Cách sử dụng từng PTTQ trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 45 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Cách sử dụng từng PTTQ trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông

2.4.1.1. Cách sử dụng nhạc cụ phổ thông

Các nhạc cụ phổ thông có rất nhiều những tính năng ưu việt và phong phú, phần lớn các tính năng đó có thể sử dụng được trong hầu hết các tiết học Nhạc lý phổ thông. Khi sử dụng PTTQ các nhạc cụ phổ thông cần lưu ý phải

đảm bảo được các nguyên tắc nêu trên để mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học phân môn này.

Sử dụng đàn Organ:

Đàn Organ có rất nhiều các chức năng hay và linh hoạt. Các chức năng của đàn Organ có thể được sử dụng trong rất nhiều nội dung bài học Nhạc lý phổ thông. Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi đưa ra một vài nội dung có thể sử dụng các chức năng của đàn Organ:

Sử dụng các phím đàn

Trong nội dung giới thiệu cao độ của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa son. Giảng viên sử dụng các phím đàn để cho sinh viên nghe và phân biệt được cao độ của các nốt nhạc trên khuông nhạc.

Giảng viên sử dụng phím đàn đánh các quãng hòa thanh và quãng giai điệu cho sinh viên nghe và phân biệt được hai quãng trên.

Trong nội dung chồng âm, hợp âm ba, các dạng hợp âm ba. Giảng viên sử dụng phím đàn để âm thanh các chồng âm, các dạng hợp âm vang lên, giúp sinh viên nhận biết được các tính chất trưởng, thứ, tăng, giảm của các dạng hợp âm.

Phân biệt tính chất trưởng và thứ của gam trưởng và gam thứ. Giảng viên sử dụng phím đàn để âm thanh gam trưởng và gam thứ vang lên, giúp sinh viên phân biệt và cảm nhận được dễ dàng tính chất trưởng và thứ trong mỗi gam…

Giảng viên sử dụng phím đàn để giúp sinh viên cảm nhận được hiệu quả âm thanh của các nốt nhạc khi sử dụng các kí hiệu sắc thái tình cảm.

Ngoài ra phím đàn có thể minh họa được âm thanh các nốt nhạc khi dùng các ký hiệu thể hiện sắc thái tình cảm.

Giảng viên sử dụng phím đàn để đánh các nốt nhạc của bản nhạc hay đoạn nhạc trước và sau khi dịch giọng.

Sử dụng chức năng voice

Trong nội dung các thuộc tính của âm thanh, để minh họa các âm sắc khác nhau, giảng viên chọn một vài âm sắc ở nút voice của đàn Organ cho sinh viên nghe.

Sử dụng chức năng Style

Trong nội dung nhịp và các loại nhip giảng viên chọn trong nút style một số điệu ở nhịp 2/4 như Cha cha cha, nhịp 3/4 như Valse, nhịp 6/8 như Slow rock…cho sinh viên nghe để phân biệt được các loại nhịp khác nhau.

Sử dụng chức năng Transpose

Trong nội dung dịch giọng, để minh họa độ cao của một giai điệu hoặc một bản nhạc được nâng lên hay hạ thấp xuống một quãng nhất định. Giảng viên dùng chức năng transpose để đưa giai điệu, bản nhạc lên hoặc xuống theo yêu cầu của đề bài cho sinh viên nghe và cảm nhân được sự thay đổi về độ cao của toàn bộ giai điệu hay toàn bộ bản nhạc đó.

Sử dụng chức năng Metronome

Dùng metronome để giữ nhịp khi giảng viên hướng dẫn sinh viên gõ một vài hình tiết tấu hoặc khi giảng viên hướng dẫn sinh viên cách đánh một số các loại nhịp cơ bản.

Sử dụng chức năng Tempo

Trong nội dung nhịp độ, để giúp sinh viên cảm nhận rõ tốc độ nhanh, chậm của một đoạn nhạc hay một tác phẩm âm nhạc. Tùy vào nội dung và yêu cầu của đoạn nhạc hoặc tác phẩm âm nhạc mà giảng viên tăng tempo hoặc giảm tempo cho phù hợp.

Sử dụng chức năng Volume

Minh họa cho nội dung cường độ của âm thanh trong âm nhạc, giảng viên sử dụng volume để sinh viên cảm nhận được rõ ràng độ to nhỏ của âm thanh.

Sử dụng đàn Guitar:

Trong nội dung nhịp, các loại nhịp giảng viên có thể dùng đàn Guitar đệm các tiết tấu ở các loại nhịp khác nhau giúp sinh viên cảm nhận rõ được các loại nhịp.

Trong nội dung giới thiệu cao độ của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa son, giảng viên có thể dùng đàn Guitar lần lượt tỉa cao độ của 7 nốt nhạc.

