Phân môn Nhạc lý phổ thông trong đào tạo giáo viên CĐSP Tiểu học gồm những kiến thức âm nhạc khá đơn giản, cần thiết như về âm thanh, độcao, độ dài, tiết tấu, nhip, quãng, hợp âm, gam, đ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật có sức mạnh vô cùng to lớn và phong phútrong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và đờisống xã hội Âm nhạc tác động tới con người ngay từ khi mới sinh ra trongtiếng hát ru của mẹ, âm nhạc có sức mạnh làm cho con người nhận thức cuộcsống và thêm yêu cuộc sống đặc biệt là với thế hệ trẻ, thế hệ tương lai thì âmnhạc là môt phương tiện giáo dục và hình thành nhân cách hết sức hiệu quả
Âm nhạc giúp trẻ tận hưởng một cách đúng đắn cái hay, cái đẹp chứa đựngtrong những âm thanh nhịp điệu…, hình thành nên cơ sở ban đầu của nhữngcảm xúc thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc lành mạnh Bồi dưỡng cho trẻ một tâmhồn trong sáng yêu thương vị tha, biết rung động trước cái đẹp, ngoài ra cáchoạt động âm nhạc như ca hát sẽ giúp trẻ tư tin giao tiếp với bạn bè xungquanh Chính vì thế, âm nhạc đã trở thành một môn học trong các nhà trường
từ Mẫu giáo, Tiểu học đến Trung học cơ sở
Trong trường Tiểu học mục tiêu giáo dục của Âm nhạc nhằm tổ chức cáchoạt động âm nhạc như ca hát, nghe nhạc giúp học sinh tham gia vào các hoạtđộng văn nghệ trong trường trong lớp, với cộng đồng để có thể phát triểnnhân cách toàn diện cho các em
Trong chương trình các lớp1, lớp 2, lớp 3, học sinh được học hát và pháttriển khả năng nghe nhạc Học sinh các lớp 4, lớp 5 được học hát, phát triểnkhả năng nghe nhạc và làm quen với tập đọc nhạc Để thực hiện tốt những nộidung trên thì người giáo viên Tiểu học trong giảng dạy môn âm nhạc phải cókiến thức vững vàng về âm nhạc, biết vận dụng và tổ chức các hoạt động âmnhạc sao cho phù hợp Điều đó cho thấy, việc đào tạo một đội ngũ giáo viêntiểu học có khả năng dạy học môn âm nhạc là hết sức quan trọng
Trang 2Nhiều năm qua trường CĐSP Nam Định là nơi đào tạo giáo viên tiểu họctrình độ cao đẳng để cung cấp cho gần 30 trường tiểu học trong phạm vi toàntỉnh Sinh viên CĐSP Tiểu học học môn âm nhạc với 3 phân môn Nhạc lýphổ thông, Đọc - ghi nhạc, Hát.Trong đó, Nhạc lý phổ thông là phân môn có
vị trí rất quan trọng, chiếm 30 tiết trong tổng số 90 tiết của môn âm nhạc Đó
là lý thuyết cơ bản đầu tiên, cung cấp những kiến thức sơ giản về âm nhạc, là
cơ sở để sinh viên sư phạm Tiểu học tiếp thu các nội dung âm nhạc khác nhưĐọc - ghi nhạc, Hát
Phân môn Nhạc lý phổ thông đòi hỏi người học phải tư duy lôgic và trừutượng cao Nếu chỉ được tiếp cận phân môn Nhạc lý phổ thông bằng lý thuyếtđơn thuần thì người học sẽ gặp khó khăn trong việc ứng dụng những nội dung
đó vào thực hành các hoạt động âm nhạc khác
Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học khiến cho những kháiniệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể, người học dễ tiếp nhận nhiều hơn nếugiáo viên chỉ dùng lời nói để giảng dạy Những hình ảnh, âm thanh sinh động
sẽ làm cho giờ học trở nên hấp dẫn và giúp người học lĩnh hội tri thức mộtcách tốt nhất
Thực tế những năm gần đây, nhiều giáo viên một số bộ môn đã nhận ravai trò tích cực của phương pháp trực quan trong dạy học Một số giáo viên
đã biết vận dụng khá hệu quả các phương tiện dạy học như máy chiếu, bảngbiểu, tranh ảnh… vào quá trình dạy học
Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông ở hệCĐSP Tiểu học tại Nam Định vẫn còn nhiều điều đáng suy nghĩ, băn khoăn
Dự giờ một số tiết học phân môn Nhạc lý phổ thông cho thấy giáo viênchuẩn bị bài khá kỹ, trình bày các nội dung lý thuyết khá mạch lạc nhưngkhông khí lớp học tương đối trầm lắng, sinh viên ít được thực hành, chủ yếu
Trang 3là nghe ghi và chép, giáo viên chủ yếu là nói, diễn giải, rất ít sử dụng các đồdùng dạy học để minh họa
Tổng hợp phiếu điều tra của 2 khóa sinh viên cao đẳng Tiểu học năm thứ
2 và năm thứ 3, khóa 33 và khóa 34 với khoảng 80 sinh viên, cho thấy tronggiờ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, giáo viên chỉ dùng bảng, phấn làchính và sinh viên không thích học tiết học Nhạc lý phổ thông
Phỏng vấn một số giáo viên dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, đượcbiết rằng, họ nhận thức được lợi ích của việc sử dụng phương tiện trực quandạy học Tuy nhiên, họ ngại sử dụng vì mất nhiều thời gian chuẩn bị và mangPTTQ lên lớp, xuống lớp… Có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân chínhdẫn đến kết quả học tập phân môn Nhạc lý phổ thông của sinh viên CĐSPTiểu học còn chưa cao
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
của giáo trình “Lý thuyết âm nhạc cơ bản” dành cho hệ Trung học Âm nhạc
chuyên nghiệp, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, năm 2005
Giáo trình gốm 12 chương, cung cấp một số kiến thức về Lý thuyết âmnhạc gồm: Khái quát về âm thanh, tiết tấu, nhịp, quãng, điệu thức, hợp âm,giai điệu, các ký hiệu cách diễn tấu, một số phương pháp xác định giọng, dịchgiọng, chuyển giọng và giới thiệu sơ lược về âm nhạc truyền thống Việt Nam
Trang 4Phạm Tú Hương, tác giả cuốn“Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, dự án đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP Âm nhạc, Nxb ĐHSP,năm 2010
Giáo trình này cung cấp hệ thống lý thuyết âm nhạc gồm: khái quát về
âm thanh, cách ghi âm, nhịp, quãng, một số phương pháp xác định giọng vàchuyển giọng…
Trịnh Hoài Thu chủ biên của giáo trình “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”,
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, năm 2014
Giáo trình có 10 chương gồm những kiến thức về âm thanh, lối ghinhạc, nhịp, giọng, thang âm, điệu thức dân gian, hợp âm, giai điệu, lý thuyết
Âm nhạc đương đại và một số ký hiệu âm nhạc thường dùng
Hoàng Quốc Khánh, Luận văn tốt nghiệp Cao học Sư phạm Âm nhạc,
2013, Học viện Âm nhạc Huế, “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn lý
thuyết âm nhạc cơ bản cho CĐSP Âm nhạc trường CĐVHNT Đăk lăk”,
Đề tài nghiên cứu thực trạng và đưa ra những cải tiến nâng cao chấtlượng giảng dạy môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản cho sinh viên hệ CĐSP Âmnhạc ở trường CĐVHNT Đắk lắk
Nguyễn Thế Phương, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ LL&PPDHAN Khóa
1 trường ĐHSP Nhạc họa TW, năm 2014 “Giải pháp nâng cao chất lượng
học môn nhạc lý cho CĐSP Giáo dục Tiểu học, Trường CĐSP Hà Nam”.
