BSMHT Bú sữa mẹ hoàn toànCC/T Chiều cao theo tuổi CNSS Cân nặng sơ sinh CN/CC Cân nặng theo chiều cao CN/T Cân nặng theo tuổi HAZ Chiều cao/Tuổi Height Age Z-Score UNICEF Tình trạng dinh
Trang 1Em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; Phòng Đào tạo sau đại học;Phòng Công tác học sinh và sinh viên; Các thầy cô trong các Bộ môn toàn trường
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Y học Dựphòng và Y tế Công cộng, Bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm đã giúp
đỡ để em hoàn tất luận văn này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê Thị Hương,người đã hướng dẫn em kể từ lúc bắt đầu cho tới khi hoàn thành luận văn Em
vô cùng cảm ơn cô trong suốt quá trình nghiên cứu đã hướng dẫn tận tình vàchia sẻ những kinh nghiệm quý báu của cô mà nhờ đó em rút ra những bàihọc nghiên cứu cho mình
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bố, mẹ, chị gái, nhữngngười thân yêu của em đã luôn ở bên hỗ trợ, động viên và tạo mọi điều kiệncho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn tất luận văn này
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2014
Người thực hiện Học viên
Nguyễn Thị Hoài Thương
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo sau đại học Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại Học Y Hà Nội
- Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Viện Y học Dự phòng
và Y tế Công cộng, Trường Đại Học Y Hà Nội
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên em là: Nguyễn Thị Hoài Thương – học viên cao học khóa XXIchuyên ngành Y tế Công cộng,Viện Y học Dự phòng và Y tế Công cộng,Trường Đại Học Y Hà Nội
Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thật và kết quả hoàntoàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2014.
Học viên
Nguyễn Thị Hoài Thương
Trang 3BSMHT Bú sữa mẹ hoàn toàn
CC/T Chiều cao theo tuổi
CNSS Cân nặng sơ sinh
CN/CC Cân nặng theo chiều cao
CN/T Cân nặng theo tuổi
HAZ Chiều cao/Tuổi (Height Age Z-Score)
UNICEF
Tình trạng dinh dưỡngQuỹ nhi đồng Liên hợp quốcWAZ Cân nặng/Tuổi (Weight Age Z-Score)
WHZ Cân nặng/Chiều cao (Weight Height Z-Score)
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iLỜI CAM ĐOAN iiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 4
1.2.1 Nhu cầu về năng lượng 4
1.2.2 Nhu cầu về glucid 4
1.2.3 Nhu cầu về protid 5
1.2.4 Nhu cầu về lipid 5
1.2.5 Nhu cầu về vitamin và chất khoáng 5
1.3 Tình hình suy dinh dưỡng 6
1.3.1 Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới 6
1.3.2 Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam 7
1.4 Nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 10
1.4.1 Nguyên nhân của suy dinh dưỡng 10
1.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12
1.5 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 15
1.5.1 Các loại phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 15
1.5.2 Phương pháp nhân trắc học 15
1.5.3 Phương pháp điều tra khẩu phần 17
1.5.4 Phương pháp điều tra tập quán ăn uống 18
1.6 Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em 19
1.6.1 Phân loại theo quần thể NCHS của Hoa Kỳ 19
1.6.2 Phân loại theo WHO 2005 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu: 21
2.1.2 Thời gian nghiên cứu tiến hành 21
Trang 52.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 22
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 23
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 23
2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 25
2.4.1 Thu thập số liệu định lượng: 25
2.4.2 Thu thập số liệu định tính: 27
2.4.3 Tổ chức thu thập số liệu: 27
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu 28
2.6 Phân tích số liệu 30
2.7 Sai số và khống chế sai số 30
2.7.1 Sai số 30
2.7.2 Khống chế sai số 30
2.8 Đạo đức nghiên cứu 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 32
3.2 Tình trạng dinh dưỡng trẻ em 35
3.3 Kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 38
3.3.1 Kiến thức và thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai 38
3.3.2 Kiến thức và thực hành của bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ 42
3.3.3 Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ 49
3.3.4 Kiến thức và thực hành của bà mẹ về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ 53 3.3.5 Tiếp cận thông tin trong chăm sóc sức khỏe của các bà mẹ 58
3.4 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố 60
3.4.1 Chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 60
Trang 63.4.3 Một số yếu tố khác liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 63
Chương 4 BÀN LUẬN 65
4.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 65
4.1.1 Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (CN/T) 65
4.1.2 Suy dinh dưỡng thể thấp còi ( CC/T) 67
4.1.3 Suy dinh dưỡng thể gầy còm ( CN/CC) 68
4.2 Kiến thức và thực hành chăm sóc bà mẹ, trẻ em của bà mẹ 70
4.2.1 Kiến thức và thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai 70
4.2.2 Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 71
4.2.3 Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung 74
4.2.4 Thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ 76
4.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 77
4.3.1 Chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 77
4.3.2 Chăm sóc thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ 78
4.3.3 Một số yếu tố liên quan khác 79
KẾT LUẬN 81
KHUYẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Nhu cầu lipid khuyến nghị cho trẻ dưới 5 tuổi 5
Bảng 1.2 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em theo các vùng sinh thái năm 2012 9
Bảng 1.3 Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trẻ em 17
Bảng 1.4 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu WHO 2005 với 3 chỉ số theo Z-Score 20
Bảng 3.1 Đặc điểm của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện nghiên cứu 32
Bảng 3.2 Đặc điểm cơ bản bà mẹ và hộ gia đình 33
Bảng 3.3 Đặc điểm cơ bản hộ gia đình 34
Bảng 3.4 Trung bình cân nặng, chiều cao và Z-Score theo WAZ, HAZ, WHZ của trẻ phân theo giới 35
Bảng 3.5 Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai 38
Bảng 3.6 Thực hành của các bà mẹ về chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai.39 Bảng 3.7 Thực hành uống viên sắt trong quá trình mang thai của bà mẹ 41
