Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể tham gia theo những nguyên tắc ấn định .
Trang 1Đề tài: Huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt
Nam.Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I Thị trường chứng khoán
1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể tham gia theo những nguyên tắc ấn định
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán vốn và các chứng khoán nợ trung, dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu, và một số loại giấy tờ
có giá trị khác)
2 Cấu trúc của thị trường chứng khoán
2.1 Dựa trên cơ chế luân chuyển vốn
Thị trường sơ cấp: là nơi giao dịch mua bán các chứng khoán lần đầu tiên phát hành ra công chúng Bản chất của huy động vốn trên thị trường chứng khoán chính là hành vi phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp
Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch, mua bán chứng khoán,chuyển nhượng chứng khoán sau phát hành Các hoạt động này không làm gia tăng vốn cho chủ thể phát hành
2.2 Dựa trên phương thức tổ chức giao dịch
Thị trường tập trung: Sở giao dịch chứng khoán,trung tâm giao dịch chứng khoán
Thị trường phi tập trung - OTC
Thị trường thứ ba
2.3.Dựa trên bản chất các công cụ tài chính
Thị trường cổ phiếu ( thị trường vốn cổ phần )
Thị trường trái phiếu (thị trường công cụ nợ )
Thị trường các công cụ tái sinh
3 Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
3.1 Nhà phát hành
Trang 2Nhà phát hành là những tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trường sơ cấp Họ là người cung cấp hàng hoá cho thị trường Doanhnghiệp khi phát hành chứng khoán là người cung cấp hàng hoá chính cho TTCK.
Nhà phát hành có thể là: Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tài chính
3.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán là những tổ chức được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: môi giới chứng khoán, bảo lãnh, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quĩ đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh bao gồm các loại hình chính sau:
Công ty chứng khoán: Các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán thường phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần Công ty chứng khoán có thể được cấp phép thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: môi giới, bảo lãnh, tự doanh, tư vấn
Ngân hàng thương mại: Hoạt động của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán được qui định khác nhau ở các nước khác nhau
Công ty quản lý quĩ đầu tư chứng khoán: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính là đối tương phù hợp nhất để tổ chức, quản lý các quĩ đầu tư tập thể
Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán: Là những công ty chỉ chuyên kinh doanh hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư để hưởng dịch vụ phí
Công ty môi giới chứng khoán: Với những quốc gia có qui định khác biệt về hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán thì hoạt động môi giới chứng khoán sẽ
do công ty này đảm nhận
Trang 33.4 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK: Ở Việt Nam, uỷ ban chứng khoán nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, xây dựng, quản lý, giám sát TTCK
Cơ quản tổ chức hoạt động của TTCK: Sở Giao dịch chứng khoán
Các tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Ngoài các tổ chức kể trên, còn có các tổ chức khác như: tổ chức kiểm toán, hiệphội các nhà kinh doanh chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
4 Hàng hoá của thị trường chứng khoán
Hàng hoá của thị trường chứng khoán là các tài sản tài chính, khác với hàng hoáthông thường qua quá trình sử dụng giá trị của nó sẽ giảm dần hoặc mất đi, với tài sản tài chính, giá trị của nó được bảo toàn và có xu hướng tăng lên, đây chính là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư
Chứng khoán là bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu chứng khoán đối với tàisản hoặc vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, chứng khoán có thể chuyển đổi, chứng chỉ quĩ đầu tư và các loại chứng khoán khác
II Huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán
1.Bản chất và vai trò của huy động vốn qua thị trường chứng khoán
1.1.Bản chất của huy động vốn qua thị trường chứng khoán
Bản chất của huy động vốn trên thị trường chứng khoán được thể hiện qua hành
vi phát hành Đây chính là hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp
Thị trường sơ cấp (primary market): là thị trường mua bán các chứng khoán lần đầu phát hành ra công chúng kéo theo sự gia tăng về vốn cho đơn vị phát hành và nền kinh tế
Thị trường chứng khoán sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành Thị trường sơ cấp chính là tiền đề để phát triển thị trường chứng khoán nói chung Hành vi của thị trường sơ cấp có thể phân biệt với hành vi của thị trường thứ cấp đó là khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán sẽ trực tiếp làm gia tăng vốn cho đơn vị phát hành, trong khi các hành vi trên thị trường thứ cấp chỉ làm dịch
Trang 4chuyển quyền sở hữu vốn giữa các chủ thể mà không trực tiếp gia tăng vốn cho đơn vị phát hành.
