Cách thức và biểu hiện

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII (Trang 88 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Cách thức và biểu hiện

Nếu hiểu bản địa hóa là quá trình biến đổi thành tố du nhập cho phù hợp với bản thể, cấu trúc của nền văn hóa bản địa, thì có thể hiểu cách thức bản địa hóa chính là cách thức biến đổi của các thành tố văn hóa du nhập cho phù hợp với bản thể, cấu trúc của nền văn hóa bản địa. Theo ý kiến của cá nhân tác giả ở Phù Nam tồn tại ba cách thức bản địa hóa các thành tố văn hóa Ấn Độ đó là:

- Cách thứ nhất: biến đổi các thành tố văn hóa có nguồn gốc Ấn Độ bằng cách điểu chỉnh nó, tạo ra cho nó một hình thức mới phù hợp với điều kiện riêng của cư dân Phù Nam. Cách thức này thường diễn ra với những thành tố văn hóa chưa từng tồn tại ở Phù Nam trước khi văn hóa Ấn Độ du nhập.

- Cách thứ hai: biến đổi thành tố văn hóa có nguồn gốc Ấn Độ bằng cách hòa trộn, trộn lẫn, hỗn dung các thành tố văn hóa du nhập với các thành tố văn hóa bản địa đồng dạng để tạo ra một hình thức mới phù hợp với con người Phù Nam.

- Cách thức thứ ba: biến đổi thành tố văn hóa có nguồn gốc Ấn Độ bằng cách điều chỉnh, pha trộn, yếu tố du nhập với yếu tố bản địa đồng dạng, sáng tạo ra các yếu tố, hình tượng mới độc đáo riêng của Phù Nam.

Xét về thực chất, ba cách thức trên đây có thể coi là ba bước, ba cấp độ của một quá trình bản địa hóa hoàn hảo với mức độ bản địa ngày càng cao và yếu tố Ấn Độ ngày càng mờ nhạt.

Tuy nhiên, trong một lĩnh vực không phải lúc nào quá trình bản địa hóa cũng diễn ra hoàn hảo với cả ba bước trên. Nhiều lĩnh vực, quá trình bản địa hóa chỉ dừng lại ở bước thứ nhất; lại có lĩnh vực sự bản địa hóa dường như kết thúc sau bước thứ hai, nhưng cũng có những lĩnh vực quá trình bản địa hóa diễn ra sâu sắc và hết sức trọn vẹn cả ba bước.

Hơn thế nữa, không phải lúc nào các bước, các cách thức bản địa hóa trên cũng diễn ra một cách rõ ràng, mạch lạc, độc lập và theo một trình tự như trên mà các cách thức có thể diễn ra đồng thời, thậm chí đan xen, kết hợp với nhau để tạo nên những thành tố văn hóa mang đậm nét Phù Nam.

Quá trình bản địa hóa trong mỗi lĩnh vực văn hóa diễn ra theo các cách thức nào? Có đúng trình tự không? Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều ở bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống văn hóa của người Phù Nam, người ta cũng có thể thấy được sức sống mãnh liệt của các yếu tố bản địa và dấu ấn mạnh mẽ của quá trình bản địa hóa.

Có thể hiểu rõ hơn về cách thức bản địa hóa cũng như kết quả của chúng thông qua việc phân tích các biểu hiện của xu hướng bản địa hóa.

+ Tôn giáo

Trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, người Phù Nam theo tín ngưỡng bái vật giáo với truyền thống thờ mài đá mà nhiều nhà nghiên cứu cho là sự tồn tại của một “truyền thống cự thạch” - với ý thức không quên cội nguồn dân tộc, với nhu cầu văn hóa tâm linh và nhu cầu cộng cảm, nhu cầu gắn kết cộng đồng, người Phù Nam đã tiến hành thực hiện những sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng dân gian, mang tính tự phát như thờ thần, trời,… Do đó, bên cạnh vốn hành trang văn hóa truyền thống mang theo trong tâm thức lần lượt được hồi ức và được cải biên để sử dụng lại hoặc sáng tạo thêm trong quá trình giao tiếp.

Phù Nam đã tiếp nhận tôn giáo từ văn hóa Ấn Độ bao gồm Phật giáo và Hinđu giáo. Qua các hiện vật được khai quật và phát hiện gồm tượng Phật và

tượng Vishnu, cho thấy tôn giáo đã sớm phát triển ở Phù Nam trong những thế kỷ đầu công nguyên. Cả hai tôn giáo này khi vào Phù Nam đã phát triển trên cả hai phương diện: tín ngưỡn dân gian cũng như trong hình thức định chế hóa. Với vị thế là một trung tâm của Phật giáo và Hinđu giáo, với sự xuất hiện của các kiến trúc đền, tháp là chắc chắn.

