MỤC LỤC
Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính-kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: phát hành giấy bạc; quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất;. + Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương-là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm. + Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính. + Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH, hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới. Trong số các TCTD thì chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần là giảm về số lượng do NHNN đã củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại đối với loại hình TCTD này bằng các hình thức tự thanh lý, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị mua lại.
Ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với các khó khăn từ thực trạng tình hình kinh tế, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ. Trong tình hình các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chất lượng tín dụng kém đi đồng thời tiền tệ, tín dụng thắt chặt, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Ngành ngân hàng với thời gian tích lũy dài trong giai đoạn vừa qua cộng với tiềm năng phát triển cùa mình có khả năng sẽ đạt được kết quả khả quan hơn vào năm 2010 và lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong tương lai.
- TCTD Nhà nước: Số liệu được tổng hợp từ 06 TCTD, bao gồm: NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN, NH Đầu tư và Phát triển VN, NHTMCP Ngoại thương VN, NHTMCP Công Thương VN, NH Chính sách xã hội, NH Phát triển Nhà ĐBSCL. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tăng là do cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp, vay vốn khó khăn và lãi suất vay cao, thị trường đầu ra thu hẹp, thua lỗ từ đầu tư vào thị trường chứng khoán… khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Đến năm 2009, tình hình có phần ổn định trở lại, một số doanh nghiệp vay ngân hàng đầu tư cơ sở vật chất để chờ phục hồi kinh tế hơn nữa các ngân hàng cũng đẩy mạnh tăng lãi suất thu hút vốn để đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương.
NHTMCP cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích khách hàng thường xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản như giảm chi phí thanh toán qua Ngân hàng, những đơn vị có số dư cao và thường xuyên ổn định trong tài khoản này sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi. Cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cho vay tiêu dùng… đã được dịch chuyển theo hướng tích cực, nhưng tốc độ còn chậm, tỷ trọng dư nợ còn thấp, vốn tín dụng vẫn còn tập trung vào một số khách hàng Tổng công ty nhà nước, tỷ trọng cho vay có đảm bảo chưa đạt kế hoạch. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường.Tỷ trọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song còn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủ yếu vẫn là khoản thu từ lãI điều hòa vốn và đầu tư và cho vay.
- Cho vay với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ thể hiện hướng chủ đạo của Ngân hàng là tập trung vào những doanh nghiệp quốc doanh là những doanh nghiệp lớn an toàn và làm ăn có hiệu quả. Nguyên nhân là một số nơi chưa thực sự coi trọng hiệu quả kinh tế còn biểu hiện chạy theo số lượng, bất chấp điều kiện tín dụng và khả năng quản lý cho phép, việc áp dụg quy chế mới về thế chấp cầm cố tài sản đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng giảm xuống, thậm chí một số khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.