Trong nền kinh tế hiện nay, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thể hoạt động được.
Trang 1Lời mở đầu
Trong nền kinh tế hiện nay, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối vớisản xuất kinh doanh Thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đềukhông thể hoạt động được Chính vì vậy, vấn đề huy động vốn luôn được xemxét đến hàng đầu trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong cácdoanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàngđầu, là bước khởi đầu cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tham gia vào thịtrường
Tuy nhiên, do trình độ phát triển của hệ thống tài chính còn chưa cao,cũng như một số hạn chế mang tính chủ quan khác, thực trạng huy động vốn củacác doanh nghiệp trong nước hiện còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giảiquyết Điển hình là tình trạng doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn vayngân hàng – một nguồn vốn không dễ tiếp cận, trong khi đó lại bỏ qua hoặc ít để
ý tới các nguồn huy động nhiều tiềm năng khác Mặt khác, do hạn chế về trình
độ nhân sự, các mô hình tính toán chi phí vốn một cách khoa học hầu như khôngđược các doanh nghiệp áp dụng khi tìm kiếm nguồn tài trợ
Do vậy, em đã lựa chọn đề tài cho Đề án môn học Kinh tế đầu tư của
mình là: “Huy động vốn của doanh nghiệp lý luận và thực tiễn”
Trang 2Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn của doanh nghiệp
1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
1.1 khái niệm nguồn vốn trong doanh nghiệp
- Khái niệm vốn đầu tư:
Vốn (C) là biểu hiện bàng tiền của tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư.Nguồn lực có thể là của cải vật chất tài nguyên thiên nhiên là sức lao động và tất
cả các tài sản vật chất khác
- Khái niệm nguồn vốn:
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giátrị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Đây
là thuật ngữ dung để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư pháttriển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội
- Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản
của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản vô hình và hữu hình thoả
mãn các điều kiện sau:
+ Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
+ Có tính hữu ích (khi sử dụng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp)
+ Có giá trị
Tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: tài sản dài hạn
-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: tài sản ngắn hạn
Vì vậy vốn của doanh nghiệp cũng được chia thành vốn cố định và vốnlưu động
1.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp
Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sảnđang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp Để có thể quản lý vốn một cách cóhiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân loại vốn Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp
và đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phù hợpnhất cho doanh nghiệp của mình Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các
Trang 3doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện đầu tư bao gồm 2 nguồn chính: nguồn vốnbên trong (internal funds) và nguồn vốn bên ngoài (external funds).
1.2.1 Nguồn vốn bên trong:
Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích lũy nội bộ doanh nghiệp(vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm Nguồn vốn này
có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không bị phụ thuộc vào chủ nợ,hạn chế rủi ro về tín dụng Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này sẽ không làmsuy giảm khả năng vay nợ của đơn vị Theo lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ (theinternal fund theory), trong điều kiện bình thường đây là nguồn tài trợ chủ yếucho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếuchỉ dựa vào nguồn vốn này sẽ bị hạn chế về quy mô đầu tư
1.2.2 Nguồn vốn bên ngoài
Nguồn vốn này có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứngkhoán ra công chúng (public offering) thông qua 2 hình thức tài trợ chủ yếu: tàitrợ gián tiếp qua các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng ) hoặc tài trợ trực tiếp (qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạtđộng tín dụng thuê mua )
Tại Việt Nam, hiện nay nguồn vốn tài trợ gián tiếp qua các trung gian tàichính tồn tại khá phổ biến Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư ngày càng gia tăng,năng lực các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khó có thể đáp ứnghết nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp Chính vì vậy hình thức tài trợ trực tiếpqua thị trường vốn đã và sẽ ngày được quan tâm thỏa đáng hơn
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán có ưu điểm là quy mô huyđộng rộng rãi hơn (thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng) Bên cạnh
đó, yêu cầu công khai, minh bạch cao trên thị trường chứng khoán cũng tạo điềukiện và sức ép buộc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn Tuy nhiên tínhcạnh tranh và rủi ro cũng sẽ lớn hơn
Mỗi nguồn vốn và mỗi phương thức tài trợ vừa có ưu và nhược điểm khácnhau Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọnnguồn và phương thức huy động vốn phù hợp
Trang 42 Các phương thức huy động vốn trong doanh nghiệp
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của cácdoanh nghiệp được đa dạng hoá Tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tàichính của một quốc gia, tùy theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểmhoạt động kinh doanh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể có các phuơng thứctạo vốn và huy động vốn khác nhau
Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là huy động từ:
từ kết quả trong hoạt động kinh doanh
Do vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanhnghiệp không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác Số liệu về vốn chủ
sở hữu giúp cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đượcdùng để đảm bảo trả nợ
2.1.1 Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một
số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp Khi nói đến nguồn vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu củadoanh nghiệp đó Vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạovốn của bản thân doanh nghiệp
Trang 5- Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhànước, chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước.