Đề tài đề ra những giải pháp nâng cao nhằm tiến tới hoàn thiện và chínhqui hóa môn Nhạc lý trong chuyên ngành Giáo dục Tiểu học của TrườngCĐSP Hà Nam
Qua các công trình nghiên cứu, luận văn nêu trên, chúng tôi thấy phầnlớn các đề tài đều đi vào vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Nhạc lý
cơ bản Tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng phương
Trang 5tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viênCĐSP tiểu học tại Nam Định
Chúng tôi coi, các nghiên cứu đó là những tư liệu rất bổ ích, cần thiết đểtham khảo và tiếp thu trong quá trình nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu chương trình phân môn Nhạc lý phổ thông trong đào tạomôn âm nhạc cho sinh viên ở hệ CĐSP tiểu học
Làm rõ thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phânmôn Nhạc lý phổ thông ở trường CĐSP Nam Định
Lựa chọn, phân loại một số nhóm phương tiện trực quan cho dạy họcphân môn Nhạc lý phổ thông
Nghiên cứu đưa ra biện pháp hướng dẫn sử dụng phương tiện trực quantrong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc
lý phổ thông cho sinh viên hệ CĐSP Tiểu học
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc
lý phổ thông cho hệ CĐSP tiểu học tại Nam Định
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu
Trong thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:Phương pháp quan sát, dự giờ các tiết dạy học phân môn Nhạc lý phổthông để nghiên cứu thực trạng, làm rõ nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạyhọc còn hạn chế ở phân môn này
Phương pháp phỏng vấn giáo viên và điều tra bằng phiếu với sinh viên đểtìm hiểu nhận thức của họ về phương tiện trực quan và tình hình sử dụngphương tiện trực quan trong dậy học phân môn Nhạc lý phổ thông
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân tích, tổng hợp, phân loại,
hệ thống hóa những nội dung có liên quan đến đề tài
Phương pháp thống kê để đánh giá kết quả học tập phân môn Nhạc lý phổthông trước và sau thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm diện hẹp để kiểm chứng bước đầu kết quả nghiêncứu của đề tài
6 Những đóng góp của luận văn
Đề tài luận văn đã nghiên cứu, đưa ra biện pháp sử dụng phương tiệntrực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên hệ CĐSPTiểu học tại Nam Định
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc cho sinh viên, hướngtới hiệu quả giáo dục âm nhạc cho học sinh tiểu học Nam Định
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm có hai chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng phương tiện trực quantrong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông
Chương 2: Biện pháp sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạyhọc phân môn Nhạc lý phổ thông ở hệ CĐSP Tiểu học tại Nam Định
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG 1.1 Nhạc lý phổ thông
1.1.1 Nhạc lý
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để khắc họa cuộc sống, tưtưởng, tình cảm…của con người
Âm thanh trong âm nhạc là mối quan hệ tổng hòa các phương tiện diễn
tả như giai điệu, tiết tấu, hòa thanh, cường độ, nhịp dộ, âm sắc…
Âm nhạc có hệ thống lý luận bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, hòa âm, phântích tác phẩm, lịch sử âm nhạc…
Lý thuyết âm nhạc gồm những kiến thức về âm thanh, nốt nhạc, trường
độ, tiết tấu, quãng, điệu thức, giọng, hợp âm…
Lý thuyết âm nhạc là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo ngườihoạt động âm nhạc, giúp cho người học có kiến thức cơ sở để học, tìm hểu vềhòa âm, phân tích tác phẩm, lịch sử âm nhạc…
Sự hình thành lý thuyết âm nhạc có từ rất sớm trong lịch sử phát triểnnghệ thuật âm nhạc Người ta gọi nó theo ngôn ngữ của mỗi quốc gia, như:Tiếng Anh: Music theory
Tiếng Pháp: La théorie musicale de base
Tiếng Nga: Основы теории музыки
Tiếng Trung Quốc: Yīnyuè lǐlùn
Tiếng Việt Nam, tên môn học Lý thuyết âm nhạc, xuất phát từ việc dịchnghĩa từ tiếng nước ngoài Nó có khá nhiều tên gọi như: Lý thuyết âm nhạc cơ
Trang 8bản, Nhạc lý cơ bản, Nhạc lý, Lý thuyết âm nhạc, Nhạc lý sơ giản, Nhạc lýphổ thông… Tên gọi và nội dung của nó tùy mức độ sử dụng ở các chươngtrình đào tạo khác nhau.
1.1.2 Nhạc lý phổ thông trong đào tạo giáo viên hệ CĐSP Tiểu học
Tại những cơ sở đào tạo người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp - biểudiễn âm nhạc, lý luận, phê bình, sáng tác âm nhạc như: Học viện âm nhạcquốc gia Việt Nam, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, Đại học nghệ thuậtHuế, Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Nhạc, thì môn học này được
gọi là Lý thuyết âm nhạc.
Ở các hệ đào tạo giáo viên âm nhạc trình độ cao đẳng sư phạm âm nhạc,
trình độ đại học sư phạm âm nhạc thì môn học này có tên gọi là Lý thuyết âm
nhạc cơ bản hoặc Nhạc lý cơ bản.
Trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học hệcao đẳng, hệ đại học của nhiều trường, sinh viên các ngành SP Tiểu học và SPMầm non được học nhiều môn, trong đó có môn âm nhạc Một phần của môn
học Âm nhạc, là phân môn Nhạc lý sơ giản hoặc Nhạc lý phổ thông.
Ở hệ CĐSP Tiểu học tại Nam định thì đây là phân môn Nhạc lý phổ
thông, một phần của bộ môn Âm nhạc, trong toàn bộ chương trình đào tạo
giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng
Phân môn Nhạc lý phổ thông trong đào tạo giáo viên CĐSP Tiểu học
gồm những kiến thức âm nhạc khá đơn giản, cần thiết như về âm thanh, độcao, độ dài, tiết tấu, nhip, quãng, hợp âm, gam, điệu thức, dịch giọng,… Đó lànhững kiến thức cơ bản, là cơ sở để sinh viên có thể tiếp thu các phân mônkhác như: hát, tập đọc nhạc, sử dụng nhạc cụ, phương pháp dạy học âmnhạc…
Trang 9Tuy phân môn Nhạc lý phổ thông là đơn giản so với những chương trình
đào tạo khác, nhưng nội dung của nó vẫn là những kiến thức trừu tượng mangtính lý thuyết Vì vậy, vấn đề làm thế nào cho sinh viên hiểu, nắm chắc và vậndụng được kiến thức phân môn Nhạc lý phổ thông, vẫn là một thách thức đốivới giảng viên dạy học phân môn này
Điều đó đòi hỏi trước hết phải tìm hiểu, nắm vững quá trình dạy họcphân môn Nhạc lý phổ thông, những khái niệm cơ bản xung quanh vấn đề
này, để tìm được biện pháp phù hợp, cải thiện tình hình dạy học
1.2 Quá trình dạy học nhạc lý phổ thông
1.2.1 Quá trình dạy học
Sự truyền thụ kiến thức từ người dạy sang người học, để người học có thểnắm vững được kiến thức cũng cần có một quá trình Đó là quá trình mà cảngười dạy và người học đều phải nỗ lực hết sức nếu muốn đạt được kết quả cao
Qúa trình dạy học:
Quá trình dạy học là một quá trình phức tạp và rộng lớn bao gồm nhiềuthành tố liên quan chặt chẽ với nhau Có rất nhiều định nghĩa khác nhau vềquá trình dạy học tùy theo quan điểm tiếp cận về hoạt động dạy và học
Chẳng hạn, các nước sử dụng tiếng Anh khi nghiên cứu QTDH thườngxem xét hai phạm trù độc lập: dạy và học (teaching and learning) Theo đó,với hoạt động dạy có phương pháp dạy của giáo viên, với hoạt động học cóphong cách học của mỗi cá nhân
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động củangười dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng khônggian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học [10;29]
Trang 10Qua quá trình được đào tạo ở hệ Đại học sư phạm Âm nhạc, tiếp thu kiếnthức ở hệ cao học lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, đúc rút nhữngkinh nghiệm dạy học của bản thân chúng tôi hiểu rằng:
Quá trình dạy học là hệ thống những hành động liên tiếp và thâm nhậpvào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đạt được mụcđích dạy học và qua đó phát triển nhân cách của trò
Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học
Quá trình dạy học bao gồm các thành tố cơ bản: Giáo viên với hoạt độngdạy, học sinh với hoạt động học, nội dung dạy học, hình thức dạy học,phương pháp dạy học, phương tiện dạy học
Trong quá trình dạy học, các thành tố nói trên có quan hệ chặt chẽ và tácđộng qua lại lẫn nhau
Giáo viên và học sinh là hai đối tượng quan trọng nhất trong quá trìnhdạy học Giáo viên với hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, lãnhđạo hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho học sinh thực hiện đầy đủ
và có chất lượng những yêu cầu cần đạt mà mục đích và nhiệm vụ dạy học đãđặt ra
Nội dung dạy học là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cụ thể màngười học cần phải nắm vững trong quá trình dạy học Nội dung dạy học còngồm cả việc giáo dục thái độ cho học sinh
Hình thức dạy học là không gian, địa điểm và những điều kiện cần thiết
để thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh
Phương pháp và là hệ thống những cách thức hoạt động phối hợp củangười dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học
Trang 11Phương tiện dạy học là những đồ dùng, thiết bị mà giáo viên và học sinh sửdụng trong quá trình dạy học nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra.Nếu các thành tố: giáo viên - học sinh, mục đích - nhiệm vụ, nội dung,hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện… là các thành tố bên trong quátrình dạy học thì môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học…, được xem
