7. Cấu trúc của luận văn
2.5.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi kết thúc năm học, chúng tôi tiến hành cho sinh viên thi học kỳ bằng hình thức tự luận. Điểm tổng kết xếp loại học lực của sinh viên khóa 35A được thể hiện ở bảng 8 dưới đây.
Bảng 8: Tổng hợp kết quả học tập phân môn Nhạc lý phổ thông của khóa 35A
Kết quả Số lượng sinh viênKhóa 35A Tỉ lệ
Giỏi 12 30%
Khá 25 62.5%
Trung bình 3 7.5%
Yếu 0 0%
Tổng 40 100%
Sau khi thu được kết quả thực nghiệm, tính ra kết quả (%) tỷ lệ và so sánh với số liệu ở bảng 2 trong chương I, chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học khóa 35A cao hơn nhiều so với kết quả học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học khóa 34. Cùng với sự
thay đổi tích cực của kết quả học tập, chúng tôi thấy tinh thần, thái độ của sinh viên cũng ngày càng tích cực hơn trong học tập phân môn Nhạc lý phổ thông.
Qua kết quả trên, chúng tôi thấy được phương tiện trực quan có sức lôi cuốn sinh viên rất mạnh mẽ trong phân môn nhạc lý phổ thông. Đặc biệt là những phương tiện trực quan có nhiều những chức năng linh hoạt. Những phương tiện trực quan được lựa chọn đã phát huy được phần nào tác dụng trong giờ dạy nhạc lý phổ thông.
Nhờ có PTTQ mà phân môn Nhạc lý phổ thông không còn là môn học khó, vì các nội dung kiến thức được sơ đồ hóa một cách gọn nhẹ, sinh viên được nghe và cảm thụ các kiến thức khô khan bằng những giai điệu trầm bổng. Đặc biệt, sinh viên còn được tai nghe, mắt thấy qua việc sử dụng các phần mềm ứng dụng âm nhạc vào từng tiết học.
Được tiếp cận với cách minh họa các kiến thức bằng việc sử dụng nhiều nhóm PTTQ khác nhau sẽ giúp cho sinh viên ghi nhớ kiến thức lâu hơn, dễ dàng áp dụng kiến thức phân môn Nhạc lý phổ thông vào học tập và thực hành các hoạt động âm nhạc khác.
Tiểu kết chương 2
Với thực trạng sử dụng PTTQ trong giảng dạy phân môn Nhạc lý phổ thông đã nêu trong chương I, chúng tôi thấy rằng, việc sử dụng PTTQ vào giảng dạy các nội dung trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông là hết sức cần thiết.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng PTTQ của những giáo viên giầu kinh nghiệm đi trước, chúng tôi đã tạm chia các phương tiện trực quan dùng trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông thành 4 nhóm: Nhạc cụ phổ thông, giáo cụ trực quan, trang thiết bị điện tử, phần mềm tin học. Chúng tôi đã tiến hành mô tả chức năng của các loại phương tiện trực
quan. Trên cơ sở đó đã tiến hành khai thác phần lớn các chức năng của PTTQ vào trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, để giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức môn học này.
Để dùng các phương tiện trực quan vào nội dung giảng dạy của phân môn Nhạc lý phổ thông một cách hiệu quả. Chúng tôi đã đưa ra một sô nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn này: Nguyên tắc dùng PTTQ phù hợp với nội dung bài học, Nguyên tắc kết hợp linh hoạt phương tiện trực quan với các phương pháp dạy học âm nhạc, nguyên tắc sử dụng PTTQ thành thạo, Nguyên tắc sử dụng vừa đủ phương tiện trực quan.
Trên cơ sở khai thác các chức năng và tuân thủ theo đúng các nguyên tắc sử dụng PTTQ. Chúng tôi đã hướng dẫn sử dụng PTTQ vào trong dạy học các nội dung Nhạc lý phổ thông nhằm mục đích thu hút sinh viên tham gia học tập, tìm tòi, nghiên cứu âm nhạc và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này.
Việc xây dựng nội dung và thực nghiệm kiểm tra sử dụng phương tiện trực quan cho phân môn nhạc lý phổ thông hệ CĐSP Tiểu học Trường CĐSP Nam Định. Đã dựa trên việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện trực quan và khả năng âm nhạc của sinh viên CĐSP Tiểu học Trường CĐSP Nam Định. Hoạt động thực nghiệm kiểm tra triển khai đúng theo các kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Đảm bảo tính khách quan, tính khoa học.