- Đối với các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, chủ doanhnghiệp phải cómột số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp Chẳng hạn,đối với công ty cổ phần, vốn góp của các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định
để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu tráchnhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ
- Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn cũng tương tụ như trên; tức
là vốn có thể do chủ nhân bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp
2.1.2 Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Khái niệm: Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợinhuận dùng để tái đầu tư
Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng,tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển củadoanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệphoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăngtrưởng nguồn vốn
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vàokhả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sáchtái đầu tư của Nhà nước
- Đối với công ty cổ phần: khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư,tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không đượcnhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lêncủa công ty Điều này một mặt, khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài,nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt
do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn
Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia được gọi là hình thức tự tài trợcủa doanh nghiệp Hình thức này có một số ưu nhược điềm sau
Trang 6a) Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng )
- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng,
tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông
- Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơhội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo
Doanh nghiệp có thể phát hành các loại cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lạihoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần và không có
sự ưu tiên đặc biệt nào trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công typhá sản
- Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lạihoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần nhưng có sự
ưu tiên đặc biệt trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công ty phá sản
Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, doanh nghiệp vừa tăng được vốn chủ sởhữu nhưng lại không bị san sẻ quyền lãnh đạo, việc phát hành vẫn hấp dẫnngười đầu tư bởi tỷ lệ cổ tức được đảm bảo tương đối ổn định Thông thường cổphiếu ưu đai chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong vốn cổ phần của công ty
2.2 Huy động vốn nợ
2.2.1 Tín dụng thương mại
2.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm.
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, đượcthực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá
Trang 7Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãicho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.
- Khi doanh nghiệp mua nguyên liệu, hàng hoá chưa phải trả tiền ngay là doanhnghiệp đa được các nhà cung cấp cho vay nên hình thức này còn được gọi là tíndụng của nhà cung cấp
- Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, ngườibán chịu còn đoi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứngnhận quan hệ mua bán chịu nêu trên, tờ giấy chứng nhận này có thể do chủ nợlập để đoi tiền, hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền, nó được gọi là thươngphiếu Thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:
° Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịutrả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định chongười thụ hưởng
° Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiềnxác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.Như vậy, hối phiếu là lệnh đoi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan hệthương mại, còn lệnh phiếu thì do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉtrong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác
2.2.1.2 Chi phí của tín dụng thương mại.
Trong trường hợp giá mua chịu và giá mua trả tiền ngay có sự chênh lệch,thường là chênh lệch phải chịu giá cao hơn thì chi phí tín dụng thương mại chính
là chênh lệch giữa giá bán chịu và giá trả tiền ngay
Thông thường, các nhà cung cấp thường có kèm theo các điều kiện chiếtkhấu để khuyến khích khách hàng sớm trả tiền Ví dụ, một giao dịch tín dụngthương mại quy định điều kiện chiết khấu "2/15 net 40" trên hoá đơn, có nghĩa
là người bán sẽ chiết khấu 2% trên giá trị của hoá đơn mua hàng nếu người muatrả tiền trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày giao hàng Ngưới mua sẽ phảitrả toàn bộ giá bán sau 15 ngày và được trả chậm trong vòng 40 ngày
Trong trường hợp này, chi phí của tín dụng thương mại là chi phí mà khingười mua không thanh toán được tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu
Trang 8Trong trường hợp này người mua đa mất khoản chiết khấu mà có thể coi là chiphí cơ hội mà doanh nghiệp phải trả để được sử dụng khoản tiền mua hàng trongthời gian kể từ sau ngày được hưởng chiết khấu
Trên thực tế, loại hình tín dụng này thường có thời hạn rất ngắn và thường
có lãi suất ngầm ẩn cao hơn rất nhiều so với lãi suất có kỳ hạn tương đương củavốn vay từ ngân hàng thương mại
2.2.2 Tín dụng thuê mua
Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tàisản, máy móc thiết bị Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ởnhững nước có nền kinh tế phát triển Đây là một hình tức tín dụng trung và dàihạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp
Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển Quan
hệ tín dụng thuê mua được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi thuê tàisản và người cho thuê Thỏa thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiềubên, liên quan đến một hay nhiều tài sản Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sảncho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định Đổi lại người đi thuêphải trả một số tiền cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng
Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức thuê vận hành(operating lease) & phương thức thuê tài chính (capital lease)
a) Thuê vận hành (operating lease).
Theo Điều 2 Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của cáccông ty cho thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước, cho thuê vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản,theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời giannhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tàisản Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theohợp đồng cho thuê
b) Thuê tài chính (capital lease).
Theo Điều 1 Khoản 1 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định: Cho thuêtài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê
Trang 9máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợpđồng cho thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sởhữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiềntrong suốt thời hạn thuê đa được hai bên thỏa thuận Khi kết thúc thời hạn thuêbên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê
2.2.3 Tín dụng ngân hàng
2.2.3.1 Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đốivới các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàngchủ yếu nhằm vào 3 mục đích:
+ Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng…
+ Bổ sung thêm vốn lưu động
+ Phục vụ các dự án
2.2.3.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vayNgân hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 đểbảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp…
+ Đối với những Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có thể sử dụng uy tín củamình với Ngân hàng (Thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân quen) để vay tínchấp…
+ Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp cầm cố chỉ
có thể vay của Ngân hàng một lượng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vào qũybảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ…
- Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay Ngân hàng dưới hìnhthức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tài sản, tín chấp(DN lớn), bảo lãnh…
Trang 102.2.4 Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đoi
nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành
Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau:
a) Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một
mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành
b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức
lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường hoặc theo điều chỉnh của doanh nghiệp
c) Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu
hồi sớm hơn thời hạn
d) Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được
quyền chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu thường xác định ởmột giá xácđịnh và trong một khoảng thời gian xác định
e) Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu cho phép trái chủ được
quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu thường ở mức giá xác định và trongkhoảng thời gian xác định
f) Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng những tài
sản của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của bên thứ ba Những tài sản để bảođảm cho các trái phiếu phát hành thường là bất động sản hoặc nhà xưởng haymáy móc thiết bị
- Khi phát hành loại trái phiếu này, công ty hoặc bên thứ ba có trách nhiệm duytrì các tài sản đảm bảo trong tình trạng tốt nhất Một tài sản có thể làm vật bảođảm cho nhiều lần phát hành trái phiếu nhưng, tổng giá trị trái phiếu phát hànhkhông được vượt quá giá trị của tài sản đảm bảo
g) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu không được bảo đảm
cho việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng một tài sản cụ thể nào Đây là loaitrái phiếu được doanh nghiệp phát hành tương đối phổ biến Loại trái phiếu nàythường đi đôi với lãi suất huy động khá cao do độ rủi ro cho trái chủ cao.Thường chỉ những doanh nghiệp lớn, có uy tín mới có thể phát hành thành côngcác trái phiếu loại này
Trang 113 Vai trò của huy động vốn đầu tư trong doanh nghiệp
Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp Vốn là điều kiệnkhông thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp & tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lựctài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Trong quản lý tài chính, cácdoanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động & sự luân chuyển của vốn, sựảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản & hiệu quả tài chính
3.1 Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp Về mặtpháp lý, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định vàphải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với lĩnhvực kinh doanh đó Như vậy vốn lúc này có vai trò đảm bảo sự hình thành vàtồn tại của doanh nghiệp trước pháp luật
Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, ngành nghề, loạihình doanh nghiệp Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngànhnghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng
và Kinh doanh tiền tệ
Đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước khôngquy định giá trị vốn ban đầu tối thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể daođộng từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng tuỳ khả năng của người thành lập doanhnghiệp
3.2 Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loạihình sản xuất kinh doanh nào Điều này thể hiện rõ trong hàm sản xuất
cơ bản P= F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sảnxuất, bên cạnh các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T) Hơn nữa, trong hàmsản xuất này thì vốn có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi vì lao động và côngnghệ có thể mua được khi có vốn
Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh Hoạtđộng thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyên vật
Trang 12liệu, máy móc; trả lương Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồnvốn của doanh nghiệp Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu củahoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn
về ngân quỹ Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời bị đinh trệ,suy giảm Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời, doanh nghiệp sẽrơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền miên; hoạt động sản xuất kinh doanh
bị gián đoạn; tâm lý cán bộ công nhân viên hoang mang; mất uy tín với bạnhàng, chủ nợ và Ngân hàng Những khó khăn này có thể nhanh chóng đưa công
ty đến kết cục cuối cũng là phá sản, giải thể hoặc bị sát nhập với công ty khác
3.3 Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh
Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển Trong quá trình phát triển củamình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ vững vàvươn lên trong thị trường Để làm được điều đó, đoi hỏi doanh nghiệp phải liêntục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, hệ thốngphân phối sản phẩm Kỷ nguyên của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ càng tạo sức ép cho doanh nghiệp; buộc phải liên tục làm mới mình, đổi mớikhông ngừng nếu không muốn giẫm chân tại chỗ hay bị tụt hậu Để làm được tất
cả những công việc đó doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh
Thực tế cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong cácdoanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất lớn Nhiều doanh nghiệp do không cónguồn vốn bổ sung kịp thời, đủ lớn nên đa bị mất đi vị trí của mình trên thịtrường
Vốn còn là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khảnăng cạnh tranh trên thị trường Vốn không những là cơ sở để doanh nghiệp cóthể nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường mạng lưới phân phối mà còn có thểgiúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay hơn nữa là loại bỏ họbằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cường quảng cáo, giảm giá,khuyến mại )
Trang 13Như vậy, vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải nhận thức vấn đề này một cách
rõ ràng, từ đó phải có một chính sách huy động vốn nhanh chóng, hiệu quả để cóthể tồn tại và không ngừng phát triển trên thương trường
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp 4.1 Các nhân tố vĩ mô.