là thành tố bên ngoài của quá trình dạy học
Các môi trường này không chỉ tác động đến hoạt động dạy học nóichung mà còn ảnh hưởng đến tất cả các thành tố cấu trúc bên trong quá trìnhdạy học Ngược lại, QTDH phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự vận động đi lêncủa các môi trường bên ngoài
Khi quá trình dạy học diễn ra, là các thành tố cơ bản nói trên: Thầy - trò,nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học có sự vận động và tácđộng lẫn nhau trong một cấu trúc nhất định để thúc đẩy quá trình dạy học pháttriển Nếu thiếu đi một trong những thành tố đó thì QTDH sẽ không thể đạtđược kết quả cao
1.2.2 Dạy học nhạc lý phổ thông ở hệ CĐSP Tiểu học
Quá trình dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông diễn ra với các thành tố
cơ bản: Người dạy, người học, nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện cụ thể như sau:
Người dạy là giảng viên chuyên ngành sư pham âm nhạc, sử dụng cácphương pháp và phương tiện dạy học âm nhạc phù hợp để giúp cho người học chủđộng tích cực nắm bắt được nội dung kiến thức phân môn Nhạc lý phổ thông.Người học là sinh viên CĐSP Tiểu học chủ động và tích cực trong họctập để nắm được những kiến thức nhạc lý phổ thông quy định trong chươngtrình phân môn
Trang 12Nội dung phân môn Nhạc lý phổ thông bao gồm những tri thức về: Âmthanh, cao độ, trường độ, quãng, gam, điệu thức, giọng, hợp âm…
Hình thức dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông là lớp học lớn, khoảng
40 sinh viên một lớp
Phương pháp dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông được sử dụng là cácphương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, phươngpháp thực hành luyện tập, phương pháp trình bày tác phẩm …
Phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông lànhạc cụ, bảng biểu, sơ đồ máy vi tính, máy chiếu …, những đồ dùng giúp chosinh viên nhận thức nội dung phân môn Nhạc lý phổ thông một cách cụ thể và
dễ dàng hơn
1.3 Phương tiện trực quan
Để tìm hiểu được rõ tầm quan trọng của phương tiện trực quan trong quátrình dạy học nhạc lý phổ thông, chúng tôi xác định là phải làm rõ được cáckhái niệm: Phương tiện, Trực quan, Phương tiện trực quan
để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, địnhluật, Hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động đều có những phương tiện phù hợp đểhoạt động Chẳng hạn, trong lĩnh vực giao thông, có các phương tiện giao
Trang 13thông, vận chuyển… nối liền quan hệ giữa các vùng; trong lĩnh vực y tế, cócác phương tiện khám chữa bệnh là các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng khác nhau.Trong lĩnh vực giáo dục, dạy học cũng có những phương tiện riêng để phục
vụ cho quá trình dạy học
Như vậy, có thể hiểu rằng, trong dạy học, cái mà giáo viên sử dụng đểđạt mục đích giúp cho sinh viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng cụthể của bài học, được gọi là phương tiện
Trực quan là những gì được nhận biết dưới các hình thức cảm giác, trigiác, biểu tượng Nó cho ta một hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng.Trên cơ sở đó, nhận thức con người đi vào các giai đoạn cao hơn của tư duytrừu tượng
Như vậy có thể thấy con đường người dạy truyền đạt kiến thức bằngcách để người học tiếp xúc trực tiếp với những sự vật, hiện tượng, hay hình
Trang 14tượng của chúng, qua thị giác, thính giác, xúc giác… là tiền đề quan trọng đểhình thành các khái niệm
1.3.3 Phương tiện trực quan
Nói về phương tiện trực quan trong dạy học, có nhiều cách diễn đạt khácnhau về khái niệm này
Phương tiện trực quan là (đồ dùng, thiết bị dạy học) một vật thể hoặcmột tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nângcao hiệu quả của quá trình này, giúp sinh viên lĩnh hội khái niệm, định luật…,hình thành các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ cần thiết
Phương tiện trực quan là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp
GV hay SV tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và giáodưỡng ở các cấp học, các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện đượcnhững yêu cầu của chương trình giảng dạy
Phương tiện trực quan là chỉ một vật thể hoặc một tập hợp những đốitượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiểnhoạt động nhận thức của SV, còn đối với SV thì đây là các nguồn tri thức, làphương tiện giúp SV lĩnh hội các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học,hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ các mụcđích dạy học và giáo dục
Phương tiện trực quan bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đếnphức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt
và sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
Phương tiện trực quan là một tập hợp những đối tượng vật chất đượcgiáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt độngnhận thức của sinh viên Đối với SV đó là nguồn tri thức phong phú sinhđộng, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kỹnăng, kỹ xảo
Trang 15Theo chúng tôi, có thể hiểu phương tiện trực quan là một tập hợp tất cảcác đồ dùng và thiết bị dạy học mà người giáo viên và sinh viên sử dụng trongquá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học Đó là những công cụgiúp người giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và giúp người họclĩnh hội tri thức cũng như tổ chức hoạt động nhận thức của mình có hiệu quả.
1.3.4 Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học phân môn nhạc
lý phổ thông
Đối với những nội dung có tính lý thuyết, đòi hỏi người học phải tư duytrừu tượng và tư duy logic như ở phân môn Nhạc lý phổ thông thì phương tiệntrực quan là thành tố đóng vai trò rất quan trọng
Phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông giúpgiảng viên dễ dàng thiết kế các bài giảng có hình nốt nhạc, những bài kiểm tra
âm nhạc, tạo các slide với nội dung cô đọng, dễ nhớ bằng việc chèn hình ảnh
về quãng, hợp âm, điệu thức để minh họa Các giai điệu, hợp âm vang lên từđàn, các bảng biểu, sơ đồ về quãng, điệu thức sẽ giúp giảng viên truyền đạtnội dung bài học một cách khoa học, làm cho tiết học Nhạc lý phổ thông sôinổi và đạt hiệu quả hơn
Phương tiện trực quan trong dạy học nhạc lý phổ thông giúp SV huyđộng sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói, tạo điều kiện dễhiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát,
óc tò mò khoa học sáng tạo của sinh viên
Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học nhạc lý phổ thông khiếncho những khái niệm trừu tượng như gam, điệu thức, giọng, hợp âm… trở nên
rõ ràng, cụ thể, SV dễ tiếp nhận Cho SV nghe âm nhạc vang lên trực tiếp từnhững nhạc cụ phổ thông hay băng đĩa từ đài cát sét…, kết hợp với xem bảngbiểu, sơ đồ, hình ảnh… chắc chắn tác động mạnh mẽ tới họ hơn là chỉ dùng
Trang 16lời nói Vì thế, trong dạy học Nhạc lý phổ thông, GV không những cần giỏi về
về lý luận, mà còn phải biết sử dụng đàn, và các thiết bị khác…
Phương tiện trực quan và các phương pháp dạy học dùng trong quá trìnhdạy học phân môn Nhạc lý phổ thông có mối quan hệ mật thiết với nhau.Trong khi thuyết trình về các khái niệm quãng, hợp âm, giáo viên sử dụngPTTQ phù hợp sẽ làm cho các khái niệm bớt trừu tượng Khi hướng dẫn SVthực hành luyện tập thì các PTTQ sẽ cụ thể hóa những nội dung luyện tậpbằng các miếng ghép, bảng biểu…, giúp SV dễ dàng thực hành để nắm cáckhái niệm
Như vậy, có thể nói là phương tiện trực quan không chỉ gắn bó chặt chẽvới các thành tố cơ bản trong quá trình dạy học Nhạc lý phổ thông, mà nó còn
có ý nghĩa to lớn mang lại hiệu quả tích cực trong nhận thức của sinh viên đốivới những kiến thức, kỹ năng âm nhạc của phân môn này
1.4 Thực trạng dạy học nhạc lý phổ thông ở trường CĐSP Nam Định
1.4.1 Vài nét trường CĐSP Nam Định
Trường CĐSP Nam Đinh là nơi đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn lượt giáoviên, cán bộ quản lý cho ngành giáo dục của tỉnh Nam Định nói riêng và cảnước nói chung Đây là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, lâu năm đượcnhà nước, xã hội công nhận Năm 1965 tỉnh Nam Hà được thành lập trên cơ
sở hợp nhất hai tỉnh Nam Định và Hà Nam đến năm 1997 tỉnh Hà Nam đượctách ra, trường đổi tên là trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Trường có các phòng chức năng và bốn khoa: Khoa xã hội, khoa Tiểuhọc mầm non, khoa Tự nhiên, khoa Ngoại ngữ
Trong trường có các hệ đào tạo chính quy và không chính quy Trung cấp
sư pham, cao đẳng sư phạm nhiều ngành như: Toán lý, Toán hóa, Toán tin,Tin kỹ thuật công nghiệp, Hóa sinh, Sinh kỹ thuật nông nghiệp, Văn sử, Văn
Trang 17địa, Văn công tác đội, Văn giáo dục công dân, Giáo dục công dân sử, Sử địa,Tiếng Anh, Âm nhạc , Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Mầm non, Tiểu học.
