một cách đúng đắn để lấy lại hình ảnh của mình đối với người dân Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
TẠI VIỆT NAM
*** 3.1. Về phía Nhà nước
Như đã nêu trong phần Cơ sở lý luận, vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là rất quan trọng. Tuy Nhà nước đã đưa ra một số điều Luật và chính sách nhưng các quy phạm pháp luật ở các văn bản trên mới chỉ dừng lại ở mức chung chung trong việc xử lý, hơn nữa các quy phạm đó không mô tả được hết các hành vi vi phạm của các chủ thể kinh doanh. Nhà nước chỉ xử lý được những hành vi mang tính chất nghiêm trọng, những hành vi vi phạm nhỏ lẻ chưa thể quản lý được một cách chặt chẽ. Không những thế, những hành vi mang tính đạo đức khó nhận định được đúng sai rõ ràng trừ khi nó trực tiếp gây ảnh hưởng có thể nhận thấy đối với xã hội, vì thế luật pháp cũng không thể bao quát được tất cả những hành vi này. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền hiệu quả về tầm quan trọng của việc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm tới các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể tự nhận thức được và điều chỉnh hành động theo hướng tích cực. Nhà nước cũng cần phổ biến cho các doanh nghiệp về những điều luật và hình thức xử phạt rõ ràng để doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật, pháp luật có thể không điều chỉnh được hết tất cả các hành vi nhưng sẽ ngăn chặn và hạn chế được phần nào những hành động phi đạo đức. Ngoài ra, trong tương lai, Nhà nước cũng cần đưa ra những điều luật chi tiết hơn về vấn đề thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, cũng như đưa ra những chính sách khen thưởng, công nhận những doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề này và mang lại lợi ích cho xã hội, đất nước.
3.2. Về phía doanh nghiệp
Vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các đối tượng hữu quan và môi trường tự nhiên nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đang ngày một gia tăng, kéo theo đó là sự phát sinh một số vấn đề. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên – nơi con người sống và tồn tại cũng như là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề môi trường đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng, cộng đồng xã hội và những đối tượng hữu quan liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như khách hàng, người lao động, cổ đông…Bởi vậy, các doanh nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng của môi trường để tiến hành sản xuất kinh doanh theo hướng bảo vệ môi trường sống cho tất cả mọi người. Việc doanh nghiệp định hướng quan tâm đến bảo vệ môi trường tự nhiên chính là cách thiết thực nhất để doanh nghiệp thể hiện mình kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội.
Xuất phát từ thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam mà nhóm đã nghiên cứu ở trên, nhóm nhận thấy vấn đề môi trường đang là vấn đề các doanh nghiệp mắc phải. Vấn đề này không chỉ là vấn đề của riêng những doanh nghiệp trên mà còn là vấn đề chung của các doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Qua nghiên cứu, nhóm đã xác định được một số giải pháp để các doanh nghiệp áp dụng cải thiện vấn đề môi trường và qua đó thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội tốt hơn.
3.2.1. Thay đổi nhận thức trong chính bản thân doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội nói chung và vấn đề môi trường nói riêng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của những vấn đề này đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hành xử có đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng được ghi nhận, khách hàng có thêm niềm tin và danh tiếng của doanh
nghiệp nhờ vậy cũng được nâng cao và điều đó tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra đó cũng là sự khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng một chương trình đạo đức hiệu quả, đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đưa ra. Các nhà quản lý cần truyền đạt và hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức. Trong bước xây dựng chương trình đạo đức, các doanh nghiệp cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của môi trường và những yêu cầu đặt ra cho các thành viên trong tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường. Sau đó, doanh nghiệp cần phổ biến rộng rãi chương trình đạo đức này đến từng bộ phận, từng nhân viên, nhất là những bộ phận thực hiện các hoạt động liên quan đến xả thải ra ngoài môi trường. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành chương trình đạo đức và điều chỉnh lại kịp thời, khi đã làm tốt, doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện và định hướng mức cao hơn, giảm thiểu chất thải nhiều hơn trong quá trình sản xuất.
