Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu công ty

Một phần của tài liệu Huy động vốn của doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 29)

2. Thực trạng việc huy động từ vốn nợ của doanh nghiệp 1 Thực trạng về tín dụng thương mạ

2.4.Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu công ty

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, huy động vốn để triển khai các dự án hoặc thậm chí, để trả các khoản nợ, lúc đó họ có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tại cuộc Hội thảo Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam được vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính tổ chức vào trung tuần tháng 8/2007, ông Trương Hùng Long - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng cho rằng thị

trường trái phiếu Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai. Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn (chỉ chừng 10%, trong số đó chủ yếu là các tổng công ty lớn như Vinaconex, EVN, Vinashin, Sông Đà…), trái phiếu chính quyền địa phương chiếm khoảng 10% trong khi trái phiếu chính phủ chiếm đa số (80-83%). Các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan hầu như chưa có…

Mặc dù từ năm 2006, thị trường đã có bước phát triển mới với Nghị định số 52/2006/NĐ-CP mở rộng chủ thể phát hành (bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nhưng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/GDP mới chiếm khoảng 2%.

Năm 2008 các hoạt động phát hành trái phiếu bị chững lại do ảnh hưởng trực tiếp của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2009 đã chứng kiến nhiều đợt phát hành thành công, đặc biệt là các đợt phát hành của doanh nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng của thị trường vốn, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư. Trong khi việc phát hành cổ phiếu gặp khó khăn do lo ngại lượng cung lớn trong tương lai, việc các doanh nghiệp sử dụng các công cụ nợ để huy động vốn là một sự lựa chọn thông minh.

Không chỉ riêng các chuyên gia nhìn nhận những yếu tố thuận lợi đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2010, mà ngay bản thân doanh nghiệp cũng coi đây là một kênh huy động vốn ưu tiên hàng đầu. từ tháng 4 đến tháng 7/2010 việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp diễn ra rất sôi động, bởi lúc đó hoạt động của hầu hết doanh nghiệp vào “guồng”, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư tăng lên. Mặt khác, doanh nghiệp cũng chọn thời điểm này để phát hành trái phiếu doanh nghiệp vì trông đợi vào luồng tiền giải ngân của các tổ chức tài chính, ngân hàng…

So với năm 2009, năm 2010 nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế vĩ mô sáng sủa hơn. Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án

khởi động. Các kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu sẽ có tính khả thi cao hơn. Chẳng hạn, sự đi lên của thị trường bất động sản trong năm 2009 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các công ty bất động sản huy động vốn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Một yếu tố nữa hỗ trợ cho hoạt động phát hành trái phiếu phát triển, theo ông Đức, là do thị trường chứng khoán phục hồi khiến cho việc phát hành trái phiếu chuyển đổi dễ dàng hơn nhiều. Hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi (với lãi suất cố định và khả năng thu được lợi lớn sau khi chuyển đổi sang cổ phiếu) là hấp dẫn với nhà đầu tư lớn.

Mặc dù được biết đến và sử dụng từ khá lâu, nhưng phải đến năm 2010, kênh huy động tiền qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới thực sự được quan tâm đúng mức

Một phần của tài liệu Huy động vốn của doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 29)