Minh họa âm thanh của quãng hòa thanh, quãng giai điệu, chồng âm, các dạng hợp âm, giảng viên cũng có thể sử dụng đàn Guitar để âm thanh của các quãng, chồng âm, các dạng hợp âm vang lên.

Trong nội dung gam, giảng viên có thể dùng đàn Guitar tỉa gam trưởng và gam thứ cho sinh viên nghe.

Sử dụng Trống, Thanh phách:

Trống và thanh phách là hai loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, khi thuyết trình về nội dung nhịp, phách giảng viên có thể sử dụng trống hoặc thanh phách để minh họa phách mạnh và phách nhẹ trong mỗi loại nhịp.

Khi sử dụng trống và thanh phách giảng viên chú ý hướng dẫn cho sinh viên cách gõ dùng lực mạnh và nhẹ ở mỗi phách để giúp sinh viên cảm nhận rõ ràng hơn phách mạnh và nhẹ của các loại nhịp khác nhau.

Sử dụng Song loan

Song loan có chức năng dùng để giữ nhịp. Giảng viên có thể sử dụng song loan để giữ nhịp trong nội dung ôn tập cách đánh nhịp cho sinh viên.

Trong nội dung thực hành gõ các hình tiết tấu giảng viên cũng có thể sử dụng song loan để giữ nhịp.

2.4.1.2. Sử dụng giáo cụ trực quan Sử dụng sơ đồ:

Khi sử dụng phương pháp dùng lời thuyết trình nội dung trường độ của âm thanh, giảng viên có thể sử dụng sơ đồ biểu thị tương quan giữa trường độ các nốt nhạc. Giảng viên có thể in sơ đồ hoặc vẽ sơ đồ dưới đây ra khổ giấy Ao.

Sơ đồ 1: Sơ đồ biểu thị tương quan giữa các trường độ

Khi tìm hiểu về hệ thống âm thanh, tên gọi các quãng tám, giảng viên có thể đưa ra sơ đồ sau cho sinh viên quan sát :

Sử dụng bảng biểu:

Trong nội dung về các giọng trưởng và thứ có dấu thăng, giọng trưởng và thứ có dấu giáng. Dựa vào những kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy của mình giảng viên có thể sáng tạo ra những bảng biểu mới như:

Bảng 4: Các điệu trưởng và thứ có cùng dấu thăng

Điệu trưởng Số dấu thăng Các nốt thăng Điệu thứ

Đô trưởng 0 La thứ Sol trưởng 1 F# Mi thứ Rê trưởng 2 F#, C# Si thứ La trưởng 3 F#, C#, G# F# thứ Mi trưởng 4 F#, C#, G#, D# C# thứ Si trưởng 5 F#, C#, G#, D#, A# G# thứ

Fa thăng trưởng 6 F#, C#, G#, D#, A#, E# D# thứ Đô thăng trưởng 7 F#, C#, G#, D#, A#, E#, B# A# thứ

Điệu trưởng Số dấu thăng Các nốt thăng Điệu thứ

Đô trưởng 0 La thứ

Fa trưởng 1 Bb Rê thứ

Si giáng trưởng 2 Bb, Eb Sol thứ

Mi giáng trưởng 3 Bb, Eb, Ab Đô thứ

La giáng trưởng 4 Bb, Eb, Ab, Db F thứ

Rê giáng trưởng 5 Bb, Eb, Ab, Db, Gb Bb thứ

Sol giáng trưởng 6 Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb Eb thứ Đô giáng trưởng 7 Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb Ab thứ

Dựa trên bảng 4 và bảng 5, sinh viên sẽ nhận biết rõ hơn các điệu trưởng và thứ có cùng dấu thăng, điệu trưởng và thứ có cùng dấu giáng. Bảng biểu trên cũng sẽ giúp sinh viên xác định nhanh được các dấu hóa cố định của các giọng trưởng và giọng thứ.

Trong nội dung cấu tạo của các dạng hợp âm ba, giảng viên có thể sáng tạo ra bảng biểu như sau:

Bảng 6: Cấu tạo các dạng hợp âm ba

Hợp âm Quãng 3 phía trên Quãng ba phía dưới Hợp âm ba trưởng Quãng ba thứ Quãng ba trưởng

Hợp âm ba thứ Quãng ba trưởng Quãng 3 thứ Hợp âm ba tăng Quãng ba trường Quãng ba trưởng

Hợp âm ba giảm Quãng ba thứ Quãng ba thứ

Dựa vào bảng 6, sinh viên sẽ dễ dàng ghi nhớ và nhận biết nhanh cấu tạo các quãng ba trong hợp âm để thành lập các dạng hợp âm ba.