Qua kết quả thu được từ việc tiến hành thực nghiệm trong dạy học nhạc lý phổ thông cho khóa 35A, chúng tôi thấy việc vận dụng các PTTQ vào trong dạy học phân môn nhạc lý phổ thông rất phù hợp.
Bước đầu thực nghiệm chương trình sử dụng phương tiện trực quan cho phân môn nhạc lý phổ thông tại lớp CĐSP Tiểu học khóa 35A tại Trường CĐSP Nam Định, với phương tiện trực quan lý thú và hấp dẫn. Do đó đã có tác dụng thiết thực tới việc giáo dục, nâng cao chất lượng phân môn Nhạc lý
phổ thông nói riêng và âm nhạc nói chung. Bên cạnh đó cũng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy âm nhạc. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của môn âm nhạc và mục tiêu giáo dục của hệ CĐSP Tiểu học hiện nay.
KẾT LUẬN
Về lý luận và thực tiễn đã khẳng định phân môn nhạc lý phổ thông là phân môn quan trọng không thể thiếu trong âm nhạc và trong mục tiêu đào tạo giáo viên Tiểu học.
Phân môn Nhạc lý phổ thông có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho sinh viên có đầy đủ kỹ năng cần thiết để hiểu các khái niệm, các kí hiệu âm
nhạc…giúp sinh viên vận dụng và thực hành tốt các nội dung dạy học âm nhạc trong trường Tiểu học.
Như vậy, việc quan tâm, đầu tư cho công tác giáo dục âm nhạc, trong đó có phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên hệ CĐSP Tiểu học là việc làm hết sức cần thiết trong Nhà trường CĐSP Nam Định.
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện trực quan vào dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học. Đề tài đã xây dựng và thực nghiệm nội dung chương trình trong phạm vi đã xác định.
Qua các kết quả số liệu thu được, kết hợp với sự quan sát, đánh giá của chúng tôi. Bước đầu đã cho thấy:
Việc vận dụng phương tiện trực quan vào dạy học phân môn nhạc lý phổ thông đã thu hút được sự hứng thú, yêu thích và tham gia tích cực của các sinh viên tham gia thử nghiệm. Mặc dù các hình thức tổ chức không phải là mới nhưng việc sử dụng, khai thác các phương tiện trực quan, các nguyên tắc đặt ra trong dạy học phân môn này cũng đã tạo ra những tiết học nhạc lý phổ thông phong phú, phù hợp, đa dạng và hấp dẫn với sinh viên. Việc tổ chức áp dụng PTTQ đã tạo ra tâm thế hào hứng , thu hút sự chú ý của phần lớn các sinh viên. Việc khai thác các nội dung, hình ảnh, chất liệu từ chính các nội dung nhạc lý phổ thông nằm trong chương trình đã như "làm mới " các nội dung đó.
Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học nhạc lý phổ thông cũng cần được tiếp tục thửc nghiệm trên phạm vi rộng rãi hơn trong các trường thuộc hệ CĐSP để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. Góp phần nâng cao hiệu quả,vai trò của môn học nhạc lý phổ thông của hệ CĐSP Tiểu học thuộc địa bàn Nam Định.
1. Trọng Ánh, Lý thuyết âm nhạc cơ bản. (Tài liệu ghi chép)
2. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”
Nxb Đại học Sư pham, Hà Nội.
3. Đinh Thành Công (2006), “Tăng cường hiệu quả giảng dạy môn lý thuyết âm nhạc cơ bản cho sinh viên hệ CĐSPAN trường CĐSP Nam Định”, ĐHSPANCQ K2
4. Phùng Đình Dụng (2008), “Lý luận dạy học ở trường Trung học chuyên nghiệp”. (Tài liệu ghi chép)
5. Thái Thị Duyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Giáo dục, Hà Nội.
6. Giáo trình triết học Mac - Lenin (2010), dùng trong các trường ĐH, cao đẳng, tái bản lần thứ nhất, Nxb chính trị quốc gia
7. Nguyễn Kế Hào (chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn (2004), “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Trần Bá Hoành (2010), “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
9. Phạm Thị Hòa, Ngô Thị Nam (2004), Hát - Giáo dục âm nhạc, Nxb ĐHSP.
10. Lê Văn Hồng - Học Lan - Nguyễn Văn Thắng - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phạm Tú Hương (1999), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, ( giáo trình CĐSP) Nxb Giáo dục.
