0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Con đường truyền đạo

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ VII (Trang 40 -41 )

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Con đường truyền đạo

Đồng thời và tiếp theo các thương nhân là các tăng lữ và các học giả những người có trình độ văn hóa cao. Họ đến đây làm việc truyền đạt văn hóa tôn giáo cho người Ấn cũng như người bản địa. Họ cũng ở lại đây, kết hôn với người bản địa thậm chí còn làm vua, người cai quản cả Vương quốc. Từ đó họ có vị trí quan trọng trong xã hội và vì vậy ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội bản địa hết sức sâu sắc.

Do có điều kiện cùng sống trên lục địa, thuận lợi về đường bộ, đường biển cho nên việc giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với Phù Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển khá sớm. Trước hết phải kể đến sự có mặt của đạo Bàlamôn và đạo Phật. Đạo Bàlamôn đã đến sớm hơn đạo Phật. Theo sử liệu Trung Quốc một đạo sĩ Bàlamôn là Hỗn Điền đã theo thuyền buôn tới đây và làm vua nước Phù Nam, rồi tùy theo luật Ấn Độ mà sửa đổi lại nề nếp trong nước. Bàlamôn trở thành quốc giáo thâu tóm cả Vương quyền lẫn thần quyền. Siva giáo hóa thành “Linga” được phổ biến rộng rãi. Tiếp đó

là Vishnu giáo, sự hỗn hợp giữa Vishnu giáo và Siva giáo tạo thành thần Harihara. Đạo Phật du nhập vào Phù Nam mở đầu bằng phái Nam Tông (với phong cách Dvaravati) từ thế kỷ IV và sau đó là Bắc Tông từ thế kỷ VII - VIII. Tuy không giữ vị trí quan trọng như Bàlamôn giáo, nhưng đạo Phật lại có quan hệ giao lưu rộng rãi. Dù Bắc Tông hay Nam Tông khi đến đây đều được bản địa hóa. Vì vậy, Phật nam Quan Âm đều biến thành Phật bà Quan Âm do vị trí của người phụ nữ địa phương quy định. Dấu tích của đạo Bàlamôn được tìm thấy trong các đền thờ thần Brahama, Siva, Inđra, ngẫu tượng Linga, Yoni và các bi kí ghi kinh Vê đa ở quanh vùng Ăng Co. Đạo Bàlamôn tuy ra đời sớm hơn nhưng ảnh hưởng của nó không sâu rộng bằng đạo Phật. Tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha và mục đích cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật như luồng gió mát lành lan tỏa khắp nơi, từ Ấn Độ tới tận Đông Bắc châu Á xa xôi đến đâu cũng được nhân dân nơi đó mở rộng cửa đón tiếp. Nhiều vị sư sải đến truyền đạo được xem như sứ giả hòa bình và hữu nghị. Nhiều chùa chiền của Phật giáo được dựng lên để tụng kinh và dạy học, nhiều kinh kệ bằng chữ Pali được phổ biến và dịch ra tiếng địa phương. Có thể nói tư tưởng Phật giáo trở thành kho báu tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á nói chung và Vương quốc Phù Nam nói riêng.

Bằng con đường truyền đạo, văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào Phù Nam với phương thức du nhập hòa bình. Văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn thực sự sâu sắc trong nền văn hóa của Vương quốc Phù Nam cũng như các Vương quốc cổ đại khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên đó cũng không phải là con đường duy nhất.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ VII (Trang 40 -41 )

×