Nghiên cứu đề tài này là cách tiếp xúc nhiều hơn với thơ tình ĐBSCLsau 1975, thấy được những nét riêng trong thơ tình của con người ĐBSCL.Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn cảm nhậ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
BÙI THỊ NGUYỆN
ĐẶC ĐIỂM THƠ TÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SAU 1975
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN LÂM ĐIỀN
NGHỆ AN- 2012
Trang 2Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đối với TS.Nguyễn Lâm Điền, thầy đã nhiệt tình, tận tâm và chuđáo hướng dẫn em thực hiện luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,khoa Sau đại học, khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sưphạm Vinh cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoànthành khóa học
Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơnbạn bè và những người thân trong gia đình đã độngviên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, tháng 9 năm 2012
Bùi Thị Nguyện
Trang 3MỤC LỤC
Trang LỜI CÁM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Kết cấu luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 Thơ tình Đồng bằng sông Cửu long trong dòng mạch thơ tình sau 1975 7
1.1 Những nét chính về thơ tình Việt Nam sau 1975 7
1.1.1 Những thành tựu nổi bật của thơ tình Việt Nam sau 1975 8
1.1.2 Đặc điểm của thơ tình Việt Nam sau 1975 9
1.2 Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long 23
1.2.1 Quan niệm về thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long 25
1.2.2 Những thành tựu nổi bật của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long 28
Chương 2 Đặc điểm nội dung của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long 38
2.1 Những khát vọng về tình yêu chân thành, đằm thắm, thủy chung 38
2.1.1 Khát vọng về tình yêu chân thành 38
2.1.2 Khát vọng về tình yêu đằm thắm, thủy chung 41
2.2 Những trăn trở suy tư, niềm vui, nỗi buồn trong tình yêu 44
2.2.1 Những trăn trở suy tư trong tình yêu 44
2.2.2 Niềm vui trong tình yêu 56
2.2.3 Nỗi buồn trong tình yêu 57
Trang 4Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật của thơ tình
Đồng bằng sông Cửu Long 69
3.1 Sử dụng chủ yếu thể thơ tự do và thơ lục bát 69
3.1.1 Sử dụng thể thơ tự do 70
3.1.2 Sử dụng thể thơ lục bát 78
3.2 Ngôn ngữ thơ 83
3.2.1 Cách sử dụng phương ngữ Nam Bộ 86
3.2.2 Cách so sánh ví von 88
3.3 Hình ảnh thơ mang dấu ấn đậm đà của Đồng bằng sông Cửu Long 90
3.3.1 Hình ảnh thơ giản di, gần gũi với con người Đồng bằng sông Cửu Long 90
3.3.2 Hình ảnh thơ đậm đà cảnh sắc của Đồng bằng sông Cửu Long 93
3.4 Giọng điệu 99
3.4.1 Giọng tâm tình giãi bày 99
3.4.2 Giọng trăn trở suy tư 102
3.4.3 Giọng tự vấn 104
KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tình yêu là đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, bởi tìnhyêu là cung bậc kỳ diệu nhất trong cảm xúc con người Tình yêu của conngười vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhiệt thành, sôi nổi,thẳng thắn, cháy bỏng và giàu chất lãng mạn, sâu sắc, nồng nàn Tình yêu ấyđược rất nhiều nhà thơ ĐBSCL thể hiện trong sáng tác của mình với nhữngcung bậc khác nhau rất thiêng liêng và chan chứa yêu thương
“Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của
nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại sinh ra nó, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của thời đại đó” [52; tr 126] Cùng với sự phát triển của thơ ca Việt Nam sau
1975, thơ ĐBSCL cũng có nhiều bước phát triển vượt bậc
Thơ tình ĐBSCL sau 1975 như một bản nhạc với bao nốt nhạc trầmbỗng của tâm hồn con người Cung bậc của bản nhạc ấy phức tạp, đa dạng vàphong phú trong từng giọng điệu Đó là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, sựdang dỡ, lỡ làng,… trong tình yêu Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện
trong tập thơ Thơ tình sông Cửu Long (2011) với 84 bài thơ của 84 tác giả
sinh sống và làm việc tại ĐBSCL Thơ tình ĐBSCL sau 1975 có bước pháttriển khá mạnh, cả về đội ngũ sáng tác lẫn tác phẩm Đến với thơ tình ở
ĐBSCL sau 1975, chúng tôi nhằm tìm hiểu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 qua tuyển tập thơ tình nói trên
Tôi được sinh ra trên mảnh đất vùng ĐBSCL, ngoài tình yêu quê hươngđất nước, tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,… ở nơi chôn nhau cắt rốn.Tôi muốn tìm hiểu thêm về tình yêu lứa đôi của vùng đất này Đó cũng là lý
do tôi chọn đề tài Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975
2 Lịch sử vấn đề
Nhìn chung thơ ĐBSCL sau 1975 được rất nhiều nhà nghiên cứu quantâm, nhưng riêng thơ tình ĐBSCL thì dường như chưa được các nhà nghiêncứu nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống Các công trình nghiên cứu chủ
Trang 6yếu chỉ đánh giá chung chung về một vài phương diện của nội dung và nghệthuật Tiêu biểu là các ý kiến sau:
Lê Chí đánh giá khái quát về thơ ĐBSCL: "Mặc dù số lượng người làm thơ ở khu vực khá đông, nhưng nhìn chung tính sáng tạo còn ít, có phần rời rạc; chất rung động và tư duy chưa được mở rộng; hiện thực còn mờ nhạt, chưa gây ấn tượng cho người đọc (…) sức khai thác đề tài còn khá đơn điệu (…) tính ngẫu hứng còn nhiều, giản đơn trong cảm xúc, dễ dãi trong khai thác tứ thơ, sử dụng ngôn từ " [9] Phương Nguyên cho rằng ngay cả: "Thơ được giải cũng có những bài hay, nhưng vẫn còn chừng mực, nhàn nhạt, không có đột biến"
Như vậy, bên cạnh một số ít nhà thơ đã tạo được phong cách, dấu ấnriêng của mình đối với bạn đọc, phần nhiều các nhà thơ ĐBSCL vẫn còn đangtìm tòi, định hình về phong cách
Nguyễn Trọng Tín nhận định: “Thiếu đội ngũ lý luận phê bình thơ cũng
là một nguyên nhân khiến thơ Đồng bằng sông Cửu Long có phần rời rạc, không đến được với công chúng”.
Kim Ba nhận xét: “15 năm trở lại đây thơ ĐBSCL định hình khá rõ nét với đặc điểm nổi trội là tính thuần phác gắn với cách nghĩ, cách sống của con người ở vùng đất này Ngay thơ của các nhà thơ quê ở các vùng miền khác đến sinh sống tại vùng sông nước Cửu Long cũng dần dần mang sắc thái này” Phạm Quang Trung: “Thơ Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ mang tính thuần phác, mà còn chất chứa nhiều chất suy tưởng, triết lý, thể hiện đậm nét qua một số tác phẩm của Lê Chí, Trang Thế Hy, Nguyễn Trọng Tín, Đinh Thị Thu Vân, Kim Ba ”.
Hữu Thỉnh nhận xét khái quát: "So với 10 năm trước tình hình sáng tác văn học ở Đồng bằng Sông Cửu Long có bước phát triển khá mạnh, cả về đội ngũ lẫn tác phẩm".
Trên trang Web Văn nghệ ĐBSCL, nhà văn Trần Quốc Toàn đã
có nhận xét như sau: “Trong tập “Thơ tình sông Cửu Long”, người miệt yêu này đã yêu hết mình! Và điều ấy làm nên chất lượng cho một tập thơ tình”.