Các tấm ghép có thể được giảng viên sử dụng vào các phần nội dung ôn tập, kiểm tra trong dạy học Nhạc lý phổ thông.

Ví dụ: Bài tập viết số 1: Câu hỏi như sau: Viết trên khuông nhạc với khóa Sol các nốt nhạc sau: Mi, la, fa, đô, sol, si, rê…

Chuẩn bị:

Giảng viên sử dụng bảng có dòng kẻ, viêm nghim bằng nam châm… Vận dụng các tấm ghép vào bài tập bằng cách giảng viên đưa ra một số tấm ghép hình nốt nhạc.

Nhiệm vụ của sinh viên là đặt nốt nhạc đúng vị trí các bậc:

Ví dụ: Trong ôn tập trường độ của các nốt nhạc và trường độ các dấu lặng. Giảng viên đưa ra bài tập để sử dụng các tấm ghép giúp sinh viên thực hành và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

1. Ghép các trường độ tương đương giữa các nốt nhạc và các dấu lặng. Chuẩn bị:

Giảng viên chuẩn bị các tấm ghép sau:

Giảng viên yêu cầu sinh viên lựa chọn đúng các tấm ghép có cùng trường độ gắn cạnh nhau. Sinh viên có nhiệm vụ tìm và ghép đôi cho đúng khẩu lệnh.

Bài tập này giúp sinh viên ôn luyện, khắc sâu kiến thức về trường độ các nốt nhạc và trường độ các dấu lặng.

2.4.1.3. Sử dụng trang thiết bị điện tử Sử dụng máy chiếu (Projector):

Phần lớn các nội dung trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông chúng ta đều có thể sử dụng máy chiếu Projector.

Trong nội dung khái niệm, kí hiệu, vị trí các loại dấu hóa, hóa biểu. Giảng viên sẽ dùng phương tiện trực quan là máy chiếu, màn chiếu, máy vi tính trong tiết dạy này.

Bước 1: Khái niệm về dấu hóa, các kí hiệu dấu hóa, giảng viên dùng con trỏ chuột vi tính mở slide đã được chèn sẵn hình ảnh của các dấu hóa: dấu thăng, dấu giáng, dấu thăng kép, dấu giáng kép.

Khi giới thiệu dấu hóa nào thì giảng viên sử dụng phương pháp dùng lời để thuyết trình về khái niệm kết hợp với dùng con trỏ chuột vi tính để chỉ vào các ký hiệu dấu hóa giúp sinh viên vừa được nghe vừa được nhìn bằng mắt các ký hiệu dấu hóa.

Sau đó giảng viên ấn vào Enter để chuyển sang nội dung 2: Khái niệm, vị trí dấu hóa cố định và dấu hóa bất thường. Giảng viên vừa thuyết trình về

hai loại dấu hóa và dùng con trỏ chuột vi tính mở lần lượt các slide đã chèn nội dung của từng loại dấu hóa để sinh viên vừa nghe khái niệm, vừa nhìn bằng mắt vị trí của dấu hóa cố định và vị trí của dấu hóa bất thường. Khi tiếp xúc nội dung bài học bằng cả hai con đường thị giác và thính giác như trên sẽ giúp sinh viên dễ dàng phân biệt và ghi nhớ các khái niệm cũng như vị trí của hai loại dấu hóa.

Sử dụng loa đài:

Để minh họa tính chất của giọng trưởng và giọng thứ, giảng viên sẽ sử dụng loa, đài cho sinh viên nghe hai bài hát đã được thu sẵn vào đĩa hoặc vào thẻ nhớ. Trước khi nghe hai bài hát, giảng viên sẽ dùng phương pháp thuyết trình giới thiệu nội dung và tính chất cũng như giọng điệu của hai bài hát.

Bài hát: “Cháu vẽ ông mặt trời”. Sáng tác: Tân Huyền, bài hát được viết ở giọng: Son trưởng. Bài hát “Tía má em”. Nhạc và lời: Văn Lương, bài hát được viết ở giọng son thứ.

Căn cứ theo điều kiện của giáo viên, có thể kết hợp loa đài, đầu đĩa với bộ chỉnh âm theo sơ đồ ở phụ lục 3 để giới thiệu cho sinh viên nghe.

Trong nội dung hướng dẫn sinh viên cách đánh nhịp, giảng viên lựa chọn một số bài hát ở các loại nhịp khác nhau như: Bài hát “Bắc kim thang - dân ca Nam Bộ ở nhịp 2/4”, bài hát “Trường em – Phạm Đức Lộc ở nhịp 3/4”… ghi vào đĩa hoặc usb để phát cho sinh viên nghe và hướng dẫn sinh viên cách đánh nhịp...

