1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn ở các NHTMCP Việt Nam

36 408 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

NHTM là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh thì nền kinh tế mạnh và ngược lại, ngân hàng yếu nền kinh tế sẽ yếu kém, thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, sụp đổ.

Trang 1

Danh mục những từ viết tắt

Trang 2

Đề cương đề án môn học chuyên ngành

quản trị kinh doanh tổng hợp

ĐỀ TÀI: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động

vốn và sử dụng vốn ở các NHTMCP Việt Nam

Lời nói đầu

NHTM là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu sức khỏecủa nền kinh tế Các ngân hàng mạnh thì nền kinh tế mạnh và ngược lại, ngânhàng yếu nền kinh tế sẽ yếu kém, thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế lâmvào khủng hoảng, sụp đổ

Với tư cách là trung quan tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt độngcho vay, đầu tư,NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng đã thâm nhập vào mọilĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyếtđịnh đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh NHTM ngày càng đóng vai tròtrung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán cảu các thành phần kinh tế, là định chế tàichính quan trọng nhất của nền kinh tế

Hoạt động của ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế Việc chuyển cơchế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý củanhà nước, đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải là đòng bẩy kinh tế, là công cụ kiềmchế đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Hoạt động ngânhàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trườngtiền tệ Chiến lược kinh tế của nhà nước chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và lành mạnhhóa hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội”

Vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng là công tác huy động vốn và sửdụng vốn Mục tiêu đặt ra là làm sao cho công tác huy động vốn và sử dụng vốnđạt hiệu quả cao nhất.Vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốnngày càng trở nên cấp thiết nhất là phải đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xãhội đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước

Trong thời gian nghiên cứu em nhận thức được tầm quan trọng của ngân hàngtrong nền kinh tế và nhận thấy công tác huy động vốn và sử dụng vốn ở các

NHTMCP còn nhiều điểm chưa hoàn thiện Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn ở các NHTMCP Việt Nam”

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 3

Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động huy động vốn

và sử dụng vốn của các NHTMCP của Việt Nam Đồng thời đề tài cũng đưa ra một sốkiến nghị nhằm góp phần cải thiện các nghiệp vụ này của NHTMCP

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chọn hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cảu NHTMCP trongnhững năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu

Bài viết gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về NHTMCP và hoạt động của NHTMCP

Chương II: Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của NHTMCP Việt NamChương III: Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn

ở các NHTMCP Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTMCP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

NHTMCP

1, Khái niệm về NHTM và NHTMCP

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triểncủa kinh tế hàng hóa: Các NHTM xuât hiên trong nền kinh tế với tư cách là trunggian tài chính, nhận tiền của các cá nhân tổ chức có tiền dư thừa và trên cơ sở đócấp tín dụng cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu tức là luân chuyển vốn một cáchgián tiếp Hệ thống NHTM có phạm vi hoạt động rộng khắp vì nó cung cấp hoạtdộng tài chính cho tất cả lĩnh vực kinh tế và các tâng lớp dân cư Tùy theo cáchtiếp cận mà có các quan điểm khác nhau về NHTM, điều đó còn phụ thuộc vàotính chất, mục tiêu của nó trên thị trường tài chính từng nước

Mặc dù có nhiều cách hiểu về ngân hàng thương mại nhưng tựu chung lại cóthể hiểu tổng quát: NHTM là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinhdoanh trên lĩnh vực tiên tệ vói hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hìnhthức khác nhau, của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ

sở hữu của ngân hàng để thực hiện các ngiệp vụ cho vay, đầu tư chiết khấu đồngthời thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ kháccho các chủ thể trong nền kinh tế

NHTMCP là cách gọi ở Việt Nam các ngân hàng hoạt động kinh doanhthương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của chính phủ và cácquy chế quy định của NHNN khi hoạt động Gọi là NHTMCP để phân biệt với cácNHTM quốc doanh, NHTM liên doanh và NHTM nước ngoài tại Việt Nam