Bảng 3.8 Tình trạng vắt bỏ sữa non của các bà mẹ sau khi sinh 44
Bảng 3.9 Loại thức ăn/nước uống cho trẻ ăn/uống trước bú mẹ lần đầu 45
Bảng 3.10 Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 24h qua ở trẻ dưới 6 tháng 46
Bảng 3.11 Kiến thức và Thực hành về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn 47
Bảng 3.12 Tình trạng cai sữa của trẻ 48
Bảng 3.13 Loại thức ăn đầu tiên trẻ ăn khi bắt đầu ăn bổ sung 50
Bảng 3.14 Số loại thức ăn trẻ được ăn trong ngày hôm qua 52
Bảng 3.15 Thực hành theo dõi cân nặng cho trẻ của các bà mẹ 53
Bảng 3.16 Thực hành về chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong 6 tháng qua 53
Trang 8Bảng 3.19 Mối liên quan giữa việc uống viến sắt của bà mẹ và tình trạng suy
dinh dưỡng thể nhẹ cấn của trẻ 60Bảng 3.20 Mối liên quan giữa việc uống viến sắt của bà mẹ và tình trạng suy
dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ 60Bảng 3.21 Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tình trạng suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân của trẻ 61Bảng 3.22 Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tình trạng suy dinh dưỡng
thể thấp còi của trẻ 61Bảng 3.23 Mối liên quan giữa thời điểm cai sữa và tình trạng suy dinh dưỡng
thể thấp còi của trẻ 62Bảng 3.24 Mối liên quan giữa thời điểm bắt đầu ăn bổ sung và tình trạng suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ 62Bảng 3.25 Mối liên quan giữa số con và tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp
còi của trẻ 63Bảng 3.26 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với tình trạng suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ 63Bảng 3.27 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với suy dinh dinh thể
thấp còi của trẻ 64Bảng 3.28 Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế hộ gia đình và tình trạng suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ 64
Trang 9Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1 Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm
(2000-2012) 8
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của trẻ theo nhóm tuổi 36
Biểu đồ 3.2 Phân bố tỷ lệ SDD các thể theo giới 37
Biểu đồ 3.3 Kiến thức và thực hành về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh 42
Biểu đồ 3.4 Lí do cho trẻ bú muộn trên 1 giờ sau khi sinh 43
Biểu đồ 3.5 Kiến thức và thực hành về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ 49
Biểu đồ 3.6 Thực hành cho trẻ ăn bổ sung ngày hôm qua 51
Biểu đồ 3.7 Cách xử trí khi trẻ bị bệnh 56
Biểu đồ 3.8 Lí do không đưa con đến cơ sở y tế 57
Biều đồ 3.9 Nguồn thông tin về cách nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ 58
Biều đồ 3.10 Lựa chọn người tư vấn sức khỏe cho trẻ khi trẻ bị bệnh 59
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội phát triển thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày càng nhận được
sự quan tâm nhiều hơn của gia đình và toàn xã hội Trẻ em được chăm sóc,nuôi dưỡng và được học tập một cách bình đẳng, không phụ thuộc vào hoàncảnh riêng về gia đình, dân tộc, địa phương không những là mục tiêu củaĐảng và Nhà nước mà còn là mong ước thiết tha của những người làm cha,làm mẹ Song, để có một thời thơ ấu an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc thì mỗigia đình và toàn cộng đồng, xã hội phải tạo điều kiện, tạo cơ hội để trẻ pháttriển hết các khả năng từ lứa tuổi còn thơ ấu, đặc biệt ở giai đoạn từ 0 đến 5tuổi Đó là “Giai đoạn vàng”, “Cửa sổ của cơ hội” Sự phát triển những nămđầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người, là nền tảngcho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như văn hóa và nhận thứctrong tương lai của cả cuộc đời Do vậy, việc cung cấp đầy đủ các chất dinhdưỡng cho trẻ em đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi là hết sức cần thiết cho sự tăngtrưởng và phát triển của trẻ [1]
Trẻ em là đối tượng đầu tiên chịu tác động của tình trạng đói nghèo vàmôi trường sống kém chất lượng mà hậu quả của nó là suy dinh duỡng (SDD)
và bệnh tật [1] Hiện nay, SDD Protein-năng lượng vẫn là vấn đề có ý nghĩasức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Kếtquả nghiên cứu và giám sát dinh dưỡng trong những thập kỷ qua cho thấy tìnhtrạng dinh dưỡng (TTDD) của người dân nói chung đã được cải thiện đáng kể[2] SDD trẻ em đặc biệt là SDD nặng và thể thiếu cân đã giảm nhanh và giảmmột cách bền vững Đến cuối năm 2008, tỷ lệ SDD thể thiếu cân đã giảmxuống dưới 20%, vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu của Chiến lượcquốc gia dinh dưỡng 2001-2010 Tuy nhiên, SDD ở trẻ em vẫn còn ở mức cao
so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và còn có sự khác biệt khá
Trang 11lớn giữa các vùng/miền, đặc biệt là SDD thấp còi - ảnh hưởng đến chiều cao,tầm vóc của Người Việt Nam [3] Theo kết quả giám sát thường niên của ViệnDinh dưỡng, tỷ lệ SDD còn rất cao ở các tỉnh miền núi, đây là nơi tập trung đôngđồng bào dân tộc thiểu số với tỷ lệ nhẹ cân trong khoảng từ 25-32% và thấp còi
từ 37-47% [4]
Trạm Tấu là một huyện miền núi vùng cao, cách thị xã Nghĩa Lộ 31km
và cách thành phố Yên Bái 110 km về hướng Tây Tây Nam Huyện Trạm Tấu
có diện tích 742km² và 26,704 người (tổng điều tra dân số 2009) là vùng chủyếu có người các dân tộc thiểu số sinh sống Đây là khu vực có tỷ lệ SDD caocủa tỉnh Yên Bái Theo số liệu báo cáo của Sở Y tế Yên Bái thì tỷ lệ SDD trẻ
em là 30,1% Các nghiên cứu về TTDD của trẻ em và kiến thức (KT), thựchành (TH) dinh dưỡng của các bà mẹ dân tộc thiểu số còn ít, vì vậy, chúng tôithực hiện nghiên cứu này với mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên
quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới năm tuổi tuổi vùng dân tộcthiểu số, huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái năm 2014
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1 Một số khái niệm.
- Dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các
thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăngtrưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cựcvào các hoạt động xã hội [5]
- Suy dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các
vi chất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ởnhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển
thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [2].