Chuyên ngành CĐSP Tiểu học và Mầm non luôn có đông đảo sinh viêntheo học
Một số nét về khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non
Khoa SP Tiểu học - Mầm non có các chức năng và nhiệm vụ sau: Đàotạo giáo viên Mầm non trình độ Trung cấp, Cao đẳng; đào tạo giáo viên Tiểuhọc trình độ Trung cấp, Cao đẳng; đào tạo Trung cấp, Cao đẳng ngoài sưphạm theo nhu cầu của địa phương
Hiện nay ở Khoa có 17 Giảng viên, trong đó có 8 Thạc sĩ, và 4 học viênđang đi học cao học, số lượng giáo viên âm nhạc là 5 người Định hướng củaKhoa và Nhà trường trong những năm tới sẽ không ngừng bồi dưỡng, nângcao chất lượng đội ngũ giảng viên
1.4.2 Chương trình học phần nhạc lý phổ thông hệ CĐSP Tiểu học
1.4.2.1 Khung chương trình phân môn Nhạc lý phổ thông
Chương trình đào tạo hệ CĐSP Tiểu học được triển khai trong 3 nămđào tạo theo tín chỉ, đúng với quy định của Bộ giáo dục - Đào tạo
Toàn khóa CĐSP Tiểu học bao gồm 123 tín chỉ Trong đó, thời lượngdành cho Môn âm nhạc là 6 tín chỉ
Môn Âm nhạc có ba phân môn, phân bố như sau:
Nhạc lý phổ thông - 2 tín chỉ
Đọc - Ghi nhạc - 2 tín chỉ
Hát - 2 tín chỉ
Trang 18Trong chương trình phân môn nhạc lý phổ thông của hệ CĐSP Tiểu học,nội dung kiến thức được chia thành 8 chương:
Chương I: Âm thanh - Cao độ
Chương II:Trường độ của âm thanh
Chương III: Nhịp - phách - Tiết tấu
Chương IV: Các loại dấu hóa - Hóa biểu
Chương V: Quãng
Chương VI: Hợp âm
Chương VII: Điệu thức - Gam - Giọng
Chương VIII: Dịch giọng
Về giáo trình: Do chưa biên soạn được giáo trình, nên giảng viên tổ âmnhạc dạy học dựa vào các giáo trình sau:
Phạm Tú Hương: Giáo trình “Lý thuyết Âm nhạc cơ bản” – Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2010
Hoàng Long – Hoàng Lân: Giáo trình “Âm nhạc và phương pháp dạy
học Âm nhạc”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012.
1.4.3 Tình hình dạy học phân môn nhạc lý phổ thông
1.4.3.1 Đặc điểm khả năng âm nhạc của sinh viên CĐSP Tiểu học Trường CĐSP Nam Định
Để chất lượng giảng dạy và học tập đạt kết quả cao, ngoài yếu tố ngườithầy còn phải kể đến yếu tố người học Qua khảo sát thực tế, cho thấy khảnăng âm nhạc cùa sinh viên trường CĐSP Nam Định có một số đặc điểm nhưsau:
Tuyển sinh ngành cao đẳng sư phạm tiểu học với 3 môn Văn, Toán,Anh, không tuyển năng khiếu âm nhạc nên chất lượng khả năng âm nhạc của
Trang 19sinh viên là không đồng đều, nhìn chung là thấp Đa số SV còn hạn chế vềnăng khiếu âm nhạc
Một số sinh viên sống ở thành phố Nam Định, hoặc ở các thành phốkhác có được tiếp xúc với âm nhạc từ trước Trong số này có những em cógiọng hát rất tốt Có một vài em đã từng tham gia một số cuộc thi giọng háthay ở tỉnh nhà Những sinh viên này tiếp cận với môn học âm nhạc khá dễdàng Các em có khả năng nghe nhạc, đọc nhạc khá nhanh Trong học hát, các
em thể hiện bài hát khá diễn cảm Có một số sinh viên có giọng hát khá hayvới âm sắc giọng đẹp, âm vực giọng khá rộng, có thể thể hiện được một số bàihát có phong cách nhạc trẻ, nhạc thính phòng, dân ca… Khả năng ghi nhớ âmnhạc của những sinh viên này là tương đối tốt Các em dễ dàng tham gianhững hoạt động âm nhạc của khoa, của nhà trường tổ chức và là những hạtnhân âm nhạc của phong trào văn nghệ ở nhà trường
Phần lớn sinh viên thuộc hệ CĐSP Tiểu học xuất thân từ những vùng nôngthôn, ở các huyện lân cận hoặc xa thành phố, nhiều em đến từ các huyện vùngbiển Nam định Một số ít sinh viên đã từng tham gia văn nghệ, ca hát trong xóm,trongg xã Trong những sinh viên này, những em có năng khiếu âm nhạc làkhông nhiều Khi tiếp cận với âm nhạc, phần lớn SV ở nông thôn còn rất lúngtúng và hạn chế về một số mặt Về giọng hát, các em hát bằng giọng hát tựnhiên, bản năng, âm vực giọng hát hẹp Khi hát, một số em còn hát sai về cao
độ, hoặc hát chậm hơn nhịp độ quy dịnh Khả năng nghe nhạc của những sinhviên đến từ nông thôn còn yếu Quá trình dạy học tập đọc nhạc cho thấy các emgặp nhiều khó khăn để thực hành được đúng yêu cầu của giảng viên Khả năngnắm bắt nhịp phách, tiết tấu, cũng như thực hành đọc các quãng có cao độ phứctạp của họ cũng còn chậm, phải luyện tập nhiều lần
Trang 20Qua quan sát một số giờ học hát của sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểuhọc thấy được việc ghi nhớ cao độ, giai điệu các bài hát của sinh viên cònchưa tốt Khi vừa học xong một bài hát hay một nội dung âm nhạc mà giáoviên yêu cầu các sinh viên thực hành lại ngay trong giờ học thì sinh viên chưalàm được
Sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học tuy còn hạn chế về năng khiếu âmnhạc và chênh lệch nhiều về khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng âm nhạc.Nhưng hầu hết sinh viên CĐSP Tiểu học đều có khả năng tiếp thu các kiếnthức văn hóa khác Họ xác định rất rõ mục tiêu ngành nghề mà sau này ratrường họ sẽ sử dụng là dạy học cho học sinh tiểu học.Họ rất chăm chỉ và tíchcực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện tất cả các môn học trong chươngtrình đào tạo
1.4.3.2 Tình hình dạy học phân môn nhạc lý phổ thông
Qua tìm hiểu thực tế, dự giờ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông tạitrường cho thấy trong mỗi tiết học giảng viên thường thuyết trình, giải thíchcác khái niệm là chính Hầu hết các tiết học phân môn này không thấy sửdụng tới bảng biểu hay máy móc hỗ trợ Chỉ có một đôi tiết học là thấy códùng đàn Organ
Một vài giảng viên còn lược bỏ một số nội dung bài giảng để theo kịptiến độ giảng dạy Do vậy, những kiến thức nhạc lý phổ thông bị lược bỏ đãtrở thành những bài học thuộc lòng
Trao đổi trực tiếp với giảng viên dạy học phân môn Nhạc lý phổ thôngtại trường, được biết, họ rất ngại sử dụng các phương tiện trực quan trong quátrình dạy học Vì muốn dùng phương tiện trực quan thì giảng viên cần phải có
sự chuẩn bị Khi muốn dùng bảng biểu cho sinh viên xem, giảng viên phảimang ra ngoài để in từ giáo trình hoặc mất nhiều thời gian để vẽ Cũng như
Trang 21khi chuẩn bị cho sinh viên nghe một đoạn nhạc, giảng viên phải tập trước ởnhà với đàn Organ, hay đàn Guitar Giảng viên còn ngại mang PTTQ lên lớp,xuống lớp.