2, Nghiệp vụ huy động vốn

Huy động vốn: Nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn hoạt động cua ngân hàng gọi lànghiệp vụ nợ, vì những khoản mục nguồn vốn do nghiệp vụ này tạo nên khi thểhiện trên bảng tổng kết tài sản của NHTM sẽ nằm bên tài sản nợ

Huy động các nguồn vốn khác nhau( tài sản nợ) trong xã hội là lẽ sống quantrọng nhất của các NHTMCP

2.1 Vai trò của nghiệp vụ huy động vốn

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải

có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặcbiệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nênnguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng có vai trò hết sức

Trang 5

quan trọng Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Ngoàivốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt độngkinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn Vốnhuy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận Nói cáchkhác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khảnăng mở rộng hay thu hẹp tín dụng Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vayđược nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, mộtnguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt độngkinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảmthiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khả năngcạnh tranh Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô, trình độnghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại

Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếu dựavào vốn huy động Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết

Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàngtrong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khốilượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mứclãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng,doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ cónhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực trênthị trường

Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đưa ranhững chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những người gửi tiền vànhững người cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoànthiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Đó là một trongnhững điều kiện tiên quyết đưa ngân hàng đến thành công

2.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại

a Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trong vàngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng

Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai bộ phận: Tiền gửi của doanh nghiệp, tổchức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Trang 6

*Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm:

-Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàngphải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoản tiền gửi dùng đểđảm bảo trong thanh toán

Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký thác vào ngân hàng để thực hiện cáckhoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàngmột cách thuận tiện và tiết kiệm Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanhtoán mà không phải để dành Bởi vậy đối với khách hàng đây là một tài sản mà họ

ký thác uỷ nhiệm cho ngân hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quantheo yêu cầu của khách hàng Do vậy khách hàng không mất quyền sở hữu, cũngnhư quyền sử dụng số tiền đó Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ

ai và bất kỳ thời gian nào Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng cácphương tiện thanh toán dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền… Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện lệnhthanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãi suất thường thấp hơnlãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác.Nhưng khi khách hàng mở và sửdụng các loại tài khoản này thì được ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễnphí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ở tài khoản thanh toán thường chiếmgần 1/3 tiền gửi ngân hàng

Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trong việcbảo quản vốn và trong qúa trình thanh toán trả tiền hàng hoá dịch vụ, ngoài rakhách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịch vụ miễn phí.Còn đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theo dõi vànghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc và một số dịch vụ kèmtheo Chi phí này khá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lượngtiền gửi vào và số lượng tiền rút ra không cùng một lúc và chủ tài khoản thườngkhông sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản Do đó luôn tồn tại một số tiềntrên tài khoản trong một thời gian dài số dư ấy được ngân hàng dùng để đầu tư chovay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thulợi nhuận Như vậy đối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giaodịch không những bù đắp được chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho ngânhàng

Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ mớiđược ứng dụng vào hoạt động ngân hàng Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp, cánhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi này ngày cànggia tăng Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng của ngânhàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng tăng

- Tiền gửi có kỳ hạn

Trang 7

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chưa sửdụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này được xác địnhtrước Do đó cá doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi

có kỳ hạn Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của cácdoanh nghiệp mà có Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn vàđược hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằmkhuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép kháchhàng rút tiền ra trước thời hạn Trong trường hợp này khách hàng không đượchưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn

Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thê sử dụng phầnlớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn Nếu nguồn vốn nàychiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủđộng của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, các NHTM thường đưa ra nhiềuloại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng Hiện tại các NHTM

có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng 9 tháng, 1 năm, 2năm Với mỗi một kỳ hạn khác nhau thì ngân hànng áp dụng một loại lãi suất khácnhau Thông thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Các NHTM thườngkhuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tương đối ổnđịnh, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh Để thu hút được nhiều nguồn vốndài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền được đảmbảo, lạm phát vừa phải (thường là một con số một năm) và tình hình hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng có hiệu quả