- Bú sữa mẹ hoàn toàn (BSMHT): Là trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp ngườikhác, ngoài ra không ăn bất cứ loại thức ăn, đồ uống nào khác Các thứkhác ngoại lệ được chấp nhận là các dạng giọt dung dịch có chứavitamin, khoáng chất hoặc thuốc [2]
- Cho trẻ ăn bổ sung (ABS): Để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ từ
sáu tháng tuổi trở lên, cần cho trẻ ăn bổ sung trong khi trẻ tiếp tục được
bú mẹ Các thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung có thể được chuẩn bị riênghoặc từ chính bữa ăn gia đình Theo WHO, không nên cho trẻ giảm búkhi bắt đầu cho ăn bổ sung; Thức ăn bổ sung nên được cho ăn bằng thìahay cốc, không nên cho vào bình sữa; Thực phẩm phải sạch, an toàn vàsẵn có ở địa phương; cần nhiều thời gian để trẻ nhỏ học cách ăn thức ănđặc; Thức ăn bổ sung phải đa dạng, theo ô vuông thức ăn bổ sung với 4nhóm thực phẩm với trung tâm là sữa mẹ [2]
- Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị: Mức tiêu thụ năng lượng và các
thành phần dinh dưỡng mà trên cơ sở kiến thức khoa học hiện nay,được coi là đầy đủ để duy trì sức khỏe và sự sống của mọi cá thể bìnhthường trong một quần thể dân cư [6]
Trang 13Thức ăn cơ bản
Ngũ cốc Khoai củ
Thức ăn giàu protid
Thịt, cá, thuỷ sảnTrứng, sữa
Đậu đỗ
Thức ăn giàu vitamin
và khoáng chất
Rau xanhHoa quả
Thức ăn giàu năng lượng
Dầu mỡ, bơĐường, mật…
1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi.
1.2.1 Nhu cầu về năng lượng.
Nhu cầu năng lượng của trẻ ở thời kỳ này là rất cao Theo bảng khuyếnnghị của Việt Nam, nhu cầu năng lượng trẻ từ 1-3 tuổi là 1180kcal/ngày, trẻ từ4-6 tuổi là 1470kcal/ngày [7]
1.2.2 Nhu cầu về glucid.
Nhu cầu glucid của trẻ bú mẹ hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sữa mẹ,trong đó 8% trong sữa mẹ là lactose, cứ 100ml sữa mẹ cung cấp 7g glucid.Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh tiêu thụ sữa khoảng 780ml/ngày hoặc 60gglucid, chiếm 37% tổng năng lượng trong lượng sữa đưa vào của trẻ Trẻ từ 7đến 12 tháng, nhu cầu glucid là 91g/ngày, trong đó từ sữa mẹ khoảng600ml/ngày, tương đương với glucid là 44g/ngày, cộng thêm từ nguồn thức ăn
bổ sung là 51g/ngày Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì nhu cầu glucid là khoảng100g/ngày, trẻ từ 4-6 tuổi là khoảng hơn 200g/ngày [7], [8], [9]
Sữa mẹ
Trang 141.2.3 Nhu cầu về protid.
Trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu protid khuyến nghị là 35-44g/ngày và trẻ từ 4-6tuổi là 44-55g/ngày [7]
1.2.4 Nhu cầu về lipid.
Nhu cầu lipid ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng và các acid béocần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K)
Ở trẻ đang bú mẹ, vì 50-60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa
mẹ cung cấp, nên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, nhất là khi trẻ cai sữa mẹ cần hếtsức chú ý ngăn ngừa tình trạng giảm chất béo đột ngột do được bú mẹ ít đihoặc không còn được bú sữa mẹ nữa Do đó, nhu cầu khuyến nghị về lipidcho trẻ em rất cao
Bảng 1.1 Nhu cầu lipid khuyến nghị cho trẻ dưới 5 tuổi [7].
(% tổng năng lượng/ngày )
1.2.5 Nhu cầu về vitamin và chất khoáng.
Vitamin là thành phần không thể thiếu đối với trẻ nhỏ mặc dù trong cơthể sự hiện diện của vitamin rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết Phần lớn vitaminkhông được tổng hợp bởi cơ thể mà được cung cấp từ thức ăn Do đòi hỏi vềcường độ phát triển và sự chuyển hoá cao nên nhu cầu vitamin ở trẻ em caohơn người lớn Vì thế, trong sữa mẹ cũng như khẩu phần ăn của trẻ cần cungcấp nhiều loại vitamin, nhất là vitamin A và C từ các nguồn tự nhiên trongrau, củ quả, trái cây Bên cạnh đó, vitamin D cũng rất cần thiết cho sự tái tạo
và phát triển của xương, trong khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đủnhu cầu Tắm nắng hợp lý mỗi ngày giúp cho quá trình tổng hợp vitamin Dnội sinh tăng lên trong những điều kiện nhất định
Trang 15Chất khoáng là các muối vô cơ, là các nguyên tố cần thiết để cấu tạonên các tổ chức cần thiết của cơ thể và duy trì chức năng sinh lý bình thường.Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo rǎng, tạo máu và các hoạt độngchức nǎng sinh lý của cơ thể Ở lứa tuổi này canxi và photpho cần được chú ý
để cung cấp đủ cho trẻ Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nhu cầu là 500mg/ngày và từ 4-6tuổi là 600mg/ngày Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa canxi và photpho mớigiúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này Tỷ lệ tốt nhất giữacanci/photpho là 1-1,5 đặc biệt là đối với trẻ em [7] Sắt cũng là một khoángchất quan trọng, rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là với trẻ em.Tuynhiên ở một số nước đang phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn thực phẩmđộng vật có lượng sắt giá trị sinh học cao rất thấp và khẩu phần hàng ngàychủ yếu gồm các thực phẩm nguồn gốc thực vật nên nguy cơ bị thiếu sắt cao.Với trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu sắt tính theo giá trị sinh học của khẩu phần (10%)
là 7,7mg/ngày và trẻ từ 4-6 tuổi là 8,4mg/ngày
1.3 Tình hình suy dinh dưỡng.
1.3.1 Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới.
Báo cáo của Tổ chức cứu trợ trẻ em năm 2012 chỉ ra rằng 1/4 trẻ emtrên toàn thế giới và 1/3 trẻ em ở các nước đang phát triển bị còi cọc SDD làmột nguyên nhân quan trọng đóng góp vào 1/3 trường hợp tử vong toàn cầu.Ước tính, mỗi năm có khoảng 300 trẻ em chết vì SDD Tỷ lệ trẻ có khả năng
bị SDD ở các nước nghèo cao gấp hai lần so với các nước giàu Trong vòng
15 năm tiếp theo sẽ có khoảng 450 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi còi cọc và tỷ
lệ trẻ SDD được dự báo tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới vào năm 2015.Tình trạng còi cọc là một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới [10].Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp “lặng lẽ” này hầu như ít được thế giới quantâm Uganda là quốc gia có tới 33% trẻ em trên toàn quốc bị SDD và mỗi nămcần tới 310 triệu USD để khắc phục tình trạng này [11]
Trang 16Tỷ lệ trẻ em thiếu cân ở Đông Nam Á, Bangladesh, Ấn Độ và Pakistanchiếm 1/2 tổng số trẻ thiếu cân trên thế giới Tại Đông Á và Trung Quốc, sốtrẻ em thiếu cân giảm 6,7% mỗi năm, tuy nhiên tình hình này vẫn còn diễnbiến rất chậm ở các nước khác trong khu vực [12] Năm 2012 tại Ấn Độ,Mesharam II và cộng sự nghiên cứu trên 14.587 trẻ em từ 0 đến 5 tuổi chothấy tỷ lệ SDD theo các thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 49%;51% và 22% [13] Nghiên cứu của J Alom và cộng sự (2012) tại Bangladeshcho thấy 25% trẻ SDD thể thấp còi, 28% thể nhẹ cân và 14% thể gầy còm[14] Một nghiên cứu ở các vùng nghèo của nước láng giềng Trung Quốc trên2.201 trẻ em dưới 5 tuổi của H.Zhou và cộng sự (2012) thấy tỷ lệ SDD nhẹcân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 13,1%; 19,3% và 5,5%.