4.1.1 Năng lực tăng trưởng kinh tế
Năng lực tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng để huy động nguồnvốn đầu tư của doanh nghiệp Năng lực kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩmquốc nội (GDP) hoặc tổng sản phầm quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm bìnhquân đầu người… Năng lực tăng trưởng càng cao thì năng lực tích luỹ của nềnkinh tế càng được đảm bảo, nhờ có tích lũy cao làm tăng đầu tư thì việc huyđộng vốn trong nước được cải thiện Đồng thời khi nguồn vốn huy động được sửdụng đúng mục đích, hiệu quả thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độnhanh hơn, tạo tiền đề tích lũy thêm vốn
4.1.2 Tình hình chính trị trong nước, chủ trương của nhà nước
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán trong chủ trương đường lối chính sáchcủa Nhà nước luôn là yếu tố tạo mối trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn với cácnhà đầu tư và doanh nghiệp trong ngoài nước Một xã hội ổn định về chính trị,
hệ thống pháp luật chặt chẽ, không chồng chéo lên nhau thì doanh nghiệp đượcđảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu tài sản, mức độ yên tâm của nhà đầu tưđược củng cố thông qua việc đánh giá các yếu tố rủi ro chính trị Ngoài ra còn
có một số yếu tố quan trọng trong môi trường chính trị như xu thế chính trị, làđịnh hướng của nhà nước sẽ áp dụng trọng việc điều hành quốc gia
Nổi bật nhất trong các chủ trương của nhà nước ta trong nhưng năm vừaqua là chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động và đadạng hoá vốn chủ sở hữu Quá trình cổ phần hóa không những huy động đượcnguồn vốn không nhỏ cho doanh nghiệp nhà nước mà còn tạo động lực cho cácdoanh nghiệp nhà nước trước đây vốn bị coi là chậm chạp trong đổi mới phươngthức kinh doanh và phương pháp quản lý, nay với sự tham gia của tư nhân đã
Trang 14chủ động hơn trong sử dụng vốn Cổ phần hóa giúp các DNNN tự quản lý kinhdoanh, tự chủ về tài chính và lợi nhuân nên thúc đẩy các doanh nghiệp năngđộng hơn trong sản xuất.
4.1.3 Các chính sách kinh tế vĩ mô.
Bất kỳ doanh nghiệp nào vừa ra đời hoặc đang tồn tại cũng đều thực hiệnhoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý và chịu sự quản lý giámsát của cơ quan nhà nước có chức năng, do đó các mỗi chính sách kinh tế đượcban hành đều có ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
Chính sách tài chính: chính sách tài chính là chính sách thông qua chế độ
thuế và đầu tư công cộng để tác động đến nền kinh tế Các chính sách về thuế có
ổn định thì các doanh nghiệp cũng mới ổn định sản xuất, tạo tăng trưởng, có lợinhuận và tăng thêm vốn huy động vào sản xuất
Ví dụ như từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) cùng với việc cam kết phải đi đôi với thực hiện giảm thuế theo lộ trìnhđối với các doanh nghiệp nước ngoài Thuế suất của các mặt hàng nhập khẩugiảm thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường non trẻ Việt Namlàm gia tăng sức cạnh tranh Để tồn tại và phát triển buộc doanh nghiệp phải cógiải pháp huy động và sử dụng vốn thực sự hiệu quả, để đổi mới công nghệ,nâng cao sản xuất, tăng chất lượng và số lượng sản phẩm, giảm giá thành tăngsức cạnh tranh Do đó chính sách này tác động không nhỏ tới việc sử dụng vốncủa Doanh nghiệp
•Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung
tiền của nền kinh tế để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổnđịnh tỷ giá hối đoái Thông qua nhân tố: yếu tố lãi suất, lạm phát, hoạt động củangân hàng trung ương, thu chi ngân sách nhà nước, tỷ giá hối đoái đều ảnhhưởng tới doanh nghiệp Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới một dự ánđầu tư trong việc huy động và sử dụng vốn Lãi suất quá cao gây khó khăn trongquá trình huy động vốn của doanh nghiệp, và khiến chi phí sử dụng vốn bị độilên cao do đó lợi nhuận thực của doanh nghiệp giảm
Trang 15Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng xuất khẩu như các mặthàng dệt may, da giày, hải sản đặc biệt quan tâm tới tỷ giá hối đoái Sự lênxuống của đồng nội tệ luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu.Giá trị đồng nội tệ càng giảm hoặc thấp so với những ngoại tệ mạnh, tức đồngnội tệ mất giá thì các doanh nghiệp xuất khẩu càng có lợi, xuất khẩu số lượnghàng hóa nhiều hơn, thu được lợi nhuận cao Lợi nhuận cao thì khả năng quayvòng vốn của các doanh nghiệp cũng nhanh hơn Ngược lai nếu nền kinh tếnước ngoài suy thoái, khủng hoảng thì giá trị đồng ngoại tệ giảm làm đồng nội
tệ tăng giá, hàng hóa xuất khẩu giảm làm lợi nhuận giảm, sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất của các doanh nghiệp
•Các chính sách khác của nhà nước.
