Nhóm giáo cụ trực quan

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nhóm giáo cụ trực quan

Giáo cụ trực quan là đồ dùng dạy học tác động trực tiếp vào thị giác của người học, làm cho người học thấy được một cách cụ thể nội dung bài giảng.

Giáo cụ trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông bao gồm: Bảng biểu, sơ đồ, các tấm ghép… Khi sử dụng các giáo cụ trực quan, giảng viên thường kết hợp sử dụng các giáo cụ trực quan với các phương pháp dạy học âm nhạc để giúp sinh viên nắm vững nội dung bài học.

Sơ đồ là hình vẽ sử dụng những đoạn thẳng, đường cong hay các hình khác để xắp xếp, bố trí trên cơ sở thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng, khái niệm, kí hiệu liên quan.

Bảng biểu là sử dụng hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để mô hình hóa bài học.

Sơ đồ và bảng biểu thường được in, vẽ ra khổ giấy A0, hay bìa cứng. Sơ đồ, bảng biểu thường dùng dây thép để treo lên tường hoặc gắn trực tiếp lên bảng hoặc có giá đỡ.

Sơ đồ, bảng biểu trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông là những hình ảnh minh họa nội dung dạy học do giảng viên tổng hợp, khái quát và sáng tạo ra. Hoặc là những hình ảnh minh họa nội dung bài học có sẵn trong giáo trình.

Bảng biểu có thể được giảng viên dùng trong nội dung cấu tạo của các dạng hợp âm ba, các loại quãng cơ bản. Sơ đồ có thể được giảng viên sử dụng để biểu thị tương quan giữa các trường độ nốt nhạc…

Tấm ghép:

Qua quan sát dự giờ một số tiết học của các bộ môn khác như môn hóa học. Chúng tôi thấy được, giảng viên sử dụng các tấm ghép, bộ ghép để giới thiệu và ôn tập cho người học ghi nhớ các nguyên tố hóa học. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, người học sử dụng tấm ghép và ghi nhớ những kiến thức trên tấm ghép rất nhanh.

Đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, chúng tôi thấy trong âm nhạc cũng có rất nhiều những kí hiệu âm nhạc như khóa nhạc, dấu hóa, nốt nhạc, dấu lặng…cũng có thể đưa vào các tấm ghép để sử dụng trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông.

Tấm ghép là những miếng ghép nhỏ bằng giấy, bìa cứng hoặc bằng nhựa có nhiều màu sắc mà giảng viên tự sáng tạo ra.

Giảng viên sáng tạo ra từng tấm ghép, bộ ghép theo từng nội dung, yêu cầu của môn học. Các bộ ghép, tấm ghép có thể sử dụng trên lớp trong những giờ ôn tập, kiểm tra…

Trong dạy học nhạc lý phổ thông, các tấm ghép có thể được giảng viên dùng vào nội dung nhận biết các nốt nhạc cơ bản, trường độ của các nốt nhạc, dấu lặng…

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w