Đối với khu vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không cókhả năng phục hồi đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm tỷ lệ SDDthể gầy còm: Lào (40%) Campuchia (36%), Myanmar (32%) và Đông Timor(46%) Các nước đã đạt được tiến bộ trong giảm SDD cấp độ quốc gia song một
bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với điều kiện chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡngkém Indonesia (28%), Philippine (28%) và Việt Nam (21%) [11]
1.3.2 Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (thường gọi là SDD) làtình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta Biểuhiện của SDD là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêuchảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao độngkém khi trưởng thành
Tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kểtrong 30 năm qua Năm 1985 tỷ lệ SDD là 51,5%, nhưng những năm gần đây,với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự triển khai có hiệu quả củachương trình phòng chống SDD trẻ em tỷ lệ SDD đã giảm một cách đáng kể,xuống còn 19,9% năm 2008 [15] Tốc độ giảm SDD trẻ em tại Việt Nam
Trang 17trong năm năm qua khoảng 2% một năm và Việt Nam được coi là một quốcgia duy nhất trong khu vực đạt tốc độ giảm SDD nhanh theo tiến độ của WHO
và UNICEF [16] Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009, cókhoảng 1,54 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân và khoảng 2,59 triệu trẻ
em bị SDD thấp còi Bên cạnh đó, thừa cân/béo phì đang có xu hướng gia tăngnhanh chóng ở một số đô thị, thành phố lớn [17]
TTDD của trẻ em đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêuthiên niên kỷ cũng như chỉ số phát triển con người và gần đây thì mức độgiảm SDD có chiều hướng chậm lại [18]
Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 0%
Tỷ lệ trẻ em SDD ở nước ta vẫn còn cao [19] Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi bị thiếu cân đang có xu hướng giảm dần: năm 2000 là 33,8%; năm 2006 là23,4% và năm 2012 là 16,2% Dựa vào chỉ tiêu CC/T và phân loại quốc tế: Tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi thấp còi năm 2000 là 36,5%; năm 2006 là 31,9% và năm 2012
là 26,7% Tình hình SDD theo nhóm tuổi tăng cao, nhất là ở nhóm từ 6-12 thángtuổi đến 24 tháng tuổi và tỷ lệ này cao nhất ở trẻ em 2 tuổi [19] Tỷ lệ trẻ emSDD có sự khác nhau theo các vùng sinh thái Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Trang 18Nguyên là những vùng có tỷ lệ SDD cao nhất cả nước vì đây là vùng nghèo, cònnhiều khó khăn, mùa màng thường xuyên chịu tác động nặng nề bởi thiên tai, lũlụt Thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Bảng 1.2 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em theo các vùng sinh thái năm 2012.
Vùng sinh thái
SDD
CN/T (%)
CC/T (%) CN/CC (%)
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 19,5 31,2 7,5
Hà Nội năm 2009 đã xuống tới mức lần lượt là 7,8% và 9,1% và vào năm 2010
là 6,8% và 10,8% [20] thì nhiều khu vực miền núi như Bắc Kạn vẫn là 25,4%,Quảng Bình 23,6%, Kon Tum 28,3% và Đắc Nông 26,9% [20], [21] Sự chênhlệch thấy rõ này cho thấy mức độ cần thiết để có những can thiệp kịp thời nhằmcải thiện TTDD của trẻ ở khu vực này
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương tạiHuyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cho thấy tỷ lệ trẻ SDD là khá cao: thể thiếucân là 18,5%, thấp còi là 31,8% cao hơn so với tỷ lệ năm 2010 chung của toànquốc (29,3%), gầy còm là 9,8% cũng cao hơn so với tỷ lệ chung của toànquốc là 7,1% [22], [23]
Trang 191.4 Nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
1.4.1 Nguyên nhân của suy dinh dưỡng.
Mô hình nguyên nhân của UNICEF cho thấy nguyên nhân của SDD là
đa dạng, có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề y tế, lương thực-thực phẩm vàthực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình [24], [25], [26], [27]
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chấtlượng (tình trạng nghèo đói) và mắc các bệnh nhiễm khuẩn [24], [28] Trẻ emlứa tuổi từ 0 – 5 tuổi là đối tượng bị SDD cao nhất [24], [29] bởi vì cơ thể ởgiai đoạn này phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng rất cao và không được ăn
bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Người ta thường cho rằng những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củthường hay dẫn đến thiếu protein, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây lại chothấy khẩu phần ăn của trẻ thiếu năng lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếuprotein mới ở mức đe doạ [24], [30]
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với thời gian bịSDD và thể loại SDD [24], [27], [31] Các quan niệm dinh dưỡng sai lầm củangười mẹ hoặc gia đình trong vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ
và thức ăn bổ sung là những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ
bị SDD Trẻ không được bú sữa mẹ, hoặc bú chai nhưng số lượng sữa không
đủ, dụng cụ bú sữa không đảm bảo vệ sinh đều có thể dẫn đến SDD Khi cho
ăn bổ sung muộn, như ở một số nước châu Phi, các trường hợp SDD nặngthường xảy ra vào năm thứ 2 [32] Cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ănthức ăn đặc quá muộn, số lượng không đủ và năng lượng, protein trong khẩuphần ăn thấp cũng dễ dẫn tới SDD
Trang 20Hậu quả tức thời: tử
vong, tàn tật
Hậu quả lâu dài: phát triển thể lực và trí tuệ ở lứa tuổi trưởng thành, năng lực sản xuất, khả năng sinh sản,
quả
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân tiềm tàng
Nguyên nhân gốc rễ
- Kiểm soát nguồn lực
và tự quyết của người chăm sóc trẻ.
-Tình trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần của người chăm sóc trẻ
- Kiến thức và niềm tin của người chăm sóc trẻ.
