Những nội dung nhạc lý phổ thông cần sử dụng phương tiện trực quan

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những nội dung nhạc lý phổ thông cần sử dụng phương tiện trực quan

Phương tiện trực quan có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông. Những nội dung của bài học Nhạc lý phổ thông đòi hỏi tư duy trừu tượng, tư duy logic cao sẽ được cụ thể hóa qua các phương tiện nghe thấy, nhìn thấy một cách trực tiếp. Khi giảng viên sử dụng phương tiện trực quan phù hợp, linh hoạt và vừa đủ để làm rõ nội dung nhạc lý phổ thông, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu được kiến thức trong tiết học đó.

Qua tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông chúng tôi thấy được rằng thiếu sót trong quá trình dạy học phân môn này chính là sự thiếu quan tâm sử dụng phương tiện trực quan nên dẫn đến kết quả học tập của sinh viên còn chưa được cao.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Tiểu học tại Nam Định, chúng tôi đã khái quát nội dung phân môn Nhạc lý phổ thông theo đề cương chi tiết học phần của nhà trường và dự kiến những phương tiện trực quan có thể được sử dụng vào từng chương như sau:

Chương I - Âm thanh, cao độ, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn Organ, đàn Guitar, máy chiếu…

Chương II - Trường độ của âm thanh, phương tiện trực quan có thể sử dụng là sơ đồ, đàn Organ, máy chiếu…

Chương III - Nhịp, phách, tiết tấu, phương tiện trực quan có thể sử dụng như là máy chiểu, Thanh phách, Song loan, Trống…

Chương IV - Các loại dấu hóa, hóa biểu, phương tiện trực quan có thể sử dụng là sơ đồ, máy chiếu, một số phần mềm tin học.

Chương V - Quãng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là bảng biểu, máy chiếu, đàn Guitar, đàn Organ…

Chương VI - Hợp âm, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn Organ, đàn Guitar, máy chiếu, máy tính.

Chương VII - Điệu thức, gam, giọng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là bảng biểu, đàn Organ, máy tính, máy chiếu…

Chương VIII - Dịch giọng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn Organ, máy tính, máy chiếu, loa, đài…

Trong quá trình thực tiễn, tùy theo nội dung bài học mà giáo viên linh hoạt lựa chọn và thay đổi phương tiện trực quan để mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung bài học Nhạc lý phổ thông cho sinh viên.

Qua thống kê trên, chúng tôi thấy các phương tiện trực quan có thể sử dụng được trong hầu hết tất cả các nội dung dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông. Tuy nhiên, để nắm vững được cách sử dụng các phương tiện trực quan thì cần phân loại chúng theo từng nhóm.

2.2. Một số nhóm phương tiện trực quan trong dạy học phân môn nhạc lý phổ thông

Trong quá trình một số năm dạy học nhạc lý phổ thông. Nghiên cứu, tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm sử dụng phương tiện trực quan của các giáo viên đi trước, chúng tôi đã chia các phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông thành 4 nhóm sau:

Nhóm 1: Nhạc cụ phổ thông Nhóm 2: Giáo cụ trực quan Nhóm 3: Trang thiết bị điện tử Nhóm 4: Phần mềm tin học.

Mỗi một phương tiện trực quan trong từng nhóm đều có những cấu tạo, chức năng, ưu điểm và nhược điểm riêng. Muốn sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông để giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nội dung phân môn một cách dễ dàng và hiệu quả thì giảng viên cần phải nắm vững được cấu tạo, chức năng cũng như ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương tiện trực quan đó.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w