12. Phạm Tú Hương, Đỗ Xuân Tùng, Nguyễn Trọng Ánh (2005), “Giáo trình Lý thuyết Âm nhạc cơ bản dành cho hệ Trung học Âm nhạc chuyên nghiệp”, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
công nghệ 70B Hoàng Hoa Thám.
15. Hoàng Long - Hoàng Lân (2005), “Phương pháp dạy học âm nhạc”, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội
16. Đỗ Mười (1998), “Hội thảo khoa học nghiên cứu phát triển tự học, tự đào tạo”. Thư gởi hội thảo.
17. Ngô Thị Nam - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2001), “ Nghiên cứu xây dựng chương trình phương pháp dạy học âm nhạc, đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên Cao đẳng Sư phạm âm nhạc cho các trường mầm non, tiểu học, THCS, THSP 12 +2”
18. Ngô Thị Nam (1996), “Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc” tập 1, Nxb Giáo dục.
19. Ngô Thị Nam (1998), “Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc” tập 2, Nxb Giáo dục
20. Ngô Thị Nam (2004), hát tập 1, Nxb ĐHSP
21. Lê Đức Ngọc (2009), “Đo lường và đánh giá thành quả học tập”, tài liệu tham khảo, Hà Nội.
22. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục. 23. Nguyễn Thế Phương, “Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy môn Nhạc lý cho sinh viên CĐSP giáo dục Tiểu học trường CĐSP Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ LL và PPDH âm nhạc, năm 2014
24. Phạm Văn Quang (2007), Xây dựng phương pháp trực quan trong dạy học âm nhạc ở trường THCS Nam Dương - Nam Định. KLTN ĐHSP âm nhạc chính quy khóa III, trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
25. Nguyễn Thái Sơn (2005), Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Âm nhạc, trường ĐHSP Nhạc họa TW, Xây dựng một số biện pháp dạy - học Nhạc lý theo xu thế đổi mới phương pháp dạy - học cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hải Phòng.
27. Nguyễn Minh Toàn, Nguyễn Hoành Thông, Nguyễn Đắc Quỳnh, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP.
28. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (2005), Đường lối, Chính sách, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học. (Tài liệu ghi chép)
30. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục.
31. Nguyễn Quang Uẩn (2014), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb ĐHSP 32. V.A. Vakhrameep - Dịch giả Vũ Tự Lân (1993), Lý thuyết âm nhạc cơ
bản, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
ĐINH THỊ CHUNG THỦY
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
PHỤ LỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
PHỤ LỤC 1: Kế hoạch đào tạo toàn khóa ngành Giáo dục Tiểu học
PHỤ LỤC 2: Những hình ảnh về các phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông.
PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát ý kiến của sinh viên
PHỤ LỤC 4: Bảng điểm học phần Nhạc lý phổ thông khóa 33, khóa 34, khóa 35A
PHỤ LỤC 5: Một số thiết kế bài giảng phân môn Nhạc lý phổ thông PHỤ LỤC 6: Chương trình chi tiết phân môn Nhạc lý phổ thông
TOÀN KHÓA NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Phân phối theo kỳ TT MÃ HP Tên học phần (GDTH) Số TC I II III IV V VI A. Khối kiến thức GD đại cương và NVSP chung 44 6 12 9 8 4 1
1 DC 4201 Những NLCB của CN Mác - Lênin 1 2 2
2 DC 4302 Những NLCB của CN Mác - Lênin 2 3 3