Trang 7Bùi Văn Bồng có ý kiến như sau: “ĐBSCL là vùng đất có những nét đặc thù về lịch sử, địa hình, khí hậu, dân cư rất độc đáo của Nam Bộ Văn là người Người miền Tây Nam Bộ có lối sống và cách sống ít giống những vùng quê khác trên đất nước ta: Với nội tâm sâu sắc, ưa hành động nhưng ít chuộng hành văn, chất phác, thật thà nên không thích màu mè, hình thức; kiên quyết nhưng rất kiên trì; dễ hòa đồng nhưng không dễ hòa tan; tiếp cận nhanh với khoa học nhưng không thích khoa trương, khoa cử… Tích cách trội
về bộc trực, thẳng thắn dẫn đến liên tưởng, hư cấu phần nào bị hạn chế [83].
Nguyễn Đức Phú Thọ có ý kiến: “Văn học trẻ ĐBSCL 10 năm trở lại đây đã có sự biến chuyển tích cực trong ý thức làm mới nội dung, tư tưởng lẫn ngôn ngữ, bút pháp thể hiện tác phẩm Về thơ, đã hình thành nhiều giọng điệu mới với sự đột phá mạnh mẽ trong tư duy sáng tác, làm nên những bước chuyển đa dạng và độc đáo Hoàn toàn có thể tin tưởng trong nay mai thơ trẻ ĐBSCL sẽ đủ sức làm nên một dòng chảy, một diện mạo riêng Có thể nhắc đến: Huỳnh Thúy Kiều, Võ Mạnh Hảo, Trương Trọng Nghĩa, Quân Tấn, Nguyễn Đăng Khương, Nguyễn Giang San, Trần Huy Minh Phương…”.
Võ Mạnh Hảo từng cho rằng :“Thật sự khó để nói lên đặc điểm nổi bật của cây bút trẻ ĐBSCL trong 10 năm qua Tôi chỉ có thể nhận xét rằng trong những năm trở lại đây, vùng đất phù sa này đang xuất hiện một lớp cây bút trẻ đang viết khác đi những nhà văn thuộc các thế hệ trước Dù vậy, phần lớn các bạn viết trẻ ở ĐBSCL vẫn sáng tác theo kiểu tài tử, chưa nhiều cây bút viết một cách chuyên nghiệp”.
Trên đây là một vài ý kiến của các nhà nghiên cứu khi bàn về thơ tìnhĐBSCL sau 1975 Tuy tập thơ mới được xuất bản, nhưng các nhà nghiên cứucũng đã đi vào khảo sát ở nhiều phương diện khác nhau Những công trình
nghiên cứu trên mới được đề cập đến dưới một góc độ Riêng vấn đề Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 cho đến nay chưa có công
trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này Nếu có, cũng chỉ một vài ý kiến
đề cập đến và cũng chỉ khảo sát trong phạm vi đối tượng nghiên cứu, chưabao quát hoặc khái quát vấn đề trong thời kỳ văn học
Trang 83 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975,
chúng tôi nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơviết về tình yêu lứa đôi sau 1975 ở ĐBSCL Nhất là ra những cách cảm, cáchnghĩ, cách nhìn, cách thể hiện riêng của nhà thơ về vấn đề tình yêu lứa đôi
Để qua đó, thấy được những tâm tư, tình cảm tâm hồn của con người ĐBSCLqua thơ
Nghiên cứu đề tài này là cách tiếp xúc nhiều hơn với thơ tình ĐBSCLsau 1975, thấy được những nét riêng trong thơ tình của con người ĐBSCL.Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn cảm nhận được thơ tình ĐBSCL sau
1975 một cách sâu sắc hơn, cũng như tìm ra được những đặc điểm nổi bật,những đặc sắc nghệ thuật của thơ tình ĐBSCL sau 1975 Chúng tôi cho rằng,điều đó góp phần khẳng định đóng góp của thơ ĐBSCL vào sự phát triển củathơ ca dân tộc
Nghiên cứu một cách có hệ thống những tác giả, tác phẩm tiêu biểu
trong tập Thơ tình sông Cửu Long nhằm giúp cho chúng tôi nhận ra những
cung bậc tình cảm, những nỗi niềm sâu kín, những tâm tư lắng đọng của conngười ĐBSCL Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc được tận hưởng những giâyphút ngọt ngào, ấm áp và cả nỗi buồn của tình yêu Đó còn là tình yêu được
cụ thể hóa bằng lòng trân trọng, yêu hết mình, sẵn sàng hy sinh hạnh phúccho người mình yêu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có điều kiện hiểu thấu đáo tình yêuđôi lứa trong thơ tình ĐBSCL sau 1975 Từ đó, giúp cho chúng tôi có đượcmột khối lượng kiến thức phong phú, giúp nâng cao chuyên môn, phục vụ chocông tác giảng dạy
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để khẳng định những mục đích nói trên, chúng tôi đi vào phân tích và
lí giải những biểu hiện của đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long quanhững tác phẩm cụ thể
Trang 9So sánh đối chiếu những nét riêng của thơ tình Đồng bằng sông CửuLong so với thơ tình nói chung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những Đặc điểm của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu khảo sát thơ tình ĐBSCL giai đoạn sau 1975 qua tuyển
tập Thơ tình sông Cửu Long Và những bài thơ tình của các nhà thơ ĐBSCL ở
một số tuyển tập thơ và một số tập thơ khác Ngoài ra chúng tôi còn khảo sátthơ tình giai đoạn sau 1975 của một vài nhà thơ ở vùng miền khác Trên cơ sở
đó tìm ra đặc điểm riêng của thơ tình ĐBSCL
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phươngpháp sau:
Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp: phương
pháp này đã giúp chúng tôi tiếp cận được với những đặc điểm cơ bản của tậpthơ Từ đó rút ra giá trị mới về nội dung, nghệ thuật của thơ tình ĐBSCL viết
về tình yêu đôi lứa ở ĐBSCL sau 1975
Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh: phương pháp này
được sử dụng trên hai bình diện đồng đại và lịch đại để chỉ ra sự kế thừa vànhững cách tân của các nhà thơ viết về đề tài tình yêu sau 1975 qua tuyển tập
Thơ tình sông Cửu Long.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm xem xét
những bình diện, những yếu tố và những mối quan hệ cơ bản tạo nên diện
mạo của thơ viết về tình yêu sau 1975 ở ĐBSCL.
Song song đó, để làm rõ vấn đề tình yêu lứa đôi trong thơ tình ĐBSCLsau 1975, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh,bình giảng, bình luận, giải thích để làm rõ vấn đề nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn
Trang 10Với đề tài này, luận văn góp phần chỉ ra Đặc điểm thơ tình ở Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975.