Nguồn lực cho y tế
- Cung cấp nước sạch
- Vệ sinh đầy đủ
- Có chăm sóc y tế -An toàn môi trường
ĐÓI NGHÈO
- Cấu trúc chính trị - xã hội – kinh tế
- Môi trường văn hoá - xã hội
- Các nguồn tiềm năng (Môi trường, công nghệ, con người)
Trang 211.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
1.4.2.1 Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai và cho con bú.
Khi mang thai, dinh dưỡng, thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kì mang thai, cho sự phát triển vàlớn lên của thai nhi
Các yếu tố nguy cơ dẫn dến cân nặng sơ sinh (CNSS) của trẻ thấp trướctiên là tình trạng chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trước và trong khi có thai.TTDD kém, chế độ ăn uống không cân đối, không đủ năng lượng và các chấtdinh dưỡng cần thiết cho bà mẹ khi mang thai có thể dẫn đến SDD bào thai vàgây ra những hậu quả cho đứa trẻ về sau
Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu vi chất dinh dưỡng diễn raphổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Năm 1999, tỷ lệ thiếu năng lượng trườngdiễn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 32,8% Điều này có thể làm tăng các rủi ro
về thai sản, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh, SDD bào thai và thiếu sữa [33]
Việc theo dõi tình trạng thai nhi và chăm sóc bà mẹ khi mang thai như
số lần khám thai, thời điểm khám thai, số cân nặng tăng khi mang thai, bổsung viên sắt và tiêm phòng uốn ván trong quá trình mang thai có ảnh hưởnglớn đến tình trạng SDD của trẻ Đây là chiến lược phòng chống SDD sớm khitrẻ còn nằm trong bụng mẹ, nhằm làm giảm nguy cơ trẻ bị SDD và tạo điềukiện cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt
Những bà mẹ trong khi mang thai lao động nặng nhọc, không được nghỉngơi đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh
1.4.2.2 Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của WHO, sau khi sinh đứa trẻ cần được cho bú mẹcàng sớm càng tốt thậm chí ngay trong 1 giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàncho tới tận 6 tháng [34], vì bú sớm có lợi ích cho cả mẹ và con:
Trang 22- Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa tốt, hoàn hảo về dinhdưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt của trẻ.
- Bú sớm sẽ kích thích sữa mẹ tiết sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạprolactin
- Bú sớm cũng giúp cho sự co hồi tử cung tốt hơn ngay sau đẻ, hạn chế mấtmáu
- Bú sớm ngay sau đẻ tạo sự bền chặt tình cảm mẹ con trong suốt cuộc đờisau này [34], [35], [36]
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không ăn thêm thức ăn gìkhác kể cả nước uống vì bản thân người mẹ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầudinh dưỡng mà đứa trẻ cần, mọi thức ăn thêm khác trong giai đoạn này đều
có thể mang đến cho trẻ các rủi ro về sức khỏe [34], [37], [38]
- Trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ là thức ăn qúi giá nhất mà không một thức ăn nhântạo nào có thể so sánh Trẻ cần được bú mẹ thường xuyên, bú kéo dài tới18-24 tháng hoặc lâu hơn [34], [35], [36]
1.4.2.3 Thực hành cho trẻ ăn bổ sung.
Ăn bổ sung (ABS) hay còn gọi là ăn sam, ăn thêm ở miền Bắc hay ămdặm ở miền Nam [39] Theo khuyến cáo của WHO, cần cho trẻ bú mẹ hoàntoàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời [40] Trẻ cần được ABS đúng độ tuổi( khi trẻ tròn 6 tháng tuổi) [40]
Kết quả nghiên cứu của WHO tại 9 nước đang phát triển chỉ ra rằng sữa
mẹ chỉ có xu hướng thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong vòng 6 tháng đầu [41]
Do vậy để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên của trẻ về thể chất, đến mộtgiai đoạn nhất định trẻ cần được ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ đểđảm bảo nhu cầu [42]
Theo WHO và UNICEF thì ABS là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thíchứng với sự chuyển đổi chế độ ăn từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ
Trang 23(hay chế độ sữa đơn thuần với bà mẹ mất sữa) sang chế độ ăn sử dụng đềuđặn các thực phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình [34], [35], [40] Còn ViệnDinh dưỡng thì cho rằng, ABS là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa
mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò…[43]
Các thực phẩm sử dụng với mục đích bổ sung sữa mẹ để thỏa mãn nhucầu dinh dưỡng của trẻ gọi là thực phẩm bổ sung Các thực phẩm này đượcxếp vào 4 nhóm chính:
+ Nhóm giàu Glucid: Các loại ngũ cốc như: gạo, ngô, lúa mì
+ Nhóm giàu Protid: Thịt gia súc, gia cầm, cá và các loại thủy sản
+ Nhóm giàu Lipid: Mỡ động vật, dầu thực vật
+ Nhóm cung cấp Vitamin và muối khoáng: rau, quả
Trong đó một bữa ABS hợp lý cho trẻ phải có sự phối trộn đầy đủ giữa 4nhóm thực phẩm đã nêu trên [2]
Số bữa ăn cần bổ sung trong ngày: Với trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi ngoài sữa
mẹ cần ABS 2-3 bữa bột đặc(10-15%) + nước hoa quả nghiền; Trẻ 10 - 12tháng ngoài sữa mẹ cần thêm 3 bữa bột đặc (20%) + hoa quả nghiền; Trẻ 13 - 24tháng ngoài sữa mẹ cần 3 bữa cháo + hoa quả.Trên 24 tháng tuổi: ăn 3 bữacùng gia đình với ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 bát cơmvới thịt, cá, rau xanh với 2 - 3 bữa phụ (sữa, sữa chua, bánh, cháo, bột) [39]
1.4.2.4 Một số yếu tố khác.
- Điều kiện kinh tế gia đình, tình trạng thiếu ăn, tình trạng văn hóa của bà
mẹ ảnh hưởng đến TTDD của trẻ
- Vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau khi sinh còn yếu, tỷ
lệ nạo hút thai cao, một số bệnh máu, bệnh mạn tính của bà mẹ có ảnhhưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng đứa con sau này
Trang 24- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, hố xí không đạt tiêu chuẩn, tậpquán sử dụng phân tươi để tưới rau gây ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệmắc bệnh giun sán.