1.2.Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp
a Đối với nền kinh tế
Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng của thị trường chứng khoán,
đó là huy động vốn cho đầu tư Thị trường chứng khoán sơ cấp vừa có khả năng thu hút nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư, vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, chính phủ tạo thành nguồn vốn to lớn tài trợ cho nền kinh tế mà các phương thức khác không thể thực hiện được Thông qua thị trường chứng khoán sơ cấp các nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi trở thành vốn đầu tư
b Đối với doanh nghiệp và các đơn vị phát hành khác
Đối với doanh nghiệp và các đơn vị phát hành, thị trường chứng khoán sơ cấp tạo môi trường để các doanh nghiệp và đơn vị phát hành gọi vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, chính phủ giải quyết thâm hụt ngân sách thông qua phát hành trái phiếu,
có thêm vốn để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng
Ngoài ra phát hành chứng khoán ra công chúng còn có những vai trò khác đối với doanh nghiệp như:
Phát hành chứng khoán ra công chúng là điều kiện bắt buộc để được niêm yết trên sàn chứng khoán
Tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi khi chào bán chứng khoán bao giờ công ty cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình, điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty
do phải tuân theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý quy định Phát hành chứng khoán yêu cầu đơn vị phải tuân thủ các yêu cầu về minh bạch, công khai từ đó tạo sức
ép buộc doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả
Nâng cao uy tín, quảng bá hình ảnh: Yêu cầu công khai minh bạch thông tin thường gắn với quảng bá thông tin của đơn vị phát hành Khi công ty niêm yết trên thị
Trang 5trường chứng khoán thì các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thường xuyên xuất hiện miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên lợi ích này không phải đơn vị nào cũng đạt được vì thông tin ở đây bao gồm cả tốt và xấu nên nếu công ty làm ăn kém hiệu quả thì những thông tin này cũng được quảng bá
và nó sẽ làm giảm uy tín và vị thế của công ty
Giảm chi phí tiếp cận vốn: Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trongviệc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần phát hành sau Thêmvào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công
ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn Ngoài ra, việc phát hànhchứng khoán cũng giúp công ty trở thành một ứng viên hấp dẫn hơn đối với các công
ty nước ngoài với tư cách làm đối tác kinh doanh
2 Các phương thức phát hành chứng khoán
2.1.Phát hành chứng khoán riêng lẻ
Phát hành riêng lẻ là việc phát hành trong đó đơn vị phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định với những điều kiện hạn chế mang tính khép kín
Phát hành chứng khoán riêng lẻ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán ( Luật chứng khoán) Chứng khoán phát hành theo hình thức này không phải là đối tượng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
Công ty thường lựa chọn phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân sau:
+ Công ty không đủ điều kiện để phát hành ra công chúng
+ Số lượng vốn cần huy động thấp, do đó, nếu phát hành ra công chúng thì chi phí trên mỗi đơn vị vốn huy động sẽ quá cao Phát hành riêng lẻ giảm được chi phí huy động
Trang 6+ Công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích duy trì và tăng cường các mối quan hệ trong kinh doanh với nhà cung cấp, tiêu thụ hay các đối tác
+ Phát hành riêng lẻ chứng khoán cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm mục đích tăng trách nhiệm, tăng hiệu quả trong công việc, gắn kết hơn nữa người làm thuê với công ty
Chứng khoán phát hành riêng lẻ khó có thể phản ánh được mối quan hệ cung cầu trên thị trường do số lượng người mua hạn chế, vì vậy giá chứng khoán phát hành riêng lẻ thường thấp hơn giá chứng khoán phát hành rộng rãi ra công chúng
Khi phát hành riêng lẻ cổ phiếu, mỗi nhà đầu tư sẽ mua được một khối lượng lớn cổ phiếu, do đó rất dễ xuất hiện cổ đông kiểm soát công ty trong số các nhà đầu tư.Ngược lại, phát hành riêng lẻ trái phiếu thực chất là vay vốn từ các nhà đầu tư, nên không làm xuất hiện cổ đông kiểm soát
2 Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng
Phát hành chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi cho quảng đại quần chúng đầu tư ( trong đó phải dành một tỷ
lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) với quy mô lớn cho một số lượng nhà đầu tư đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai cách:Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên đựơc bán rộng rãi cho công chúng đầu tư
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có các lợi ích sau:
+ Tạo uy tín trong xã hội, từ đó sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn ở những lần sau
+ Tăng thêm vốn để sản xuất kinh doanh
+ Dễ dàng hơn trong vay vốn từ ngân hàng: về lãi suất ưu đãi hơn, điều kiện thếchấp tài sản nhẹ hơn
+ Có điều kiện thu hút và duy trì được đội ngũ nhân viên giỏi thông qua bán cổ phần cho họ, từ đó tạo sự gắn bó của họ với công ty
Trang 7+ Nâng cao chất lượng và độ chính xác của các báo cáo tài chính, cáo bạch của công ty.
Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu lần đầu cũng có những bất lợi sau:
+ Phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập nếu không có kế hoạch phát hành hợp lý
+ Chi phí phát hành tốn kém (khoảng từ 8-10% vốn huy động)
+ Phải tuân thủ chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiệm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty không niêm yết Điều này có thể gây rò rỉ các thông tin kinh doanh, gây bất lợi trong cạnh tranh
+ Đội ngũ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.Phân phối sơ cấp (PO): Là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư và các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng
3 Điều kiện phát hành chứng khoán
Các công ty thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng đều phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cao của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và phải hoàn thành nhiều thủ tục phức tạp trước và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng Việc đặt ra các yêu cầu như vậy là bởi các lý do sau:
+ Phát hành chứng khoán ra công chúng là phát hành cho một số lượng lớn các nhà đầu tư Một phần trong số các nhà đầu tư không có sự hiểu biết và khả năng phân tích cao về chứng khoán Để bảo vệ các nhà đầu tư, chứng khoán phát hành phải có chất lượng và công ty phát hành phải là công ty có triển vọng phát triển trong tương lai
+ Do các công ty lần đầu phát hành ra công chúng nên các thông tin liên quan đến công ty không được nhiều người biết đến Việc đưa ra các yêu cầu cao chính là sự
bù đắp sự thiếu hụt thông tin đó
Tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp ứng trước khi đựoc phép phát hành chứng khoán ra công chúng được chia thành 2 nhóm: các tiêu chuẩn định lượng và các tiêu chuẩn định tính
3.1 Các tiêu chuẩn định lượng
Công ty phải đạt được quy mô vốn tối thiểu
Trang 8Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng.
Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt qui mô nhất định
Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng qui định công chúng đầu tư
Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm giữ một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trong một khoản thời gian qui định
3.2 Các tiêu chuẩn định tính
Các nhà quản lý công ty bao gồm: thành viên ban giám đốc điều hành,
hội đồng quản trị phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý, phải vì lợi ích của nhà đầu tư
Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công
ty phải có độ tin cậy cao, phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín
Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được tư đợt phát hành
Công ty phải được một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra cam kếtbảo lãnh cho đợt phát hành
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán
4.1 Quy mô vốn cần huy động
Mỗi khi đưa ra quyết định tăng cường huy động vốn, doanh nghiệp cần căn cứ vào quy mô vốn cần huy động để lựa chọn phương thức huy động cho phù hợp Trong điều kiện cần huy động số lượng vốn lớn, thời gian sử dụng dài thì huy động vốn trên thị trường chứng khoán là một phương thức hữu hiệu
Quy mô vốn phát hành còn ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của đợt phát hành Quy mô phát hành quá lớn trong khi dòng tiền trên thị trường không đáp ứng được sẽ dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, giá chứng khoán bán ra sẽ thấp hơn so với giá mà doanh nghiệp kỳ vọng hoặc số lượng chứng khoán phát hành ra không bán được hết, ngược lại nếu quy mô huy động nhỏ thì việc phát hành ra công chúng sẽ là
Trang 9khá đắt so với các phương thức huy động khác vì chi phi phát hành chứng khoán thường khá lớn, thông thường chiếm khoảng 10% giá trị đợt phát hành.