Quan sát, dự giờ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, cho thấy, sinhviên phải tiếp thu kiến thức âm nhạc một cách khó khăn
Tiết học phân môn Nhạc lý phổ thông diễn ra khá nặng nề và trầm lặng.Sinh viên chủ yếu là nghe và ghi rất ít được thực hành Các khái niệm âmnhạc được sinh viên nhận biết chủ yếu bằng ngôn ngữ, mô tả bằng lời củagiảng viên Vì cố hình dung khái niệm âm nhạc như quãng, hợp âm, gam,giọng, điệu thức …, qua phần mô tả của giảng viên nên nhiều sinh viên tỏ ramệt mỏi, uể oải và chậm phản ứng theo yêu cầu của giảng viên
Trao đổi với một số sinh viên, được biết, những khái niệm âm nhạc màcác em tiếp cận trong lớp học rất trừu tượng, khó hình dung và khó nhớ.Nhiều em cho rằng từ những kiến thức âm nhạc này đến việc có thể thực hànhđược cũng còn một khoảng cách
Từ những gì thấy được qua dự giờ quan sát và trao đổi đối với giảngviên âm nhạc, với sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học, chúng tôi đã tiếnhành tổng hợp kết quả điểm thi kết thúc phân môn Nhạc lý phổ thông của sinhviên hai khóa 33 và 34, để làm rõ chất lượng dạy học phân môn này nhữngnăm trước đây
Trang 22Kết quả học tập nhạc lý phổ thông của sinh viên khóa 33 và khóa 34
năm học 2013 và 2014.
Bảng 1: Tổng hợp kết quả học tập phân môn NLPT
lý phổ thông còn chưa cao
Để làm rõ vấn đề sinh viên có quan tâm, hứng thú với phân môn nhạc lýphổ thông hay không, sinh viên có mong muốn gì để học tập Nhạc lý phổthông tốt hơn, chúng tôi đã sử dụng hai phiểu điều tra 80 sinh viên CĐSPTiểu học khóa 33, khóa 34 Họ là những sinh viên đã được học phân môn này
từ những học kỳ trước
Phiếu điều tra số 1 để điều tra mức độ hứng thú học tập của sinh viêntrong các tiết học phân môn Nhạc lý phổ thông và kết quả điều tra thể hiệntrên bảng 2
Trang 23Bảng 2: Tổng hợp kết quả điều tra hứng thú của sinh viên với NLPT
Câu 1: Bạn có thích học Nhạc lý phổ thông không?
vì sao có một số lượng lớn sinh viên không thích học phân môn Nhạc lý phổthông Và tìm hiểu mong muốn của sinh viên muốn cải thiện vấn đề gì tronggiờ học Nhạc lý phổ thông
Bảng 3: Tổng hợp kết quả điều tra yếu tố cần cải thiện trong dạy học NLPT
Câu 2: Bạn muốn cải thiện điều gì trong giờ học nhạc lý phổ thông:
2 Bổ sung các phương tiện trực
Trang 24Qua bảng 3 cho thấy hầu hết tất cả các sinh viên đều muôn bổ sung cácphương tiện trực quan trong giờ học Phải chăng giảng viên giảng dạy bộ mônnày trong các tiết học không sử dụng phương tiện trực quan?
Chúng tôi đã tiến hành quan sát, dự giờ, phỏng vấn và trao đổi với một sốgiảng viên giảng dạy bộ môn này thì kết quả thu được như sau: Sử dụngPTTQ trong quá trình dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông còn chưa đượcgiảng viên quan tâm đến, còn ít sử dụng PTTQ trong giờ dạy Đó cũng có thểchính là nguyên nhân khách quan dẫn đến những biểu hiện không tích cựctrong các giờ dạy hoc phân môn này Chúng tôi cho rằng kết quả dạy họcphân môn Nhạc lý phổ thông như vậy sẽ có ảnh hưởng không ít đến việc tiếpthu các nội dung khác trong môn Âm nhạc của sinh viên CĐSP Tiểu học
Tiểu kết chương 1
Dạy học và giáo dục âm nhạc ở trường tiểu học đòi hỏi phải có một độingũ giáo viên tiểu học có khả năng tổ chức cho học sinh ca hát, phát triển khảnăng nghe nhạc, làm quen với tập đọc nhạc, thông qua đó tiếp cận với cáckiến thức sơ giản về âm nhạc
Trường CĐSP Nam Định là nơi đào tạo các hệ giáo viên tiểu học trình
độ CĐSP Trong chương trình đào tạo toàn khóa, sinh viên được học âm nhạcvới những kiến thức đầu tiên ở phân môn Nhạc lý phổ thông
Nội dung phân môn Nhạc lý phổ thông mang tính lý thuyết, trừu tượng,đòi hỏi người giảng viên âm nhạc phải biết cụ thể hóa, làm rõ các khái niệm
để sinh viên dễ dàng tiếp thu và thực hành những kiến thức âm nhạc, đáp ứngđược yêu cầu mục tiêu dạy học phân môn này
Trong chương 1, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phântích, tổng hợp, khái quát hóa để làm rõ những khái niệm cần thiết về quá trìnhdạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, về vai trò của phương tiện trực quanđối với việc dạy học của giáo viên và sinh viên CĐSP Tiểu học
Trang 25Chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, dự giờ, phỏng vấn,trao đổi để tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông một sốkhóa sinh viên trước đây, để thấy được chất lượng dạy học phân môn này cònthấp, mà nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng này là vấn đề dùngphương tiện trực quan còn chưa được quan tâm sử dụng.
Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Âm nhạc nói chung và phân mônNhạc lý phổ thông nói riêng trong đào tạo ở hệ CĐSP Tiểu học tại Nam Định,chúng tôi cho rằng cần mạnh dạn nghiên cứu đưa ra các biện pháp sử dụngphương tiện trực quan để giúp cho giảng viên và sinh viên thực hiện quá trìnhdạy học phân môn này một cách thuân lợi và dễ dàng hơn
Trang 26Chương 2 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG Ở HỆ
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TẠI NAM ĐỊNH
2.1 Những nội dung nhạc lý phổ thông cần sử dụng phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạyhọc phân môn Nhạc lý phổ thông Những nội dung của bài học Nhạc lý phổthông đòi hỏi tư duy trừu tượng, tư duy logic cao sẽ được cụ thể hóa qua cácphương tiện nghe thấy, nhìn thấy một cách trực tiếp Khi giảng viên sử dụngphương tiện trực quan phù hợp, linh hoạt và vừa đủ để làm rõ nội dung nhạc
lý phổ thông, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu được kiến thức trong tiết học đó.Qua tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phânmôn Nhạc lý phổ thông chúng tôi thấy được rằng thiếu sót trong quá trình dạyhọc phân môn này chính là sự thiếu quan tâm sử dụng phương tiện trực quannên dẫn đến kết quả học tập của sinh viên còn chưa được cao
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng phương tiện trực quantrong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên Cao đẳng sư phạmTiểu học tại Nam Định, chúng tôi đã khái quát nội dung phân môn Nhạc lýphổ thông theo đề cương chi tiết học phần của nhà trường và dự kiến nhữngphương tiện trực quan có thể được sử dụng vào từng chương như sau:
Chương I - Âm thanh, cao độ, phương tiện trực quan có thể sử dụng là
đàn Organ, đàn Guitar, máy chiếu…
Chương II - Trường độ của âm thanh, phương tiện trực quan có thể sử
dụng là sơ đồ, đàn Organ, máy chiếu…
Chương III - Nhịp, phách, tiết tấu, phương tiện trực quan có thể sử dụng
như là máy chiểu, Thanh phách, Song loan, Trống…
Trang 27Chương IV - Các loại dấu hóa, hóa biểu, phương tiện trực quan có thể
sử dụng là sơ đồ, máy chiếu, một số phần mềm tin học
Chương V - Quãng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là bảng biểu,
máy chiếu, đàn Guitar, đàn Organ…
Chương VI - Hợp âm, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn
Organ, đàn Guitar, máy chiếu, máy tính
Chương VII - Điệu thức, gam, giọng, phương tiện trực quan có thể sử
dụng là bảng biểu, đàn Organ, máy tính, máy chiếu…
Chương VIII - Dịch giọng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn
Organ, máy tính, máy chiếu, loa, đài…
Trong quá trình thực tiễn, tùy theo nội dung bài học mà giáo viên linhhoạt lựa chọn và thay đổi phương tiện trực quan để mang lại hiệu quả caotrong việc truyền đạt nội dung bài học Nhạc lý phổ thông cho sinh viên Qua thống kê trên, chúng tôi thấy các phương tiện trực quan có thể sửdụng được trong hầu hết tất cả các nội dung dạy học phân môn Nhạc lý phổthông Tuy nhiên, để nắm vững được cách sử dụng các phương tiện trực quanthì cần phân loại chúng theo từng nhóm
2.2 Một số nhóm phương tiện trực quan trong dạy học phân môn nhạc lý phổ thông
Trong quá trình một số năm dạy học nhạc lý phổ thông Nghiên cứu, tìmhiểu, đúc kết kinh nghiệm sử dụng phương tiện trực quan của các giáo viên đitrước, chúng tôi đã chia các phương tiện trực quan trong dạy học phân mônNhạc lý phổ thông thành 4 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhạc cụ phổ thông
Nhóm 2: Giáo cụ trực quan
Nhóm 3: Trang thiết bị điện tử
Nhóm 4: Phần mềm tin học
Trang 28Mỗi một phương tiện trực quan trong từng nhóm đều có những cấu tạo,chức năng, ưu điểm và nhược điểm riêng Muốn sử dụng các phương tiện trựcquan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông để giúp sinh viên tiếp thukiến thức nội dung phân môn một cách dễ dàng và hiệu quả thì giảng viên cầnphải nắm vững được cấu tạo, chức năng cũng như ưu điểm và nhược điểm củamỗi phương tiện trực quan đó.
