Sự du nhập chữ Brahmi và Sanskit vào Vương quốc Phù Nam và vai trò của nó

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII (Trang 45 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Sự du nhập chữ Brahmi và Sanskit vào Vương quốc Phù Nam và vai trò của nó

và vai trò của nó

Đối với Phù Nam thì chữ viết là yếu tố có vai trò quan trọng bởi Phù Nam là Vương quốc hùng mạnh cần có chữ viết để ghi chép lệnh, chép kinh, ghi các loại hoạt động của nhà nước và các công việc giao dịch giữa các thương nhân Phù Nam với các thương nhân Ấn Độ. Vì chưa kịp tạo ra chữ viết nên người Phù Nam đã vay mượn chữ cổ Ấn Độ, là chữ Brahma và chữ Sanskrit. Lương Thư có ghi lại vua Phù Nam cũng biết viết sách bằng chữ Phạn, dài khoảng 3000 chữ [dẫn theo 8, tr. 274]. Như vậy người Phù Nam đã học lấy chữ viết từ người Ấn Độ. Tấn Thư cũng chép lại như sau: “họ có nhiều sách và những thư viện… chữ viết của họ giống như chữ viết của người Hồ... Vua cũng đọc được những bài văn viết bằng chữ Ấn Độ, mỗi bài khoảng 300 chữ. Rõ ràng là một đất nước có trình độ văn hóa cao… người Phù Nam đã truyền bá văn hóa của họ và văn hóa của Ấn Độ đến các bộ lạc ở Nam Khorat, trong đó có bộ lạc sẽ lập nước Chân Lạp” [dẫn theo 26].

Ngay từ cuộc khai quật của L.Malleret (1944), 36 chữ Brahma và Sanskrit khắc trên nhẫn, mặt ngọc, đồng, thiếc có khắc di chúc, cầu, niệm cho thân chủ được phát hiện [30, tr. 141]. Dấu vết vật chất của văn hóa Phù Nam còn để lại trên 4 văn bia viết bằng chữ Sanskrit, dạng cổ tự có niên đại thế kỷ V. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ Sanskrit là loại chữ cao quý, bác học và mang “ý niệm” thần thánh nên việc ghi bia phải dùng chữ Sanskrit.

Khi du nhập vào Phù Nam phải trải qua một thời gian khá dài thì chữ Sanskrit mới được cư dân Phù Nam biết đến, hiểu và sử dụng một cách phổ

biến. Lúc đầu chắc chỉ có những người có địa vị cao trong xã hội hay các thương nhân Phù Nam buôn bán, trao đổi thường xuyên với người Ấn Độ mới có thể tiếp cận, biết và sau đó mới hiểu loại chữ này. Họ là những người có điều kiện trực tiếp giao thiệp với các trí thức và thương nhân Ấn Độ. Do đó chữ viết là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng việc giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa cư dân bản địa và người Ấn Độ. Chữ viết là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt, bởi nó là phương tiện hữu hiệu nhất để ta có thể quen biết, hiểu nhau đồng thời nó cũng là thành tố của sự giao lưu văn hóa. Về sau chữ viết Ấn Độ đã trở thành quốc tự của Vương quốc Phù Nam. Ta có thể hiểu rằng chỉ khi chữ viết Ấn Độ được đông đảo cư dân Phù Nam biết và hiểu thì lúc đó văn hóa Ấn Độ mới được truyền bá sâu rộng vào Vương quốc Phù Nam. Và để làm được điều này không phải chỉ có các nhà truyền giáo, những nhà tri thức thực thụ của Ấn Độ mà mỗi cư dân Ấn Độ đến Phù Nam làm ăn, định cư đều là người làm nhiệm vụ truyền bá văn hóa của mình cho cư dân bản địa theo một cách rất tự nhiên mà không phải cưỡng bức.

Như vậy, việc truyền bá chữ viết vào xã hội Phù Nam là yêu cầu vô cùng cần thiết cho việc giao thương truyền giáo và nhiều vấn đề khác. Chữ viết đã giúp những người Ấn Độ và những người Phù Nam không chỉ hiểu nhau mà còn làm cho họ có thể sống hòa hợp với nhau, từ những người xa lạ không quen biết trở thành những thành viên của một quốc gia, có chung những niềm tin tôn giáo. Chính chữ viết đã trở thành chiếc chìa khóa, một nhân tố vô cùng quan trọng, đi tiên phong và đồng hành với các yếu tố khác của văn hóa Ấn Độ đi vào đời sống cộng đồng của cư dân Phù Nam bản địa, biến những cộng đồng ban đầu còn xa lạ thành chủ thể của một quốc gia văn minh - Vương quốc Phù Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w