1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII

119 3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Vì vậy có thể nói, nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối vớiPhù Nam là một trong những nội dung quan trọng khi muốn tìm hiểu văn hóacủa Vương quốc này.. Tuy nhiên, cho đến nay th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ HƯƠNG

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn tới TS Nguyễn ThịHương - người đã gợi ý đề tài và luôn tận tâm hướng dẫn tôi trên con đườngnghiên cứu khoa học.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử Trường Đại HọcVinh có những ý kiến đóng góp quan trọng, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu Tôi xin cảm ơn tới thư viện Trường Đại Học Vinh, thưviện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, thư viện Trường Đại Học Quốc Gia

Hà Nội… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm tài liệu luậnvăn Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các học viên lớp K19 Lịch Sử đã ủng hộ,giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình làm luận văn

Cuối cùng tôi xin được gửi tới gia đình và những người bạn thân thiếtlời biết ơn sâu sắc vì đã động viên, chia sẻ

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 10 năm 2013

Tác giả

Phạm Thị Quỳnh

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Cấu trúc của luận văn 9

Chương 1 CƠ SỞ CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÙ NAM 10

1.1 Khái quát một số nét về văn hóa Ấn Độ 10

1.1.1 Khái quát về lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại 10

1.1.2 Một số nét về văn hóa Ấn Độ 12

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam 20

1.2.1 Phù Nam thời sơ kỳ (thế kỷ I - III) 20

1.2.2 Phù Nam thời hưng thịnh (thế kỷ III - V) 22

1.2.3 Sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam (thế kỷ V - VI) 25

1.3 Các con đường và phương thức du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam 29

1.3.1 Con đường thương mại 30

1.3.2 Con đường truyền đạo 35

1.3.3 Con đường di dân 36

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ Ở PHÙ NAM 39

2.1 Chữ viết và bi ký 39

Trang 5

Nam và vai trò của nó 39

2.1.2 Bi ký Phù Nam 40

2.2 Tín ngưỡng, tôn giáo 43

2.2.1 Tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy của người Phù Nam 43

2.2.2 Sự du nhập của tôn giáo Ấn Độ vào Phù Nam và vị trí của các tôn giáo này trong tiến trình lịch sử 44

2.3 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc 50

2.3.1 Nghệ thuật kiến trúc 50

2.3.2 Nghệ thuật điêu khắc 53

2.4 Gốm và các sản phẩm thủ công nghiệp ở Phù Nam 65

2.5 Tiền cổ Phù Nam 68

Tiểu kết chương 2 71

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÙ NAM 73

3.1 Văn hóa Ấn Độ có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Phù Nam 73

3.2 Phù Nam tiếp nhận văn hóa Ấn Độ theo xu hướng bản địa hóa 76

3.2.1 Nguồn gốc của xu hướng bản địa hóa 76

3.2.2 Cách thức và biểu hiện 82

3.3 So sánh ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Phù Nam với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á 86

3.3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á 86

3.3.2 Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á 88

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của đề tài

Phù Nam là một Vương quốc cổ từng tồn tại ở khu vực Đông Nam Á.Trong suốt thời gian tồn tại khoảng bảy thế kỷ (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII),Vương quốc Phù Nam đã có vị trí đặc biệt trong tiến trình phát triển lịch sử -văn hóa của khu vực Đông Nam Á Phù Nam từng giữ vị trí quan trọng trongcon đường thương mại trên biển từ Ấn Độ Dương sang biển Đông, nó trởthành một “trung tâm liên vùng” đồng thời là một “trung tâm liên thế giới”.Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển khá cao, Phù Nam dần mở rộng vị trícủa mình vươn lên trở thành một đế quốc cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á,kiểm soát con đường buôn bán qua khu vực này Trên thực tế, vị thế “trungtâm liên thế giới” của Phù Nam còn tỏa rạng trên cả phương diện văn hóa.Trên cơ sở giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác như: Trung Quốc, Ấn

Độ và các nước khác trong khu vực đặc biệt là sự giao lưu và tiếp xúc vớivăn hóa Ấn Độ, Phù Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phát triểnhết sức rực rỡ và độc đáo Phù Nam đã trở thành nơi truyền bá văn hóa Ấn Độvào khu vực Đông Nam Á

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam là sự ảnh hưởng mangtính bao trùm, trên tất cả các lĩnh vực như : tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, chữviết Vì vậy có thể nói, nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối vớiPhù Nam là một trong những nội dung quan trọng khi muốn tìm hiểu văn hóacủa Vương quốc này Tuy nhiên, cho đến nay theo sự hiểu biết của chúng tôi,vấn đề văn hóa Phù Nam trong sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ,tuy đã được đề cập đến dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng nhìnchung còn tản mạn, rời rạc, không ít vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để có

Trang 7

được một cái nhìn hệ thống, toàn diện, sâu sắc về ảnh hưởng của văn hóa Ấn

Độ đến Vương quốc cổ này Chính vì thế, việc nghiên cứu để hiểu một cách

sâu sắc, toàn diện về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương quốc Phù Nam, cũng như vai trò và tác động của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Phù Nam trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, kết hợp với những tư liệu sưu tầm được của bản thân tôi là một việc làm cần thiết.

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Nam Bộ Việt Nam đã từng là một bộ phận lãnh thổ của Vương quốcPhù Nam, điều đó có nghĩa Nam Bộ Việt Nam cũng là một bộ phận lịch sử,văn hóa của Vương quốc Phù Nam, có thể là một bộ phận quan trọng, hìnhthành sớm nhất, phát triển nhất, tiêu biểu nhất của văn hóa Phù Nam vàVương quốc Phù Nam Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vớivăn hóa Phù Nam, người viết có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, vănhóa đất nước mà mình đã sinh ra và lớn lên Từ đó có ý thức bảo tồn và pháthuy nền văn hóa ấy bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm và gìn giữ nó

- Phù Nam là một Vương quốc nằm trong khu vực Đông Nam Á, vì thếviệc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến Vương quốc Phù Namcũng là một cách để tác giả tiếp cận với văn hóa của các quốc gia Đông Nam

Á, đặc biệt trong giai đoạn cổ trung đại Bởi vì tiếp nhận văn hóa Ấn Độ làmột đặc điểm chung trong quá trình phát triển lịch sử văn hóa của các nướcĐông Nam Á Từ đó giúp tác giả có được cái nhìn toàn diện hơn về mức độảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam nói riêng và Đông Nam Ánói chung

Với tất cả những lý do nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài

“Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phù Nam là Vương quốc cổ từng tồn tại ở khu vực Đông Nam Á, tuychỉ tồn tại trong thời gian ngắn khoảng bảy thế kỷ, nhưng Phù Nam đã trởthành Vương quốc hùng mạnh Vì vậy, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa PhùNam là đề tài hấp dẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có thể nóinghiên cứu về lịch sử, văn hóa Phù Nam được bắt đầu từ những năm đầu củathế kỷ XX - với cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên vào năm 1944 Nhưng cũng

từ đó các cuộc khai quật khảo cổ và các công trình nghiên cứu về Phù Nam đãbắt đầu được triển khai và công bố Dưới đây tác giả xin điểm qua những tácphẩm và công trình nghiên cứu tiêu biểu có nội dung liên quan đến vấn đề mà

đề tài nghiên cứu

Ở nước ngoài, người đầu tiên phải kể đến là G Coedes với cuốn sách

“Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở viễn đông” xuất bản tại Hà Nội, năm 1944.

Dù còn một số hạn chế nhưng đây là tài liệu rất có giá trị nghiên cứu về ĐôngNam Á cổ đại nói chung, Phù Nam nói riêng Cuốn sách đã làm rõ những nét

cơ bản của lịch sử Phù Nam Đặc biệt tác giả nêu ra các quan điểm khoa học

về quá trình du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á trong đó có PhùNam Trong tác phẩm này tác giả đã thể hiện rõ quan điểm của mình trongviệc đánh giá vai trò, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với lịch sử và vănhóa Đông Nam Á

Người thứ hai có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu Phù Nam là L.Malleret - ông là một nhà khảo cổ học đồng thời là nhà nghiên cứu tài năng.Năm 1944 ông đã thực hiện khai quật hàng loạt di chỉ khảo cổ từ Đồng Naiđến Kiên Giang Sau đó dựa trên những nguồn tài liệu khảo cổ học có được từ

cuộc khai quật này, L.Malleret đã viết cuốn “Khảo cổ học đồng bằng sông

Cửu Long” (L’Archeologie du delta du Mekong) gồm 4 tập xuất bản từ 1959

- 1963 ở Paris Trong tác phẩm này, tác giả đã tập hợp nguồn tài liệu vật chất

Trang 9

được phát hiện trong các di tích khảo cổ và sắp xếp lại một cách có hệ thống.

Tập III (Paris - 1962) có nhan đề “Nền văn hóa Phù Nam”, trên cơ sở nguồn

tài liệu khảo cổ học, khi xem xét mối quan hệ giữa văn minh Óc Eo và vănhóa Phù Nam ông khẳng định: - văn minh Óc Eo là văn hóa vùng duyên hảicủa quốc gia cổ Ấn Độ hóa - Phù Nam Tuy nhiên, bộ sách chỉ mới dừng lại ởviệc giới thiệu và hệ thống hóa nguồn tài liệu hiện vật phát hiện được ở cáccuộc khai quật mà chưa làm rõ được nhiều vấn đề như nguồn gốc, niên đại,nhân chủng của các hiện vật đó

Ngoài ra, tác giả Getesch người Ấn Độ với tác phẩm “Những dấu vết

văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn

hóa Ấn Độ và Việt Nam Ông khẳng định mối quan hệ này đã xuất hiện từ rất

sớm Trong đó, có một phần ông viết về “Vương triều Phù Nam: các công

trình khai quật tại đồng bằng sông Cửu Long” Ở phần này dựa vào di vật

khảo cổ khai quật được ở đồng bằng sông Cửu Long ông khẳng định cư dânđồng bằng sông Cửu Long đã có mối quan hệ từ rất lâu với Ấn Độ Văn hóa

Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Vương quốcPhù Nam Tuy nhiên, trong tác phẩm này tác giả mới chỉ đề cập đến một sốlĩnh vực nhất định, đặc biệt là Ấn Độ giáo và Phật giáo

Ở Việt Nam, Giáo sư Lương Ninh là người có nhiều năm nghiên cứu vềPhù Nam, ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về lịch sử, văn

hóa Phù Nam Cuốn “Vương quốc Phù Nam - lịch sử và văn hóa”, Nhà xuất

bản Văn hóa thông tin, năm 2005 Trong tác phẩm này, tác giả nêu rõ quátrình hình thành, thành tựu văn hóa của Phù Nam nhưng chưa nói một cách có

hệ thống đến vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam Năm 2009,

tác giả lại xuất bản quyển sách với tên gọi “Vương quốc Phù Nam”, Nhà xuất bản ĐHQGHN, trên cơ sở cuốn “Vương quốc Phù Nam - lịch sử và văn hóa”.