- Các bệnh được xếp hàng đầu thường gặp ở trẻ em đó là ỉa chảy và nhiễmkhuẩn hô hấp cấp Số lần mắc trung bình bệnh ỉa chảy và viêm phổi của trẻ
em trong 1 năm là 2,2 lần và 1,6 lần
1.5 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
1.5.1 Các loại phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Hiện nay có bốn phương pháp chính được dùng để đánh giá TTDD củatrẻ em [44] :
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống;
- Các chỉ tiêu nhân trắc;
- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có
liên quan đến ăn uống;
- Các xét nghiệm hóa sinh.
1.5.2 Phương pháp nhân trắc học
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước vàcấu trúc cơ thể theo tuổi và TTDD [44], [45], [44, 46] Thu thập các kích thước
về nhân trắc là bộ phận quan trọng trong cuộc điều tra dinh dưỡng và là các chỉ
số trực tiếp đánh giá TTDD của trẻ em Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêunhân trắc thường dùng là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặngtheo chiều cao [45], [47]
Trang 25Cân nặng theo tuổi (CN/T):
Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình trạng SDD chung nhưngkhông cho biết cụ thể đó là loại SDD vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu Vìviệc theo dõi cân nặng tương đối đơn giản hơn chiều cao ở cộng đồng nên tỷ
lệ thiếu cân vẫn được xem như tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng [48] Thiếucân được định nghĩa cân nặng theo tuổi dưới -2 độ lệch chuẩn so với quần thểtham chiếu Chỉ số này cho biết tình trạng thiếu hụt một trong các dưỡng chấtthiết yếu và/hoặc thiếu hụt năng lượng khẩu phần một cách tương đối haytuyệt đối [49].Chỉ tiêu này dễ thu thập và hay dùng nhất trong sử dụng biểu
đồ tăng trưởng
Chiều cao theo tuổi (CC/T):
Chỉ số này đã được khuyến cáo sử dụng của WHO để phát hiện trẻ
"thấp còi" kết hợp với cân nặng theo chiều cao Chiều cao theo tuổi thấp phảnánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bịthấp còi và làm gia tăng khả năng mắc bệnh Tỷ lệ thấp còi cao nhất là từ 2đến 3 tuổi [44] Tỷ lệ hiện mắc SDD thể thấp còi phổ biến hơn tỷ lệ hiện mắcSDD thiếu cân ở mọi nơi trên thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giaiđoạn sớm của cuộc đời có thể đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưngvẫn có chiều cao thấp [50]
Cân nặng theo chiều cao (CN/CC):
Khi chỉ số này dưới -2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo đượcđịnh nghĩa là gầy còm, hay SDD cấp tính Cân nặng theo chiều cao thấp chothấy sự thiếu nguồn thực phẩm xảy ra trong khoảng thời gian gần đây làm cânnặng của trẻ giảm nhanh
Các chỉ số nhân trắc còn được WHO sử dụng để đánh giá mức độ trởthành vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộng đồng khi dựa vào tỷ lệ thiếu cân, thấpcòi và gầy còm của trẻ em trong cộng đồng ấy
Trang 26Bảng 1.3 Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số
nhân trắc dinh dưỡng trẻ em.
Chỉ số Giá trị ngưỡng hiện mắc có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
[51], [52]
Thiếu cân < 10% : thấp
10-19% : trung bình20-29% : cao
≥ 30% : rất caoThấp còi < 20% : thấp
20-29% : trung bình30-39% : cao
≥ 40% : rất caoGầy còm < 5% : thấp
5-9% : trung bình10-14% : cao
≥ 15% : rất cao
1.5.3 Phương pháp điều tra khẩu phần.
Điều tra khẩu phần là bộ phận thiết yếu trong các cuộc điều tra dinhdưỡng Thông qua việc thu thập số liệu về tiêu thụ thực phẩm và tập quán ănuống, nó cho phép rút ra các kết luận về mối quan hệ giữa ăn uống và tình trạngsức khoẻ [46], [53], [54]
Điều tra khẩu phần có thể tiến hành cho cá nhân hoặc tập thể Hiện nay
có một số phương pháp điều tra khẩu phần của cá thể hay dùng như hỏi ghi 24giờ qua, hỏi ghi tần suất xuất hiện thực phẩm, phương pháp ghi chép Cònđiều tra khẩu phần ở bếp ăn tập thể hay hộ gia đình thường sử dụng phươngpháp cân đong, phương pháp ghi sổ và kiểm kê [46], [55]
Trang 27 Phương pháp điều tra tần xuất của thực phẩm.
Thông qua hỏi trực tiếp hoặc sử dụng các phiếu điều tra trong đó cónêu các câu hỏi để đối tượng tự trả lời Mục đích của phương pháp này là tìmhiểu tính thường xuyên của các loại thực phẩm trong thời gian nghiên cứu,tìm hiểu số bữa ăn, khoảng cách giữa các bữa ăn, giờ ăn…
Nhờ phương pháp này ta có thể biết:
+ Những thức ăn phổ biến nhất (nhiều người hoặc gia đình dùng nhất)
+ Những thức ăn có số lần sử dụng cao nhất
+ Những dao động theo mùa
Số loại thực phẩm cần hỏi phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu, nhiềuloại phiếu chỉ tập trung vào tần xuất sử dụng một số loại thực phẩm mà người
ta cần nghiên cứu [56]
1.5.4 Phương pháp điều tra tập quán ăn uống.
Là hệ thống câu hỏi nhằm thu thập các thông tin như các quan niệm,niềm tin, sở thích đối với thức ăn cũng như cách chế biến, phân bố các thức
ăn trong ngày, cách ăn uống trong các dịp lễ hội… Tìm hiểu tập quán ăn uống
và xác định nguyên nhân của chúng là cần thiết, vừa để tiến hành giáo dụcdinh dưỡng có hiệu quả, vừa đề ra phương hướng sản xuất thích hợp Sự hìnhthành và phát triển tập quán ăn uống chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lý,kinh tế xã hội, tôn giáo, lịch sử và địa lý
Thảo luận nhóm (TLN) có trọng tâm là một kỹ thuật để điều tra tậpquán ăn uống của địa phương [56]
Trang 281.6 Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em.