2.2.1 Nhóm nhạc cụ phổ thông
Nhạc cụ phổ thông là những nhạc cụ mà giảng viên có thể dễ dàng sử dụng
và được sử dụng một cách rộng rãi Sử dụng phương tiện dạy học là nhạc cụ,giảng viên sẽ thể hiện được trình độ học vấn âm nhạc, kiến thức và đặc biệt lànăng lực hoạt động âm nhạc của bản thân
Đặc biệt khi sử dụng nhạc cụ phổ thông trong dạy học Nhạc lý phổ thông,giảng viên sẽ trực tiếp truyền đạt các nội dung bài học đến sinh viên bằng conđường tác động vào thính giác, giúp sinh viên cảm nhận được dễ dàng hơncác cao độ, tiết tấu, giai điệu, tính chất của các quãng, các hợp âm
Một số loại nhạc cụ phổ thông có thể kể đến như: Đàn Organ, đàn Guitar,Trống, Thanh phách, Song loan
Trang 29Đàn Organ thông thường có 61 phím Đàn Organ hoạt động dựa trênbăng thu Người ta thu âm thanh của các nhạc cụ khác rồi cài vào trong đàntheo hệ thống phím Một đàn Organ thông dụng sẽ nhại được khoảng gần 200tới 600 âm sắc nhạc cụ, tùy thuộc vào bộ nhớ trong đàn Ngoài ra, hầu hết đànOrgan đều trang bị chức năng hòa đệm tự động với các tiết tấu, nhịp điệu đadạng và sáng tạo được thu sẵn trong đàn như: Rumba, chachacha, pop, rock Đàn Organ được xem là nhạc cụ có khả năng ứng dụng cao, dễ học và khảnăng trình diễn đa dạng Tuy nhiên, đàn Organ phát ra âm lượng khá to vàkhá ồn, sử dụng trong dạy học dễ ảnh hưởng đến các lớp khác.
Đàn Organ có thể được sử dụng để minh họa nhiều nội dung nhạc lý phổthông Để phù hợp với việc dạy học âm nhạc nói chung và dạy học phân mônnhạc lý phổ thông nói riêng cho hệ CĐSP Tiểu học, giảng viên nên chọnnhững loại đàn Organ có nhiều ứng dụng hơn trong việc phối âm, có nhiều
âm sắc, điệu nhạc nền
Đàn Guitar:
Đàn Guitar là loại nhạc cụ có phím và dây Đàn Guitar ngày nay có 6 dây,tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn Guitar có 4, 7, 8, 10 và 12 dây ĐànGuitar được cấu tạo bởi nhiều bộ phận:
Thùng đàn: Đây là bộ phận quan trọng nhất của đàn Guitar Nó có tácdụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh
Đầu đàn và bộ khóa trên đàn: Đầu đàn là bộ phận để gắn bộ khóa đàn
Bộ khóa đàn có công dụng giữ dây và điều chỉnh cao độ của từng dây đàn.Lược đàn: Lược đàn có thể được làm từ xương hoặc nhựa dùng để chiadây đàn Lược đàn giúp cho dây đàn có một khoảng cách nhất định so vớiphím đàn, để các dây khi rung không chạm vào phím, gây rè tiếng
Cần đàn: Trên cần đàn có mặt phím và phím đàn Cần đàn là bộ phậnliên kết đầu và thùng đàn Mặt phím là một miếng gỗ dài được gắn với cần
Trang 30đàn đó là nơi các ngón của tay trái bấm vào đó để tạo ra các nốt nhạc, các giaiđiệu có cao độ khác nhau.Phím đàn là các thanh kim loại để chia mặt phímthành các ngăn phím Mỗi một ngăn phím là một nốt nhạc.
Các chấm đánh dấu: Các chấm đánh dấu có mầu trắng hoặc đen trên cầnđàn ở ngăn phím số 3, 5, 7, 9, 12 Đó là các dấu mốc quan trọng để sử dụng 5thế bấm trên đàn Guitar
Lỗ thoát âm: Lỗ thoát âm là nơi khuếch đại âm thanh của đàn Lực gảycủa các ngón ở bàn tay phải, kết hợp với vị trí gảy trên lỗ thoát âm sẽ tạo racường độ to nhỏ, mạnh nhẹ khác nhau của tiếng đàn Guitar
Ngựa xương đàn: là một miếng gỗ mỏng được đặt ngay trên mặt đànphía dưới lỗ thoát âm dùng để “neo” dây đàn vào thùng đàn
Đàn Guitar có ứng dụng rộng rãi trong thể hiện các loại nhạc Có thểdùng đàn này đệm cho hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu
Đàn Guitar có ưu điểm là nhẹ nhàng, dễ di chuyển, không gây tiếng ồn lớntrong không gian cần yên tĩnh, trong khi lớp học Nhạc lý phổ thông diễn bêncạnh các lớp học khác Đặc biệt, khi không có điện thì đàn Guitar rất hữu ích.Đàn Guitar cũng có nhược điểm là âm thanh nhỏ, chỉ có một âm sắc…Trong dạy học các nội dung phân môn Nhạc lý phổ thông giảng viên nênchọn loại đàn Guitar thùng có 6 dây (mi, la, rê, sol, si, mi) loại đàn Guitar nàyrất gọn, nhẹ và Giảng viên có thể dùng đàn Guitar vào minh họa mộ số nộidung: Âm thanh, cao độ, quãng hòa thanh, quãng giai điệu, tiết tấu, hợp âm,gam…
Trống:
Trống là nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, trống có rất nhiều loại, trốngcái, trống con, trống, trống bongo,…
Trang 31Trống giữ nhịp cho nhạc, làm cho âm nhạc trở nên sinh động Trốngđược chia làm ba phần là mặt trống, thân trống và đế trống Trống thườngđược chơi bằng cách đánh bằng tay hoặc với một hoặc hai dùi trống
Khi dùng dùi trống gõ vào thân trống tạo ra những âm sắc khác biệt đểthể hiện phách Khi dùng tay vỗ vào mặt trống những lực khác nhau tạo ra độmạnh nhẹ của phách
Loại nhạc cụ này có ưu điểm là nhỏ gọn và dễ sử dụng tuy nhiên Trống
có độ âm vang lớn, gây ồn ào, mặt trống thường được làm bằng da, thân trốnglàm bằng gỗ nếu không được bảo quản tốt mặt trống dễ bị mốc và thân trống
để gõ xuống thân của nó, tạo ra âm thanh “Cốp cốp” đều đặn
Song loan dùng để giữ nhịp, không thể độc tấu Song loan có vị trí cơbản trong dàn nhạc tài tử và cải lương, nó có vai trò rất quan trọng trong việcgiữ trường can, các nhạc cụ khác theo đó mà giữ tiết tấu, nhịp điệu của mìnhtrong hòa tấu Âm thanh của song loan nghe đanh và gọn, vang rất xa, khôngcần qua hệ thống khuếch đại
Khi sử dụng song loan, người dùng thường dùng tay hoặc chân đập vàodùi gõ, dùi gõ đập vào song loan tạo ra âm thanh
Giảng viên có thể sử dụng song loan để giữ nhịp cho sinh viên tập đánhmột số các loại nhịp cơ bản, trong thực hành, ôn tập nội dung loại nhịp, tiếttấu
Trang 32Thanh phách:
Thanh phách bao gồm hai thanh gỗ cứng hoặc bằng hai thanh tre dàikhoảng 18 cm, đường kính khoảng 2 cm Âm thanh của phách thanh thoát,nhẹ nhàng Phách gỗ tiếng vang, phách tre tiếng gọn Phách có thể giữ nhịp,
gõ phách
Thanh phách là loại nhạc cụ có ưu điểm dễ chế tạo và sử dụng Giảngviên nên tận dụng các chất liệu sẵn có của địa phương như: gỗ, tre, nứa, sừngtrâu… để làm thanh phách
Trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, thanh phách có thể dùng khi
ôn tập hoặc kiểm tra để sinh viên gõ tiết tấu, làm quen với nhịp, phách
Tóm lại mỗi loại nhạc cụ nêu trên đều có cấu tạo, chức năng khác nhau.Cách sử dụng chúng không giống nhau Mỗi nhạc cụ lại có những ưu điểm riêng
và những hạn chế nhất định Nắm vững các đặc điểm của mỗi nhạc cụ, sẽ giúpgiảng viên lựa chọn để sử dụng minh họa phù hợp với từng nội dung nhạc lý phổthông
Bên cạnh nhóm nhạc cụ phổ thông, trong thực tế dạy học còn có nhữngphương tiện trực quan khác cũng rất thuận tiện để hỗ trợ cho các phương phápdạy học âm nhạc
2.2.2 Nhóm giáo cụ trực quan