Luận văn khẳng định một số bình diện đặc sắc trong cách thể hiện,cách nhìn nhận, lí giải về tình yêu trong thơ tình Đồng bằng sông Cửu Longsau 1975
Từ kết qủa đạt được, hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việcgiảng dạy văn học địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long trong dòng mạch thơ tình sau1975
Chương 2: Đặc điểm nội dung của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long
Chương 1 THƠ TÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG DÒNG MẠCH THƠ TÌNH SAU 1975
1.1 Những nét chính về thơ tình Việt Nam sau 1975
Thơ tình Việt Nam sau 1975 là một thế giới cảm xúc được giải phóngvới rất nhiều cung bậc, gần như không còn ràng buộc yếu tố lý trí, chuẩn mực,
khuôn phép nào Trong công trình nghiên cứu Thơ trữ tình Việt Nam, Lê Lưu
Trang 11Oanh có so sánh những đặc thù của tình yêu thời chiến với tình yêu hiện nay
và rút ra nhận xét: “Tình yêu thời chiến có đặc thù rất rõ Tình yêu là nơi yên tĩnh, là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến tranh, là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn, là hậu phương, nơi gửi gắm hy vọng đợi chờ của người ra trận Đó là loại tình yêu mang lí tưởng cao cả, mang nét chung của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử Tình yêu hiện nay là một cõi miền rất riêng tư với các dạng vẽ vĩnh cửu nó: mất mát, tan vỡ, hòa hợp, hờn giận, nỗi đau đớn tinh thần, sự trống rỗng vô vọng, niềm khắc khoải, chênh vênh, day dứt, dự cảm, nồng nàn,… Nó phức tạp hơn và trần tục hơn” [29;tr.104] Ông cho rằng: “Cái được khẳng định của thơ tình hiện nay là ở chỗ con người –
cá nhân – tình yêu rất cứng cỏi và mạnh mẽ, đam mê và không bi lụy”
[29;tr.104]
Tình yêu đến với tất cả mọi người, không phân biệt sang hèn, cao thấp,không phân biệt già trẻ, gái trai, tình yêu không phân biên giới, không cầngiấy thông hành, thời gian và muôn thế hệ con người Tình yêu của mọi ngườikhông ai giống ai do những yếu tố khách quan, chủ quan chi phối Chính sựkhác nhau đó đã làm nên sự đa dạng của tình yêu Thơ ca là sản phẩm củacảm xúc, nó thể hiện đầy đủ những sắc màu cảm xúc của tình yêu Tình yêu lànguồn chất liệu, là nguồn cảm hứng không thể thiếu trong sáng tạo thơ ca củacác nghệ sĩ Tình yêu lứa đôi trong thơ sau 1975 được khai thác ở cả chiềusâu và chiều rộng, thơ ca đi sâu vào ngõ ngách thầm kín của tâm hồn, khám
phá những tình cảm riêng tư của con người “Các nhà thơ trẻ đi sâu vào tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những buồn vui và cả những mất mát với nhiều cung bậc, sắc thái, có êm ái, có thơ mộng nhưng nhiều hơn là những éo
le, nghịch cảnh cùng những đam mê cuồng nhiệt và cả những bi hài” [5;
tr.481] Tình yêu trong thơ giai đoạn này được nhìn nhiều góc độ khác nhautạo cho thơ tình giai đoạn này mang một màu sắc riêng so với thơ tình trước
1.1.1 Những thành tựu nổi bật của thơ tình Việt Nam sau 1975
Thơ tình Việt Nam sau 1975 đã có những bước chuyển mới rất cơ bản vềnội dung, về nghệ thuật và thi pháp Trong thơ giai đoạn này gần gũi với cuộc
Trang 12đời, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người hơn, thơnghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận Ngòi bút thơ chủđộng hơn, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đờisống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tới những hiệuquả nghệ thuật mới.
Những năm đầu thập kỷ 80, thơ tình Việt Nam ở giai đoạn chuyểngiọng: nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận củacái tôi trước một thực tại Nếu như trước đây, các nhà thơ dường như e ngạinói về nỗi buồn thì trong thơ tình sau 1975 nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗibuồn Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặt vớimột thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới, những trắc ẩn riêng tư, đôi
lứa: Em chết trong nỗi buồn Chết như từng giọt sương Rơi không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ) Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến Câu hỏi “Người sống với nhau như thế nào?” thể hiện rất rõ tâm trạng
của một thời đoạn lịch sử cụ thể Nét nổi bật của xu hướng này là các nhà thơrung động trước những biến thái tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ nhưthật mong manh Ta biết rằng, buồn, cô đơn là một phạm trù thẩm mĩ và cũng
là đề tài nổi bật của thơ ca Không hẳn nỗi buồn nào cũng nhất thiết phải cónguyên cớ Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện được nỗi buồnsâu sắc và thấm đầy chất nhân bản Đó phải là những giọt nước mắt có giá trịthanh lọc cảm xúc, khiến con người phải biết sống cao đẹp hơn, “Người” hơn
1.1.2 Đặc điểm của thơ tình Việt Nam sau 1975
Nhìn về khái quát, thơ tình Việt Nam sau 1975 không chỉ là tiếng nóingợi ca mà phần lớn nó còn là tiếng nói nội tâm đầy tính nhân bản Chính vìvậy, việc khám phá đời sống nội tâm cá nhân với những trăn trở về cuộc sốngđời thường cũng là một trong những cảm hứng lớn của thơ tình Việt Nam giaiđoạn này Thơ cũng trở về dần với cái tôi cá nhân, các nhu cầu cá thể, khẳngđịnh cá tính con người
Viết về tình yêu lứa đôi, thơ sau 1975 cũng như thơ những giai đoạntrước đã thể hiện rất sinh động mọi cung bậc cảm xúc tình yêu Cung bậc cảm
Trang 13xúc quy luật của tình yêu; mỗi người đều phải trải qua những rung cảm thuộcquỹ đạo của tình yêu, đều nằm trong sự chi phối của quy luật đó Ta dễ nhậnthấy, trong thơ tình giai đoạn này những cung bậc tình cảm yêu đương khácnhau: hạnh phúc, hi vọng và thất vọng, tin tưởng, sum họp và chia ly,… từnhững hẹn hò xa xôi đến những tình cảm từ thời trẻ con thơ dại, những kỉniệm in dấu thuở học trò, từ những tình cảm vu vơ đến yêu người đã sangngang, từ những giây phút nồng nàn, đắm đuối đến sự lạnh lùng xa cách,…nghĩa là mọi trạng thái bâng khuâng, hồi hộp, hờn ghen, tuyệt vọng, niềm vuihay nỗi buồn.
Xuân Diệu trước đây đã từng nói nhớ : “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em Anh nhớ lắm, em ơi”; giờ đây cái nhớ trong thơ
thời kỳ này cũng không kém phần mãnh liệt:
“Nhớ em, nhớ bóng, nhớ hình Nhớ hơi, nhớ tiếng hỡi mình mình ơi Nhớ em biếng nói biếng cười
Biếng ăn biếng ngủ, đứng ngồi xốn xang Nhớ em thắt ruột, héo gan
Ngày đêm khắc khoải, mơ màng mông lung Nhớ em trời đất xoay cùng
Mặn mà tình nghĩa thủy chung cuộc đời”
(Nhớ em – Hoàng Duy)
Cả bài thơ chỉ có tám câu thì từ “Nhớ” xuất hiện tới năm lần với tần số dồn dập “nhớ em, nhớ bóng, nhớ hình, nhớ hơi, nhớ tiếng” Nỗi nhớ choáng
hết tâm hồn nhà thơ và dường như nhà thơ sống chỉ để nhớ về em nữa mà
thôi Em đi đâu để nhà thơ “đứng ngồi xốn xang”, nhớ đến “thắt ruột, héo gan”, nhớ đến “khắc khoải” khôn nguôi Không có em cuộc đời trở nên vô
nghĩa, nhà thơ không thiết nói cười, không màng đến miếng ăn, giấc ngủ Tanhư bị cuốn vào nỗi nhớ đang dậy sóng của nhà thơ và tưởng như bị nghẹt thởtrong nỗi nhớ ấy Trời đất như xoay vần cùng nỗi nhớ em của anh, cảm độngcho mối tình thủy chung tình nghĩa trong cuộc đời
Trang 14Việt Chí Nhân thì “đêm não đêm nao” cũng “nhớ em xôn xao”, nỗi nhớ
“tái tê” đêm đêm vỗ vào giấc mộng “cả trong mơ còn thức” Với anh “em là một, là riêng, là tất cả” như mỗi người chỉ có một miền quê để đêm đêm anh lại nhớ về em “rộn ràng”, “xót xa”:
“Anh nhớ em xót xa Không như bướm nhớ hoa Không như trăng nhớ nước
Mà như tiếng nhạc nhớ lời ca”
(Nhớ - Việt Chí Nhân)
Hàng me Sài Gòn hôm nay “đang vào mùa thay lá, thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ” đến “mùa sấu rụng phố Tràng Thi”, nơi ấy ngày xưa “trái sấu chia đôi, tay – và tay – chấm – muối Tuổi đang yêu chua chát cũng ngọt bùi” Chỉ có vậy thôi “mà lòng anh bối rối Để bây giờ thèm sấu, nhớ tay ai?”
“Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi Nhớ tiếng em cười hờn ghen bóng gió Yêu em, yêu em vì em là ngọn lửa
Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời”
(Hà Nội mùa này sấu chín chưa em – Lê Giang)
Nhớ mùa sấu rụng, anh lại càng nhớ em nhiều hơn “anh muốn tức thì hóa cánh chim bay Ra nhặt sấu giữa phố đông Hà Nội” để trở về thuở xưa
“hai đứa lại xòe tay chấm muối” dù vào thu “sấu đã trái mùa” Anh ước mình hóa vào hạt “mưa lâm thâm mái phố”, “từng hạt thương hạt nhớ” thấm
vào tiếng hát trên môi em với Sài Gòn để lòng bớt nhớ về em
Nỗi nhớ em trong thơ Y Phương cũng thường trực biết nhường nào:
“Ngày ra suối nhớ em Gặp bông hoa nhớ em Cùng nói chuyện với người con gái nào cùng nhớ em”
(Em – cơn mưa rào ngọn lửa – Y Phương)
Trang 15Biết được mình đang nhớ, nhớ về ai là một điều hạnh phúc, hạnh phúctrong nỗi nhớ, còn Trần Đăng Thao không ý thức được mình đang nhớ, anh tự
hỏi lòng mình: “Không lẽ chi mình nhớ đắm say?” Nhớ mà không biết rằng mình đang nhớ ấy là nhớ, ấy mới là nhớ sâu sắc “im lặng, ấy là yêu” Nhớ,
buồn đã đành, nhưng nhớ mà không nơi gửi gắm tâm tư thì thì nỗi nhớ càngthêm dày hơn Anh tự tìm đến với mình:
“Anh nói với mình cho vợi nhớ Bớt chờ, bớt đợi, bớt tương tư Chao ôi xa xót, tình ly biệt Chỉ khổ lòng anh nhớ thẫn thờ”
(Nhớ - Trần Đăng Thao)
Anh tự nhủ bớt chờ, bớt đợi để bớt nhớ mà hình bóng em vẫn làm anhthẫn thờ, nỗi nhớ vẫn không thôi làm anh thao thức, nó lại càng thôi thúc anhnhớ về em hơn
Nỗi nhớ đâu phải lúc nào cũng lăn tăn như làn sóng trên mặt hồ mà “dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” (Xuân Quỳnh), nỗi nhớ “chấp chới” như hạt mưa đậu trên cành óng ánh mỗi ban mai:
“Anh nhớ em từng hạt mưa chấp chới Nét nguyên trinh óng ánh mỗi cành sương
Âm ỉ mạch và ạt ào sông suối Nỗi nhớ dồn thành tựu mấy đại dương”
(Nhớ - Phanxipăng)
Nỗi nhớ em lúc dịu êm như mạch nguồn âm ỉ cháy, lúc ạt ào như thácsuối đổ trên cao Âm ỉ và ào ào, mạch ngầm và sông suối, tất đều có trong nỗi
nhớ của anh, nỗi nhớ “dồn thành tựu mấy đại dương” Anh ngụp lặn, vẫy
vùng trong đại dương ấy
Không chỉ nhớ, nỗi tương tư, tình yêu đơn phương cũng là cung bậcđược nhắc đến nhiều trong thơ hôm nay Yêu đơn phương để rồi tương tư, đểrồi đau khổ Biết vậy, nào ai dễ tránh được:
“Chỉ mình, mình nắm tay mình
Trang 16Chỉ mình mình biết rằng mình tương tư Đồi thông rơi cái quả khô
Tôi đem về để đợi chờ ai sang”
(Tương tư – Hoàng Liễn)
Thương em, tôi đã “không xấu hổ” đi sang con đường có cây vông vang, nơi bước chân em ngày ngày thả gót để “cùng đi một lối” mà em nào có hay Em đâu để ý đêm đêm bên kia bờ dậu “tôi thức làm thơ” để tặng em, nhưng em hờ hững nên tôi “chẳng tặng ai cả, mình mơ một mình” Tình tôi
đó, thơ tôi đây tặng em nhưng “em không nhận và tình tôi cũng mất” (Xuân
Diệu), tôi chỉ biết sống với đợi chờ, với ước mơ được em sang một lần.Nhưng chờ em – chờ đến bao giờ:
“Chiều sắp tàn rồi sao em không lại Nỗi nhớ hôn mê bàn ghế anh ngồi Lạy trời ngăn sấm chớp đừng rơi
Em mau lại cho hồn thôi sương giá”
(Chiều vắng em – Lê Thị Mây)
Em sẽ chẳng lại đâu, “Tình yêu rung chiếc đũa nhiệm màu” nhưng chỉ
rung cho mỗi trái tim anh thôi Em đã thuộc về một người con trai khác, tráitim em đã đập cho một người xa lạ nào kia Em không đến tình yêu khôngđược đáp trả để mình anh bơ vơ với nỗi nhớ vô hồn
Nỗi nhớ theo anh đi suốt mười năm với bao nhiêu hy vọng nhưng:
“Mười năm ta biết em không đọc Những dòng thơ ta viết trinh nguyên Mười năm ta biết em lặng ngắt Chuyện ngày xưa của một con tim”
(Nhã Hoàng Lan – Huỳnh Quang Nam)
Mười năm qua “ta” viết cho em bao nhiêu dòng thư thắm thía nhưng
em nào cần đọc Em vẫn hững hờ với tình ta, những phong thư mười năm vẫn
trinh nguyên “Ta ở đây mà em cuối mây” nên “mười năm ta khóc em nào biết” Em đâu biết đến “một kẻ say tình” mượn rượu làm vui Ta không có
Trang 17được men tình ái ta đành say vào men rượu để quên em, quên nỗi đau vô
vọng, quên “chuyện ngày xưa của một con tim” đã làm anh rơi lệ xót xa
Đường phố như vừa hình thành mới mẻ
Ai đi qua cũng nhìn em – cười
Ai đi qua cũng nhìn em – nháy mắt”
(Khi chúng mình yêu nhau – Lê Thị Kim)
Sống hạnh phúc trong tình yêu, con người nhìn thấy gì cũng đẹp, cũngđáng yêu, đất trời như nở hoa hòa ca cùng trái tim mình Tìm được hạnh phúc
từ giây phút ban đầu, đó là một may mắn Có những mối tình phải vượt quabiết bao thăng trầm, bao hy sinh nước mắt mới đến được với nhau, mới đượchưởng hạnh phúc trọn vẹn:
“Và em sau tháng ngày khô khát Khổ đau và hy vọng
Đợi chờ và xa vắng Người trai ấy trở về Nguyên vẹn những lời xưa cũ đam mê”
(Sau mưa – Nguyễn Huy Dung)
Người trai ấy trở về mang theo hạnh phúc cho em sau những thángngày khổ đau hy vọng đợi chờ xa vắng Anh trở về mang theo niềm vui, ánhsáng vào cuộc đời u buồn của em, đưa mùa xuân trở lại trong lòng em:
“Và em Mắt lại cười như buổi đầu thơ dại Tóc lại biếc như tình yêu thuở mới Như sau mưa
Thiên nhiên thêm tươi tốt một lần”
Trang 18(Sau mưa – Nguyễn Huy Dung)
Để vươn tới hạnh phúc, con người cần có niềm tin, có hy vọng biết đợichờ:
“Tôi vẫn hiểu Rồi một ngày kia tình yêu sẽ đến