1.6.1 Phân loại theo quần thể NCHS của Hoa Kỳ.
Từ năm 1981, WHO đã khuyến nghị sử dụng các chỉ số cân nặng theotuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao so với quần thể NCHScủa Hoa Kỳ để đánh giá tình trạng SDD
và chiều cao có phần thấp hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [41], [57],
1.6.2 Phân loại theo WHO 2005.
SDD trong cộng đồng được chia thành 3 thể: SDD nhẹ cân, SDD thấpcòi và SDD gày còm [58] Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thườngdùng để đánh giá TTDD là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi(CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) Từ năm 2005, thế giới đã có mộtquần thể tham khảo chuẩn từ nghiên cứu xây dựng trên cơ sở chọn mẫu từ cácChâu lục và một tiêu chí cốt lõi là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong
6 tháng đầu [41] WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng < 2 độ lệch chuẩn (< -2SD)
so với quần thể WHO 2005 để đánh giá trẻ bị SDD [52]
Chỉ số Z- Score (điểm –Z) được tính theo công thức [47]:
Khi CN/T Z-score < - 2SD : SDD thể thiếu cân
Khi CC/T Z-score < - 2SD : SDD thể thấp còi
Khi CN/CC Z-score < - 2SD: SDD thể gầy còm
Kích thước đo được – số trung bình của quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
Z- Score =
Trang 29Bảng 1.4 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể
tham chiếu WHO 2005 với 3 chỉ số theo Z-Score [47].
Cân nặng/tuổi
>+3SD
>+2SD đế +3SD+2SD đến -2SD
<-2SD
Béo phìThừa cânBình thườngSDD
Chiều cao/tuổi +2SD đến -2SD
<-2SD
Bình thườngSDD
Cân nặng/chiều cao
Trang 30Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Địa lý – kinh tế - xã hội: Huyện Trạm Tấu cách trung tâm Tỉnh 114 km.Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Về địa lý: diện tích tự nhiên là74.618,53 ha Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 800m Đỉnh núi caonhất là 2.985m Địa hình dốc cao thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn rất phù hợpvới việc phát triển du lịch sinh thái Phía đông - Đông bắc giáp với huyện VănChấn, phía Tây - Tây nam giáp với huyện Phù Yên Tỉnh Sơn La Về khí hậu:Trạm Tấu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do địa hình núi cao nên nhiệt độ
về mùa hè không cao Mùa đông giá rét, có năm nhiệt độ về mùa đông xuốngtới OoC, tuyết phủ trên các cành cây và núi cao Về kinh tế: Trạm Tấu là mộttỉnh nghèo so với các tỉnh khác trong cả nước, tình trạng cơ sở hạ tầng và ansinh xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn
Trạm Tấu là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, là vùng có nhiều ngườidân tộc thiểu số Giao thông khó khăn, điều kiện phát triển kinh tế thấp kémkéo theo là tình trạng Y tế chưa được đảm bảo gây khó khăn cho ngành Y tếtrong việc đảm bảo chỉ tiêu giảm tình trạng SDD trên địa bàn
Nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã: Hát Lừu, Bản Công, Trạm Tấu và
Pá Hu là 4 xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống
2.1.2 Thời gian nghiên cứu tiến hành: Tháng 11/2013-6/2014.
Trang 312.2 Đối tượng và tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng.
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu định lượng:
- Trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
Cách tính tuổi của trẻ: Sử dụng cách tính tuổi của WHO hiện nay vềcách tính quy về tháng hay năm hoàn chỉnh Tuổi của trẻ được tính dựavào ngày sinh của trẻ và ngày điều tra Cách tính tuổi như sau:
+ Trẻ từ 1 đến 29 ngày được tính là 0 tháng tuổi
+ Trẻ từ 30 đến 59 ngày được tính là 1 tháng tuổi
+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày được tính là 12 tháng tuổi.+ Trẻ từ 4 tuổi 11 tháng 29 ngày được tính là 59 tháng tuổi hay dưới 5 tuổi
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (mẹ của những trẻ đã được chọn) đang có mặt
tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu định tính:
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (mẹ của những trẻ đã được chọn) đang có mặt
tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu
- Người chăm sóc trẻ (ông bố/bà/ông của trẻ) đang có mặt tại địa bàn
trong thời gian nghiên cứu
- Cán bộ Y tế huyện: cán bộ Trung tâm y tế huyện, Hội phụ nữ, cán bộ
Dân số, Đoàn thanh niên
- Cán bộ Y tế xã: trưởng Trạm y tế, Hội phụ nữ, Nữ hộ sinh tại các xã
nghiên cứu
- Cán bộ Y tế thôn: các Y tế thôn bản và Cộng tác viên Dinh dưỡng.
2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn.
- Trẻ: từ 0-59 tháng tuổi có mặt trên địa bàn tại thời điểm nghiên cứu.Trẻ không bị mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính, hiện tại khôngmắc các bệnh cấp tính
Trang 32- Bà mẹ/người chăm sóc trẻ: là mẹ/người chăm sóc của các trẻ được lựachọn, không bị tâm thần, không bị rối loạn trí nhớ và hợp tác.
- Cán bộ huyện/xã/thôn: Là những người đại diện cho các ban ngành,đoàn thể tại huyện/thôn/xã và hợp tác
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ.
- Trẻ: Mắc các bệnh bẩm sinh, mạn tính hoặc đang mắc bệnh cấp tính
- Bà mẹ: Bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, có thái độ không hợp tác
- Cán bộ huyện/xã/thôn: Không hợp tác
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu địnhlượng và định tính
d = sai số mong muốn 5% (0,05)
Trang 33 Cỡ mẫu tính được là 360, lấy dự phòng 10% trẻ bỏ cuộc làm tròn, thực
+ Giai đoạn II (chọn xã): Chọn ngẫu nhiên đơn 4 xã: Hát Lừu, Bản
Công, Trạm Tấu và Pá Hu là 4 xã trong tổng số 11 xã và 1 thị trấn.+ Giai đoạn III (chọn đối tượng):
Đối với trẻ: Danh sách trẻ dưới 5 tuổi của 4 xã cùng với cácthông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh, tên mẹ đã được lập và sửdụng để chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách k=N/n (k làkhoảng cách mẫu, N là tổng số trẻ em dưới 5 tuổi, n là cỡ mẫu chonghiên cứu) Tiến hành chọn mẫu cho tới khi đủ số lượng trẻ là 386 trẻthì thôi Trường hợp nếu trẻ được lựa chọn không đủ tiêu chuẩn, điềukiện tham gia nghiên cứu thì lấy trẻ kế tiếp ngay sau trẻ được chọntrong bảng danh sách
Đối với bà mẹ: Lấy tất cả các bà mẹ/người chăm sóc trẻ đượcmời tham gia vào nghiên cứu
Đối với nghiên cứu định tính.