Trước khi Phật giáo du nhập thì Hinđu giáo đã được truyền đến Phù Nam. Qua những hiện vật tìm thấy chủ yếu là văn bia, hệ thống tượng thờ, các mảnh vàng dâng cúng cho thần linh rải rác ở hầu khắp các di tích mà các nhà khảo cổ đã khảo sát và chứng minh được sự hình thành và phát triển của Hinđu giáo ở Phù Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên. Khái niệm tôn giáo được kết hợp với khái niệm bản địa, tạo nên đời sống rất tâm linh của người bản địa, thể hiện quyền năng siêu nhiên và khả năng bảo vệ che chở của thần linh trong mọi hoạt động của đời sống, sinh hoạt của xã hội.

Sự song tồn các tôn giáo của Ấn Độ như Phật giáo, Hinđu giáo (cả Shiva giáo và Vishnu giáo) trên mảnh đất Phù Nam, sự mô phỏng nhiều vị thần trong hệ thống thần linh Bàlamôn giáo cũng như sự hòa trộn giữa các tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa - đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực của người Phù Nam chính là minh chứng cho thấy quá trình bản địa hóa mạnh mẽ ở nơi đây.

Trước hết nó là sự song tồn của tôn giáo Ấn Độ hoàn toàn khác bức tranh tôn giáo ở Ấn Độ, ở Phù Nam các tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ không hề có sự kỳ thị tôn giáo mà là sự hòa nhập song tồn và hỗn dung tôn giáo.

Tuy nhiên, không chỉ dung hòa các tôn giáo với nhau và biến đổi cho phù hợp với Vương quốc Phù Nam, trên con đường bản địa hóa, cư dân Phù Nam đã hòa trộn những tôn giáo Ấn Độ với tín ngưỡng bản địa của mình như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực. Cùng với sự đan xen kết hợp các phương thức bản địa hóa với sức sáng tạo dồi dào và cảm quan thẩm

mỹ độc đáo trên cơ sở biến đổi các yếu tố Ấn Độ, cư dân Phù Nam đã từng bước tạo dựng một nền văn hóa mang bản sắc riêng - văn hóa Phù Nam.

Như vậy, trên cơ sở một nền kinh tế, văn hóa phát triển sau này được tiếp xúc và cộng hưởng với văn hóa Ấn Độ, cư dân Phù Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng, độc đáo vừa mang cốt cách riêng. Đồng thời “nền văn hóa mở” này luôn sẵn sàng hội nhập và tiếp thu những thành tố văn hóa phù hợp của các nền văn hóa khác. Trên cơ sở đó, mà sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa mang phong cách, trường phái riêng.

+ Điêu khắc

Lịch sử phát triển của nghệ thuật điêu khắc Phù Nam cho thấy những chặng đường của một quá trình bản địa hóa hoàn hảo.

Trước hết, là sự biến đổi những hình tượng Ấn Độ cho phù hợp, gần gũi với tâm lý tình cảm của con người Phù Nam.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số lượng lớn tượng phật tiêu biểu trong số đó là pho tượng Nền Chùa - đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Phù Nam. Những pho tượng Phật giáo đã được sáng tạo lên các chất liệu gỗ, đá và kim loại. Qua các pho tượng Phật giáo được tìm thấy không chỉ thấy rõ dấu ấn của tôn giáo Ấn Độ mà còn thấy được cả ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật điêu khắc Phật giáo ở Ấn Độ. Đó là phong cách Amaravati, Gúpta và hậu Gúpta. Như thế, Phật giáo có nguồn gốc Ấn Độ không chỉ đi sâu vào đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam, mà nó trở thành đề tài cho các nghệ nhân Phù Nam thể hiện ra bằng các hình tượng hiện thực với những nguyên liệu vật chất bản địa mang dáng dấp của những nguyên mẫu của tượng Phật ở Ấn Độ. Tất nhiên, các nghệ nhân Phù Nam đã không sao chép toàn bộ mà chỉ tuân thủ những nguyên tắc biểu tượng học của điêu khắc Phật giáo Ấn Độ, đồng thời đã thể hiện yếu tố bản địa rất sáng tạo, thích hợp. Sự sáng tạo đó làm cho hình tượng Phật giáo trở nên gần gũi với cư dân Phù Nam. Về cơ bản, những nguyên tắc biểu tượng học của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ được

tuân thủ nghiêm ngặt nhưng lại có cải biên, sáng tạo ở một số chi tiết. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong việc thể hiện khuôn mặt rất Nam Á, bộ trang phục mỏng có tác dụng tôn dáng, thể hiện rõ các đường nét cơ thể hay tạo thế đứng vững chắc cho tượng các nghệ nhân đã tạo cho vạt áo sau của tượng dài xuống bệ hai bàn chân liền nhau và gắn liền với bệ.

3.3. So sánh ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Phù Nam với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII (Trang 88 - 92)