Và tôi chờ nó Nhưng người ta chờ mặt trời trên bãi biển Màu hồng sẽ rãi lên tóc lên mây”
(Khoảnh khắc – Hồng Ngát)
Tình yêu như mặt trời muôn đời vẫn thế, đến hẹn lại lên, không bao giờquên mọc vào mỗi bình minh Tình yêu cũng thế, nó sẽ đến với những ai biếtchờ đợi, biết hy vọng, có niềm tin vững bền:
“Em tin là có thật Điều kì diệu trên đời Nếu không làm sao sống Cùng nỗi khổ con người”
(Điều có thật – Phi Tuyết Ba)
“Điều kì diệu trên đời” ấy chính là tình yêu của anh dành cho em Em
biết bây giờ anh như cánh chim háo hức vùng vẫy giữa mây trời, như conngựa chắc cương dong ruỗi những dặm đường thỏa chí sức trẻ Rồi tất cả sẽ
qua sau cuộc vui thú anh sẽ trở về nơi mái ấm có người đợi chờ anh “Con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân” (Nguyễn
Khải), anh sẽ nhận ra nơi nào dành cho anh, anh cần ai và ai cần anh Điều
quan trọng em phải giữ niềm tin, nuôi hy vọng “nước đi ra bể lại mưa về nguồn” (Tản Đà):
“Cánh đồng vào thu thoáng ánh sao rơi Dòng sông miệt mài trôi chảy
Thôi em nhủ lòng hãy đợi Một mai rồi mưa lại về”
(Khúc ru đêm mưa – Trần Thị Khánh Hội)
Trang 19Chờ đợi, tin tưởng, hi vọng,… suy cho cùng chính là sự khao khát yêuthương:
“Tôi vẫn làm thơ dẫu chỉ một người sẽ đọc Tình yêu lui về nơi xuất phát trái tim
Giữa năm tháng đời người dằng dặc Tôi mong được làm một khoảnh khắc trong em”
(Tôi từng muốn – Nguyễn Hoàng Sơn)
Tôi vẫn biết “sau thi ca là thời đại của văn xuôi Ngày dài lắm với trăm ngàn bất trắc” nhưng “tôi vẫn làm thơ dẫu chỉ một người sẽ đọc” và cũng chỉ
cần một người đọc thôi Tôi sẽ vẫn giữ mãi mối tình chung thủy của mình;tấm chân tình của tôi sẽ đưa em đến gần tôi, đưa em về đúng nghĩa trái tim
em – thổn thức những điều có thật Không cần nhiều đâu, tôi chỉ “mong được làm một khoảnh khắc trong em”, “giữa năm tháng đời người dằng dặc” ấy.
Chừng ấy thôi đủ cho một niềm hạnh phúc lớn lao
Hạnh phúc lớn lao biết bao người đi tìm không có được, còn anh thì
“nhổ bọt vào quá khứ Đã quên rồi muối mặn gừng cay” Nhưng em tin rồi
“lá sẽ rụng về cội” Bởi trên đời này chẳng có ai yêu anh hơn em, không ai
hiểu anh bằng em Và em đợi:
“Tôi vẫn đợi một ngày anh trở lại Than thở rằng anh chẳng thể nào quên Dẫu cô ấy trẻ xinh và giỏi lắm
Em thả rồi vết trói vẫn còn nguyên”
(Yêu – Phan Thị Thanh Nhàn)
Con người trân trọng và khao khát tình yêu Cũng chính vì lẽ đó, màcon người đầy ắp những lo âu, e ngại Trong cuộc đời thường đầy biến độngnày, tình yêu quả thật mong manh dễ đỗ vỡ Bao giờ nó cũng kèm theo nỗikhắc khoải không yên:
“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”
(Nói cùng anh – Xuân Quỳnh)
Trang 20Ngày trước Xuân Diệu cũng từng viết “Tình yêu đến tình yêu đi ai biết
- Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” Quy luật của cuộc sống: hợp rồi tan, tiệc
vui rồi cũng tàn Thời gian lặng lẽ trôi, hạnh phúc không đứng yên và tình yêucũng không là vĩnh viễn Con người hoài nghi, lo sợ tình yêu sẽ qua, chỉ chútthời gian từng phút từng giờ:
“Đọc bài thơ yêu em thấy sự chia xa
Và bỗng nhiên em lại thấy bơ vơ Tay vẫn vụng, trán nhô ra như trước”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác – Xuân Quỳnh)
Hạnh phúc tình yêu quá mong manh, ai biết đời được gì, còn gì, mất gì.Xuân Quỳnh nhìn thấy sự chia xa trong hạnh phúc hiện tại, để rồi cảm thấy bơ
vơ không định hướng được điều gì bởi mọi thứ ngoài ý mình mong muốn
“Lời yêu thương mỏng manh như màu khói Ai biết tình ai có đổi thay”
(Xuân Quỳnh) Ai biết tình anh sao giữa dòng đời xuôi ngược, lòng ngườinông sâu đổi thay như trở bàn tay sấp ngữa Em chẳng đo được lòng ngườinên em lo sợ gửi tình không đúng chỗ, yêu sai duyên và mến nhầm người.Biết người thế nào trao tình yêu:
“Biết người có như sương khói Tình yêu thả giữa mông lung
Em về ươm đời mộng ước
Mở ra trắng bàn tay không”
(Đừng như sương khói – Lê Thị Mây)
Biết anh có như sương đêm, tan nhanh sau ánh mặt trời, biết anh có
như sợi khói, bay xa khi gió thổi về Em sợ tình yêu mình “thả giữa mông lung” để rồi tan vỡ một đời mộng ước, lỡ cả một thì con gái.
Lỗi hẹn, ấy là dấu hiệu của một tình yêu tan vỡ Bao nhiêu năm chiangọt xẻ bùi, tình cảm đằm sâu mọc cội rễ trong tim giờ bỗng chốc em xa Nỗi
thương nhớ cồn cào dậy sóng trong lòng “thức vỡ từng đêm”, niềm thương dâng tràn khóe mắt, canh cánh trong đêm đốt lòng anh câu hỏi: “Bây giờ em nơi đâu”, em đi xa để lại cho anh nỗi buồn trống vắng đìu hiu:
Trang 21“Thơ buồn thức vỡ từng đêm Lại vang vọng mãi nỗi buồn em xa ”
(Bây giờ em nơi đâu – Chữ Văn Long)
Làm sao anh quên được người anh yêu? Mặc cho thời gian cuốn phăng
mọi thứ, còn lòng anh thì “thác đổ máu òa” Xa em buồn ủ rủ từng giây
“mang nỗi buồn tha thiết nhớ yêu em” Vì vậy, không ít người bị phụ tình ôm
vết thương đau đớn suốt đời:
“Em để lại trong tim tôi một mũi dao Thỉnh thoảng lại nhấn sâu thêm một chút Tôi mang nó suốt đời còn em thì không biết Những mùa thu ướt máu vẫn đi về”
(Thất tình- Thanh Tùng)
Khi em cất bước sang ngang để lại tim anh “một vết chém vĩnh hằng” Thời gian không xoa dịu vết thương lòng “mũi dao em lại nhấn sâu thêm”.