4.2 Chi phí phát hành chứng khoán
Chi phí phát hành chứng khoán bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, tư vấn,quảng cáo, in ấn, phí kiểm soát, phí niêm yết Các chi phí này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể chiếm đến 10% tổng giá trị phát hành
Chi phí phát hành của phương thức phát hành rộng rãi ra công chúng thường lớn hơn chi phí phát hành theo phương thức phát hành riêng lẻ Vì vậy, trong một số trường hợp Công ty cổ phần chọn phương thức phát hành riêng lẻ Mục tiêu cuối cùng của cả hai phương thức phát hành đều là số vốn được huy động
Chi phí phát hành quá cao sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của đợt phát hành cũng như cản trở các doanh nghiệp quyết định thực hiện việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán
4.3 Điều kiện phát hành chứng khoán
Các công ty thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng đều phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cao của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và phải hoàn thành nhiều thủ tục phức tạp trước và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng Với những điều kiện quá cao có thể gây ảnh hướng đến quyết định có huy độngvốn thông qua thị trường chứng khoán hay không của doanh nghiệp Bên cạnh đó việc yêu cầu công khai minh bạch thông tin cũng là trở ngại khá lớn đến quyết định của doanh nghiệp khi quyết định phát hành chứng khoán do lo ngại bị lộ thông tin quan trọng cho các đối thủ cạnh tranh
4.4 Thay đổi cơ cấu sở hữu vốn
Việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể làm thay đổi cơ cấu
sở hữu vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông cũ do sự xuất hiện của một lượng lớn cổ đông mới làm thay đổi tỷ lệ vốn nắm giữ trong công ty Đặc biệt với hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ doanh nghiệp cần chú ý vì sau đợt phát hành này có thể sẽ xuất hiện các cổ đông lớn sau phát hành
Việc phát hành trái phiếu thì không làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn mà nó chỉ làm gia tăng thêm nợ
4.5 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán thứ cấp
Trang 10Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên quan mật thiết với nhau vàkhông thể tách rời Thị trường sơ cấp là tiền đề cho hoạt động của thị trường thứ cấp,bởi vì chính nơi đây đã tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch Ngược lại, thị trườngthứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp Chính việc giao dịch mua
đi bán lại trên thị trường thứ cấp đã tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán, tạothuận lợi cho việc tiếp tục phát hành chứng khoán đợt mới để huy động thêm vốn chodoanh nghiệp Khi thị trường thứ cấp hoạt động sôi nổi, hiệu quả, tính thanh khoảncao, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của công chúng đầu tư thì việc phát hành chứngkhoán sẽ trở nên rất dễ dàng, ngược lại khi thị trường thứ cấp hoạt động kém hiệu quả,tính thanh khoản thấp, tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng thì chắc chắn việc phát hànhchứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn
4.6 Rủi ro thông tin
Rủi ro thông tin trên thị trường chứng khoán được thể hiện ở hiện tượng thông tin không cân xứng Thông tin không cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán
có các thông tin khác nhau
Thông tin không cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị
trường Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu, hàng tốt
bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi Thông tin bất cân xứng cũng có thể xảy ra sau khi hợp đồng được ký kết,sau khi hợp đồng đã được giao kết, một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát,hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí
Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng thông tin không cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp sau khi pháthành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán, có sự rò rỉ thông tin nội gián, một số nhà
Trang 11đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp, một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác
Tình trạng không cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi nào trên thế giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh vực.Thứ nhất, ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời Đặc biệt đối với các công
ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), tình trạng phổ biến là nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng khoán hoặc tin đồn Một thực trạng nữa là đối với các công ty chào bán lần đầu ra công chúng thực hiện đấu giá tại cơ sở, ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu các thông tin để “dìm giá“ sao cho những người nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá thấp
Thứ hai, có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu Những người nắm được cụ thể, chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cánhân tổ chức nào tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin
Thứ ba, doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức
mà không công bố rộng rãi
Thứ tư là hiện tượng lừa đảo
Thứ năm là việc tung tin đồn thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu trên thị trường
Trang 12Thứ sáu là các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác về việc một số nhà đầu tư làm giá, tạo cung cầu ảotrên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư
cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa
Tóm lại, hiện tượng thông tin không cân xứng làm đánh mất lòng tin của côngchúng đầu tư đối với thị trường chứng khoán, khiến họ coi đầu tư vào chứng khoánnhư đánh bạc chứ không phải là một hoạt động đầu tư tài chính chân chính Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp hoạt động chân chính cũng không mặn mà với việc huy độngtrên thị trường chứng khoán do giá chứng khoán không phản ánh chân thực tình hìnhhoạt động của công ty.Chứng khoán của nhiều công ty làm ăn thua lỗ không hiệu quả,thông tin không công khai minh bạch lại được định giá cao trong khi đó những công
ty làm ăn hiệu quả,công bố minh bạch thông tin lại được định giá thấp hơn gây bứcxúc cho doanh nghiệp Ngoài ra thông tin không cân xứng, ví dụ như các tin đồn thấtthiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng huyđộng thêm vốn của doanh nghiệp Với các doanh nghiệp chưa niêm yết thông tinkhông cân xứng có thể khiến doanh nghiệp không huy động được vốn trên thị trườngchứng khoán do thất bại ngay từ thị trường sơ cấp
4.7 Chứng khoán của doanh nghiệp xem xét theo lý thuyết lượng cầu tài sảnTheo lý thuyết lượng cầu tài sản, một tài sản là một vật sở hữu có chứa giá trị Tiền, chứng khoán, tác phẩm nghệ thuật, đất đai, nhà cửa, máy móc đều là tài sản Chứng khoán công ty là một tài sản tài chính và là một hàng hoá, nó cũng phải cạnh tranh với các hàng hoá khác để có thể bán được
Lý thuyết lượng cầu tài sản cho rằng nếu giữ các nhân tố khác không thay đổi thì:
+ Lượng cầu tài sản tương quan thuận với của cải
+ Lượng cầu tài sản tương quan thuận với khả năng sinh lời dự tính của nó so với tài sản thay thế
Trang 13+ Lượng cầu tài sản tương quan nghịch với rủi ro về khả năng sinh lời của nó
so với tài sản thay thế
+ Lượng cầu của một tài sản tương quan thuận với khả năng thanh khoản của
nó so với tài sản thay thế
Các nhà đầu tư sẽ quyết định mua chứng khoán của doanh nghiệp hay các tài sản khác dựa trên sự xem xét các yếu tố sau:
a Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư
Khi người đầu tư thấy của cải của anh ta tăng lên, anh ta có thêm tiềm lực kinh
tế để sẵn sàng mua sắm tài sản, trong trường hợp này là tài sản tài chính Chính vì vậy,nhu cầu của anh ta với tài sản tài chính cũng tăng lên Lượng cầu về các tài sản tài chính (tiền gửi ngân hàng và chứng khoán của doanh nghiệp) sẽ thay đổi khác nhau khi có những thay đổi về tiềm lực kinh tế
Độ co dãn của lượng cầu theo của cải biểu hiện sự thay đổi lượng cầu đó, nó phản ánh khi mọi yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu về tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm khi của cải thay đổi 1%
Còn một tài sản là cao cấp thì độ co dãn của cầu theo của cải sẽ lớn hơn 1, tức
là khi của cải tăng, lượng cầu tài sản này tăng nhiều hơn theo tỷ lệ phần trăm so với mức tăng của cải
Cổ phiếu và trái phiếu là những ví dụ về tài sản cao cấp, tiền mặt, tiền gửi tiếtkiệm là những tài sản cần thiết ( F.MISHKIN-NXB KHKT trang 137)
Như vậy, khi của cải của dân chúng, nhà đầu tư tăng lên, đầu tư vào chứngkhoán sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn
b Lợi tức dự tính
Lợi tức dự tính của một tài sản cho ta biết có thể được lợi bao nhiêu khi nắm giữ tài sản đó Lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng chính là lãi suất tiền gửi, lợi tức
Trang 14dự tính của trái phiếu chính là lãi suất của trái phiếu, lợi tức dự tính của cổ phiếu chính
là cổ tức dự tính cộng với phần trăm thay đổi do sự chênh lệnh giữa thị giá và mệnh giá
Khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định, doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả, thị giá cổ phiếu sẽ cao hơn mệnh giá cổ phiếu, mức cổ tức thực hiện cũng cao, do đó lợi tức của cổ phiếu tăng cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng
Với mọi điều kiện, trái phiếu của doanh nghiệp luôn có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi để bù đắp rủi ro
Như vậy, lợi tức dự tính của chứng khoán tăng cao hơn so với lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng, lượng cầu tài sản là chứng khoán sẽ tăng
c Rủi ro
Mức độ rủi ro, không chắc chắn về lợi tức dự tính của một tài sản tác động rất mạnh đến lượng cầu về tài sản đó, công chúng đầu tư thường ưu tiên nắm giữ các tài sản ít rủi ro
Hai tài sản tài chính ta đang so sánh: tiền gửi ngân hàng và chứng khoán của doanh nghiệp, có mức độ rủi ro khác nhau Mức độ rủi ro của tiền gửi ngân hàng là rất nhỏ, bởi vì rất khó để một ngân hàng phá sản với chính sách bảo vệ hệ thống tài chính của Chính phủ, hơn nữa, nếu ngân hàng có phá sản thì còn có các khoản bảo hiểm tiền gửi trang trải cho nợ của ngân hàng
Ngược lại với tiền gửi ngân hàng, chứng khoán của doanh nghiệp có mức độ rủi
ro cao hơn Rủi ro của doanh nghiệp xuất phát chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh
và không được sự bảo vệ của chính phủ như sự bảo vệ hệ thống tài chính Doanh nghiệp có qui mô càng lớn, lĩnh vực hoạt động rộng, truyền thống hoạt động lâu năm thì mức độ rủi ro càng nhỏ
Nhưng nhìn chung, mức độ rủi ro của chúng khoán của doanh nghiệp thường cao hơn mức độ rủi ro của tiền gửi ngân hàng Dựa vào riêng yếu tố này, công chúng đầu tư thường ưa thích nắm giữ tiền gửi ngân hàng hơn là chứng khoán của doanh nghiệp
d Tính lỏng của tài sản
Trang 15Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của tài sản nhanh đến mức nào, chi phí chuyển đổi nhỏ đến bao nhiêu Tài sản có tính lỏng càng cao thì càng được ưa chuộng Tính lỏng của tiền gửi ngân hàng là rất cao vì tiền gửi ngân hàng hoàn toàn có thể chuyển sang tiền mặt khi đáo hạn theo yêu cầu của nhà đầu tư, khi chưa đáo hạn, tiền gửi ngân hàng vẫn có thể chuyển sang tiền mặt với chi phí thấp.
