Định hướng thúc đẩy huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt Nam giai doạn 2010-

Một phần của tài liệu Huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt Nam.Thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 33 - 34)

chứng khoán Việt Nam giai doạn 2010-2020

Một là, hoàn thiện thị trường Upcom từ đó xây dựng thị trường OTC chính thức. Hai là, tăng quy mô vốn hóa thị trường, dự kiến năm 2015 quy mô vốn hóa thị trường đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trường đạt 90-100% GDP.

Ba là, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường, dự kiến đến năm 2015 tổng giá trị giao dịch mỗi phiên đạt 5000 tỷ đồng, trước mắt giảm thời gian thực hiện giao dịch từ T+3 xuống T+2.

Bốn là, tiến hành cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán một số tập đoàn kinh tế lớn, chủ đạo.

Năm là, giảm chi phí phát hành chứng khoán, đơn giản hóa các điều kiện niêm yết đặc biệt là các điều kiện niêm yết trái phiếu.

Sáu là, tăng cường tính công khai và minh bạch của thị trường chứng khoán từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác .

Bẩy là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đó có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tám là, chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua.

Chín là, tăng cường hoạt động giám sát đối với thị trường chứng khoán nhằm giảm thiểu rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến thị trường chứng khoán như:

- Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty chứng khoán để kinh doanh trên thị trường chứng khoán, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán.

- Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của thị trường chứng khoán, chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế trung gian.

- Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.

Một phần của tài liệu Huy động vốn của các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt Nam.Thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 33 - 34)