Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan thành thạo

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 42 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan thành thạo

Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, giảng viên được trang bị những kỹ năng cần thiết và khả năng hiểu biết để sử dụng thành thạo các nhóm phương tiện trực quan.

Sử dụng thành thạo các nhạc cụ phổ thông thì giảng viên phải nắm được các chức năng cũng như cơ chế hoạt động của từng nhạc cụ. Đối với đàn Guitar và đàn Organ, giảng viên cần tập luyện kỹ những nội dung sẽ dùng vào tiết học cho sinh viên nghe sao cho thật nhuần nhuyễn và trôi chảy.

Khi sử dụng loa, đài giảng viên cần lựa chọn các nội dung in trong băng, đĩa cho đúng chủ để, nội dung chương trình, nhiệm vụ mà bài học cần giải

quyết. Giảng viên cần tóm tắt nội dung của đoạn băng, đĩa thuyết trình cho sinh viên nghe trước để sinh viên tri giác tích cực và lĩnh hội được đầy đủ nội dung của đoạn băng, đĩa đó.

Sử dụng sơ đồ, bảng biểu giảng viên cần treo, đặt, để sơ đồ, bảng biểu một cách khoa học sao cho bằng phẳng, không bị bong, lóa để sinh viên quan sát và tư duy về nội dung của sơ đồ, bảng biểu đó một cách tốt nhất.

khi sử dụng các tấm ghép giảng viên phải chú ý nội dung được in hoặc vẽ trên tấm ghép phải rõ ràng, không bị mờ và nhòe mực để sinh viên nhìn rõ được nội dung bài học trên tấm ghép.

Máy chiếu, màn chiếu và máy tính luôn đi kèm với nhau. Giảng viên khi sử dụng máy chiếu, màn chiếu và máy tính cần phải chú ý đến kết nối dây tín hiệu, nguồn điện, đặt máy chiếu theo hướng nằm ngang, góc nghiêng của máy chiếu không nên vượt quá 15 độ. Đặc biệt khi khởi động máy chiếu cần chờ một khoảng thời gian vài phút, vì thế giảng viên cần chú ý khởi động máy chiếu trước 10 phút để tránh thời gian chờ đợi trong tiết học. Khi xuất hình ra màn chiếu cần chỉnh máy chiếu sao cho vuông góc với màn chiếu để khi trình chiếu nội dung bài học không bị chiếu ra ngoài làm mất hình ảnh, nội dung bài học.

Đối với các phần mềm tin học, giảng viên sẽ chuẩn bị và thiết kế sẵn các nội dung trước khi lên lớp. Khi thiết kế xong giảng viên nên lưu thành một Fine và để ngoài màn hình desktop của máy tính. Khi cần trình chiếu sẽ tìm thấy ngay, tiết học sẽ không bị mất nhiều thời gian, sinh viên không bị tản mạn tư duy và mất tập trung chú ý vào nội dung bài học.

Như vậy sử dụng PTTQ thành thạo sẽ giúp giảng viên hạn chế được số lượng thời gian “chết” trong mỗi tiết học. Tiết học sẽ liền mạch không bị ngắt quãng khiến sự chú ý và tư duy của sinh viên trong tiết học Nhạc lý phổ thông sẽ liên tục và không bị sao lãng.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w