Trong một thị trường chứng khoán phát triển và được tổ chức tốt, việc bán chứng khoán được thực hiện nhanh chóng và chi phí thấp Tuy nhiên với các thị trường chứng khoán mới ra đời, kinh nghiệm tổ chức, quản lý còn yếu thì việc bán chứng khoán thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với việc rút tiền gửi ngân hàng
4.8 Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố cơ bản kể trên còn các yếu tố cũng ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp như lạm phát, chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ, thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng, tình hình kinh tế, chính trị xã hội
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I Thị trường chứng khoán Việt Nam
1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Khai trương hoạt động trung tâm chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên 8 ngày sau đó, tính đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hoạt động với nhiều cam go nhưng đã vươn lên mạnh mẽ
Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 sở giao dịch: sở giao dịch Hà Nội và
sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, 1 thị trường Upcom, gần 600 loại cổ phiếu, 105 công ty chứng khoán, trên 50 quỹ đầu tư của 46 công ty quản lý quỹ, gần 1 triệu tài khoản trên cả 3 thị trường, trong đó 25% là của nhà đầu tư nước ngoài, gần 4000 phiêngiao dịch đã diễn ra an toàn
Trong 5 năm đầu giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ đạt 55 tỷ đồng/phiên, 5 năm tiếp theo đạt 1300 tỷ đồng/phiên tăng gấp 25 lần Số lượng công ty niêm yết tăng từ 2 lên hơn
Trang 16500 công ty với giá trị vốn hóa 700.000 tỷ đồng tương đương 40% GDP Tổng giá trị vốn huy động 5 năm gần đây đạt 300.000 tỷ đồng tương đương 20% GDP.
Trong đó riêng năm 2007 tổng giá trị vốn huy động được đạt 127.000 tỷ đồng Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động 42% trái phiếu chính phủ, góp phần thúcđẩy cải cách các doanh nghiệp nhà nước
Số lượng tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán ban đầu chỉ có 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ nay đã tăng lên 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ Cùng với việc triển khai giao dịch giao dịch trực tuyến, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao Số lượng nhà đầu tư tăng mạnh từ 3000 tài khoản lên gần 950.000 tài khoản
Một số mốc phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam:
28/11/1996: Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập ủy ban chứng khoán nhà nước
20/7/2000: Khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM
28/7/2000: Bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên
8/3/2005: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động
27/7/2005: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động
8/2007: Chuyển đổi từ trung tâm giao dịch chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán
24/6/2009: Thị trường Upcom chính thức đi vào hoạt động
2 Điều kiện phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam:2.1 Điều kiện phát hành cổ phiếu
Là công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá
Mức vốn điều lệ tối thiểu thực có tính đến ngày xin phép phát hành là 10 tỷ đồng
Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành, tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá, thời hạn 2 năm trên bao gồm cả thời gian trước khi thực hiện cổ phần hoá
Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành được đại hội cổ đông thông qua
Trang 17Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành, trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành
từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15%
Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành vào thời điểm kết thúc đợt phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành
Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành
* Công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Lần phát hành thêm phải cách lần phát hành trước ít nhất 1 năm tính từ thời điểm được cấp giấy phép phát hành
Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành Giá trị cổ phiếu được tính theo mệnh giá
* Trường hợp phát hành cổ phiếu tăng vốn có kèm theo quyền mua cổ phần, phát hành cổ phiếu ưu đãi có kèm theo chứng quyền, tổ chức phát hành phải nêu rõ phương thức thực hiện quyền trong bản cáo bạch bao gồm các nội dung:
Thời hạn thực hiện quyền
Giá trị chuyển đổi, phương pháp tính toán
Các điều khoản khác liện quan đến quyền lợi của người sở hữu quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền (nếu có)
2.2 Điều kiện phát hành trái phiếu
Là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá, công tytrách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
Trang 18Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thờikhông có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm
Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua
Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác
Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải đăng ký với Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm: Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng
Bản cáo bạch
Điều lệ của tổ chức phát hành
Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng
Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện pháthành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết định của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước
Trang 19Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho uỷ ban chứng khoán nhà nước.
Thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của nhà đầu tư
II Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2010
1 Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2010
Năm 2008 : Thị trường chứng khoán được kỳ vọng là kênh huy động vốn lớn
nhất, thế nhưng, năm 2008 thị trường này mất đi 605,45 điểm, nhiều doanh nghiệp phát hành chứng khoán không thành công, chưa kể nhiều doanh nghiệp đã phải hoãn
kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và phát hành thêm cổ phiếu Kênh huy động trái phiếu cũng chỉ đạt trên 60% kế hoạch, có trên 30 đợt phát hành tráiphiếu Chính phủ (TPCP) thất bại Năm 2008 quả là một năm đầy khó khăn của các kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán
Một loạt kế hoạch cổ phần hóa các tổng công ty lớn đã không thể thực hiện, trong năm chỉ có 3 doanh nghiệp lớn tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng
là Sabeco, Habeco và Vietinbank Trong đó chỉ có đợt phát hành của Vietinbank được đánh giá là thành công
Thứ năm ngày 25/12/2008 tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của ngân hàng công thương Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp Toàn bộ khối lượng phát hành 53,6 triệu cổ phần
đã được bán hết, giá đấu thành công cao nhất là 45.000/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất là 20.000 đồng/cổ phần, giá đấu thành công trung bình là 20.265 đồng/cổ phần IPO của Vietinbank diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ảm đạm, chỉ số VN-index giảm xuống mức đáy Theo một số chuyên gia chứng khoán nhận định đây chưa phải
Trang 20là thời điểm thuận lợi cho việc phát hành cổ phần ra công chúng, việc đầu tư vào các
mã chứng khoán trên sàn có khả năng thanh khoản vẫn thuyết phục hơn là đầu tư vào các cổ phiếu hoàn toàn mới mẻ Bởi vậy không phải không có một số nhà đầu tư còn băn khoăn về mức độ thành công của đợt IPO lớn nhất trong năm này Thế nhưng với tổng khối lượng cổ phần đặt mua vượt 4,29% so với khối lượng phát hành, tổng lượng tiền trên 1.086 tỷ đồng đổ vào cổ phần Vietinbank, lớn gấp 2 lần tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn HOSE và Hastc trong cùng ngày, cho thấy cổ phiếu Vietinbank thực sự hấp dẫn chứa đựng nhiều tiềm năng triển vọng Các nhà đầu tư đã quyết định kịp thời không bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt lâu dài và an toàn gần như tuyệt đối này
Trái với thành công của đợt IPO của Vietinbank, các đợt IPO của Sabeco, Habeco đều diễn ra không như mong đợi
Sabeco có vốn điều lệ 6.412,8 triệu đồng Khối lượng bán qua đấu giá
128.257.000 cổ phần, tương đương 20% vốn Trong đợt đấu giá này, Sabeco chào bán 128.257.000 cổ phần Có 2439 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 2176 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 113 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài , 134 tổ chức trong nước và chỉ
có 16 tổ chức nước ngoài Tổng khối lượng đặt mua là 40.760.400 cổ phần, cá nhân nhà đầu tư nước ngoài là 407.100 cổ phần, các tổ chức trong nước đặt mua 30.328.500
cổ phần và tổ chức nước ngoài đặt mua 6.877.000 cổ phần Có 78.362.400 cổ phần trong số 128.257.000 cổ phần được đưa ra bán đấu giá đợt này được đăng ký mua Tổng giá trị cổ phần bán được là 5.485.634.790.000 đồng với mức giá trung bình là 70.003 đồng/cổ phần (giá khởi điểm là 70.000 đồng/cổ phần)
Habeco tổ chức bán đấu giá 34,77 triệu cổ phần Tổng khối lượng đặt mua hợp
lệ là 4.377.900 cổ phần, khối lượng đặt mua cao nhất là 347.700 cổ phần và lượng muathấp nhất là 100 cổ phần Có 215 nhà đầu tư trúng giá trong đó có 14 tổ chức và 201 cánhân Giá đấu thành công cổ phần Habeco trung bình là 50.015 đồng/cổ phần, thấp nhất là 50.000 đồng/cổ phần Với khối lượng 4.377.900 cổ phần bán được, số tiền Habeco thu về trong đợt đấu giá này đạt 218.960.630.000 đồng, một con số hết sức khiêm tốn so với tổng khối lượng 34.770.000 cổ phần mà Habeco đưa ra trong đợt IPO