Các vấn đề về quản lý, quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn tài sản nước tạicác tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong các luật sử dụng vốn và tài sản nhànước trong đầu tư kinh doanh
Một chính sách của nhà nước, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy độngvốn, nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 cho phép doanh nghiệp nhà nước coquyền huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu,vay vốn từ các tổ chức Tíndụng, các doanh nghiệp khác, các cá nhân( kể cả CBCNV trong doanh nghiệp),nhận góp vốn liên kết với các hình thức khác nhưng không làm thay đổi hìnhthức sở hữu của doanh nghiệp
Chính sách mới của Chính phủ về việc quy định một số khoản mua sắm củadoanh nghiệp không được tính vào chi ngân sách khiến các doanh nghiệp nhànước cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi mua sắm vì đó được tính vào chi phí của doanhnghiệp, do đó việc sử dụng vốn cũng không bị lãng phí như trước
Như chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủhai tháng đầu năm 2008 được xem như sự hi sinh thị trường chứng khoán chotăng trưởng Lãi suất nâng cao cùng với việc ban hành chỉ thị 03 hạn chế các nhàđầu tư vay vốn ngân hàng để đầu tư chứng khoán đã khiến lượng vốn huy độngtrên thị trường chứng khoán bị khủng hoảng, quá trình phát hành chứng khoánlần đầu ra công chúng (IPO) của một số doanh nghiệp nhà nước lớn như
Trang 16Vietcombank với mục đích huy động vốn bị chậm lại do vào thời điểm đó trênthị trường chưa đủ vốn
4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
4.2.1 Khấu hao hàng năm
Theo thông tư của Bộ Tài Chính quyết định về khấu hao tài sản cố định(10/5/1990): Tất cả các Tài sản cố định hiện có ở các tổ chức kinh tế, các xínghiệp quốc doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tham gia vào quá trình sản xuấtkinh doanh, dịch vụ nghiên cứu khoa học đều phải thực hiện việc khấu hao vàtrích khấu hao vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông (dưới đây gọi chung
là giá thành) để hình thành nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn TSCĐ vàmua sắm, đổi mới thay thế TSCĐ
Tốc độ khấu hao tài sản cố định nhanh chóng thì tốc độ sử dụng tài sản cốđịnh của doanh nghiệp càng nhanh nên thời gian quay vòng vốn cũng diễn ra vớichu kỳ ngắn Bên cạnh đó tốc độ khấu hao tài sản cố định cũng cho thấy khảnăng sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
4.2.2 Lợi nhuận giữ lại
Đây là một trong những nguồn vốn bên trong đóng vai trò quan trọng trong
cơ cấu vốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải
có lợi nhuận giữ lại sau khi lấy doanh thu trừ các khoản chi phí Một số chỉ tiêuđánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợinhuận sau thuế Thông thường mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệpdương nhưng một số doanh nghiệp vẫn có tỷ suất lợi nhuận trên vốn âm Đó lànhững doanh nghiệp làm ăn không có lãi hoặc những doanh nghiệp không hoạtđộng vì mục tiêu sinh lời mà nhằm đảm bảo các mục tiêu dân sinh xã hội nhưgiải quyết công ăn việc làm, đảm bảo cơ cấu kinh tế của ngành hoặc địa phương.Với một số doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận âm thì không có lợi nhuậngiữ lại, các doanh nghiệp này hoạt động nhờ các khoản vốn ngân sách và vay nợngân hàng Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn
âm không nhiều Khá nhiều tổng công ty nhà nước làm ăn có hiệu quả như Tổngcông ty xây dựng, tổng công ty công nghiệp môtô Việt Nam, Tập đoàn bưu