Cuốn sách cung cấp cho chúng ta các cơ sở lịch sử và khoa học trong việc tìm

Trang 10

hiểu lịch sử, văn hóa Phù Nam Phần IV mang tên “Văn hóa Phù Nam”, tác

giả đã tập trung đi sâu vào phân tích các sản phẩm văn hóa tiêu biểu của PhùNam là văn bia và tượng, do đó tác giả chưa làm nổi bật được tính toàn diệncủa văn hóa Phù Nam cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ đến Phù Nam

Cuốn “Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam” của Hội Khoa học lịch

sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới 2008, là tập hợp những bài chuyên sâu củanhiều nhà nghiên cứu trong nước tìm hiểu về Vương quốc Phù Nam và văn hóa

Óc Eo Cuốn sách cung cấp cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về văn hóa Óc

Eo, Vương quốc Phù Nam và mối quan hệ lịch sử, văn hóa giữa chúng

Luận án tiến sĩ lịch sử “Nghệ thuật Phật giáo và Hin du giáo ở đồng

bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X” của tác giả Lê Thị Liên, Hà Nội, năm

2003 là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tập hợp, giới thiệu đánh giá vềnghệ thuật Phật giáo và Hin du giáo ở đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên,quyển sách này mới chỉ bàn sâu về hai mặt là nghệ thuật điêu khắc và kiếntrúc mà chưa đề cập một cách toàn diện về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đếnPhù Nam

Luận văn thạc sĩ “Văn hóa vật chất của Vương quốc Phù Nam ở Nam

Bộ Việt Nam và miền Đông Campuchia từ thế kỷ I đến thế kỷ VII” của tác giả

Trần Thị Xuân Giao, Vinh, năm 2010 Trong luận văn của mình tác giả đãtiến hành nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốcPhù Nam đồng thời nghiên cứu sâu về văn hóa vật chất của Phù Nam Tuynhiên, luận văn chỉ mới trình bày sơ lược về sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

với Phù Nam.

Ngoài ra, còn có nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu đã được đăng tải trêncác tạp chí chuyên khảo như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Nghiên cứuĐông Nam Á, Tạp chí Khảo cổ học… cùng nhiều bài giới thiệu, nghiên cứu

trong bộ sách “Những phát hiện mới về khảo cổ học” Cụ thể như bài:

Trang 11

“Những quá trình du nhập đầu tiên của văn hóa Ấn Độ vào lãnh thổ và cộng đồng Việt ở phía Nam” của tác giả Bùi Thiết đăng trên tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á Bài viết đã trình bày về tiến trình du nhập văn hóa Ấn độ vàolãnh thổ - cộng đồng Việt ở phía Nam Tuy nhiên, tác giả chỉ mới phác thảomột số nét mà chủ yếu là quá trình du nhập của đạo Phật vào phía Nam bánđảo Đông Dương

Các bài “Những dấu tích xưa nhất của văn hóa Ấn Độ trên đất Đồng

Tháp” của Dương Thị Ngọc Minh, “Nước Phù Nam và hậu Phù Nam”, của

Lương Ninh, “Chứng cứ khảo cổ học về buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ ở đồng

bằng sông Cửu Long” của Lê Thị Liên… đã đề cập tới nhiều nội dung liên

quan đến văn hóa Phù Nam và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với Phù Nam

Xét một cách khái quát, việc nghiên cứu về Vương quốc Phù Nam đãđược bắt đầu khá sớm, chủ yếu tập trung vào tìm hiểu quá trình hình thành,phát triển, và suy vong của Vương quốc Phù Nam thông qua nguồn tài liệu cổ

sử và các cuộc khai quật khảo cổ học; phân tích và đánh giá những vấn đề cụthể về niên đại, địa điểm, tên gọi, triều đại của Vương quốc Phù Nam Qua đókhẳng định sự tồn tại và phát triển của một Vương quốc cổ ở khu vực ĐôngNam Á Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với PhùNam một cách có hệ thông thì hầu như còn rất hạn chế

Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ của văn hóa Ấn

Độ đối với Phù Nam Các tác giả đã có những điểm chung khi đánh giá, nhậnxét về vai trò của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam nhưng lại chỉ đi sâu vàomột mặt nào đó chứ chưa tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện trên tất

cả các lĩnh vực văn hóa

Như vậy, tất cả những cuốn sách và bài viết trên đây là những tài liệu

vô cùng quý giá giúp tác giả tìm hiểu về sự giao lưu tiếp xúc của văn hóa Ấn

Độ với Phù Nam Tuy nhiên, những tác phẩm và các bài viết đó mới chỉ đề

Trang 12

cập đến một số mặt nào đó của sự giao lưu tiếp xúc đó chứ chưa trình bày mộtcách toàn diện, có hệ thống về quá trình ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đốivới Vương quốc Phù Nam Chính điều đó đã gợi mở hướng nghiên cứu chotác giả khi tiến hành làm luận văn của mình.

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Vương quốc PhùNam nhằm mục đích:

- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Phù Nam

và sự du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam

- Hệ thống hóa các mặt ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vươngquốc Phù Nam Từ đó để thấy được vai trò của văn hóa Ấn Độ trong tiến trìnhphát triển của Vương quốc Phù Nam đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa

- Dựa trên quá trình tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với PhùNam để thấy được sự sống mãnh liệt nền văn hoá bản địa Chính sức sốngmãnh liệt đó đã làm cho văn hoá Phù Nam mãi giữ vững bản sắc của nền vănhoá dân tộc và tồn tại mãi với thời gian

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là tất cả những lĩnh vực văn hóa củaPhù Nam, đặc biệt là những dấu tích văn hóa còn sót lại đã được phát hiện từtrước đến nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam (từ thế kỷ Iđến thế kỷ VII)” tập trung nhằm nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề sau:

* Về phạm vi nội dung:

- Sự du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam

- Những biểu hiện của ảnh hưởng: chữ viết và bi ký, tôn giáo, nghệthuật kiến trúc và điêu khắc…

Trang 13

- Đặc điểm của quá trình tiếp nhận các yếu tố văn hóa Ấn Độ ở Phù Nam

- Vai trò của các yếu tố văn hóa Ấn độ đối với sự hình thành và pháttriển lịch sử văn hóa Phù Nam

* Về phạm vi thời gian:

- Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, tức thời gian tồn tại của Vương quốc PhùNam, từ khi thành lập (thế kỷ I) đến lúc bị diệt vong (thế kỷ VII)

* Về phạm vi không gian:

- Toàn bộ lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam cổ bao gồm vùng Nam

Bộ Việt Nam, trung lưu sông Mêkông và phần lớn châu thổ sông Mê Nam(phía bắc bán đảo Mã Lai và vùng ven vịnh Thái Lan)

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn dựa vào các nguồn tài liệu sau:

- Những phát hiện khảo cổ học liên quan đến lịch sử - văn hóa Phù Nam

- Các cuốn sách đã xuất bản, các công trình nghiên cứu về văn hóa PhùNam và văn hóa Ấn Độ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (chủ yếu

là phần tài liệu nước ngoài đã được dịch ra tiếng việt; các bài viết, bài nghiêncứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên khảo cùng nghiên cứu về nộidung này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng chủ yếu haiphương pháp chuyên nghành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp

lô gíc kết hợp với phương pháp khoa học liên nghành khác Ngoài ra, tác giảcũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, so sánh, đối chiếu,tổng hợp để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra

6 Đóng góp của luận văn

- Trình bày một cách có hệ thống vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độđến Phù Nam

Trang 14

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vănhóa Phù Nam cũng như văn hóa Việt Nam và đặc biệt là mối quan hệ giữavăn hóa Ấn Độ với Phù Nam cổ.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở của ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ

ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÙ NAM

1.1 Khái quát một số nét về văn hóa Ấn Độ

1.1.1 Khái quát về lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại

Ấn Độ nằm ở Nam Á, hiện nay là nước lớn thứ bảy thế giới và có dân

số đứng thứ hai trên thế giới Tên gọi Ấn Độ - India, Hinduxtan, đây là têngọi do người Ba Tư và người Hi Lạp lấy tên sông Ấn (Indu) để gọi tên nướcnày Còn tên gọi truyền thống mà cư dân Ấn Độ gọi nước mình là Bharat Ấn

Độ cổ đại rộng lớn hơn Ấn Độ ngày nay, bao gồm bán đảo Hinduxtan, nghĩa

là bao gồm lãnh thổ của năm nước hiện nay là Ấn Độ Pakistan Butan Nepan - Bangladet Ấn Độ được chia làm ba miền rõ rệt, đó là vùng thuộc dãyHymalaya, vùng đồng bằng sông Hằng - sông Ấn và vùng cao nguyên Đêcan.Nhà nước Ấn Độ cổ đại ra đời từ rất sớm, đầu tiên là sự xuất hiện nền vănminh sông Ấn gắn liền với vai trò của người Đraviđa Chính họ là chủ nhâncủa nền văn hóa này

-Cho đến đầu thế kỷ XIX, hầu như người ta chưa biết gì về thời tiền sử

và sơ sử của Ấn Độ Đầu thế kỷ XX nhiều công trình nghiên cứu, khai quật đãxác định, ngay từ thời xa xưa nhất ở Ấn Độ đã có con người cư trú Trước khi

Ấn Độ bước vào thời kỳ nhà nước cổ đại đã xuất hiện một nền văn minh đôthị rực rỡ Đó là nền văn minh sông Ấn tồn tại từ đầu thiên niên kỷ III (TCN)đến giữa thiên niên kỷ II (TCN) Đây là nền văn minh cổ xưa và đạt đượcnhững thành tựu rực rỡ, là một trong những thời kỳ quan trọng của lịch sử Ấn