* Tiền gửi tiết kiệm dân cư:

Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi các nhân được gửi vào Ngânhàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhậpbằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào tổ chức tín dụng Nó là mộtdạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân Khi gửi tiền người gửitiền được giao một sổ tiết kiệm coi như một giấy chứng nhận tiền gửi vào Ngânhàng Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng

số tiền gửi tích kiệm

Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiềngửi bất kỳ lúc nào Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền khôngđược sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, lãi suất tiền gửitiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là do chưaxác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại hưởng mức lãitrong thời gian khoản tiền nhàn rỗi

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Trang 8

Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tích kiệm có kỳ hạn trên cơ

sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui định

và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn Nhưng trong thực tế ở nước ta hiệnnay để khuyến khích người gửi tiền các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trướcthời hạn và được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (thông thườngbằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn)

Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định, cho nên cácNHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau như loại 3 tháng, 6 tháng, 12tháng, 24 tháng… nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với lãi suất của các kỳ hạnkhác nhau Thông thường kỳ hạn ngày càng dài thì lãi suất huy động ngày càngcao (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửithanh toán)

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượng lớn thứ haitrong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phục thuộc rất lớn vào thunhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cư, chấtlượng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và nền kinh tế tăng trưởng vữngchắc

b Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ

Vốn phát hành của ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn thông qua pháthành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là các công cụ nợ của ngân hàng

Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm Mụcđích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn Nguồn vốn này đượchuy động theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Thờihạn càng dài thì lãi suất càng cao Hiện nay ở Việt nam các NHTM thường huyđộng nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếutrung, dài hạn

* Phát hành kỳ phiếu có mục đích

Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi dào để tài trợ cho các nguồn vốn

có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tếhoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế mà các nguồn vốn tự có chưa đápứng được, NHTM trình ngân hàng Nhà nước xin phép phát hành kỳ phiếu để tạonguồn vốn tín dụng tương đối lâu dài cho các hoạt động này

Như vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, người

sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứng nhận của ngân hàng, vìtrên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng Kỳ phiếu ngân hàng được phát hànhnhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt có tác dụng thu hút cá nguồn

Trang 9

tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồngtiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế.

Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của các NHTM như kỳphiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huy động vốn của NHTM ở

cá nước đang phát triển Vốn được huy động từ hình thức này dùng để đầu tư chocác dự án trung và dài hạn

Ở nước ta hình thức này được Ngân hàng sử dụng từ năm 1992 Nhưng cho đếnnay khối lượng vốn huy động của NHTM qua hình thức này vẫn còn thấp so vớicác hình thức huy động vốn truyền thống khác Để phát huy được thế mạnh củacông cụ huy động vốn này đòi hỏi phải có thị trưòng vốn hoàn chỉnh (thị trưòngchứng khoán) Ở nước ta thị trường này mới được thành lập cho nên hoạt động của

nó chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng

b Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng Trung ương

Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn,xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất.Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình,các tổ chức tín dụng vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng Thị trườngnày giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạngthiếu hụt vốn trong thanh toán Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đếnmức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trướckhi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung ương

Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiến hành theonguyên tắc đi vay cho vay và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng,vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố (tiền mặt tại quĩ và các chứng từ cógiá trị), hay NHTM đi vay có thể xin ngân hàng Nhà nước bảo lãnh để vay vốn cácngân hàng khác Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữbắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thườngxuyên tại NHTW

Trang 10

Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặcmất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ưng

để tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình Việc ngânhàng Trung ương cho các NHTM vay đã làm tăng khả năng thanh toán cho cácNHTM Nguồn vốn của ngân hàng Trung ương là nguồn vốn cuối cùng, làm chokhả năng thanh toán của nền kinh tế được bình thường Nếu như thiếu nguồn vốnnày thì sẽ xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính khi các NHTM mất khả năngthanh toán

Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng Trung ương đểđảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết Cho nên thời hạnvay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hình thức huy động vốn khác củaNHTM

d Tạo vốn từ nguồn vốn khác

Ngoài các nguồn vốn huy động trên các NHTM cũng có thể khai thác nguồnvốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn tương đốidài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi Khi các NHTM nhận các nguồnvốn này thường có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúngnội dung chương trình của các dự án tài trợ

Ở nước ta khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nuớc ta

đã sáng suốt lựa chọn các đường lối ngoại giao đúng đắn, trên tinh thần mở cửacủa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thu hút các nguồn vốnđầu tư của nước ngoài vào Việt nam Các nguồn vốn này có đóng gỏp rất quantrọng vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Ngânhàng Nhà nước và NHTM phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc

tế, từ đó tranh thủ và tiếp nhận các nguồn vốn này

Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuy nhiên chấtlượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng tác động rất nhiềuyếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô, đến các yếu tố mang tính chât vi môcủa nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới chính NHTM

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động

2.3.1 Các nhân tố khách quan

a Môi trường pháp lý

Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môitrường pháp lý Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấynhư: Luật các TCTD, Luật NHNN Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốn

Trang 11

của ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiềngửi Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu

tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cáchtăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịchtrong biên độ nhất định mà NHNN cho phép Bên cạnh những bộ luật đó thìchính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụtạo vốn của NHTM Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạnkhi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cáchtăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn

dễ dàng hơn Như vậy, môi trường pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rấtlớn tới quá trình huy động vốn của NHTM Mục tiêu hoạt động của NHTM đượcxây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng caoniềm tin từ khách hàng

b.Môi trường kinh tế xã hội:

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏđến quá trình huy động vốn của ngân hàng Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suythoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM Mọi biến động củanền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huyđộng từ bên ngoài của ngân hàng Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ

đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn củaNHTM thuận lợi Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dânkhông gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặpkhó khăn

c Tâm lý, thói quen khách hàng

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng vànhững đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở các nước phát triển,khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản của

họ Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn Ởkhoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập vàtâm lý của người gửi tiền Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngânhàng có thể huy động trong tương lai Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biếnđộng ra vào của các nguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng cótác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin củakhách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàngloạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng Một đặc điểm quan trọng của đốitượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngânhàng Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huyđộng vốn

Trang 12

2.3.2 Các nhân tố chủ quan

a.Các hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hìnhthức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú,linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu.Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớp dân

cư Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng mộtcách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiềnphù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trươc khiđưa vào áp dụng một hình thức mới

b Chính sách lãi suất cạnh tranh:

Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trởnên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửihiện có Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đốicao Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác màcòn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người pháthành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ.Khi lãi suất tối đa bịloại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranhcàng trở nên gay gắt Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho nhữngkhác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm vànhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ nàysang công cụ khác

c Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng

* Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khảnăng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút đượckhách hàng đến với mình Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng

uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng

* Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tớichất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngânhàng

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ cónhiều bất cập Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộsao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường

d Công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau:

Trang 13

Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng

Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngânhàng

Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấyhài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại cácngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất

vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâmđến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cung ứng Với cùng một lãi suấthuy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sựthuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn

e Các dịch vụ ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngânhàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngânhàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặtđường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán

bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng làlợi thế đáng quan tâm của các NHTM Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh

về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngânhàng giành thắng lợi trong cạnh tranh

f Mức độ thâm niên của một Ngân hàng:

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họcũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàngmới thành lập Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có

uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao

Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đốivới khách hàng

h Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn:

Trang 14

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chứccác quĩ tiết kiệm Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiệnthuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâmkinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huyđộng vốn.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệthống ngân hàng thương mại Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khácnhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy động vốn cũngkhác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng chomình một chiến lược huy động thích hợp

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳtheo mục đích nghiên cứu Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốncũng có nhiều loại khác nhau Bài viết này chỉ xin đánh giá hiệu quả huy độngvốn dựới góc độ một nhà ngân hàng Để đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trênkhả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn

* Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian :

Đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huyđộng có kỳ hạn Nguồn vốn tăng đều qua các năm ( 1 năm sau - trước > 0 ) đạtmục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng

* Chi phí huy động vốn : Đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân ,lãi suất huy động từng nguồn và chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào

Mức độ hoạt động của vốn : Đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn

Mức độ thuận tiện cho khách hàng : Đánh giá qua việc thực hiện các thủ tụcgửi tiền, rút tiền

3 Nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM

3.1 Vai trò của sử dụng vốn

Sử dụng vốn có vai trò rất quan trọng đối với NHTM vì nghiệp vụ sử dụngvốn tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động,ngân hàng tiến hành sử dụng vốn Nghiệp vụ huy động vốn làm ngân hàng phải bỏ

ra chi phí, nghiệp vụ sử dụng vốn vừa phải bù đắp chi phí huy động vừa phải tạo

Trang 15

ra lợi nhuận để ngân hàng tiếp tục hoạt động Nếu hoạt động sử dụng vốn kémhiệu quả, ngân hàng không thể bù đắp chi phí huy động, tiền ứ đọng trong ngânhàng không được lưu thông càng ứ đọng lâu ngân hàng càng chịu nhiều chi phíphát sinh

Hoạt động sử dụng vốn cung cấp nguồn vốn lớn đáp ứng được nhu cầu về vốnngày càng tăng của các tổ chức kinh tế Kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi saukhủng hoảng, nhiều doanh nghiệp cần vốn để đầu tư lấy lại đà phát triển trước đó.trong

3.2 Các nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM

3.2.1 Hoạt động cho vay :

Hướng cơ bản trong sử dụng và khai thác các nguồn vốn của Ngân hàngthương mại là cho vay Hoạt động cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cáchnhư : Mục đích, thời hạn, hình thức đảm bảo, phương pháp hoàn trả và nguồn gốckhách hàng

* Căn cứ theo hình thức bảo đảm thì khoản mục tín dụng được chia thành : + Cho vay có bảo đảm : là hoạt động quan trọng của ngân hàng Cho vay cóbảo đảm biểu hiện việc cho vay có cầm giữ các vật thế chấp cụ thể nào đó Vật thếchấp có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như : Bất động sản, biên nhận ký gửihàng hoá, máy móc thiết bị, cổ phiếu Yêu cầu cơ bản của những vật thế chấp là

có thể bán được Lý do thực tế đòi hỏi một khoản cho vay phải được đảm bảo lànhằm tạo điều kiện để ngân hàng giảm bớt rủi ro, mất mát trong trường hợp ngườivay không muốn hoặc không thể trả nợ khi đến hẹn

Sự bảo đảm là yêu cầu phải có đối với các khoản vay vì một trong những lý dochính là sự yếu kém về mặt tài chính của người vay sự yếu kém này có thể đượcbiểu hiện thông qua một vài yếu tố bao gồm nợ nần chồng chất, quản lý yếu kém

và lợi nhuận thấp Người vay trong điều kiện tài chính như vậy có thể tạo uy tínbằng việc thế chấp các tài sản Cho vay có bảo đảm cũng tạo tâm lý yên tâm chongân hàng Khi người vay đem cầm cố các tài sản mang quyền sở hữu của mìnhthì người vay sẽ có ý thức hoàn trả nợ Kỳ hạn của mỗi khoản vay cũng ảnh hưởngđến việc khoản vay đó có cần được bảo đảm hay không Khi kỳ hạn cho vay dài,rủi ro trong việc không hoàn trả tăng lên thì các khoản cho vay càng cần có sự bảođảm

Khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không có người bảo đảm trả thaythì khi đến hạn tài sản cầm cố, thế chấp có thể là động sản và cũng có thể là bấtđộng sản

+ Cho vay không bảo đảm : Khác với cho vay bảo đảm, cho vay không bảođảm được dựa trên tính liêm khiết và tình hình tài chính của người vay lợi tức cóthể được trong tương lai và tình hình trả nợ trước đây Trong hoạt động ngân hàng