Giáo cụ trực quan là đồ dùng dạy học tác động trực tiếp vào thị giác củangười học, làm cho người học thấy được một cách cụ thể nội dung bài giảng Giáo cụ trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông bao gồm:Bảng biểu, sơ đồ, các tấm ghép… Khi sử dụng các giáo cụ trực quan, giảngviên thường kết hợp sử dụng các giáo cụ trực quan với các phương pháp dạyhọc âm nhạc để giúp sinh viên nắm vững nội dung bài học
Trang 33Sơ đồ, bảng biểu:
Sơ đồ là hình vẽ sử dụng những đoạn thẳng, đường cong hay các hìnhkhác để xắp xếp, bố trí trên cơ sở thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng,khái niệm, kí hiệu liên quan
Bảng biểu là sử dụng hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để mô hìnhhóa bài học
Sơ đồ và bảng biểu thường được in, vẽ ra khổ giấy A0, hay bìa cứng Sơ
đồ, bảng biểu thường dùng dây thép để treo lên tường hoặc gắn trực tiếp lênbảng hoặc có giá đỡ
Sơ đồ, bảng biểu trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông là nhữnghình ảnh minh họa nội dung dạy học do giảng viên tổng hợp, khái quát vàsáng tạo ra Hoặc là những hình ảnh minh họa nội dung bài học có sẵn tronggiáo trình
Bảng biểu có thể được giảng viên dùng trong nội dung cấu tạo của cácdạng hợp âm ba, các loại quãng cơ bản Sơ đồ có thể được giảng viên sử dụng
để biểu thị tương quan giữa các trường độ nốt nhạc…
Tấm ghép:
Qua quan sát dự giờ một số tiết học của các bộ môn khác như môn hóahọc Chúng tôi thấy được, giảng viên sử dụng các tấm ghép, bộ ghép để giớithiệu và ôn tập cho người học ghi nhớ các nguyên tố hóa học Dưới sự hướngdẫn của giảng viên, người học sử dụng tấm ghép và ghi nhớ những kiến thứctrên tấm ghép rất nhanh
Đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, chúng tôi thấy trong âmnhạc cũng có rất nhiều những kí hiệu âm nhạc như khóa nhạc, dấu hóa, nốtnhạc, dấu lặng…cũng có thể đưa vào các tấm ghép để sử dụng trong dạy họcphân môn Nhạc lý phổ thông
Trang 34Tấm ghép là những miếng ghép nhỏ bằng giấy, bìa cứng hoặc bằng nhựa
có nhiều màu sắc mà giảng viên tự sáng tạo ra
Giảng viên sáng tạo ra từng tấm ghép, bộ ghép theo từng nội dung, yêucầu của môn học Các bộ ghép, tấm ghép có thể sử dụng trên lớp trong nhữnggiờ ôn tập, kiểm tra…
Trong dạy học nhạc lý phổ thông, các tấm ghép có thể được giảng viêndùng vào nội dung nhận biết các nốt nhạc cơ bản, trường độ của các nốt nhạc,dấu lặng…
2.2.3 Trang thiết bị điện tử
Các trang thiết bị điện tử phổ biến khắp nơi trong các hộ gia đình nhưquạt, ti vi, đài, loa Trong ngành giải trí như máy tính, loa, máychiếu Trong nhà máy sản xuất như máy phát điện, máy thêu, máy in Có thểnói mọi nơi có con người là có các trang thiết bị điện tử, và mỗi một trangthiết bị điện tử đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau tùy vào mục đích vàlựa chọn của người sử dụng
Các thiết bị điện tử sử dụng trong dạy học nhạc lý phổ thông như: Máytính, máy chiếu, loa đài…Trong dạy học, các thiết bị điện tử này là nhữngphương tiện trực quan thường được các giảng viên sử dụng rất phổ biến
Máy vi tính:
Máy vi tính là một thiết bị điện tử thao tác thông tin hay dữ liệu Máy vitính có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu Sử dụng máy vi tính để gõ văn bảnhoặc để gửi mail, chơi trò chơi điện tử hay lướt các trang web để tìm kiếmthông tin Hay cao hơn nữa sử dụng máy vi tính dùng để cài các phần mềmsoạn nhạc, phần mềm power point để soạn giáo án hoặc chèn cắt các video…Máy vi tính bao gồm có bốn thành phần chính là màn vi tính, cây vi tính,bàn phím, chuột
Trang 35Trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông thì máy vi tính có thể đượcdùng để cài đặt các phần mềm âm nhạc, thiết kế các bài giảng điện tử hoặcchỉnh sửa các đoạn nhạc theo ý muốn, lướt web tìm kiếm thông tin, kết nốiđến máy chiếu…
Máy vi tính có thể sử dụng hầu hết trong các nội dung chương trình dạyhọc phân môn Nhạc lý phổ thông
Máy chiếu (Projector):
Máy chiếu bao gồm hai thành phần chính là máy chiếu và màn chiếu.Máy chiếu có bộ phận phát ra ánh sáng và có công suất lớn, cho đi qua một số
hệ thống xử lý trung gian để tạo ra hình ảnh trên màn chiếu, giúp người học
có thể quan sát được bằng mắt Đây là phương tiện trực quan tiện lợi có thểtích hợp được nhiều PTTQ khác nếu cần thiết
Trong dạy học, giảng viên có thể dùng máy chiếu để trình chiếu nộidung bài giảng, hình ảnh, trình chiếu video…Tuy nhiên khi sử dụng máychiếu, giảng viên cần đảm bảo sự ổn định của các phương tiện kết nối liênquan như máy tính, loa đài, dây kết nối…
Máy chiếu có thể sử dụng cho hầu hết tất cả các nội dung trong chươngtrình dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông
Loa:
Loa là một thiết bị điện tử dùng để khuếch đại âm thanh Có rất nhiều
các loại loa với công suất và độ tiện dụng khác nhau, có thể là cái loa nghenhạc với công suất và kích cỡ nhỏ gọn, hay bộ loa gắn bên ngoài, hoặc cả dànloa sân khấu gắn với máy tính để điều khiển
Phần lớn các loại loa thường gắn với âm ly mới khuếch đại được âmthanh Tuy nhiên cũng có một số loại loa nhỏ gọn có tích hợp sẵn âm ly ởphía trong Loa có thể dùng để kết nối với máy vi tính, đầu đĩa, ti vi, máymp3 để nghe âm thanh cho to và hay hơn
Trang 36Trong dạy học Nhạc lý phổ thông, giảng viên nên lựa chọn dùng loại loanhỏ có tích hợp âm ly ở phía trong để khuếch đại âm thanh, có thể cắm đượctrực tiếp USB hoặc thẻ nhớ Với loại loa này nó còn có ưu điểm gọn, nhẹ, cóthể hoạt động độc lập và dễ kết nối với các phương tiện trực quan khác như:máy tính, đầu đĩa Loa có thể được giảng viên dùng vào nội dung gam, điệuthức, giọng
Trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông đài có thể được giảng viêndùng trong nội dung dịch giọng, tiết tấu, nhip
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, giảng viên cần tiếp cận với côngnghệ cao như máy vi tính, máy chiếu,…Để dùng vào các giờ dạy học nóichung và dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông nói riêng Nếu giảng viên ứngdụng các trang thiết bị này phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học và phùhợp với đặc điểm khả năng âm nhạc của sinh viên, sẽ nâng cao chất lượng dạyhọc và đạt được mục đích dạy học đề ra
2.2.4 Nhóm Phần mềm tin học hỗ trợ dạy học âm nhạc
Có rất nhiều các phần mềm tin học hỗ trợ cho việc dạy học âm nhạc nóichung và nhạc lý phổ thông nói riêng Liên quan đến dạy học phân môn Nhạc
lý phổ thông, chúng tôi xin giới thiệu 3 phần mềm tin học: Phần mềm Encore,phần mềm Adobe, phần mềm Power point Mỗi một phần mềm đều có khả
Trang 37năng ứng dụng rất cao và phong phú, giảng viên nắm được cách sử dụng và
sử dụng thành thạo các phần mềm tin học vào những nội dung nhạc lý phổthông, sẽ giúp cho tiết học trở nên phong phú và hấp dẫn