3.2.2. Áp dụng sản xuất xanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Sản xuất xanh là một phương pháp nhằm xác định các giải pháp giảm tiêu hao nguồn lực, đồng nghĩa với giảm chi phí sản xuất và cải thiện các vấn đề môi trường. Sản xuất xanh có những đặc điểm chủ yếu là:
- Áp dụng những công nghệ thân thiện với môi trường, không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai. Sử dụng năng lượng hợp lý để bảo vệ môi trường.
- Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác. Hay giảm thiểu tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới.
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng và đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công cũng
cần phải biết bảo vệ và hoạt động thân thiện với môi trường. Và sản xuất xanh sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được điều đó.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất xanh có lợi cho môi trường sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như một sự khẳng định uy tín và thương hiệu. Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng tìm đến những sản phẩm được dán nhãn sinh thái - vốn không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc trong quá trình sử dụng nó, bởi vậy trên thực tế, các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy việc áp dụng sản xuất xanh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng, bởi các doanh nghiệp còn gặp một số rào cản khi tiếp cận với cách thức sản xuất mới mẻ này.
Rào cản đầu tiên đó là rào cản về tài chính và công nghệ. Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn sử dụng những dây chuyền công nghệ cũ đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực sản xuất, không những thế những máy móc này đã lạc hậu và hệ thống xử lý chất thải không đảm bảo dẫn đến việc gia tăng lượng chất thải xả ra ngoài môi trường. Khi đó, doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí điện nước…làm đội giá bán lên cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp, sản phẩm của doanh nghiệp cũng không được công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, chủ động cải tiến công nghệ, sản xuất thân thiện với môi trường là cách doanh nghiệp tự xây dựng sự phát triển bền vững cho chính mình, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc cải tiến công nghệ lại vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không biết cách cải tiến sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và đạt hiệu quả tốt hơn.
Để giải quyết được vấn đề này, tại Việt Nam đang có một số dự án và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiến hành sản xuất xanh. Tiêu biểu là Quỹ tín dụng xanh (GCTF- Green credit trust fund) và Dự án SPIN (Sustainable Product Innovation).
(+) Quỹ tín dụng xanh (GCTF- Green credit trust fund) là quỹ do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) thành lập, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển
đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế công nghệ sản xuất lạc hậu, gây hại đến môi trường. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ mới hoặc thay thế các dây chuyền công nghệ đã lạc hậu với điều kiện những công nghệ mới này đem lại hiệu quả tích cực hơn cho môi trường. Mục tiêu của GCTF là thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư dài hạn công nghệ sạch hơn, giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường. Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp trong vòng từ 2 - 5 năm, bằng cách đứng ra bảo lãnh 50% giá trị vay ở ngân hàng cho doanh nghiệp. Đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vốn dưới 5 triệu USD, nhân viên dưới 1.000 người. Doanh nghiệp phải thuộc sở hữu vốn Việt Nam ít nhất là 51%. Trong kế hoạch xanh hóa của doanh nghiệp, thiết bị thay thế phải thân thiện với môi trường, kết quả sau đổi mới sản xuất phải giảm tác động đến môi trường ít nhất là 30%. Điều quan trọng là sau khi triển khai thành công dự án, doanh nghiệp sẽ được thưởng 25% tổng giá trị khoản vay. Mức trả thưởng sẽ dựa vào tỉ lệ cải thiện môi trường khi áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất, tỉ lệ cải thiện môi trường đạt trên 30%, mức trả thường sẽ là 15%. Tỉ lệ trên 50%, mức trả thưởng sẽ là 25% . Ngân sách của GCTF là 5 triệu USD do SECO (Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ) cấp, trong đó, 3 triệu USD dành để bảo lãnh và 2 triệu USD dùng để trả thưởng.
(+) Dự án SPIN (Sustainable Product Innovation) là Dự án đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững. Sản phẩm bền vững là các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, có hiệu quả cao trong sử dụng tài nguyên và thân thiện môi trường, đồng thời lại mang tính nhân văn và trách nhiệm xã hội. Dự án được triển khai tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia do Chương trình SWITCH ASIA - Liên minh Châu Âu tài trợ. Dự án do Trường Đại học Kỹ thuật Delft (TUD), Hà Lan chủ trì với sự tham gia của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITVN), Phòng Thương mại và Công Nghiệp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Lào (LNCCI), Văn phòng Chương trình Sản xuất sạch Campuchia (CCPO) phối hợp thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện dự án là: 2.8 triệu EUR, trong