Sữa nhiễm melamine

Một phần của tài liệu Vấn đề đạo đức kinh doanh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Đầu năm 2008, cha của một cháu bé sử dụng sữa của Tập đoàn Tam Lộc- Trung Quốc đã gióng tiếng chuông cảnh báo đầu tiên trên mạng, sau khi ông thông báo rằng loại sữa này có vấn đề. Tiếp theo đó, báo chí Trung Quốc cho biết từ tháng 3/2008, Tập đoàn Tam Lộc đã bắt đầu nhận được những lá đơn khiếu kiện về chất lượng sữa khiến cho trẻ em lâm bệnh, thường là bí tiểu và nôn mửa. Nhưng phải mãi đến đầu tháng 9, vụ việc mới được công khai. Vụ bê bối sữa Tam Lộc chỉ được công bố sau khi có 2 trẻ em chết, và có tới 600 em nhiễm bệnh sạn thận sau khi uống sữa của Tam Lộc. Sau đó, số lượng trẻ em bị nhiễm sạn thận được phát hiện đã tăng lên với con số chóng mặt. Có người Trung Quốc cho rằng việc phát hiện Tam Lộc là điều đáng mừng, bởi nó mở ra một chiến dịch, để rồi sau đó, hàng chục công ty sữa khác của Trung Quốc cũng bị phát hiện có chứa chất melamine - một hợp chất hữu cơ dùng để sản xuất nhựa và phân bón, bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm. Do chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất sữa, các đại lý thu mua sữa đã cho thêm

nước vào sữa nguyên liệu để tăng sản lượng, khiến cho hàm lượng chất dinh dưỡng rất thấp. Để nâng chất, tăng lượng protein, họ cho melamine vào cho đúng quy chuẩn để bán được giá, bất chấp sự nguy hại của nó đối với sức khỏe con người.

Ngay sau khi Trung Quốc thừa nhận có chất melamine trong sữa, một hiệu ứng lan truyền đã xảy ra trên khắp thế giới. Hàng loạt công ty phải thiêu hủy sản phẩm của mình do sản phẩm đó nhập sữa từ Trung Quốc. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, hàng chục quốc gia đã tuyên bố chấm dứt nhập sữa của Trung Quốc. Chưa hết, Trung Quốc vốn là cường quốc về xuất khẩu thực phẩm và hàng tiêu dùng, nay ánh mắt người tiêu dùng nghi ngờ lan sang nhiều mặt hàng được sản xuất từ Trung Quốc khác.

Một phần của tài liệu Vấn đề đạo đức kinh doanh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w