Phần mềm Encore:
Encore là một phần mềm âm nhạc ra đời từ rất sớm, áp dụng công nghệthông tin vào âm nhạc Encore là một phần mềm soạn nhạc tiêu chuẩn vớinhững ký hiệu nốt nhạc, khuông nhạc, khóa nhạc, các dấu hóa,
Trong dạy học nhạc lý phổ thông, giảng viên sử dụng phần mềm Encoresoạn các nốt nhạc, khuông nhạc, khóa nhạc, dấu hóa, hợp âm, gam, giaiđiệu…để làm ví dụ minh họa hoặc làm đề kiểm tra, đề thi văn bản âm nhạc.Thay vì cách kẻ, viết truyền thống Sau khi soạn được một bản nhạc hoànchỉnh, hay một chuỗi các âm thanh với tiết tấu, cao độ… Giảng viên có thể in
ra giấy hoặc chèn vào slide các giáo án điện tử hay lưu lại dưới dạng file midi
để tiện sử dụng trong các tiết học nhạc lý phổ thông
Ưu điểm của phần mềm Encore trong dạy học phân môn Nhạc lý phổthông là giảng viên có thể dễ dàng soạn ra được những bản nhạc, những ví dụ,phù hợp với nội dung bài học như quãng, cao độ, tiết tấu, hợp âm, gam,giọng… một cách linh hoạt và sang tạo nhất
Nhược điểm: Phần mềm này chủ yếu hỗ trợ viết các nốt nhạc và các giaiđiệu cơ bản của bài hát Nó không hỗ trợ được những chức năng như lồngnhạc, tăng chỉnh tần số, mix, phối, trộn nhạc
Phần mềm này có thể được giảng viên sử dụng để minh họa nhiều nộidung của phân môn Nhạc lý phổ thông
Phần mềm Adobe Audition:
Phần mềm Adobe Audition là một phần mềm biên tập và xử lý âm thanhchuyên nghiệp, phần mềm Adobe Audition là công cụ tiện ích, hiệu quả khiứng dụng vào dạy học âm nhạc Sử dụng phần mềm này ta có thể thu âm, lọc,
Trang 38soạn những mẫu âm thanh hay cắt gọt chỉnh sửa File âm thanh theo ý muốn
đê làm ví dụ minh họa
Trong dạy học nhạc lý phổ thông, giảng viên có thể khai thác những tínhnăng của phần mềm này để minh họa các nội dung về cao độ âm thanh, âmnhạc rất sinh động
Hai phần mềm Encore và Adobe Audition có thể thay thế tạm thời choviệc sử dụng một số loại nhạc cụ phổ thông như Organ, Guitar Tuy nhiên, để
sử dụng được hai phần mềm này, yêu cầu giảng viên phải có sự đầu tư về thờigian, giảng viên phải có khả năng sử dụng máy vi tính và tai nghe tốt
Phần mềm Power point:
Có rất nhiều phần mềm power point để tạo giáo án và trình chiếu hiện nay.Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần mềm power point thông dụng và được sửdụng phổ biến là phần mềm power point 2003
Microsoft PowerPoint là một công cụ biên soạn và trình chiếu hết sứcthuận lợi và dễ dùng Bằng các hiệu ứng di chuyển (transition) và hiệu ứng ảnhđộng (animation) sẽ giúp cho giảng viên tạo được các slide sinh động với nộidung cô đọng, dễ hiểu Phần mềm này còn tích hợp được các phương tiện trựcquan như bảng biểu, sơ đồ, Điều này giúp việc thêm thông tin và tăng yếu tốthú vị cho tiết học, giúp giảng viên thuyết trình nội dung bài học dễ dàng hơn.Trong dạy học phân môn nhạc lý phổ thông, power point là phần mềm vô cùngquan trọng, giúp ích rất nhiều cho giảng viên trong việc thiết kế các bài giảngđiện tử
Phần mềm này có thể sử dụng được trong hầu hết tất cả nội dung tronghọc phần Nhạc lý phổ thông
Như vậy có thể thấy ba phần mềm tin học này sẽ được sử dụng rất nhiều vàkhả năng ứng dụng khá cao trong dạy học nhạc lý phổ thông
Trang 39Sử dụng phương tiện trực quan sẽ rất hữu dụng trong dạy học phân mônNhạc lý phổ thông nếu như được chuẩn bị tốt và sáng tạo Tuy nhiên, nó cũng cóthể gây thất vọng nếu chuẩn bị không tốt và sử dụng tùy tiện, không thích hợp vớinội dung và mục đích dạy học cũng như đối tượng người học Do đó, cần phảituân theo một số nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng phương tiện trực quan trongdạy học phân môn Nhạc lý phổ thông
2.3 Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông.
Việc sử dụng phương tiện trực quan trong day học phân môn Nhạc lýphổ thông đòi hỏi phải xây dựng một số nguyên tắc để thực hiện sử dụngphương tiện trực quan đạt hiệu quả Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đãxây dựng một số nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan như sau:
2.3.1 Nguyên tắc dùng phương tiện trực quan phù hợp với nội dung bài học.
Với mỗi một nội dung bài học trong phân môn Nhạc lý phổ thông cần đến sự
hỗ trợ của phương tiện trực quan, giảng viên cần phải chuẩn bị và lựa chọnphương tiện trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học để khi sử dụng sẽmang lại hiệu quả
Trong tiết học về quãng hòa thanh, quãng giai điệu Giảng viên nên lựa
chọn các phương tiện trực quan có thể minh họa được độ cao của quãng giaiđiệu và quãng hòa thanh, giúp sinh viên cảm nhận độ cao qua thính giác đểnhận biết và phân biệt được hai quãng trên Vì thế mà phương tiện trực quanphù hợp với nội dung này là đàn Organ hoặc đàn Guitar
Đàn Organ và đàn Guitar có thể minh họa được âm thanh của hai quãngtrên Còn các phương tiện trực quan khác như Thanh phách, Song loan, Trốngkhông thể sử dụng được trong nội dung này vì các phương tiện trực quan đókhông minh họa được độ cao âm thanh của quãng hòa thanh và quãng giaiđiệu
Trang 40Mỗi phương tiện trực quan đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhấtđịnh Chẳng hạn như: Thanh phách hay trống có thể sử dụng để minh họanhịp, phách hay tiết tấu tốt hơn so với sử dụng bảng biểu, sơ đồ Nhưng khithể hiện mối tương quan trường độ giữa các nốt nhạc thì sử dụng bảng biểu,
sơ đồ sẽ mang lại hiệu quả minh họa cao hơn so với sử dụng thanh phách,trống
Như vậy cùng một nội dung kiến thức, giảng viên có thể sử dụng đượcnhững phương tiện trực quan khác nhau Vì thế, chúng ta cần lựa chọn sửdụng PTTQ sao cho phù hợp với nội dung bài học
Để phát huy tính hiệu quả của phương tiện trực quan và lựa chọn phươngtiện trực quan phù hợp với nội dung bài học trong phân môn Nhạc lý phổthông, giảng viên khi thiết kế bài giảng trước khi lên lớp cần trả lời một sốcâu hỏi:
Nội dung bài học có cần sử dụng phương tiện trực quan không?
Nội dung bài học cần phương tiện trực quan nào?
Sử dụng phương tiện trực quan như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Sử dụng phương tiện trực quan trong bao lâu?
Ví dụ: Trong dạy học nội dung: Âm thanh - Cao độ âm thanh, khi thiết kế
bài giảng trước khi lên lớp giảng viên sẽ chuẩn bị cho mình những câu hỏi, cụthể là:
Bài 1: Âm thanh - cao độ âm thanh, có cần phương tiện trực quan không?.
Trả lời là có
Nội dung Âm thanh - cao độ âm thanh cần phương tiện trực quan nào?.
Trả lời: Phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn Organ, máy chiếu, phầnmềm Encore…
Sử dụng đàn Organ, máy chiếu như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?