Độ Nó đã đặt nền móng đầu tiên và có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế

-xã hội và văn hóa sau này

Tiếp đến là thời kỳ Vê đa, đây là thời kỳ mà lịch sử Ấn Độ được phảnánh trong kinh Vêđa (trong kinh, ngoài việc tập hợp những nghi lễ chúc tụng

Trang 16

thần linh là việc phản ánh những hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn

Độ từ giữa thiên kỷ II - I TCN) Đây là thời kỳ lịch sử diễn biến quan trọngphức tạp, phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Ấn Độ

Đó là quá trình xâm nhập của người Arian, quá trình hình thành chế độ đẳngcấp Vacna và tôn giáo Bàlamôn

Cho đến nửa đầu thiên kỷ I (TCN), ở Bắc Ấn đã xuất hiện nhiều Vươngquốc nhỏ, giữa các Vương quốc đó thường xung đột lẫn nhau Thế kỷ VI(TCN), Bắc Ấn có chừng 16 quốc gia, trong đó có 2 quốc gia lớn tranh giànhảnh hưởng lẫn nhau là Magada và Vogada Chẳng bao lâu sau Magada đãchinh phục được một vùng đất rộng lớn từ núi Hymalaya ở phía Bắc đến núiVina ở phía Nam

Từ thế kỷ VI (TCN) đến năm 28 (TCN) tồn tại Vương quốc Magada,trải qua nhiều Vương triều trong đó Vương triều Moria là thời kỳ hưng thịnhnhất

Thế kỷ VI (TCN), đạo Phật ra đời Vương quốc Magada muốn đấutranh chống thế lực tăng lữ Bàlamôn để tăng cường quyền lực quốc gia đã dựavào lực lượng Phật giáo ngày càng mạnh Thời Asoka, đạo Phật được tôn làmquốc giáo

Khi Asoka từ trần (236 TCN), Vương quốc Magada nhanh chóng suyyếu, đất nước bị chia cắt, bị ngoại tộc xâm lược và thống trị Mãi đến thế kỷ

IV (sau CN), Ấn Độ mới được thống nhất và cường thịnh dưới thời Vươngtriều mới

Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến được quy định từ sau công nguyên đếnthế kỷ XVII với bốn thời kỳ sau:

- Thời kỳ hình thành chế độ phong kiến với Vương triều Guta (đầucông nguyên đến thế kỷ VII)

- Thời kỳ phong kiến phân tán (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII)

Trang 17

- Thời kỳ Vương triều Hồi giáo Đê Li thống trị (từ thế kỷ XIII đến thế

kỷ XV)

- Thời kỳ thống trị của Mogon (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII)

Đến giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh, bắt đầu từđây Ấn Độ bước vào thời kỳ cận đại

1.1.2 Một số nét về văn hóa Ấn Độ

+ Tôn giáo

Ấn Độ được xem là quê hương của nhiều tôn giáo trong đó có đạoBàlamôn (rồi sau đó được bổ sung chuyển đổi thành đạo Hindu), đạo Phật,đạo Giaina, đạo Xích Ngoài ra, Ấn Độ còn tiếp thu một số tôn giáo khác nhưđạo Hồi, đạo Do Thái Các tôn giáo ở Ấn Độ có sự kết hợp rất chặt chẽ vớitriết học, nó trở thành những con thuyền chuyển tải tư tưởng

- Đạo Bàlamôn

Trong thời kỳ đầu của Vê Đa, tín ngưỡng của cư dân Ấn Độ mangnhiều dấu vết của tín ngưỡng nguyên thủy Nhưng dần dần với sự phân hóagiai cấp ngày càng sâu sắc trong lòng xã hội thì các tín ngưỡng dân gian ấydần dần được tập hợp thành một tôn giáo gọi là đạo Bàlamôn

Đạo Bàlamôn không có người sáng lập, tổ chức của nó không chặt chẽ.Đây là tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, được coi là thầnsáng tạo ra thế giới Nhưng cũng có nơi xem thần Shiva là thần cao nhất.Cũng có nơi quan niệm là thần Shiva là thần cao nhất (thần bảo vệ, thần ánhsáng, thần sắc đẹp) Do sự thiếu thống nhất như vậy nên dần dần các tăng lữđạo Bàlamôn đã nêu ra quan niệm mặc dù là ba nhưng thực chất là một.Ngoài ra, một số động vật khác cũng được coi là đối tượng sùng bái của đạoBàlamôn như voi, bò Một trong những nguyên lý của đạo Bàlamôn là thuyếtluân hồi Người ta giải thích rằng linh hồn của con người thực chất là một bộphận của Brama tạo ra, mà Brama lại tồn tại vĩnh hằng nên mặc dù con người

Trang 18

có sống, có chết nhưng linh hồn thì mãi mãi tồn tại Nó tồn tại từ kiếp nàysang kiếp khác, với những ai thực hiện đúng luật lệ của đạo thì kiếp sau đượcđầu thai làm những người cao quý Còn những ai được coi là tà đạo sẽ bị đầuthai làm chó, ngựa.

Xét về xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ bảo vệ đắc lực cho chế độ đẳngcấp ở Ấn Độ Mà trong đó thực chất nhằm bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp tăng

lữ, quý tộc Bàlamôn Tôn giáo này thịnh hành trong xã hội Ấn Độ mãi chođến thế kỷ VI (TCN) khi đạo Phật xuất hiện mới bắt đầu tàn lụi

Đến khoảng cuối thế kỷ VII (TCN), đạo Phật bắt đầu suy sụp ở Ấn Độthì đạo Bàlamôn dần dần được phục hưng Nó bổ sung thêm một số đối tượng

để sùng bái, bổ sung thêm một số luật lệ cũng như nghi thức tế lễ Từ đây nóđược gọi là Hindu giáo hay Ấn Độ giáo, bắt đầu từ thế kỷ VIII trở đi pháttriển mạnh mẽ

Hinđu giáo được coi là tôn giáo hết sức đặc biệt Đối tượng sùng báicủa nó vẫn chủ yếu là ba vị thần: Brama được biểu hiện bằng bốn cái đầu đểnói rằng thần có thể nhìn thấy tất cả Thần Visa được biểu hiện có mắt trêntrán Còn thần Visnu được quan niệm là đã từng giáng trần 9 lần với hình thức

là các con vật như cá, lợn… Ngoài ba vị thần nói trên một số loài động vậtnhư khỉ, bò, rắn, hổ… cũng được coi là thần của đạo Hindu Trong đó, quantrọng nhất là thần khỉ, thần bò

- Đạo Giaina

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Giaina là một người xuấtthân từ tầng lớp Satoria Ông được các tín đồ gọi là Mihariva Đạo Giainaxuất hiện vào thế kỷ VII (TCN), nghĩa là cùng thời của sự xuất hiện của đạoPhật Tôn giáo này không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải dođấng hóa công nào tạo ra Mà đó là cái có sẵn, tự nhiên nhưng họ lại chủ

Trang 19

trương thờ các thần thánh huyền thoại Họ quan niệm rằng vạn vật đều có linhhồn, vì vậy họ cũng thừa nhận thuyết luân hồi.

Xét về giới luật đạo Giaina có 5 điểm cơ bản sau:

- Không giết bất cứ sinh vật nào

- Tuyệt đối không được nói dối

- Không được lấy bất kỳ vật gì của người khác nếu không được coi làvật ban tặng

- Không được dâm dục

- Không được tích trữ của cải nhiều mà phải sống khổ hạnh

Theo quan niệm của đạo Giaina về thế giới, về nhân sinh như vậy chonên tôn giáo này đã kịch liệt chống lại Vê Đa Từ đó chống lại luôn hình thứccúng bái của đạo Bàlamôn và đạo Hindu sau này

Cũng giống như đạo Phật, sau một thời kỳ phát triển tôn giáo này phânthành hai phái: phái Áo trắng và phái Áo trời

Do đạo luật của nó quá khắt khe và lại được phát sinh cùng thời với đạoPhật, tôn giáo được coi là mở Do đó tín đồ theo tôn giáo này không đôngđảo Hiện nay ở Ấn Độ có 0,7% dân số nước này theo tôn giáo này, chủ yếutập trung ở miền Tây Nam của đất nước

- Đạo Phật

Đạo Phật là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay Điều đặcbiệt là Ấn Độ mặc dù là quê hương của Phật giáo, nhưng hiện nay số tín đồtheo đạo Phật rất ít mà chủ yếu là các quốc gia ở Đông Nam Á Trong đó cómột số quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo như Phù Nam, Chăm Pa…

Xét về hoàn cảnh ra đời, đạo Phật được ra đời trong bối cảnh khi mà bađẳng cấp bên dưới nó là đẳng cấp Vương công vũ sỹ cũng như đẳng cấp bìnhdân đang ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội Họ đang đấu tranh chống lạiBàlamôn giáo

Trang 20

Mọi tôn giáo đều nêu lên vấn đề giải thoát Tuy nhiên, mỗi tôn giáo cónhững cách giải thoát riêng của mình Đức Phật đã đưa ra phương pháp giảithoát cho chúng sinh thật là độc đáo và hấp dẫn Đó là thuyết “Tứ Diệu Đế”.

