Nguồn gốc của xu hướng bản địa hóa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII (Trang 82 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nguồn gốc của xu hướng bản địa hóa

Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa bao giờ cũng diễn ra hai xu hướng đối lập nhau: Xu hướng bản địa hóa và xu hướng phi bản địa hóa (còn gọi là xu hướng ngoại lai).

Nếu như xu hướng phi bản địa hóa là xu hướng tiếp nhận văn hóa, theo đó các thành tố văn hóa bản địa, bị các thành tố văn hóa ngoại lai chi phối, biến đổi, thì ngược lại, xu hướng bản địa hóa lại là xu hướng tiếp nhận văn hóa, theo đó các thành tố văn hóa bản địa chi phối, điều chỉnh, biến đổi các thành tố ngoại lai cho phù hợp với bản thể, cấu trúc của nền văn hóa bản địa.

Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào nội lực của nền văn hóa bản địa mà xu hướng bản địa hóa hay xu hướng phi bản địa hóa chiếm ưu thế.

Ở Phù Nam, xu hướng bản địa hóa chiếm ưu thế trong quá trình tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Các thành tố văn hóa Ấn Độ du nhập vào Phù Nam đã được tiếp nhận, điều chỉnh cho phù hợp với đời sống văn hóa của cư dân bản địa, từ đó làm phong phú thêm nền văn hóa của họ. Và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành tố kế thừa từ nền văn hóa bản địa

với các giá trị văn hóa tích hợp qua giao lưu với văn hóa Ấn Độ đã tạo thành sức mạnh mới của văn hóa Phù Nam.

Cũng giống như một điểm bất kỳ trong không gian, vị trí của một nền văn hóa được xác định bởi một hệ tọa độ “một hệ tọa độ ba chiều: Thời gian văn hóa - không gian văn hóa - chủ thể văn hóa”. Trong đó, thời gian văn hóa được xác định từ khi nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi. Trong quá trình tồn tại, thời gian văn hóa chịu sự chi phối mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử xã hội của một nền văn hóa, còn không gian văn hóa chịu sự chi phối mạnh mẽ của bối cảnh địa lý, khí hậu. Không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ, tuy nhiên quan trọng hơn cả là việc xác định chủ thể văn hóa gắn với nguồn gốc và quá trình hình thành dân tộc. Là một trong những văn hóa đặc trưng của Phù Nam, xu hướng bản địa hóa chắc chắn cũng chịu sự tác động của những yếu tố trong hệ tọa độ 3 chiều.

Nói cách khác, sự ra đời của xu hướng bản địa hóa là kết quả của một quá trình, trong đó diễn ra sự tác động, kết hợp, đan xen các yếu tố: Không gian văn hóa, thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa Phù Nam.

Cụ thể hơn, sự ra đời của xu thế bản địa hóa bắt nguồn từ sự tác động của những yếu tố như: điều kiện địa lý - tự nhiên; điều kiện kinh tế (cơ sở kinh tế) của Vương quốc cổ Phù Nam, đặc điểm phát triển của lịch sử dân tộc Phù Nam.

* Điều kiện địa lý tự nhiên

Nước Phù Nam là một thực tế lịch sử được ghi chép trong thư tịch cổ Trung Hoa và trên những văn bia phát hiện được trên ở vùng châu thổ sông Mêkông. Những bộ sử cũ như Tam Quốc Chí, Tấn Thư, Tống Thư, Nam Tề Thư, Lương Thư … đều có những đoạn viết về Phù Nam. Cuộc khai quật khảo cổ học của L.Malleret năm 1944 xác nhận địa bàn ban đầu của nước Phù Nam là miền Tây sông Hậu với trục chính là con kênh dài 100Km, nối hai

đầu, đầu Nam là cảng thị Óc Eo và đầu Bắc là Đô thị Ăngkor Borei, với vùng dân cư hai bên bờ kênh từ sông Hậu ra đến biển, với trình độ kinh tế định mức làm tiêu chí cho các quốc gia.

Những di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo phần lớn được phân bố ở các điểm tụ, đầu mối của những tuyến giao thông đường thủy và được nối liền nhau bằng kênh đào, tạo thành một hệ thống thủy lợi rộng lớn. Đặc biệt là trên phần châu thổ phía Nam sông Hậu, ở các điểm tụ Óc Eo, núi Sam, Đền Chùa, Tri Tân, Định Mỹ, Tráp Đá… con kênh đào dài nhất khoảng 80Km chảy thẳng từ Ăngkor Borei (gần châu đốc), theo hướng Đông chạy đến ranh giới Kiên Giang.