2.4.1.4. Sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông

Trong mục này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách tổng quát nhất, trong đó nêu được những nét chính trong việc sử dụng các phần mềm Power point, Encore, Adobe Audition để giúp các giáo viên tạo nên một giáo án nhạc lý phổ thông phù hợp với yêu cầu một cách cơ bản nhất.

Sử dụng phần mềm Power Point 2003:

Phần mềm Power point 2003 sẽ được giảng viên sử dụng trong hầu hết các tiết học Nhạc lý phổ thông. Khi thiết kế một tiết học Nhạc lý phổ thông bằng phần mềm Power point, giảng viên phải soạn sẵn những nội dung sẽ sử dụng trong tiết học để đưa vào từng slide sao cho hợp lý, khoa học và ngắn gọn giúp sinh viên dễ nhìn và dễ hiểu.

Ví dụ: Khi soạn nội dung giảng dạy về các quãng cơ bản

Slide 1: Giảng viên chỉ nên để nội dung Khái niệm về quãng và ví dụ Slide 2: Giảng viên chèn nội dung khái niệm về quãng hòa thanh và ví dụ Slide 3: Giảng viên chèn nội dung khái niệm về quãng giai điệu và ví dụ.

Slide 4: Giảng viên chèn nội dung độ lớn số lượng và ví dụ Silde 5: Giảng viên chèn nội dung độ lớn chất lượng và ví dụ

Slide 6: Giảng viên chèn các loại quãng cơ bản.

Sau khi đưa các nội dung bài học vào trong từng slide giảng viên sẽ sử dụng các hiệu ứng của phần mềm sắp xếp lần lượt sự xuất hiện của từng nội

dung theo thời gian sao cho phù hợp. Cuối cùng giảng viên nên chiểu thử toàn bộ giáo án trên máy tính nhiều lần để kiểm tra và chỉnh sửa.

Việc chia nhỏ các nội dung để chèn vào slide khi trình chiếu sẽ giúp cho giảng viên thuyết trình mạch lạc các nội dung bài học một cách dễ dàng và sinh viên sẽ tiếp thu dần dần các lượng kiến thức mà không bị quá tải.

Sử dụng phần mềm Encore

Phần mềm Encore sẽ giúp giảng viên soạn các ví dụ bằng nốt nhạc, hay các gam, giọng, các bài hát trong bài kiểm tra hoặc bài thi một cách khoa học và đẹp mắt.

Khi giảng viên thuyết trình về vị trí các nốt nhạc nằm trên khuông nhạc giảng viên sẽ sử dụng phần mềm encore soạn 7 nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên đến cao trên một khuông nhạc có khóa son. Sinh viên vừa được nhìn bằng mắt các vị trí của nốt nhạc, vừa được nghe giảng viên thuyết trình sẽ ghi nhớ vị trí các nốt nhạc nhanh hơn.

Hay khi thuyết trình khái niệm về quãng hòa thanh, quãng giai điệu giảng viên cũng sẽ dùng phần mềm encore soạn sẵn các quãng và chèn lời ở phía dưới các ví dụ.

Sau đó giảng viên có thể lưu dưới dạng ảnh để chèn sang slide trình chiếu hoặc lưu dưới dạng văn bản để in ra giấy và treo lên cho sinh viên trực tiếp quan sát.

Hay cầu kỳ và phức tạp hơn một chút khi giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức dịch giọng.

Dịch giọng bài hát “Chiếc khăn tay - Nhạc và lời: Văn Tấn” sang giọng F trưởng.

Giảng viên dùng phần mềm encore để soạn nhạc bài: “Chiếc khăn tay” rồi chèn vào slide hoặc in ra giấy A0 để treo lên cho sinh viên nhìn nội dung bài kiểm tra.

Sử dụng phần mềm Adobe Audition

Giúp sinh viên phân biệt được âm thanh trong âm nhạc và âm thanh trong tự nhiên ta có thể sử dụng phần mềm Adobe Audition.

Giảng viên dùng phần mềm Adobe Audition thu âm các tiếng động trong tự nhiên như: Tiếng gió, tiếng thước gõ vào nhau, tiếng hét…Sau đó ghép các tiếng thu được với một bản nhạc để cho sinh viên nghe giúp sinh viên phân biệt được rõ ràng âm thanh trong tự nhiên và âm thanh trong âm nhạc.

Trong nội dung kiểm tra và ôn tập về các loại nhịp, giảng viên sử dụng phần mềm Adobe Audition cắt và ghép một số các bài hát hoặc các đoạn nhạc viết ở các loại nhịp khác nhau thành một giai điệu chuyển động liên tục. Giảng viên cho sinh viên nghe và yêu cầu sinh viên nhận biết đoạn nhạc nào

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w