3 DC 4203 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2
4 DC 4303 Đường lối CM của ĐCSVN 3 3
5 DC 4105 Quản lý HCNN và ngành CDĐT 1 1 6 DC 4206 Tiếng Anh 1 2 2 7 DC 4207 Tiếng Anh 2 2 2 8 DC 4316 Tiếng Anh 3 3 3 9 DN 4207 Nhập môn tin học 2 2 10 DC 4209 Giáo dục thể chất 2 1* 1*
11 DC 4210 Đường lối quân sự của Đảng 2 2
12 DC 4211 Công tác Quốc phòng - An ninh 2 2
13 DC 4212 Quân sự chung (thực hành) 2 2*
14 SP 4201 Tâm lý học đại cương 2 2
15 SP 4210 Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm 2 2
16 SP 4211 Những vấn đề chung của GDH 2 2
17 SP 4212 Công tác Đội TNTP HCM 2 2
18 SP 4313 Lý luận dạy học ở tiểu học 3 3
19 SP 4214 Lý luận giáo dục ở tiểu học 2 2
20 SP 4314 Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 1 1
B. Khối kiến thức GD chuyên nghiệp và NVSP riêng
74 12 8 11 10 14 13
21 TH 4101 Sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học 1 1
22 TH 4202 PTKTDH và UD CNTT ở tiểu học 2 2
23 TH 4203 Đạo đức và PPDH đạo đức ở T.H 2 2
24 TH 4303 Văn học 3 3
25 TH 4505 Tiếng Việt 5 5
26 TH 4206 Tiếng Việt thực hành 2 2
27 TH 4407 PPDH Tiếng Việt ở tiểu học 4 4
28 TH 4208 Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán 2 2
29 TH 4309 Các tập hợp số 3 3
30 TH 4210 Nhập môn lý thuyết XSTK 2 2
31 TH 4411 PPDH Toán ở tiểu học 4 4
32 TH 4212 Phát triển kĩ năng giải toán cho HSTH 2 2
33 TH 4213 Thể dục, nhảy dây,PPDH thể dục TH 2 2
34 TH 4214 Điền kinh, bơi lội, đá cầu, TCVĐ 2 2
39 TH 4219 Mĩ thuật 2 2
40 TH 4220 PPDH Mĩ thuật ở tiểu học 2 2
41 TH 4221 Thủ công - Kĩ thuật 2 2
42 TH 4222 PPDH Thủ công - Kĩ thuật ở tiểu học 2 2
43 TH 4421 Cơ sở TN – XH và GD môi trường 4 2 2
44 TH 4422 PPDH Tự nhiên – Xã hội ở TH (I) 4 4
45 TH 4223 PPDH Tự nhiên – Xã hội ở TH (II) 2 2
46 TH 4124 PP nghiên cứu KHGD 1 1
47 TH 4203 Thực tập sư pham 1 (3 tuần) 2 2*
48 TH 4404 Thực tập sư pham 2 (6 tuần) 4 4*
C. Khóa luận tốt nghiệp, HP thay thế khóa luận TN 5 49 TH 4390 Bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở TH 3
50 TH 4391 Bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở TH 2
DẠY HỌC PHÂN MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG
H.1 Đàn Organ
H.5 Đài CD
Bảng 2
Họ và tên sinh viên:……….. Khoanh tròn vào đáp án Anh/Chị lựa chọn
1.Bạn có thường xuyên lên lớp đầy đủ các giờ học Nhạc lý phổ thông không a. có b. Không
2. Bạn có yêu thích các giờ học nhạc lý phổ thông không?
a. Rất thích b. Bình thường
c. Có thích d. Không thích
3. Điều gì làm bạn không hứng thú trong giờ học môn nhạc lý phổ thông? a. Giờ học khô khan b. Mang nặng tính lý thuyết c. Cả hai lí do trên
Bảng 3
1. Bạn có muốn thay đổi giờ dạy học nhạc lý phổ thông?
a. Có b. Không
2. Bạn có muốn giáo viên cải thiện các nội dung trong quá trình dạy học nhạc lý phổ thông?
a. Có b. Không
3. Bạn muốn cải thiện những vấn đề gì trong quá trình dạy học nhạc lý phổ thông?
a. Tất cả nội dung học b. Phương pháp dạy học c. Đưa thêm một số phương tiện trực quan
BẢNG ĐIỂM HỌC PHẦN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG CỦA SINH VÊN GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 33 NĂM HỌC 2013
Tên học phần: Nhạc lý phổ thông Học kỳ: I
STT Mã SV Họ và Tên Ngày sinh
Điểm bộ phận Điểm
HP
CC 1 2 3 ThiHP
1 14TH001 Hoàng Thị Lan Anh 2/2/1996 10 8 8 8 8.2
2 14TH002 Phạm Thế Anh 9/16/1996 10 3 4 4 4.5