Xét về mặt thế giới quan, đạo Phật đề cập đến tất cả “vô tạo giả”, “vôngã” lẫn “vô thường”, có nghĩa là nó vừa mang tư tưởng triết học duy vật vừamang tư tưởng duy tâm Xét về mặt xã hội, đạo Phật không ai quan tâm đếnchế độ đẳng cấp, bởi vì Phật quan niệm rằng nguồn gốc xuất hiện của conngười không phải là điều kiện để được cứu vớt, mà tất cả những ai tuân theođạo Phật, hành đạo đúng lời Phật dạy thì cũng đều được lên cõi niết bàn Nhưthế, có nghĩa chủ trương của đạo Phật là không phải dựa vào luật pháp để trịnước, không được chuyên quyền độc đoán, mà yếu tố có tính chất cơ bản nhất

để xã hội bình yên đó chính là tính thiện của mỗi con người

Về quá trình phát triển, cùng với quá trình phát triển của lịch sử, dầndần đạo Phật phân thành hai phái: phái Tiểu Thừa và phái Đại Thừa Nếu nhưphái Tiểu Thừa chủ trương giữ nguyên những giáo lý nguyên thủy thì pháiĐại Thừa chủ trương bổ sung thêm một số giáo lý nhằm phù hợp với một sốđiều kiện và hoàn cảnh mới

Nếu như phái Tiểu Thừa chủ trương thừa nhận một vị Phật duy nhất đó

là Phật Thích Ca Mâu Ni, thì phái Đại Thừa lại thừa nhận thêm nhiều vị Phậtkhác nhau như: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc…

Nếu như phái Tiểu Thừa dần dần phát triển về phía Nam Ấn sau đótruyền sang đảo Sriranca để từ đó đến với các nước Đông Nam Á, thì pháiĐại Thừa phát triển về phía Bắc Ấn sau đó truyền sang khu vực Trung Ấn và

từ khu vực Trung Á ảnh hưởng tới Trung Quốc, từ Trung Quốc truyền sangNhật Bản, Triều Tiên, Đại Việt

Nếu điện thờ của Phật Tiểu Thừa tĩnh lặng và chỉ thờ một vị Phật tổ làPhật Thích Ca thì phái Đại Thừa ngoài thờ Phật tổ còn thờ rất nhiều vị Phật

Trang 21

khác và cả Bồ Tát, La Hán nữa Cho nên ngôi đền của Đại Thừa nhộn nhịp,đông vui.

Có thể nói rằng trong những ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Phù Nam thìPhật giáo có tác động mạnh nhất, để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sốngtinh thần, trong tâm thức, phong tục tập quán và nếp sống đạo đức của họ

+ Văn học Ấn Độ

Ấn Độ từ thời cổ trung đại đã có một nền văn học phong phú, đadạng Ở đây văn học, tôn giáo tồn tại song song bên nhau có quan hệ chặtchẽ với nhau

Văn học Ấn Độ rất phong phú, đồ sộ bao gồm nhiều thể loại thần thoại,thơ ca lịch sử, kinh truyện…

Kinh Vê đa là một bộ kinh cầu nguyện, đồng thời là những tác phẩmvăn học xưa nhất Nội dung của nó lý giải về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc cácloài và thủy tổ của loài người Kinh gồm 4 bộ:

- Rig Vê đa: ca tụng thần linh

- Yajuya Vê đa: các thể thức tế tự

- Sama Vê đa: những khúc ca cầu nguyện

- Acthava Vê đa: Những câu thần chú

Ở Ấn Độ, đang lưu giữ hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata đồ sộ.Người Ấn Độ tự hào về hai bộ sử thi này Ngoài giá trị về văn học to lớn nócòn được coi là bộ bách khoa toàn thư về đời sống chính trị, xã hội và văn hóa

Ấn Độ truyền thống Người ta thường ví hai bộ sử thi này với Iliát và Ođixêcủa Hi Lạp nhưng quy mô lại lớn hơn nhiều

Mahabharata gồm 11 vạn câu thơ đôi, chia làm 18 cuốn, gấp 7 lầntổng số của hai bộ Iliát và Ođixê gộp lại Nội dung chính của tác phẩm phảnánh cuộc chiến xảy ra trong dòng họ Bharat Bộ sử thi miêu tả đời sống xãhội hồi đó, cảnh ăn chơi cung đình, những mối tình éo le Mahabharata ca

Trang 22

ngợi sức mạnh tinh thần nhất là về đạo đức, bổn phận, bài học cho ngườiđời: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… Tư tưởng hòa bình thấm đượm trongtoàn bộ tác phẩm.

Nội dung chính mô tả cuộc chiến tranh chiếm 1/4 tác phẩm và còn lại lànhững câu chuyện ngụ ngôn mang tính chất triết học Đây là bản tổng kết sâusắc, cô đọng quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, là cuốn kinh của đạoHindu Các lãnh tụ phong trào giải phóng Ấn Độ đều nghiên cứu sâu sắc tácphẩm này tìm được lý tưởng phụng sự qua triết lý của nó Mahabharata tồn tạiqua hơn 20 thế kỷ, được người Ấn truyền khẩu từ đời này sang đời khác

Ramayana là tác phẩm lớn thứ hai, tác phẩm kể lại công đức - sựnghiệp của Rama - một nhân vật lý tưởng của đẳng cấp quý tộc Kasatrya, mộthóa thân thứ 7 của thần Visnu ở trần gian để khuyến thiện, trừ ác Ramayana

có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Ấn Độ qua nhiều thời kỳ lịch sử

Nếu Mahabharata nói lên ước vọng tâm linh cao cả mang tính tôn giáo,triết học thì Ramayana thể hiện tâm hồn trong sạch, yêu thương hết mình, chechở và an ủi khổ đau cho con người, đó là giá trị nhân văn của sử thi

Hai tác phẩm trên là niềm tự hào và cảm hứng vô tận của các nhà thơ,nhà văn, nghệ sỹ Ấn Độ từ thời cổ cho đến bây giờ

Tuy chịu ảnh hưởng của tôn giáo, các nghệ sĩ vẫn thể hiện chủ nghĩanhân đạo cao cả, đề cao tư tưởng tự do, miêu tả cuộc sống con người với nộitâm của nó: Sự lo lắng, nỗi vui buồn, tình yêu đôi lứa, chống lại lễ giáo khắtkhe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt của giai cấp thống trị

Đại biểu cho các nhà văn, nhà thơ này là nhà thơ Bơhaxa, Sudovaba vàđặc biệt là Kalidasa ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ Ông là tác giả củanhiều vở kịch nổi tiếng như: “lòng dũng cảm của Unavasi”, “truyện mười ônghoàng” Trong đó vở kịch “Sơkutila” là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độtrong suốt 15 thế kỷ qua

Trang 23

Ngoài ra còn nhiều tác phẩm chính luận sắc sảo, có giá trị về các đề tàikinh tế, xã hội như: “Luận về đạo pháp”, “Luận về lạc thú”, “Luận về chínhtrị”, “Luật Manu”…

Ngôn ngữ biểu đạt trong văn học Ấn Độ là chữ Phạn (Sancrit) Đó làngôn ngữ có nguồn gốc từ ngữ hệ Ấn - Âu và có quan hệ mật thiết với ngônngữ Ba Tư - Arap

Hiện nay ở Ấn Độ có 16 ngôn ngữ chính thức được thừa nhận, tiếngAnh là ngôn ngữ quốc gia bổ sung

+ Nghệ thuật Ấn Độ

Nghệ thuật Ấn Độ rất phong phú và đa dạng Trước thời Asoka thế kỷIII (TCN) các công trình khác hầu như không còn dấu tích đến ngày nay Đếnthời kỳ Asoka người ta bắt đầu xây dựng những công trình bằng đá nhưnhững cột đá, những tháp mộ (Stupa) Nhưng cột đá thường cao khoảng 1,2mđến 1,5m, trên đầu các cột có khắc hình một con vật (như sư tử ở cột đáSornath, bò đực đầu cột đá ở Rampura…)

Ở Ấn Độ những chùa Phật, chùa hang được xây dựng rất nhiều và hếtsức công phu Cùng với kiến trúc điêu khắc, các lĩnh vực khác của nghệ thuật

Ấn Độ như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, lễ hội… góp phần làm rực rỡ nềnvăn minh Ấn Độ

+ Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật

Cũng giống như Trung Quốc và các nền văn minh khác, ngay từ rất sớm

Ấn Độ đã có những phát minh quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

- Thiên văn

Người Ấn Độ sớm nhận biết được 5 hành tinh kim mộc thủy hỏa thổ, cũng như quy luật vận hành của một số sao Từ rất sớm người Ấn Độ đãquan niệm quả đất cũng như mặt trăng là hình cầu Họ cũng sớm làm ra lịch,lịch của họ một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có

-30 giờ và cứ 5 năm nhuận một lần

Trang 24

- Toán học

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, đóng góp lớn nhất của người

Ấn Độ là việc phát minh ra chữ số và số không Một nhà toán học người Pháp

đã nói về cách viết chữ số của người Ấn Độ như sau: Người Ấn Độ đã dạycho chúng ta các phép tính toán tài tình ấy, chỉ dùng có 10 ký hiệu mà biểuhiện được mọi số lượng Mỗi chữ số đều nói lên một trị số nhất định ở vị trí

cố định Đó là một phát minh thần diệu cực kỳ quan trọng Chẳng qua ngàynay chúng ta dùng nó mãi, quen đi, trông nó đơn giản quá rồi không thấy cáichân giá trị của nó nữa Nhưng cũng chính vì cái tính chất đơn giản đó củacác số chữ mà môn toán học ngày nay có thể xếp thành hàng đầu trong cácphát minh có lợi nhất cho loài người Thành tựu vẻ vang đó của người Ấn Độthời cổ đáng được mọi người khâm phục và biết ơn

Người Ấn Độ cũng sớm tìm ra chữ số Pi Ngoài ra các kiến thức vềhình học của người Ấn Độ cũng rất phát triển

- Về vật lý

Từ sớm người Ấn Độ quan niệm rằng vật chất được cấu tạo từ một yếu

tố mà họ gọi là Anu (phần tử nhỏ nhất, ngày nay người ta cũng tìm ra vật chấtđược cấu tạo từ nguyên tử) Sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác là

do cách sắp xếp khác nhau giữa các Anu

- Về y học

Trong lĩnh vực này người Ấn Độ cũng thu được nhiều thành tựu Ngaytrong bộ Vê đa rất nhiều loại bệnh được nêu lên cùng với các loại thuốc chữatrị Người Ấn Độ đã biết phẫu thuật từ rất sớm để chữa bệnh, ví dụ như chắpxương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai…

Tất cả những thành tựu văn hóa trên là cơ sở hết sức quan trọng để từ

đó phát huy ảnh hưởng của mình đến các khu vực khác trên thế giới, trong đóđáng kể là ảnh hưởng đến Phù Nam

Trang 25

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam

1.2.1 Phù Nam thời sơ kỳ (thế kỷ I - III)

Về sự thành lập nước Phù Nam, đến nay các nhà khoa học đã tìmđược những bằng chứng cả về văn hóa dân gian lẫn khảo cổ học để đưa ranhững đoán định chính xác về hoàn cảnh cũng như thời điểm thành lập nướcPhù Nam Hầu như tất cả đều thống nhất ở quan điểm cho rằng sự thành lậpquốc gia của Phù Nam dựa trên sự phối hợp của hai dòng họ BàlamônKaundynia (người Ấn Độ) và Soma (mặt trăng) con gái vua thủy tộc Naga.Trong đó, theo tác giả cuốn “Văn hóa Phù Nam” thì các thư tịch cổ Trunghoa là nguồn tài liệu phản ánh cụ thể nhất về vấn đề này Tấn Thư kể về sự

kiện này : “vua nước đó (Phù Nam) vốn là người con gái tên là Diệp Liễu.

