0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nguyên tắc kết hợp phương tiện trực quan với phương pháp dạy học âm nhạc

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH (Trang 41 -42 )

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Nguyên tắc kết hợp phương tiện trực quan với phương pháp dạy học âm nhạc

học âm nhạc

Trong dạy phân môn Nhạc lý phổ thông, giảng viên muốn chuân bị tốt một tiết dạy trước khi lên lớp thì giảng viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học âm nhạc nào?. Kết hợp với phương tiện trực quan nào? cho phù hợp. Từ đó giảng viên sẽ có dự kiến sử dụng phương tiện trực quan kết hợp với phương pháp dạy học phù hợp. Có như vậy tiết dạy học mới hiệu quả.

Trong dạy học âm nhạc, giảng viên thường sử dụng các phương pháp dạy học âm nhạc như: Phương pháp dùng lời, phương pháp trình bày tác phẩm, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp kiểm tra đánh giá. Tùy vào nội dung từng tiết học giảng viên lựa chọn phương pháp dạy học âm nhạc phù hợp với PTTQ sẽ sử dụng trong tiết học.

Ví dụ: Giảng viên sử dụng phương pháp dùng lời để thuyết trình khái niệm hợp âm ba trưởng, khái niệm hợp âm ba thứ. Giảng viên có thể sử dụng máy chiếu trình chiếu các slide có nội dung khái niệm về các dạng hợp âm ba, có ví dụ kèm theo. Giảng viên kết hợp với sử dụng đàn Organ để âm thanh của các hợp âm ba vang lên.

Khi giảng viên sử dụng phương tiện trực quan là đàn Organ và máy chiếu kết hợp với phương pháp thuyết trình trong nội dung bài học trên, sinh viên sẽ vừa nghe lời thuyết trình của giảng viên, vừa nghe âm thanh các hợp âm vang lên từ đàn Organ, vừa quan sát cấu tạo của các hợp âm ba trên slide. Sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu nội dung kiến thức về hợp âm, nhận biết được cấu tạo và tính chất trưởng, thứ của các hợp âm ba.

Khi giảng viên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập để sinh viên nhận biết vị trí các nốt nhạc, khóa nhạc trên khuông nhạc. Giảng viên sử dụng phương tiện trực quan là các tấm ghép để sinh viên được thực hành trực tiếp giúp sinh viên khắc sâu được nội dung bài học và có thể thuộc được ngay nội dung bài học trên lớp…

Sự kết hợp khéo léo đó sẽ làm cho nội dung bài học thêm dễ hiểu, tiết học thêm phong phú. Tạo sự hứng khởi cho sinh viên tiếp thu nội dung bài giảng tốt hơn.

Như vậy, trong mỗi giờ học, nếu giảng viên biết kết hợp và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học với việc lựa chọn sử dụng các phương tiện trực quan để sinh viên được thực hành ứng dụng thì tiết học đó chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.

Như vậy Phương tiện trực quan phù hợp sẽ hỗ trợ cho phương pháp dạy học đạt được hiệu quả cao trong việc truyền tải nội dung kiến thức đến sinh viên. Đặc biệt là những môn học đòi hỏi tính tư duy và trừu tượng cao như phân môn Nhạc lý phổ thông.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH (Trang 41 -42 )

×