Nguyên tắc sử dụng vừa đủ phương tiện trực quan

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 44 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Nguyên tắc sử dụng vừa đủ phương tiện trực quan

Trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, giảng viên nên sử dụng vừa đủ các phương tiên trực quan. Không nên lạm dụng phương tiện trực quan sẽ dấn đến phản tác dụng làm cho quá trình dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông không đạt được hiệu quả.

Trong một tiết dạy phân môn Nhạc lý phổ thông mà nội dung nào giảng viên cũng dùng đàn cho sinh viên nghe quá nhiều thì sinh viên chỉ tập trung nghe, sẽ không chú ý nhiều đến nội dung bài học.

Khi sử dụng phương tiện trực quan là bảng biểu, sơ đồ. Giảng viên chỉ nên sử dụng từng bảng biểu hoặc sơ đồ để giới thiệu từng nội dung cho sinh viên nắm kiến thức. Giảng viên không nên sử dụng một lúc nhiều bảng biểu hoặc nhiều sơ đồ trong một nội dung sẽ làm sinh viên chỉ tập trung nhìn các bảng biểu, sơ đồ mà không để ý đến lời thuyết trình của giảng viên…

Việc đưa giáo án điện tử và công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông đã góp phần “làm mới” tiết học lên nhiều. Nhưng khi thuyết trình khái niệm điệu thức, gam, giọng, giảng viên trình chiếu trong cùng một slide tất cả các khái niệm và ví dụ cho sinh viên quan sát khiến cho sinh viên bị quá tải với những gì nghe và nhìn thấy. Thời gian lẽ ra phải dành để sinh viên suy nghĩ, tư duy, thảo luận nhóm thì chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát. Kết quả là, chuyển từ hình thức đọc - chép trước đây sang nhìn - chép, chiếu - chép, hiệu quả của tiết dạy nhạc lý phổ thông vì thế không được cải thiện nhiều.

Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong ứng dụng phương tiện trực quan vào trong dạy học phân môn nhạc lý phổ thông, giảng viên nên vận dụng PTTQ vào nội dung bài học một cách vừa đủ và phù hợp.

Sử dụng phương tiện trực quan trên cơ sở nắm vững các nguyên tắc sử dụng nói trên nhằm hỗ trợ giảng viên chuyển tải tới sinh viên những lượng

thông tin mà phấn trắng, bảng đen không làm được. Nhưng không thể và không nên lạm dụng phương tiện trực quan, phải biết tính toán để sử dụng vừa đủ các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung bài học Nhạc lý phổ thông.

Sử dụng phương tiện trực quan phù hợp với phương pháp dạy học âm nhạc, bám sát nội dung và sử dụng phương tiện trực quan thật thành thạo sẽ

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w