- Mẫu nghiên cứu định tính được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
có chủ đích Mẫu gồm có nhóm các bà mẹ đại diện cho các xã có điều kiệnkinh tế khác nhau, nhóm Y tế thôn/cộng tác viên Y tế, lãnh đạo xã, cán bộtrung tâm y tế huyện phụ trách chương trình dinh dưỡng Nghiên cứu địnhtính nhằm thu thập các thông tin về các phong tục tập quán của địa phương,những khó khăn thuận lợi trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ Bao gồmcác nhóm sau:
Trang 34+ Bà mẹ (các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu): 02 cuộcTLN 6-8 bà mẹ; trong đó 01 nhóm bà mẹ tại xã khá và 01 nhóm bà mẹ tại xãnghèo.
+ Người chăm sóc trẻ (ông/bố/bà của trẻ dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiêncứu): 01 cuộc TLN 6-8 người tại xã nghèo
+ Cán bộ huyện (cán bộ Y tế, hội phụ nữ, phòng giáo dục, cán bộ dânsố): 01 cuộc TLN 6-8 người
+ Cán bộ xã (trưởng trạm Y tế, hội phụ nữ, nữ hộ sinh tại các xã nghiêncứu): 01 cuộc TLN 6-8 người
+ Cán bộ Y tế thôn (nhóm Y tế thôn bản và cộng tác viên dinh dưỡng):
01 cuộc TLN 6-8 người tại xã nghèo
2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.
2.4.1 Thu thập số liệu định lượng:
+ Điều tra thông tin chung và kiến thức/thái độ/thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về chăm sóc trẻ:
Bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn để thu thập số liệu (phụ lục 1)
+ Nhân trắc: Cân đo tất cả 386 trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu.
Đo chiều dài nằm [46], [58]: Áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Dụng cụ: Thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 2 tuổi với độ chia tốithiểu 0,1 cm
- Kỹ thuật đo cần hai người, một người đo chính và một người trợ giúp:
Đặt thước trên mặt phẳng nằm ngang (trên mặt bàn hoặc dưới sàn);
Bỏ tất cả dày dép, mũ của trẻ;
Đặt trẻ nằm ngửa trên thước, đảm bảo 5 điểm chạm, trục của thântrùng với trục của cơ thể;
Trang 35 Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà,đỉnh đầu chạm vào êke chỉ số 0.
Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ thẳng sao cho 2 gót chânchạm nhau, tay kia đẩy êke di động áp sát vào 2 bàn chân thẳngđứng, vuông góc với mặt thước
Đọc kết quả theo đơn vị là cm với 1 số thập phân
Đo chiều cao đứng [46], [58]:
- Dụng cụ: thước đo chiều cao loại thước gỗ
- Kỹ thuật đo cần hai người, một người đo chính và một người trợ giúp:+ Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang;+ Bỏ tất cả dày dép, mũ của trẻ;
+ Để trẻ đứng quay lưng vào thước đo, đảm bảo 5 điểm chạm, trụccủa thân trùng với trục của cơ thể;
+ Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng ra phía trước,hai tay để xuôi xuống 2 bên mình
+ Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ, cho 2 gót chân chạm nhau,tay kia đẩy êke di động áp sát vào đỉnh đầu, vuông góc với mặt thước.+ Đọc kết quả theo đơn vị là cm với 1 số thập phân
Cân trẻ [46], [58]:
- Dụng cụ cân: sử dụng cân Nhơn Hòa có độ chính xác tới 100g
- Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng, thuận tiện để cân
- Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của cân.Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân
Trang 36và bổ sung
Trang 372.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu.
biến số Tên biến và chỉ số
Công cụ thu thập số liệu Mục tiêu 1
Tháng tuổi của trẻ Bộ câu hỏi
điều tra
Giới tính của trẻCân nặng
Cân, đồng hồ,thước đoChiều cao
Số con đang còn sống
Bộ câu hỏi điều tra
Tuổi của mẹDân tộc của mẹTrình độ học vấn của mẹTrình độ học vấn của bốThu nhập chính của giađình
Xếp diện hộ nghèoTình trạng thiếu gạoNghề nghiệp chính
KT, TH chăm sóc của bà mẹ khi mang thai
Số lần đi khám thai
Bộ câu hỏi điều tra và hướng dẫn TLN
Uống viên sắt khi mangthai
Thời gian uống viên sắtCân trẻ khi mới sinh
KT,TH của
bà mẹ NCBSM
Thời gian cho trẻ bú lầnđầu sau sinh
Lợi ích bú sớm
Lý do bú muộn
Bộ câu hỏi điều tra và hướng dẫn TLN
Trang 38Mục tiêu Nhóm
biến số Tên biến và chỉ số
Công cụ thu thập số liệu
Lợi ích sữa non
Lý do vắt bỏ sữa nonThức ăn lần đầu trước khicho bú
Lý do cho ăn thức ăn khácThời gian cai sữa cho trẻ
KT, TH của
bà mẹ cho con ABS
Thời gian trẻ bắt đầu ăndặm
Thức ăn đầu tiên cho trẻ
KT, TH của
bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ ốm
Theo dõi cân nặng trẻ Uống vitamin A bổ sung 6tháng qua
Cách chăm sóc trẻ khi trẻ
bị tiêu chảyCách chăm sóc trẻ khi trẻ
- T-test được dùng để kiểm định sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình
và χ2 test để kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ, có ý nghĩa thống kêkhi p<0,05
Trang 39- Chuẩn bị dụng cụ cân, đo chuẩn
- Tập huấn kỹ cho người đi thu thập số liệu một cách chi tiết và thống nhất
- Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu tại cộng đồng
- Kiểm tra ngẫu nhiên thông tin của 10% phiếu đã được thu thập nếu pháthiện sai sót từ 10% trở lên của phỏng vấn viên nào thì sẽ yêu cầu phỏngvấn viên đó làm lại toàn bộ phiếu của họ
- Làm sạch số liệu trước khi nhập liệu
- Nhập liệu và phân tích số liệu cẩn thận, sử dụng các phần mềm nhập liệuEpi data, trong đó có thiết kế phần kiểm tra và khống chế lỗi của tất cả cáccâu hỏi để đảm bảo việc nhập liệu không bị sai sót
Trang 402.8 Đạo đức nghiên cứu.
- Đối tượng được thông báo rõ ràng về mục đích và nội dung nghiên cứu.
- Đối tượng hoàn toàn tự nguyện tham gia và có thể bỏ cuộc bất kỳ khi nào
họ muốn
- Bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu sẽ được soạn thảo với đầy đủ các nội
dung mô tả về nghiên cứu để đối tượng ký
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ hoàn toàn được bảo mật.
- Kết quả nghiên cứu được sử dụng đề xuất giải pháp bổ sung dinh dưỡng
cho các đối tượng một cách phù hợp
- Sẵn sàng tư vấn kỹ cho các đối tượng khi cần thiết hoặc khi được đối
tượng yêu cầu