Vậy địa bàn ban đầu của Phù Nam là ở đâu? các tác giả có những cách đoán định về vị trí của Vương quốc Phù Nam như thế nào, thông qua các tác phẩm nghiên cứu của mình?

Theo tác giả cuốn “Vương quốc Phù Nam”: Địa bàn đó hẳn là một vùng rừng núi phía Tây, nay là vùng đất Kirivong có nghĩa là dòng vua núi, trên đoạn kéo dài của dãy núi đậu khấu, ở kinh độ 105 độ - vĩ độ 11 độ, nối liền với dải đồi rừng trung lưu sông Mêkong và chủ yếu hẳn là có vùng đồng bằng ven biển, từ Hà Tiên ở phía Tây đến Cà Mau ở phía Đông, trong đó có cảng thị Óc Eo. Hơn nữa, vùng đồng bằng ven biển mới là địa bàn chủ yếu, bởi nơi đây có điều kiện tụ cư đông đúc, phát triền kinh tế, cả nông nghiệp, đánh cá và mở cửa giao tiếp với bên ngoài.

Vương quốc Phù Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á - một khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trên con đường giao thương quốc tế. Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn là: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo Malacca nối biển Đông với biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi. Chính vì vậy người ta thường gọi Đông Nam Á là hàng lang Đông - Tây hay “chiếc cầu nối Đông - Tây”.

Không phải chỉ có vị trí địa lý thuận lợi mà khu vực Đông Nam Á nói chung, Phù Nam nói riêng đều nằm trong khu vực gió mùa - một vùng khí hậu vô cùng thuận lợi cho việc giao thương đường biển với hai mùa gió một năm (từ cuối tháng tư đến giữa tháng 10 gió thổi từ Tây Nam đến Đông Bắc, từ giữa tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió thổi theo hướng ngược lại), tạo ra khả năng dùng thuyền buồm đi lại theo hai chiều ngược lại.

Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú chính là cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển ngoại thương cho Phù Nam và thông qua con đường buôn bán trên biển - một trong những con đường giao lưu văn hóa của Vương quốc Phù Nam đã hình thành.

Điều kiện địa lý - tự nhiên nơi đây tạo ra nhiều yếu tố là chất liệu, nguyên liệu trực tiếp cho quá trình bản địa hóa.

* Cơ sở kinh tế

Cùng với điều kiện địa lý - tự nhiên, cơ sở kinh tế cũng là một nhân tố chi phối đến sự hình thành và phát triển của xu hướng bản địa hóa. Trong quá trình tiếp nhận những yếu tố văn hóa ngoại lai của cư dân Phù Nam.

Phù Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp với những đồng bằng rộng lớn như đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long. Vai trò của nông nghiệp lúa nước trong đời sống của cư dân Phù Nam còn thể hiện ở các hệ thống nghi lễ nông nghiệp còn tồn tại đến ngày nay, ví dụ như các nghi lễ liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của cây lúa, lễ khai mương đạp đất… Dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước trong nền văn hóa Phù Nam được thể hiện rõ nét ở sự hiện diện của quan niệm âm - dương lưỡng hợp, tâm thức phồn thực và tâm thức mẫu ở Phù Nam. Quan niệm và cách tư duy này đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất chi phối sự hình thành của xu hướng bản địa hóa trong cách tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài của cư dân Phù Nam.

Nông nghiệp phát triển mạnh, thủ công nghiệp cũng phát triển ở trình độ cao, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau: nghề mộc, nghề đá, nghề tạc

tượng, nghề làm gạch và vật liệu trang trí, nghề xây dựng, nghề làm gốm, nghề luyện kim, nghề kim hoàn…

Thặng dư nông phẩm và sản phẩm thủ công nghiệp phong phú đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp nội địa cũng như với bên ngoài.

Vị trí của Phù Nam trên thương trường Đông Nam Á đã được chuẩn bị từ lâu. Các cư dân ven biển ở châu thổ sông Mê kông đã tiếp xúc với thương nhân bên ngoài từ nhiều thế kỷ TCN. Họ đem bán những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường Ấn Độ như: gia vị, hương liệu... về thị trường Trung Hoa như: xà cừ, đồi mồi, ngọc trai, san hô, mật và sáp ong, tổ yến… Vào những thế kỷ II và III, miền Nam Sumatra trở thành một nơi hội tụ các luồng thương mại trong vùng biển Java. Từ đó người Mã Lai lại chở hàng đến Óc Eo để gia nhập vào thị trường quốc tế. Phù Nam được biết đến trong lịch sử như một cường quốc thương nghiệp từ giữa thế kỷ III đến thế kỷ VI.