Thời đó, có người nước ngoài là Hỗn Hội thờ tiên thần nằm mộng thấy thần ban cho cây cung và dạy là phải đi thuyền lớn ra biển Sáng ngày Hỗn Hội đến đền thờ thần, được cây cung rồi theo thuyền lênh đênh ra biển tới ấp ngoài của nước Phù Nam Diệp Liễu đưa người ra chống lại Hỗn Hội dương cung bắn, Diệp Liễu sợ hãi xin hàng Hỗn Hội bèn lấy làm vợ và chiếm cứ đất nước… Đầu niên hiệu Thái Thủy Vũ Đế sai sứ sang cống tiến…” [dẫn theo 37, Tr 24].

Trên vùng đất châu thổ màu mỡ và giàu sản vật, Hỗn Hội sau khi đánhthắng và cưới Diệp Liễu làm vợ đã thừa hưởng tất cả và gây dựng nên mộttriều đại lớn Sau khi nữ Vương Diệp Liễu kết hôn cùng với Hỗn Hội, đã sinhcon trai, phân cho làm vua 7 ấp, nhưng rồi Hỗn Bàn Huống lập kế ly gián 7

ấp, nhân đó cử binh đánh chiếm rồi cho con cháu phân chia cai trị các ấp hiệu

là tiểu Vương Hỗn Bàn Huống sống hơn 90 tuổi mới chết, lập con thứ hai làBàn Bàn làm vua, ủy thác việc nước cho đại tướng Phạm Man (có sách chép

là Phạm Sư Man) Bàn Bàn làm vua được 3 năm thì mất, người trong nướcđều cử Phạm Sư Man làm vua

Trang 26

Sự kết hôn của Hỗn Điền - Diệp Liễu hay Kaundinya - Soma là sự kếthợp Vương giả đẹp đẽ mở đầu cho Vương triều Phù Nam và cho dòng tộcSoma Theo sử sách, có thể sơ bộ dựng lập Vương triều Phù Nam như sau:

Như vậy có thể thấy, ở giai đoạn sơ kỳ, khi mới lập quốc và phát triểnlãnh thổ, Vương quốc Phù Nam còn khá phân tán và chưa ổn định

Về mặt cư dân, theo thư tịch cổ và tài liệu khảo cổ học, quốc gia này

gồm hai nhóm cư dân: “nhóm ven biển, trồng lúa nổi, sản xuất thủ công và

buôn bán với nước ngoài, phong tục ăn mặc sang trọng, và nhóm thu hoạch lâm sản, săn voi, còn duy trì một số nếp sống và phong tục cổ truyền Có lẽ

Trang 27

đây là hai bộ lạc đầu tiên kết hợp với nhau… lập nên nước Phù Nam, mà tên

cũ Kurrumbanagara và Naravaranagara - tượng trưng cho hai bộ lạc gốc vẫn còn được giữ” [37, tr 35] Và theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa

học thì hai bộ lạc này thuộc hai tộc người là Chăm cổ và Môn cổ

Về địa bàn ban đầu của Vương quốc Phù Nam, theo giáo sư Lương

Ninh “đó hẳn là một vùng rừng núi phía Tây, nay là đất Kirivong có nghĩa là

Dòng vua Núi, trên đoạn kéo dài của dãy núi Đậu Khấu, ở kinh độ 105 - vĩ độ

11, nối liền với dải đồi rừng trung lưu sông Mê Kông và chủ yếu hẳn là có vùng đồng bằng ven biển, từ Hà Tiên ở phía Tây đến Cà Mau ở phía Đông, trong đó có cảng thị Óc Eo… toàn miền Tây sông Hậu nối với nhau từng ấp, thông ra biển, nối cảng thị với đầu nguồn sông Hậu là sông Châu Đốc, lại nối với núi Angkor Borei… chính là lãnh thổ cơ bản, địa bàn ban đầu của Vương quốc Phù Nam…” [38, tr 37].

Về tên nước, nước Phù Nam được gọi “xuất phát từ một danh từ riêng

- tên gọi của tộc người - trong số các nhóm Môn cổ cư trú rải rác hầu khắp Đông Nam Á lục địa, có một nhóm ở xa về phía Đông - Nam, ở nam Đông Dương, nam Trường Sơn, tự gọi là người Núi - Người Vnam, Bnam, là chính

họ tự gọi, do ở gần kề và đối xứng với các nhóm Người Rừng (Orang Glai), Người Biển (Orang laut)” [37, tr 40-41].

Tóm lại, với những truyền thuyết nói về sự hình thành Vương quốc PhùNam qua nguồn sử liệu cổ của Trung Quốc và các tài liệu khảo cổ học, đã chochúng ta những hiểu biết cơ bản về Vương quốc Phù Nam, đã chứng minhđược Phù Nam đã tồn tại và bắt đầu phát triển ở những thế kỷ tiếp theo - thế

kỷ thứ III đến thế kỷ V, đã tạo nên một Phù Nam hưng thịnh

1.2.2 Phù Nam thời hưng thịnh (thế kỷ III - V)

Như đã trình bày ở trên, giai đoạn đầu là giai đoạn lập quốc khắc phụctình trạng phân quyền, ổn định và lớn mạnh qua việc mở rộng lãnh thổ Giai

Trang 28

đoạn hưng thịnh này được bắt đầu bằng việc lên nắm quyền của Phạm Man từ

đầu thế kỷ III Ông là một đại tướng “mạnh khỏe, dũng cảm, mưu lược”,

được Hỗn Bàn Huống ủy thác phò giúp Bàn Bàn Ba năm sau, Bàn Bàn mất,

“người trong nước đều cử Phạm Man lên làm vua”, niên hiệu là Suryyavarman Ông đã tự xưng danh hiệu là “Phù Nam đại Vương”, là người

can đảm, thao lược đem quân đánh chiếm các nước lân bang làm chư hầu.Mặc dù ở ngôi không lâu (khoảng từ năm 225 - 230), nhưng ông đã làm

những việc “kinh thiên động địa”, cầm quân đi viễn chinh mở rộng lãnh thổ,

đánh chiếm thêm được hơn 10 nước, mở rộng bờ cõi đến 5 - 6 ngàn dặm, mànhững vị vua thời sau ông, không có một vị vua nào có những chiến cônghiểm hách như vậy

Sau khi Phạm Man mất, người con cả của ông là Phạm Kim Sinh lên thaycha trị vị, nhưng lúc đó, con trai của người chị Phạm Man tên là Phạm Chiênđang chỉ huy 2000 quân lính, đã dùng mưu đoạt quyền bính, hạ sát Kim Sinh, tựxưng làm vua, niên hiệu là Pharanindra - varman Một người con trai khác củaPhạm Man tên là Phạm Trường lúc đó đang còn nhỏ, phải sống ẩn náu trong dânchúng Đến năm 20 tuổi, hoàng tử Phạm Trường chiêu mộ dũng sĩ trong nước,nổi dậy giết chết Phạm Chiên giành lại ngôi báu Nhưng chẳng bao lâu sau, viênđại tướng Phạm Tầm lại hạ sát Phạm Trường tự xưng làm vua

Dưới triều đại Phạm Chiên, Phù Nam đã phát triển ảnh hưởng của mìnhđến Ấn Độ, Trung Quốc và giữ vai trò trung gian của con đường giao thươnghàng hải giữa Ấn Độ và Đông Nam Á Năm 357, ngôi vua Phù Nam rơi vàotay một người là Trúc Chiên Đàn Thời kỳ từ năm 287 cho đến 356 không đểlại vết tích nào trong sử liệu Có lẽ đó là một giai đoạn loạn lạc vì theo Tấn

Thư, năm 357 “Trúc Chiên Đàn tự xưng làm vua”.

Triều đại Trúc Chiên Đàn đánh dấu một bước chuyển tiếp trong lịch sửPhù Nam Những chinh phục của triều đại Gúpta đã thúc đẩy nhiều đợt thiên

Trang 29

cư của người Ấn Độ về các vùng đất phía đông vịnh Bengal, các vùng hải đảo

và nội địa Đông Nam Á Những người này đã du nhập chữ Sanskrit vào PhùNam, Chăm Pa, Borneo và Giava Cũng trong bối cảnh đó Phù Nam đã tiếpthu thêm một đợt ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Ấn Độ

Vua kế vị Trúc Chiên Đàn là Kiều Trần Như, nguyên là một giáo sỹBàlamôn ở Ấn Độ Theo truyền thuyết, một hôm ông nghe tiếng thần linh

nói: “hãy làm vua nước Phù Nam” Ông đi về phía nam nước Bàn Bàn Dân

Phù Nam hay tin, khắp nơi reo mừng đến rước ông về tôn lên làm vua KiềuTrần Như chỉnh đốn triều chính theo luật lệ của Ấn Độ và sửa đổi lại nề nếptrong nước

Kiều Trần Như qua đời vào khoảng năm 424 Vua kế vị là Lê Đà Bạt

Ma tiếp tục nối lại quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Hoa dưới thờinhà Tống (420 - 478), phái các sứ bộ đem triều cống những phẩm vật địaphương vào các năm 434, 435, 438 Vào khoảng 431- 432, nước Lâm Ấpmuốn đánh chiếm Giao Châu, ngỏ ý mượn quân của Phù Nam Nhưng PhùNam khước từ yêu cầu đó Kiều Trần Như - Đồ Da Bạt Ma lên ngôi vàokhoảng năm 475 Ông đã phái các thương gia sang Quảng Châu buôn bán vàocuối thời nhà Tống (420 - 478)

Đồ Da Bạt Ma qua đời vào năm 514 Người được thừa kế ngôi vua làthái tử Gunavarman, con hoàng hậu Kulaprabhavati Tuy nhiên, thái tửGunavarman bị người anh cùng cha khác mẹ giết chết để chiếm ngôi Đó làLưu Đà Bạt Ma con của một thứ phi Đây là một thời kỳ u tối trong hoàng giaPhù Nam Hoàng hậu Kulaprabhavati bị thất sủng và đã đi tu

Những sử liệu trên là quá trình phát triển của Vương quốc Phù Nam vềmặt chính trị, nhà nước Bên cạnh đó, những hiện vật khảo cổ học phát hiện ở

Óc Eo có niên đại khoảng thế kỷ II chứng tỏ vào thời gian này nền kinh tếPhù Nam đã khá phát triển, tạo nên sức mạnh của nước Phù Nam, qua cảng

Trang 30

thị Óc Eo đã trở thành một đầu mối thương mại Đông - Tây Đang sẵn có tiềmlực lại có nhu cầu mở rộng quyền lực kiểm soát các đường thương mại nênPhạm Man đã tiến hành đánh các nước láng giềng, bắt thần phục như cũ, rồicòn cho đóng tàu lớn, vượt biển lớn đánh hơn 10 nước Vậy những nước lánggiềng và ngoài biển bị chinh phục là những nước nào? ở đâu?.

Cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm 90 trên đất Thái Lan, trênlưu vực sông Mê Nam - Chao Phraya và bình nguyên Khorat đã đem lại nhiềuhiểu biết lý thú Các nước láng giềng phải thần phục Phù Nam là vùng lưu vựcsông Sê Mun trên bình nguyên Khorat, nơi sinh sống của một số bộ lạc Môn

Cổ Các cuộc khai quật ở U - Thong, khu Bua, Ban Don Taphet, Lop Buri,Chansen cho thấy nơi đây xưa kia khá phát triển với nền kiến trúc gạch của cácđền đài, cung điện, thành lũy, tượng Phật, Vishnu bằng đá để thờ, nhiều vậtgốm, đồ trang sức cho thấy rõ quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế mật thiết vớiPhù Nam, thậm chí là thần phục Phù Nam Quốc Vương của Phù Nam đã caiquản Vương quốc của mình như thế nào?, có lẽ là sống sung túc, trình độ vănhóa cao vì có giai đoạn mang tặng tượng Phật cho vua Trung Quốc

Như vậy có thể thấy, Phù Nam hưng khởi trong thế kỷ III thì cái hướng

mà nó muốn vươn tới chinh phục chính là vùng trung lưu sông Mê Kông, liềnvới lưu vực sông Sê Mun trên bình nguyên Khorat Và trên thực tế, bằngnhững tiềm lực sẵn có về kinh tế cũng như chính trị, Vương quốc Phù Nam đãtrở thành một đế quốc hùng mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ

1.2.3 Sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam (thế kỷ V - VII)

Sau mấy thế kỷ huy hoàng, Phù Nam dần suy yếu và lâm vào khủnghoảng Nước Chân Lạp có nguồn gốc từ một bộ lạc Môn cổ ở hạ lưu sông SêMun, cùng với một số nước khác đã phải thần phục Phù Nam từ thế kỷ III(thời Phạm Man), nay có điều kiện để xóa bỏ xiềng xích của sự cống nạp.Chân Lạp trước kia phải thần phục Phù Nam đồng thời có quan hệ nhiều mặt

Trang 31

với nước tôn chủ, vì thế có điều kiện tiếp xúc với văn hóa Phù Nam và vănhóa Ấn Độ qua Phù Nam Chính nhờ thế mà bộ lạc này đã tiến vượt lên so vớicác bộ lạc khác ở Khorat Cuối thế kỷ V, họ đã có bia viết bằng chữ Sankrit

và đây cũng là thời gian họ bắt đầu lập nước Nhân lúc Phù Nam suy yếu,Chân Lạp đã đem quân chinh phục Phù Nam và dần thay thế vị trí của PhùNam ở hạ lưu sông MêKông

Về sự kiện Chân Lạp tấn công Phù Nam, các bộ sử lớn của triều Tùy,Đường cho biết: nước Chân Lạp nằm ở phía Tây Nam của Lâm Ấp, nguyên làmột nước chư hầu của Phù Nam… Họ vua là Sát Lợi (Ksatuya), tên là Chất

Đa Tư Na (Chitrasena) tổ tiên của ông đã dần phát triển quyền lực của xứ sở.Chất Đa Tư Na đánh chiếm Phù Nam và khuất phục nước đó Tân ĐườngThư chép tỉ mỉ hơn cho biết vua Phù Nam đóng đô ở thành Đặc Mục(Vyadhapura) - thành phố của những người đi săn, đột nhiên thành bị quânChân Lạp đánh phá, nhà vua phải chạy về phía nam đến thành Na Phất Na[dẫn theo 8, tr 286]

Văn khắc Robang Romeas viết năm 598 ca ngợi chiến công của các vị

vua đầu tiên gồm:

1 Bhavavarman (vua sáng lập)

2 Mahendravarman cũng chính là Chitrasean, được coi là người thứnhất trị vì Chân Lạp

3 Isanavarman là con Chtrasean [37, tr 155]

Bia Ang Chumik năm 667 cho biết đầy đủ thế thứ các Vương triều đầu

Trang 32

Vua Bhavavarman ở ngôi trong vài chục năm cuối thế kỷ VI, cai quảnquốc gia mới thành lập mang tên ông (Bahavapura) ở vùng Sê Mun - Khorat.Mahendravarman (Chitrasean) lên kế ngôi từ cuối thế kỷ VI đến năm 624nhân lúc Phù Nam có khủng hoảng mà tấn công kinh đô của Phù Nam VuaChân Lạp chiếm được kinh đô của Phù Nam, nhưng không xây dựng kinh đôcủa mình ở địa điểm này mà chỉ xây đền, dựng bia vừa là kể công tích vừa là

để khẳng định chủ quyền

Khi Chất Đa Tư Na (Chitrasean) chết khoảng năm 624, Y Sa Na Tiên(Isanavarman) thế tập, đóng đô ở Y Sa Na Isanavarman không chỉ là ngườixây dựng kinh đô và cho khắc một số bia mà còn là người kế tục sự nghiệpcủa cha ông, tiếp tục chinh phục Phù Nam Như vậy Isanavarman đã hoànthành công cuộc chinh phục Phù Nam

Thư tịch cổ Trung Quốc các đời sau không ghi chép rõ Phù Nam còntồn tại tới bao giờ Tân Đường thư đã ghi lại các đoàn sứ bộ của Phù Namđược cử sang triều Đường dưới các triều vua Đường Cao Tổ niên hiệu VũĐức (618-627) và vua Đường Thái Tông niên hiệu Trịnh Quán (627- 649)[dẫn theo 8, tr 286] Căn cứ vào sự kiện Phù Nam đến tiến cống nhà

Đường, tác giả Lê Hương trong tác phẩm “Sử liệu Phù Nam” xác định năm

627 là năm Vương triều cuối cùng của Phù Nam sụp đổ Giáo sư Hà VănTấn dẫn sự kiện nhà sư Nghĩa Tĩnh (653-713) đời Đường biên soạn các

sách “Đại Đường cầu pháp cao tăng truyện”, “Nam hải ký quy nộ pháp

truyện” và hoàn thành năm 691 gửi về Trường An thời Vũ Hầu, đã nhắc tới

một nước có tên là Bạt Man mà nhà sư chưa rõ “trước gọi là Phù Nam” là

năm diệt vong của Phù Nam Còn theo Giáo Sư Lương Ninh, sau khi ChânLạp chiếm được kinh đô, vua Phù Nam đã chạy về phía Nam tới chân thành

Na Phất Na và còn tồn tại được hơn 30 năm, tới năm 649 Phù Nam mới bịdiệt vong

Trang 33

Như vậy, niên đại tuyệt đối nước Phù Nam bị diệt vong chưa rõ ràngnhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất Phù Nam bị diệt vongtrong thế kỷ VII.

Về nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng và suy vong của nước PhùNam có nhiều ý kiến được nêu ra Tựu chung lại các nhà nghiên cứu đềuthống nhất có mấy nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên có ghi nhận vấn đề biển lấn Trongkhoảng 250 năm từ năm 1650 đến 1400 TCN mực nước biển đã hạ thấp từ độcao +2m đã hạ thấp đến dưới mực nước biển hiện nay là -0,8m (tức hạ thấptới 2,8m) Từ đây mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử hình thành châu thổsông Cửu Long Khoảng năm 550 đến năm 1350 sau công nguyên mực nướcbiển dâng lên cao trung bình + 0,8m Quá trình biển tiến đã có những tác độngnhất định tới đời sống và hoạt động kinh tế của những cư dân Phù Nam sốngven biển, cạnh các kênh, rạch Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của vấn đề biểntiến tới đâu là vấn đề cần bàn thêm, bởi đó là một quá trình biển tiến từ từ,diễn ra trong một thời gian dài

Thứ hai, sự thay đổi của các con đường giao thương qua vùng ĐôngNam Á làm mất đi một lợi thế thương mại rất lớn của đế quốc Phù Nam Từthế kỷ VI, VII do yêu cầu phát triển thương mại đường biển châu Á và donhững tiến bộ về kỹ thuật hàng hải, công việc trung chuyển thuyền buôn vàhàng hóa qua eo biển Kra trở nên khó khăn nên con đường thương mại dịchchuyển xuống phía Nam bán đảo Malaya Eo biển Kra dần mất đi vai trò quantrọng trước kia của mình và do đó Phù Nam cũng mất đi một lợi thế thươngmại, mất đi một nguồn thu quan trọng, ảnh hưởng tới sự tồn vong của đế quốcthương mại này

Thứ ba, một số nhà nghiên cứu nói tới yếu tố chiến tranh Rõ ràng cuộcchiến tranh giữa nước tôn chủ Phù Nam với nước Chân Lạp là có thật Cuộc

Trang 34

chiến tranh này diễn ra trong một thời gian khá dài và cuối cùng Phù Namphải rút lui về phía Nam, rồi thất bại hoàn toàn Nhưng ở đây cũng có một vấn