Trang 16

một số khoản vay lớn nhất được thực hiện dựa trên một cơ sở không bảo đảm Một

số công ty được các ngân hàng xem là người vay chủ yếu, trong nhiều trường hợp

họ được hưởng lãi suất ưu đãi và không cần bảo đảm Những công ty ấy có danhtiếng trên thị trường, có cách quản lý hiệu quả, có các sản phẩm và các dịch vụđược thị trường chấp nhận, có lợi nhuận ổn định và với một tình hình tài chínhvững mạnh Họ sẵn sàng cung cấp cho ngân hàng các báo cáo tài chính của mình

để ngân hàng nắm rõ tình hình tài chính và sự tiến bộ của họ để ngân hàng cungcấp các khoản cho vay không đảm bảo

Các doanh nghiệp không phải là những đơn vị duy nhất được vay không cầnbảo đảm, nhiều tác nhân cũng được hưởng đặc quyền ấy Những người có nhàriêng, có công ăn việc làm ổn định, hoạt động trong các công sở

* Căn cứ theo các phương pháp hoàn trả thì khoản mục tín dụng được phânchia thành :

+ Các khoản cho vay hoàn trả một lần :

Những khoản cho vay hoàn trả một lần thường là những khoản cho vay thẳng,nghĩa là hợp đồng yêu cầu trả vốn một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng Nhữngkhoản lãi có thể được trả vào những thời điểm khác nhau hoặc trả khi đáo hạn Đốivới khoản cho vay hoàn trả một lần, việc hoàn trả khi đáo hạn trở thành một gánhnặng đối với khách hàng Những khoản cho vay hoàn trả một lần thường là nhữngkhoản cho vay ngắn hạn

+Các khoản cho vay hoàn trả nhiều lần:

Cho vay hoàn trả nhiều lần đòi hỏi việc hoàn trả theo những thời điểm nhấtđịnh Cho vay hoàn trả nhiều lần thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt kỳhạn thực hiện hợp đồng Nhờ vậy việc hoàn trả không trở thành một gánh nặnglớn đối với người vay như trong trường hợp toàn bộ khoản vay được trả một lần.Đối với nhiều người có khoản cho vay hoàn trả nhiều lần ví dụ như các khoản trảgóp đóng một vai trò như một phương tiện tích luỹ Nó làm tăng hiệu quả sử dụngvốn

* Căn cứ theo kỳ hạn thì khoản mục tín dụng được phân chia thành :

+ Cho vay ngắn hạn :

Các khoản cho vay ngắn hạn có kỳ hạn 1 năm hoặc ít hơn , cho vay ngắn hạnđược thực hiện trong một thời gian nhất định dưới 1 năm hoặc trên cơ sở theo yêucầu Cho vay theo yêu cầu là khoản vay không có kỳ hạn nhất định và phải đượctrả khi khách hàng có yêu cầu vào bất cứ lúc nào Cho vay theo yêu cầu của ngườivay ở vào một vị thế rất linh hoạt và có thể trả nợ trong một thời gian rất ngắn.Những khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng rộng rãi trong việc tàitrợ mang tính thời vụ về vốn luôn chuyển và tài trợ tạm thời cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh

Trang 17

+Cho vay trung và dài hạn :

Việc quy định về thời gian cho các khoản vay trung và dài hạn theo những quyđịnh riêng của từng quốc gia Theo quy định của nước ta , những khoản vốn chovay từ 1 năm đến 3 năm được coi là trung hạn, những khoản vốn cho vay từ 3 nămtrở lên được coi là dài hạn Những khoản cho vay này thường có giá trị lớn vàngười vay thưòng dùng để đầu tư, mở rộng sản xuất,nâng cấp tài sản cố định

Khách hàng thường ưa chuộng những khoản tín dụng trung và dài hạn vì một

số lý do :

