Nguyên tắc dùng phương tiện trực quan phù hợp với nội dung bài học

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 39 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Nguyên tắc dùng phương tiện trực quan phù hợp với nội dung bài học

Với mỗi một nội dung bài học trong phân môn Nhạc lý phổ thông cần đến sự hỗ trợ của phương tiện trực quan, giảng viên cần phải chuẩn bị và lựa chọn phương tiện trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học để khi sử dụng sẽ mang lại hiệu quả.

Trong tiết học về quãng hòa thanh, quãng giai điệu. Giảng viên nên lựa chọn các phương tiện trực quan có thể minh họa được độ cao của quãng giai điệu và quãng hòa thanh, giúp sinh viên cảm nhận độ cao qua thính giác để nhận biết và phân biệt được hai quãng trên. Vì thế mà phương tiện trực quan phù hợp với nội dung này là đàn Organ hoặc đàn Guitar.

Đàn Organ và đàn Guitar có thể minh họa được âm thanh của hai quãng trên. Còn các phương tiện trực quan khác như Thanh phách, Song loan, Trống không thể sử dụng được trong nội dung này vì các phương tiện trực quan đó không minh họa được độ cao âm thanh của quãng hòa thanh và quãng giai điệu.

Mỗi phương tiện trực quan đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Chẳng hạn như: Thanh phách hay trống có thể sử dụng để minh họa nhịp, phách hay tiết tấu tốt hơn so với sử dụng bảng biểu, sơ đồ. Nhưng khi thể hiện mối tương quan trường độ giữa các nốt nhạc thì sử dụng bảng biểu, sơ đồ sẽ mang lại hiệu quả minh họa cao hơn so với sử dụng thanh phách, trống.

Như vậy cùng một nội dung kiến thức, giảng viên có thể sử dụng được những phương tiện trực quan khác nhau. Vì thế, chúng ta cần lựa chọn sử dụng PTTQ sao cho phù hợp với nội dung bài học.

Để phát huy tính hiệu quả của phương tiện trực quan và lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp với nội dung bài học trong phân môn Nhạc lý phổ thông, giảng viên khi thiết kế bài giảng trước khi lên lớp cần trả lời một số câu hỏi:

Nội dung bài học có cần sử dụng phương tiện trực quan không? Nội dung bài học cần phương tiện trực quan nào?

Sử dụng phương tiện trực quan như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Sử dụng phương tiện trực quan trong bao lâu?.

Ví dụ: Trong dạy học nội dung: Âm thanh - Caođộ âm thanh, khi thiết kế bài giảng trước khi lên lớp giảng viên sẽ chuẩn bị cho mình những câu hỏi, cụ thể là:

Bài 1: Âm thanh - cao độ âm thanh, có cần phương tiện trực quan không?. Trả lời là có

Nội dung Âm thanh - cao độ âm thanh cần phương tiện trực quan nào?. Trả lời: Phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn Organ, máy chiếu, phần mềm Encore…

Sử dụng đàn Organ, máy chiếu như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?. Trả lời: Cách sử dụng như sau: Giới thiệu khái niệm về âm thanh, cao độ âm thanh dùng máy chiếu các slide và thuyết trình. Dùng đàn Organ cho sinh viên nghe các cao độ khác nhau.

Sử dụng đàn Organ, máy chiếu trong bao lâu?.

Trả lời: Chỉ dùng đàn Organ để giới thiệu các cao độ khác nhau. Dùng máy chiếu trình chiếu tất cả các slide về vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.

Trả lời những câu hỏi trong khâu chuẩn bị sẽ giúp cho giảng viên lựa chọn dùng phương tiện trực quan nào phù hợp với nội dung nào trong tiết học phân môn Nhạc lý phổ thông.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w