đề đặt ra đó là tại sao một nước phụ thuộc lại có thể đánh bại một nước tônchủ hùng mạnh, chắc chắn phải có nguyên nhân sâu xa nào đó xuất phát từphía Phù Nam

Phù Nam là đế chế gồm nhiều nước nhỏ phụ thuộc Đối với các nước

chư hầu, Phù Nam thi hành chính sách bóc lột qua hình thức “triều cống” lại

bị quản chế về ngoại giao Do đó, các nước chư hầu luôn mang tâm lý bấtmãn, và chỉ chờ cơ hội là sẽ xóa bỏ xiềng xích của tôn chủ Càng về sau cácông vua Phù Nam chỉ lo buôn bán, tu sửa Pháp độ, tổ chức quân đội khôngđược chăm lo đúng mực, Phù Nam dần suy yếu

Tất cả những nhân tố trên đã tác động tới đế quốc Phù Nam, làm cho

nó từng bước suy yếu Những thách thức mà Phù Nam phải đương đầu ngàycàng to lớn, nó càng lún sâu vào khủng hoảng và cuối cùng đã bị diệt vongtrong thế kỷ VII

Giờ đây, lịch sử Phù Nam đã chìm sâu trong quá khứ, đến những thập

kỉ cuối của thế kỉ XX những nhà khảo cổ học đã đem dần ra ánh sáng nhữngtài liệu vô cùng quý giá, thay vì trước đây Vương quốc Phù Nam chỉ biết đếnqua thư tịch cổ Trung Hoa

1.3 Các con đường và phương thức du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam

Tất cả những gì còn sót lại trên vùng đất xưa kia vốn là lãnh thổ củaVương quốc cổ Phù Nam như: Văn bia, Phù điêu, tượng đá… cùng với niênđại của chúng là những bằng chứng thuyết phục về ảnh hưởng sâu đậm củavăn hóa Ấn Độ trên mảnh đất này

Vậy văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào Đông Nam Á nói chung, Phù Namnói riêng theo những con đường nào? Và bằng những phương thức nào màvăn hóa Ấn Độ đã để lại nơi đây những dấu ấn văn hóa sâu sắc đến như vậy?

Trang 35

Có thể nói, văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào Đông Nam Á nói chung, PhùNam nói riêng theo ba con đường với những phương thức truyền bá riêng.

1.3.1 Con đường thương mại

Chúng ta biết rằng Ấn Độ là một quốc gia hội tụ đầy đủ những điềukiện để có một nền thương mại trên biển phát triển

Thứ nhất, là một quốc gia lớn nằm ở phía Nam châu Á, có hai mặt giápbiển, Ấn Độ nằm giữa con đường giao thương trên biển từ Tây (Hồng Hải vàVịnh Ba Tư) sang Đông (Biển Đông và Thái Bình Dương) và ngược lại

Thứ hai, Ấn Độ có đường bờ biển dài với nhiều hải cảng thuận lợi, hệthống đường sông dày đặc và do đó có nghề đóng thuyền đã phát triển từ sớm

- thuyền buôn của Ấn Độ thường có trọng tải lớn, có thể chở được người vàhàng hóa

Thứ ba, sự đa dạng về địa hình - khí hậu đã biến nơi đây thành mộtmảnh đất giàu sản vật

Với những lợi thế trên, quan hệ thương mại trên biển giữa Ấn Độ vớicác quốc gia khác bắt đầu từ rất sớm - ngay từ những thế kỷ đầu công nguyênngười ta đã thấy sự có mặt của các thương nhân ở Đông Á, Trung Á, Tiểu Á,

Ả rập, Đông Bắc Phi…

Hơn thế nữa, nhu cầu về vàng của Ấn Độ rất lớn, trong những cuốnsách tôn giáo cổ như Vê Đa, Purunas có từ trước đấy hàng nghìn năm đã nhắcđến vàng như một thứ kim loại quý có giá trị vô biên Cả phụ nữ và nam giới

Ấn Độ bất kể thuộc tôn giáo nào cũng đeo trang sức vàng: vòng cổ, vòng tay,nhẫn… Đặc biệt, tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng vàng là một kim loại của thầnthánh và quý tộc Chính vì vậy, ngay từ xa xưa vàng và trang sức vàng đã cómột vị trí ổn định trong đời sống của người Ấn Độ Theo nhiều nhà nghiêncứu, nhu cầu về vàng chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định, thúc đẩy quan

hệ thương mại trên biển của Ấn Độ, đặc biệt trong một vài thế kỷ trước và sau

Trang 36

công nguyên khi Ấn Độ bị mất nguồn vàng do con đường thông thương giữaSiberie với Ấn Độ qua xứ Bactriane bi cắt đứt.

Lý giải về sự phát triển thương mại Ấn Độ cũng như nhu cầu về vàngcủa Ấn Độ trong vài thế kỷ trước và sau công nguyên, G Coedes cho rằng:

“Sự tiếp xúc giữa thế giới Địa Trung Hải và Ấn Độ và tiếp sau đó là việc

thành lập các Đế chế Maurya và Kushan và mặt khác sự xuất hiện của các đế chế Seleucid và La Mã, đã dẫn đến một nền thương mại quan trọng buôn bán các hàng xa xỉ giữa Đông và Tây Trong hai thế kỷ TCN, Ấn Độ đã bị mất nguồn nhập khẩu chính về các kim loại quý khi những đợt di chuyển của người du cư đã cắt đứt con đường Bactvia tới Siberra Do vậy, trong thế kỷ I sau công nguyên, Ấn Độ tìm cách nhập khẩu các kim loại quý này từ đế chế

La Mã đã buộc hoàng đế Ves pasian (69-79) phải chấm dứt sự thất thoát các kim loại quý và người Ấn Độ phải tìm cách nhập chúng từ nơi khác … người

Ấn Độ đã quay sang vùng Kher Sen, vàng và những tên gọi theo tiếng Phạn như Suvarna bhunu và Suvarnad vipa mà họ đặt cho một số nơi ở Đông Nam

Á cho thấy rằng đối với người Ấn Độ đó là những vùng nổi tiếng chủ yếu về vàng” [8, tr 39 - 40].

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, với sự giàu có về tài nguyên thiênnhiên, đặc biệt là vàng, Phù Nam chắc chắn là điểm dừng chân lý tưởng củanhững thương gia Ấn Độ

Trang 37

Dương trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối Đông Á vớiTây Âu và châu Phi Chính vì vậy, người ta thường gọi Đông Nam Á là

“hành lang Đông - Tây” hay “chiếc cầu nối Đông - Tây”.

Thứ hai, không chỉ có vị trí địa lí thuận lợi mà khu vực Đông Nam Ánói chung, Phù Nam nói riêng đều nằm trong khu vực gió mùa - một vùngkhí hậu vô cùng thuận lợi cho việc giao thương trên biển với hai mùa giómột năm tạo ra khả năng dùng thuyền buồm đi lại trên biển theo hai chiềungược nhau

Không chỉ thuận lợi về mặt điều kiện địa lí - khí hậu, Phù Nam là mộtquốc gia giàu có (tài nguyên thiên nhiên; Sản phẩm thủ công nghiệp)

+ Điều kiện địa lý - tự nhiên đã đem lại cho Phù Nam một nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú Trong đó có nhiều loại khoáng sản như:vàng, bạc, thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh

vũ sắc Phù Nam từng được mệnh danh là “xứ sở trầm hương” và đây chính

là một trong những địa danh ở Đông Nam Á có sức hút sớm đối với thươngnhân Ấn Độ

Cùng với các lâm sản, hương liệu, vàng đặc biệt có sức hút đối vớithương nhân Ấn Độ, nhất là khi họ đã bị mất đi nguồn vàng từ Xêbêri vàTrung Á vào các thế kỷ trước và sau công nguyên

Những nhân tố đó đã góp phần vào việc xác lập vị trí của Phù Nam trêncon đường buôn bán trên biển Và là một bằng chứng xác thực cho thấy sựtồn tại và phát triển của một con đường thương mại trên biển đi qua Vươngquốc Phù Nam

+ Phù Nam cũng là một quốc gia có nhiều sản phẩm thủ công nghiệpđộc đáo: gốm, đồ kim hoàn

Căn cứ vào các hiện vật có trong bộ sưu tập gốm Phù Nam, có thểthấy gốm Phù Nam đa dạng về sản phẩm Có thể chia làm hai loại hình

Trang 38

chính: Vật liệu xây dựng - kiến trúc (gạch, ngói, điêu khắc, phù điêu trangtrí); Công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới, dọi xe chỉ, nồi nấu kim loại); đồ giadụng (bếp lò, hũ, bình, nồi lớn, nhỏ); đồ thờ cúng (bình kendi, ly chân cao).Phổ biến nhất là các loại bàn xoa - một dụng cụ của kỹ thuật làm gốm cổ.Dụng cụ hình nấm làm bằng chất liệu sét lạ, khá kĩ, mịn, màu trắng ngà hayhồng nhạt, cầm không có cảm giác chắc nặng tay cầm hình trụ hơi thon ởgiữa tạo núm cầm ở đầu, một số tiểu bản có những đường gờ ven để cầmcho chắc chắn.