Thứ nhất : Đối với các khoản vay trung và dài hạn khách hàng có thể yên tâm

về thời gian sử dụng đồng vốn trong sản xuất kinh doanh

Thứ hai : Các khoản vay trung và dài hạn thường thuận tiện hơn các khoảnvay ngắn hạn

Thứ ba : Các khoản vay trung và dài hạn dễ ràng thực hiện hơn so với cáchình thức tài trợ khác như : phát hành trái phiếu, cổ phiếu mới

Vốn trung hạn và dài hạn là một nhu cầu cấp thiết đối với việc đẩy mạnh sựtăng trưởng của nền kinh tế tại những quốc gia đang phát triển

3.2.2 Hoạt động đầu tư :

Hoạt động đầu tư hay còn gọi là hoạt động chứng khoán giúp Ngân hàngThương mại sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động Đồng thời,

nó cũng mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho Ngân hàng Thương mại Ngânhàng Thương mại có thể đầu tư vốn mua chứng khoán ngắn hạn của chính phủ.Những chứng khoán này vừa mang lại thu nhập cho Ngân hàng Thương mại , vừagóp phần vào việc cân bẳng thu chi ngân sách thường xuyên ; đồng thời góp phầnđiều hoà lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân

Ngân hàng Thương mại còn được phép đầu tư vốn để mua cổ phiếu và tráiphiếu của các doanh nghiệp , qua đây những Ngân hàng thương mại lớn tham giavào việc thành lập quản lý các doanh nghiệp Tuy nhiên, Ngân hàng Thương mạichỉ được đầu tư chứng khoán ở một giới hạn nhất định , không được để hoạt độngnày lấn át hoạt động cho vay

3.2.3 Hoạt động ngân quỹ :

Là hoạt động phục vụ cho việc chi trả đối với khách hàng Nó bao gồm nghiệp

vụ quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các ngân hàng khác và ở Ngân hàng Thương mại , tiềntrong quá trình thu nhận , và cũng có thể bao gồm cả nghiệp vụ về chứng khoánngắn hạn

+ Quỹ tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền đúc được sử dụng để chi trả chokhách hàng Quỹ tiền mặt lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô ngân hàng,

Trang 18

mối quan hệ giữa thanh toán tiền mặt và thanh toán chuyển khoản, tính thời vụ củacác khoản chi tiền mặt.

+ Tiền gửi của Ngân hàng Thương mại ở Ngân hàng Trung ương bao gồm tiềngửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán ( dư thừa)

+ Tiền gửi ở các ngân hàng khác phục vụ cho việc chi trả theo yêu cầu củakhách hàng, của Ngân hàng Thương mại này qua một Ngân hàng Thương mạikhác

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sự dụng vốn

- Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng :

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong ngân hàng cung cấp những khoản vay.Hơn nữa đánh giá rủi ro là công việc hết sức khó khăn do tính biến động và nhữngyếu tố chủ quan từ nhiêu phía

- Ảnh hưởng của lãi suất cho vay:

Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách chovay và các hoạt động cho vay là những vấn đề phức tạp chính sách lãi suất phảithực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế, đồngthời phải là công cụ đấu tranh chống cho vay nặng lãi và hạn chế những tiêu cựctrong hoạt động cho vay Chúng ta biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng lànhận tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn mặc dù các dịch vụ kinhdoanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng rõ ràng hoạtđộng kinh doanh chính của ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như mộttrung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửi của khách hàng và tínhlãi suất đối với những khoản tiền cho khách hàng vay

Với lãi suất cho vay quá cao : Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệpkhông chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn Trong mộtkhoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực,ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mìnhtrong tương lai Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngânhàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố tìmkiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu Bên cạnh đó, ngân hàngvẫn phải thường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay

Ngày đăng: 18/04/2013, 11:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 - Số lượng và loại hình các TCTD - Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn ở các NHTMCP Việt Nam
Bảng 1 Số lượng và loại hình các TCTD (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w