“Bây giờ mọi thứ thuốc đều vô hiệu” nên anh tìm quên vào men rượu Tỉnh
rồi lại say, say rồi lại tỉnh, nhưng nỗi đau không chìm khuất phút giây nào:
“Nhắc chuyện ngày xưa buồn vô kể Mắt ta không khói mà sao cay Lòng ta không sóng mà sao chao mãi
Ôi mười năm ta tỉnh hay say”
(Nhã Hoàng Lan – Huỳnh Quang Nam)
Em chờ anh mãi một lời yêu để xác định vị trí của mình trong trái tim
anh, để biết em là gì của anh Em cứ đợi, anh cứ mãi thờ ơ “một lời thôi sao lòng không thể”, ngập ngừng nói một lời thương nhưng tình trao mà người
không nhận, anh đã quá muộn màng:
“Trời mưa bong bóng bập bùng Sao anh chẳng chịu nói giùm yêu em?
Bây giờ thì trầu đã têm Cau dày đã bổ êm đềm lỡ dao Vườn xuân người khóa cổng vào
Trang 22Anh còn luyến tiếc lối vào làm chi”
(Trời mưa bong bóng bập bùng – Ngọc Hồng)
Như chim vào lồng như cá cắn câu, trầu duyên đã têm, cau dày đã bổ,
tình em đã trao cho người “khóa cổng vườn xuân” Giờ anh đến, cửa đã gài then, chỉ thấy trống vắng một nỗi u hoài tiếc “lối vào” xưa đã hóa xa xôi:
“Hoa đến thì hoa phải nở Đò đầy người đò phải sang sông Em đến duyên em phải lấy chồng” (Dân ca), anh trách chi em đã vội vàng rẽ đường
sang ngang, anh trách gì em nữa! Em chờ anh héo cả xuân xanh, thương
“thuở ban đầu bối rối Dại dột vin màu hoa chung thủy”, cả góc trời con gái
tím tái lỡ làng:
“Heo may – một thoáng da gà Giật mình mới biết rằng ta muộn màng Sang, hèn một chút hồng nhan
thấy bằng lăng cuối mùa bàng bạc, đàn lỗi cung sầu còn gì nữa đâu
Thái độ sống cũng được Xuân Diệu tuân thủ suốt cuộc đời mình và nhàthơ đã tìm ra ý nghĩa của sự sống trước ranh giới của mất mát, tàn phai và cáichết, chiến thắng nỗi sợ hãi hư vô Khát khao được sống, được yêu, được giaocảm cùng vũ trụ và cuộc đời, đã chiến thắng thời gian, vẫn vẹn nguyên sứcsống dồi dào của tuổi hai mươi:
“Trong hơi thở chót dâng trời đất Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”
(Không đề)
Trang 23Bài thơ đã thể hiện tinh tế những giác quan bén nhạy của hồn thơ XuânDiệu trước mùa xuân, gắn với quan niệm sống của ông về ý nghĩa sự sống đờingười Con người, với những tính cách và cảm xúc độc đáo hiện diện trongtừng câu chữ, mang nét đặc trưng của cảm quan lãng mạn Bài thơ còn đưa ramột quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời Hiểu mộtcách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mìnhvới cuộc sống hôm nay, sôi nổi chân thành và thiết tha với đời Chính vẻ đẹpcủa con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời.
Hoàng Nhuận Cầm trong Hò hẹn mãi cuối cùng em cùng đến là lời
tâm sự u hòai của chàng trai khi bị cô gái phụ tình Anh hẹn cô để nói thẳngmột lời “dù đau xót một lần thôi” Nàng cứ khước từ, chần chừ trong im lặngrồi cuối cùng nàng đến Nàng đã làm tan nát trái tim chàng bởi tình yêu đốivới nàng chỉ là trò đùa:
“Qủa tim anh như một căn nhà bé nhỏ Gió em vào chán – gió lại ra
(Hẹn hò mãi cuối cùng em cũng đến – Hoàng Nhuận Cầm).
Anh không đủ điều kiện vật chất giữ em lại nên em xa anh Nhà thơHồng Quang chứng kiến cảnh người mình yêu chung bước bên người khác
mà lòng quặn đau, thấy mất đi phương hướng:
“Người ta về với người ta Còn tôi cuối buổi chiều tà về đâu”
(Ngã ba – Hồng Quang)
Em về với người ta trong niềm hân hoan hạnh phúc còn tôi về đâu? Nỗi
đau trong lòng những kẻ bị phụ tình cứ âm ỉ cháy “lòng vỗ sóng bao nhiêu điều bão giông” Lời hẹn hò, câu thề nguyền “như dòng sông tan vào biển cả mênh mông”, tất cả đều xóa “xóa nhòa trong hư không”.
Người không có hạnh phúc – chạy tìm hạnh phúc, kẻ may mắn có hạnhphúc lại không biết níu giữ, nắm bắt để vuột cơ hội trong tầm tay mà luyếnlưu tiếc nuối đến se lòng:
“Giả sử ngày xưa anh đừng lặng im
Trang 24Đừng khuấy mãi tách cà phê đã nguội Đừng rời xa bàn tay em nóng hổi Chắc bây giờ hoa tím vẫn đầy sân”
(Tím xưa – Phan Ngọc Thường Đoan).
Giũ mắt “trong mắt nhìn và trong góc trái tim” một lời yêu nên đành
để mất em Mất em rồi mới biết đời vô nghĩa, thấy cuộc đời chỉ là những cơnđau, trách mình nông nổi:
“Anh trót để tình yêu tuột mất Anh trót để em ra đi vô cớ Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát Biển xanh em mãi chớp sáng vòm trời Điều có thể đã hóa thành không thể Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”
(Không đề - Nguyễn Trọng Tạo)
Cuộc sống không ban tặng cho ta nhiều cơ hội Cơ hội có thể tạo ranhưng không phải tạo ra thì thành công Có những người đã đi hết cả cuộc đờichỉ có một cơ hội duy nhất, nếu không biết nắm bắt sẽ lỡ dỡ trăm đường.Trong tình yêu, cơ hội lại càng khó tìm, lần lữa mãi để rồi mang lấy một đờiluyến tiếc:
“Lần lữa mãi thế là ta lỡ dại
Để dành thành mất cắp một tình yêu Thế là ta mồ côi em mãi
Cái vu vơ chết đuối dưới sương chiều”
(Một góc chiều Hà Nội – Nguyễn Duy)
Thơ ca sau 1975 nói nhiều về tình yêu với những cung bậc phức tạp, đadạng Hạnh phúc trong nỗi nhớ trinh nguyên, hạnh phúc khi tình yêu đến, khitình yêu được người đón nhận, được người chia sẻ, cảm thông Nỗi buồn khitrao tình không đúng chỗ, buồn đau vì sự đổi thay của con người, tình yêutính toán, vật chất, hình thức Hạnh phúc có, buồn đau có, nghi ngờ có, nuối
Trang 25tiếc có, những cung đàn tình yêu làm nên bản hòa phối, đa thanh, đa sắctrong thơ hôm nay
Con người hôm nay sống với tình yêu vị tha, cao thượng:
“Khi nào thấy trên con đường mỏi mệt Cần nghĩ ngơi đôi phút cạnh dòng sông
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi Tán đa tôi, bóng mát vốn quen dừng”
(Khi nào thấy – Xuân Hoàng)
Em hãy bay theo tiếng gọi trái tim mình nếu tình tôi không đủ đemhạnh phúc cho em Dòng đời này xuôi ngược lắm dốc ghềnh, em hãy ráng
vượt lên Và em hãy nhớ rằng, dù “trọn đời hạnh phúc cùng ai Đừng quên phương ấy có người yêu em” (Vương Tâm) Tôi vẫn mãi chờ em nơi bến đợi sông quê, và tôi luôn cầu chúc cho em hạnh phúc đủ đầy “Chỉ mơ được thấy
em cười Là anh đã sống trọn đời bên em” (Vương Tâm) Nhưng nếu mai này
em vấp phải khổ đau, nếu mai này “trên đường đời mỏi mệt Cần nghĩ ngơi đôi phút cạnh dòng sông”, nếu em “thấy đời buồn gặm nhấm Cần một lời tiếp sức để đi xa”, và cả khi “lòng mang thương tích” thì em hãy đến tìm tôi Tôi nguyện làm “bóng mát”, làm con suối ngân nga dịu dàng, che chở cho
em, gội sạch những nỗi buồn đeo bám em và hàn gắn những vết thương mà
em “vô ý tự gây nên” Tôi sẽ “dìu em lặng lẽ”, “dắt em đi tiếp cuộc đời” và
“hát em nghe bài ca thời tuổi trẻ Nào em thân yêu ơi chúng ta lại lên đường”
(Ngô Xuân Hợi) Tôi chẳng trách em đâu vì tự sâu thẳm lòng mình tôi biết
được “vì hạnh – phúc - của – riêng - tôi Em ra đi” (Chim Trắng).