Như vậy, trình độ kinh tế của Phù Nam đã rất phát triển trong những thế kỷ đầu công nguyên: nghề nông trồng lúa nước quanh năm; nghề đánh bắt hải sản, tôm cá và cuộc sống phổ biến trên sông nước; nghề trồng mía ép lấy mật làm đường; nghề làm gốm đặc sản “Gốm Óc Eo - Phù Nam”; nghề kim hoàn, làm đồ trang sức; nghề làm đồ thiếc có cả nền kĩ thuật thiếc… các thợ thủ công vừa tập trung sản xuất, vừa buôn bán tạo nên cảnh sống đông đúc nhộn nhịp. Chính nền kinh tế với sự kết hợp giữa các yếu tố: núi - biển và đồng bằng đã chi phối không nhỏ tới quá trình hình thành và phát triển của xu hướng bản địa hóa.

* Cư dân Phù Nam và vai trò của họ trong quá trình hình thành và phát triển của xu hướng bản địa hóa

Người Phù Nam thuộc đại chủng Indonêxiêng và nói tiếng tiền Khmer, và gần thời kỳ diệt vong thì nói tiếng Khmer cổ. Người Phù Nam tính tình mộc mạc, hào phóng, khả ái và không ưa đánh nhau và tinh ma, giảo quyệt.

Chính những đặc điểm về nguồn gốc tộc người, ngôn ngữ, tâm lý, tính cách, … của cư dân nơi đây tác động không nhỏ tới quá trình hình thành và phát triển của xu hướng bản địa hóa.

Nếu như tâm lý hướng ngoại làm cho cư dân nơi đây cởi mở trong việc tiếp thu những yếu tố văn hóa mới, thì ngược lại tâm lý co cụm làm cho họ chú trọng tới việc giữ gìn những giá trị văn hóa cần có, tìm cách biến đổi những yếu tố mới cho phù hợp với mình, không thụ động chấp nhận những gì đến với họ bằng con đường áp đặt... vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất, tâm lý co cụm và tâm lý hướng ngoại chính là hai mặt của một cách ứng xử văn hóa hợp lý của cư dân Phù Nam.

Đặc trưng tâm lý - tính cách Phù Nam, đã lý giải cho hiện tượng : dù ở rất xa Phù Nam, lại tiếp cận Phù Nam sau Trung Quốc nhưng Ấn Độ đã để lại mảnh đất này những dấu ấn sâu sắc trên mọi lĩnh vực và những yếu tố Ấn Độ ở Phù Nam luôn được bản địa hóa một cách rõ nét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những gì còn sót lại trên mảnh đất xưa thuộc về lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam không ai có thể phủ nhận khả năng sáng tạo, sự tiếp thu có chọn lọc, tinh tế của cư dân Phù Nam.

Tóm lại, với tất cả các đặc điểm riêng về nhân chủng, ngôn ngữ, tính cách… cư dân Phù Nam, chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định với sự hình thành và phát triển của xu hướng bản địa hóa trong quá trình tiếp nhận các thành tố văn hóa ngoại lai.

* Đặc điểm văn hóa và tác động của nó tới sự hình thành và phát triển của xu hướng bản địa hóa

Với những bằng chứng khảo cổ học, suy luận … các nhà nghiên cứu đã kết luận: văn hóa Phù Nam là bắt nguồn từ văn hóa Đồng Nai và cư dân Đồng Nai là tiền thân của cư dân Vương quốc Phù Nam. Chính vì vậy cũng như văn hóa Đồng Nai, văn hóa Phù Nam là sự kết hợp và hòa quyện cùng ba yếu tố: núi - biển - đồng bằng. Từ đó, tạo cho văn hóa Phù Nam một đặc tính riêng đó

chính là tính địa phương trong văn hóa.Trước khi tiếp thu các yếu tố văn hóa Ấn Độ, cư dân trên mảnh đất sau này là lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam, đã tạo dựng nên một nền văn hóa bản địa rực rỡ, có sức lan tỏa, đó là văn hóa Đồng Nai, với sự kết hợp của ba yếu tố: núi - biển - đồng bằng. Sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa chính là một trong những tiền đề, cơ sở nguồn gốc quan trọng dẫn tới sự hình thành của xu hướng bản địa hóa trong quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Phù Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII (Trang 82 - 88)