Trong văn hóa cổ Óc Eo, các di vật bằng gốm được phát hiện trongtừng địa điểm có sự khác biệt về số lượng, chất liệu và loại hình, nhưng làmột tập hợp khá đồng nhất, có những đặc điểm khá giống nhau giữa các dichỉ, thể hiện nội dung mang tính truyền thống của đồ gốm thuộc giai đoạntiền sử ở vùng Nam Đông Dương Đồng thời, đồ gốm văn hóa Óc Eo cũngkhá phức tạp và đa dạng về loại hình, chất liệu, kĩ thuật chế tác và cả về hoavăn trang trí Đồ gốm được nặn bằng kĩ thuật bàn xoay

Qua xét nghiệm cho thấy, gốm thuộc giai đoạn văn hóa Óc Eo đượcchế tác bằng những chất liệu có loại đất sét xuất phát từ sự phân hủy của cácloại đá hoa cương trong vùng và những chất liệu có nguồn gốc phù sa Đồgốm được nặn bằng kĩ thuật bàn xoay Độ nung gốm cao nhưng vẫn tồn tạiphương pháp nung ngoài trời Nổi bật nhất trong thời kỳ văn hóa Óc Eo làviệc xuất hiện một số loại hình đồ đựng làm bằng đất sét được gạn lọc kĩ,nung ở nhiệt độ cao Trong đó, bình có vòi như một biểu tượng đặc trưng,được phát hiện gần như đều khắp trong các di tích văn hóa Óc Eo từ khoảngthế kỷ I đến thế kỷ VII

Theo giáo sư Lương Ninh, có 18000 mảnh gốm, một số ít di vật cònnguyên vẹn, gốm có bình nồi, bát đĩa, chậu, vò, ấm có vòi, nhiều vòi có nhẫn,bếp có cà ràng Gốm có hai loại: gốm thô và gốm mịn, có hoa văn phong phú

Trang 39

và đẹp, khắc vạch nhiều răng, sóng nước, cung tròn Bên cạnh đồ gốm, còn cónhiều viên gạch hình khối chữ nhật có kích cỡ lớn, được tìm thấy trong kiếntrúc cổ An Phong.

Bên cạnh gốm, chế tác kim loại có lẽ cũng là một trong những nghànhthủ công phát triển ở Phù Nam Đó là một bằng chứng xác thực nhất Tuynhiên, những sản phẩm kim hoàn độc đáo, mang đậm sắc thái Phù Nam đã trởthành một trong những mặt hàng để buôn bán trao đổi giữa Phù Nam và cácquốc gia khác

+ Sự phát triển của ngành đóng thuyền ở Phù Nam

Nói đến Phù Nam cũng như các ngành thủ công ở Vương quốc nàykhông thể không nói đến ngành đóng thuyền Kỹ thuật đóng thuyền phát triểncũng là một trong những nhân tố thúc đẩy người Phù Nam hội nhập vào cáccon đường thương mại trên biển Với tất cả những điều kiện thuận lợi về mặt

vị trí địa lí, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên cũng như sự độc đáo của cácmặt hàng thủ công nghiệp… đã nêu trên, Phù Nam trở thành điểm dừng chântất yếu của các thương nhân ngoại quốc trên con đường giao thương trên biển

từ Đông sang Tây

Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, ở PhùNam, do sự phát triển của quan hệ buôn bán, các thương nhân Ấn Độ đã đếnlàm ăn, sau đó lấy vợ, lấy chồng người bản địa, lập nghiêp và sống định cư ởđây, tạo ra những khu vực định cư người Ấn Độ tại các cảng thị, và từ cáccảng thị này dần dần lan tỏa ra

Vấn đề đặt ra là: Nếu chỉ dừng lại ở quan hệ buôn bán thì các yếu tốvăn hóa Ấn Độ có xâm nhập được vào Vương quốc Phù Nam sâu, rộng nhưvậy không? Nếu không thì bằng những con đường nào khác mà cư dân gốc

Ấn đã đưa được những yếu tố văn hóa của họ xâm nhập mạnh mẽ và để lạidấu ấn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực văn hóa của Vương quốc Phù Nam?

Trang 40

1.3.2 Con đường truyền đạo

Đồng thời và tiếp theo các thương nhân là các tăng lữ và các học giảnhững người có trình độ văn hóa cao Họ đến đây làm việc truyền đạt văn hóatôn giáo cho người Ấn cũng như người bản địa Họ cũng ở lại đây, kết hônvới người bản địa thậm chí còn làm vua, người cai quản cả Vương quốc Từ

đó họ có vị trí quan trọng trong xã hội và vì vậy ảnh hưởng của họ trong lĩnhvực văn hóa, xã hội bản địa hết sức sâu sắc

Do có điều kiện cùng sống trên lục địa, thuận lợi về đường bộ, đườngbiển cho nên việc giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với Phù Nam và các nướctrong khu vực Đông Nam Á phát triển khá sớm Trước hết phải kể đến sự cómặt của đạo Bàlamôn và đạo Phật Đạo Bàlamôn đã đến sớm hơn đạo Phật.Theo sử liệu Trung Quốc một đạo sĩ Bàlamôn là Hỗn Điền đã theo thuyềnbuôn tới đây và làm vua nước Phù Nam, rồi tùy theo luật Ấn Độ mà sửa đổilại nề nếp trong nước Bàlamôn trở thành quốc giáo thâu tóm cả Vương quyềnlẫn thần quyền Siva giáo hóa thành “Linga” được phổ biến rộng rãi Tiếp đó

là Vishnu giáo, sự hỗn hợp giữa Vishnu giáo và Siva giáo tạo thành thầnHarihara Đạo Phật du nhập vào Phù Nam mở đầu bằng phái Nam Tông (vớiphong cách Dvaravati) từ thế kỷ IV và sau đó là Bắc Tông từ thế kỷ VII -VIII Tuy không giữ vị trí quan trọng như Bàlamôn giáo, nhưng đạo Phật lại

có quan hệ giao lưu rộng rãi Dù Bắc Tông hay Nam Tông khi đến đây đềuđược bản địa hóa Vì vậy, Phật nam Quan Âm đều biến thành Phật bà Quan

Âm do vị trí của người phụ nữ địa phương quy định Dấu tích của đạoBàlamôn được tìm thấy trong các đền thờ thần Brahama, Siva, Inđra, ngẫutượng Linga, Yoni và các bi kí ghi kinh Vê đa ở quanh vùng Ăng Co ĐạoBàlamôn tuy ra đời sớm hơn nhưng ảnh hưởng của nó không sâu rộng bằngđạo Phật Tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha và mục đích cứu khổ, cứu nạn của đạoPhật như luồng gió mát lành lan tỏa khắp nơi, từ Ấn Độ tới tận Đông Bắc

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Linh Côn (1985), “Phát hiện mộ táng văn hóa Óc Eo (Đồng Tháp)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học 1984, Viện khảo cổ học, Hà Nội, Tr. 238 - 240 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “"Phát hiện mộ táng văn hóa Óc Eo (Đồng Tháp)”, "Những phát hiện mới về khảo cổ học 1984
Tác giả: Đào Linh Côn
Năm: 1985
2. Lê Xuân Diệm, Võ Sỹ Khải, Đào Linh Côn (1995), Văn hóa Óc Eo - Những khám phá mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Óc Eo - Những khám phá mới
Tác giả: Lê Xuân Diệm, Võ Sỹ Khải, Đào Linh Côn
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1995
3. Đào Linh Côn (1990), “Khai quật khu di tích Gò Thành (Tiền Giang)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1989, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, Tr. 95 - 98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai quật khu di tích Gò Thành (Tiền Giang)"”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1989
Tác giả: Đào Linh Côn
Năm: 1990
4. Hall.E.G.D (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Bùi Thanh Sơn (dịch), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, (bản dịch Bùi Thanh Sơn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đông Nam Á
Tác giả: Hall.E.G.D
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
Năm: 1997
5. Ngô Văn Doanh (2009), “Vương quốc Phù Nam: khái quát những giai đoạn lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, Tr. 12 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vương quốc Phù Nam: khái quát những giai đoạn lịch sử”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Năm: 2009
6. Will Duran, (2004), “Lịch sử văn minh Ấn Độ”, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, (bản dịch Nguyễn Hiến Lê) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh Ấn Độ
Tác giả: Will Duran
Nhà XB: Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin
Năm: 2004
7. Phạm Đức Dương (1994), “Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa: Quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và thế giới” (Chương trình cấp Nhà nước khóa X - 06 - 15), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, Tr. 1 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa: Quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và thế giới” (Chương trình cấp Nhà nước khóa X - 06 - 15), "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Năm: 1994
8. Nguyễn Địch Dỹ, Lê Đình Tiến, Đinh Văn Thuận, (2008), “Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944 -2004), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam
Tác giả: Nguyễn Địch Dỹ, Lê Đình Tiến, Đinh Văn Thuận
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2008
9. Coedes.G, (2008)“Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông”, Nhà xuất bản Thế giới, (bản dịch Nguyễn Thừa Hỷ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
10. Vũ Minh Giang (2008) (chủ biên), “Lược sử vùng đất Nam Bộ”, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lược sử vùng đất Nam Bộ”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
12. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ, Nhà xuất bản Văn hóa, Tr. 244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ
Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa
Năm: 1986
13. Võ Sỹ Khải (2002), Văn hóa đồng bằng Nam Bộ (khu di tích kiến trúc cổ), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đồng bằng Nam Bộ (khu di tích kiến trúc cổ
Tác giả: Võ Sỹ Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2002
14. Võ Sỹ Khải (2008), “Văn hóa Óc Eo sáu mươi năm nhìn lại”, Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam: Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, Tr. 43 - 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Óc Eo sáu mươi năm nhìn lại”, "Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam: Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo
Tác giả: Võ Sỹ Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2008
15. Hồ Lê, Thạch Phương, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), “Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ
Tác giả: Hồ Lê, Thạch Phương, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1992
16. Phan Huy Lê (2008), “Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam”, “Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam:Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo”, Tr. 229 - 246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam”, “"Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam: "Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo”
Tác giả: Phan Huy Lê
Năm: 2008
17. Lê Thị Liên (2001), “Chứng cứ khảo cổ học về buổi đầu tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, Tr. 27 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ khảo cổ học về buổi đầu tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Lê Thị Liên
Năm: 2001
18. Lê Thị Liên (2003), “Nghệ thuật Phật giáo Và Hin du giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X”, Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Phật giáo Và Hin du giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X”
Tác giả: Lê Thị Liên
Năm: 2003
19. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2001), “Lược sử Đông Nam Á”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Đông Nam Á
Tác giả: Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
20. Nguyễn Văn Long (1997), “Di tích văn hóa óc Eo ở miền Đông Nam Bộ - những phát hiện mới ở Đồng Nai”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Lịch sử, Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích văn hóa óc Eo ở miền Đông Nam Bộ - những phát hiện mới ở Đồng Nai”
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Năm: 1997
21. Dương Thị Ngọc Minh (2009), “Những dấu tích xưa nhất của văn hóa Ấn Độ trên đất Đồng Tháp”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, Tr.64 - 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những dấu tích xưa nhất của văn hóa Ấn Độ trên đất Đồng Tháp”," Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Dương Thị Ngọc Minh
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w