Con người đời thường hôm nay cũng mạnh dạn bày tỏ sự chia sẻ mộtcách trân trọng và cảm thông với sự gieo neo bất hạnh của những người phụ
nữ Những người chồng cất tiếng nói đầy cảm thông với vợ:
“Em vất vả Tối ngày tất tả Lưng áo em Ngang vôi trắng xóa
Trang 26Cái trắng này Vắt tận trong xương”
(Mồ hôi xương – Phùng Cung)
Anh thương vợ “tối ngày tất tả”, chịu đựng gánh vác việc lớn việc nhỏ, trong nhà ngoài đường đến nỗi lưng áo mồ hôi kết thành “Vôi trắng xóa” Cái tâm của người chồng đã nhìn thấy “cái trắng này vắt tận trong xương” Họ
đồng cảm với vợ, một sự đồng cảm đến chia ly:
“Tiếng em bước anh nghe quen thuộc Dẫu khi mau khi bước chậm buồn Những vui khổ em không dấu được Trong tiếng đi thầm như lá buông”
(Chiều nay anh lắng nghe – Vũ Quần Phương)
Tiếng mà nhà thơ nghe đây là sự linh cảm của giác quan thứ sáu “nghe tiếng chân đi” biết được buồn vui của vợ, về “nhiều đêm nghe quá khứ trở mình”, người chồng còn hiểu được nỗi đau kìm nén tinh thần của vợ về “một thời xưa cũ” đã làm em “nước mắt nhiều muối mặn thấm vào tim” mà tình anh “không xóa hết ưu sầu”:
“Tôi đến sau như một người thất lễ Ướt mắt nhau trống vắng cố lấp đầy Tình yêu trong tôi nhân hai lần yêu dấu
Có một phần người lính ấy còn đây”
(Tình đầu – Trần Quang Đạo)
Như vậy, sự trơ lì, chai sạm trong tình cảm, sự tàn nhẫn trên chính nỗiđau của đồng loại chính là biểu hiện đỉnh cao về sự tha hóa đạo đức và lốisống của con người trong cuộc sống đương đại Cơ chế thị trường và sự hộinhập quốc tế đã đem đến chúng ta không ít sự đổi thay Và trong những đổithay đáng mừng của bộ mặt xã hội người ta cùng bắt đầu nhận ra sự mai mộtcủa những giá trị tinh thần, nhất là sự lung lay, thay đổi của tình cảm gia đình
và tình yêu đôi lứa
1.2 Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 27Thơ ĐBSCL có sự hội tụ của nhiều thế hệ nhà thơ sau năm 1975 Nói về
điều này, nhà thơ Hữu Nhân nhận xét: “Dòng thơ ĐBSCL sau 1975 đang hiện hữu ba luồng chảy khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau Đó là luồng chảy của những người đã khẳng định tên tuổi mình bằng danh xưng hội viên Hội Nhà văn Việt Nam những tác giả đã và đang dần được người đọc, người yêu thơ biết đến và rất nhiều tác giả trẻ tìm đến với thơ, bằng cả sự hào hoa và tài hoa vốn có của tuổi trẻ Không ồn ào, không gây nên những đột biến lớn nhưng lặng lẽ, thơ đồng bằng vẫn đầy ắp những phù sa như tự thân hình vốn có Đó chính là tự hào và hy vọng của thơ ĐBSCL hôm nay và mai sau” [10].
Đội ngũ các nhà thơ ĐBCSL sau 1975 phát triển mạnh về số lượng vàchất lượng Về số lượng, đội ngũ các nhà thơ ĐBSCL từ sau 1975 ngày mộtđông đảo, đến nay đã có 721 Hội viên, trong đó đội ngũ các nhà thơ lại chiếm
số lượng vượt trội Không những vậy, sau mỗi cuộc thi sáng tác thơ ở ĐBSCLthì số lượng những tác giả đi theo con đường sáng tác thơ lại có chiều hướngtăng vọt Về chất lượng trên cơ sở kế thừa những thành tựu to lớn của các thế
hệ nhà thơ đi trước, đội ngũ nhà thơ ĐBSCL sau 1975 đã góp phần tạo chomình một vị thế khá vững vàng và cũng lắm hương nhiều sắc Mặc dù đã cóhơn 20 nhà thơ ĐBSCL chính thức là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưnghiện các nhà thơ ĐBSCL vẫn đang phấn đấu hết mình học hỏi, trau dồi kinhnghiệm để nâng cao năng lực sáng tạo của bản thân
Trải qua nhiều đổi thay của cuộc sống, càng trải nghiệm, càng thấm thía
sự đời, những nhà thơ ĐBSCL càng muốn gửi hết lòng mình vào thơ, vào tìnhyêu cuộc sống Tiếng thơ của chính họ là một sự ý thức đầy nhân bản, một sựtất yếu của cuộc đời cho nên chất triết lí ngày càng một cao hơn Nói về nét
đặc sắc này, Hà Văn Thùy nhận định: “Thơ ĐBSCL như một dàn hợp xướng Bên cạnh các tác giả đang sống tại đồng bằng với những vần thơ chân chất tươi nguyên vị phù sa là thơ của nhiều nhà thơ đã thành danh đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh Tuy hương đồng gió nội đã bay đi khá nhiều nhưng thơ các anh chị lại đạt đến chất lượng mới của sự suy ngẫm trí tuệ Nhờ vậy,
Trang 28tập thơ cũng chững chạc, hài hòa giữa cái tươi non của tuổi trẻ với sự thâm trầm của những Nguyễn Chí Hiếu, Trang Thế Hy, Chim Trắng, Viễn Phương,
…” [74]
1.2.1 Quan niệm về thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long
Trước hết, về nội dung, mọi thời kỳ có một quan niệm riêng về tình yêulứa đôi Chính quan niệm ấy chi phối đến đề tài và phương diện thể hiện, làmcho vấn đề tình yêu lứa đôi trong mỗi thời kỳ có những đặc sắc riêng Nhữngbài thơ viết về tình yêu được các nhà thơ sinh ra và lớn lên ở ĐBSCL, nhữngnhà thơ vốn ở vùng quê khác nhưng đến sinh sống và làm việc ở ĐBSCL sángtác Họ cũng xem nơi đây là quê hương thứ hai, nên cũng dành hết tình cảmyêu mến của mình trong thơ cho vùng đất này Những bài thơ đã thể hiệnđược cuộc sống, con người ở ĐBSCL, người ta tìm thấy ở đó hình ảnh quenthuộc trong đời sống con người ĐBSCL, những tên đất, tên làng, tình yêu
dành cho nơi chôn nhau cắt rốn,… Trong tập Thơ tình sông Cửu Long có viết:
“ Nhiều bài thơ tình được tuyển chọn trong tập thơ đã cho thấy một sinh khí, một tấm lòng của các nhà thơ dành cho nơi chôn nhau cắt rốn, gắn bó máu thịt Ta có thể kể đến những cây bút đã góp phần làm nên diện mạo văn chương của vùng đồng bằng Nam Bộ như: Trang Thế Hy, Kim Ba, Trịnh Bửu Hoài, Lê Chí, Song Hảo, Vũ Hồng, Trúc Linh Lan, Phù Sa Lộc, Đinh Thị Thu Vân,…” [6].
Về nghệ thuật: từ những nét riêng đặc trưng của vùng đất Nam Bộ,ngôn ngữ thơ tình ĐBSCL sau 1975 vẫn giữ được tính chất mộc mạc, dung dịcủa mình và nhất là nó vẫn có sự gắn bó thân thiết với đặc điểm vùng đất, conngười vùng ĐBSCL Điều đó đã góp phần làm nên bản sắc riêng cho thơ ca
xứ sở:
“Cũng dòng sông chảy về đông Cũng vàng đồng lúa cũng mông mênh trời Như nơi tôi khóc chào đời
À ơi cánh võng đầy vơi thân cò.
Neo đời bến nước Mỹ Tho
Trang 29Lục bình trôi nổi, tàu đò dọc ngang”
(Sao em cứ níu chân tôi – Trần Đỗ Liêm)
Về giọng điệu thơ, ta thấy rằng thơ tình ĐBSCL sau 1975 có sự đadạng và phong phú về giọng điệu như: ca ngợi, giãi bày, tự vấn,… nhưnggiọng điệu chủ yếu vẫn là chiêm nghiệm, giãi bày, đậm chất suy tư:
“Khi uống rượu Tôi nhuộm mình để sống Khi đớn đau, tôi ngủ lịm một thân Con mắt chìm buồn
Nghe giông tố mênh mông Tiếng thở dài của tôi
Nụ cười của hoa trên mặt đất
Âm thanh cuộc đời trộn lên trời cao Phiên bản nhịp đập con - tim - mang - hình -
tia - chớp”
(Giấc mơ buồn – Long Thái)
Thơ tình ĐBSCL sau 1975 cũng có sự thay đổi đáng kể về bút pháp nghệthuật, phương thức thể hiện Hiện thực cuộc sống thay đổi đã kéo sự thay đổi
cả về nội dung lẫn phương thức biểu hiện trong thơ Đặc biệt, trong thời kỳhội nhập và giao lưu quốc tế, sự thay đổi đó lại ngày càng rõ nét hơn Vì vậy,thơ tình ĐBSCL sau 1975 có những bước tiến đáng kể trong việc cách tânnghệ thuật, thay đổi hình thức thể hiện là điều tất yếu Khảo sát trên mặt bằngchung của các tác phẩm thơ tình ĐBSCL sau 1975, chúng tôi nhận thấy cómột số nét nghệ thuật mới mẻ Trước tiên, sự nới lỏng cấu trúc thơ truyềnthống là một biểu hiện nổi bật Ta có thể thấy rõ nét mới này qua sự xuất hiệnngày càng đáng kể của thể thơ tự do và thơ lục bát, thơ văn xuôi trong thơtình ĐBSCL sau 1975 Không những vậy, ở các thể thơ truyền thống như: thểlục bát, thất ngôn, ngũ ngôn,…cũng có những cách tân đáng kể trong việc thểhiện câu thơ bằng hệ thống những dấu câu, những cách ngắt quãng giữa dòng,
…
Trang 30Thơ tình ĐBSCL sau 1975 cũng có nhiều đóng góp mới về nghệ thuậttrong việc khắc họa hình tượng thơ và hiện đại hóa về thể loại Đặc biệt, cácnhà thơ thể hiện bản lĩnh qua khả năng khám phá chiều sâu đời sống tâm lý vàlàm nổi bật bi kịch đời thường, nỗi đau tinh thần của con người trong đờisống đương đại bằng những hệ thống ngôn từ gần gũi, bình dị nhất Sự đadạng về giọng điệu trong thơ cũng góp phần làm nên sự phong phú và hiệnđại cho thơ tình ĐBSCL sau 1975 Như vậy, trên cơ sở thừa kế và phát huylinh hoạt những tinh hoa thơ ca dân tộc trên bước đường hiện đại hóa thơ ca,các nhà thơ ĐBSCL đã góp phần làm nên diện mạo mới cho thơ ĐBSCL Lê
Ngọc Trà nhận định: “Trong giọng thể hiện cả nhận thức, thái độ, lối sống và
cả nội lực của nhà văn (giọng nhiều khi cũng có nghĩa là hơi văn, văn khí) Đồng thời, giọng cũng là cái không lẫn được Chính tính tổng hợp và độc đáo
ấy làm cho giọng trở thành nhân tố mang phong cách rất rõ [4; tr.152].
Phùng Quý Nhâm cũng thống nhất: “Giọng điệu trong tác phẩm rộng hơn giọng văn Nhiều khi ý tưởng, hệ thống hình tượng, tính hiệu thẩm mỹ cũng góp phần tạo nên giọng điệu nghệ thuật của tác phẩm Giọng điệu là một trong những yếu tố để nhận ra giá trị của tác phẩm văn học” [3].
Bích Thu trong bài viết Nhận dạng thơ qua hệ thống thể tài đã dành
một tiểu mục nhỏ để nói khái quát về thơ tình sau 1975 Theo Bích Thu thì
“Tiếng nói thơ tình hôm nay thực hơn, đời hơn, phức tạp và cũng đau đớn hơn”… “Con người trong thơ tình hiện nay đối diện với mọi dạng thái tâm trạng, tình cảm của chính mình” [49; tr.115] Cụ thể, đó là về một hạnh phúc
tự nhiên, bình dị; về sự nuối tiếc âm thầm và chua xót; về sự quá lứa, lỡ làng;
về sự mất mát; về sự chờ đợi vô vọng; về sự chấp nhận số phận… “Thơ tình hiện nay cũng mạnh dạn thể hiện khía cạnh trần thế, trần tục Tình yêu không
có những “vùng cấm địa” khi con người nhận thức nghiêm túc về nhân cách
cá nhân” [49; tr.116].
Mã Giang Lân trong Thơ Việt Nam thế kỷ XX, nghiên cứu thơ Việt Nam giai đoạn 1975 – 2000, ông đã có nhận định: “Thơ khai thác tình yêu, hạnh phúc ở nhiều khía cạnh khổ đau, mất mát, dằn vặt và sự thiếu hụt để rồi chia
Trang 31sẻ với con người và mách bảo con người biết trân trọng những gì cao đẹp, quý báu mà tình yêu, hạnh phúc mang đến Không thể nói hết được các sắc thái tình yêu trong thơ, nhưng một ấn tượng rõ nét là thơ tình đã chiếm khá nhiều mặt báo và dành nhiều trang trong các tập thơ” [5; tr.479] “Các nhà thơ trẻ đi sâu vào tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những buồn vui và cả những mất mát với nhiều cung bậc, sắc thái, có êm ái, có thơ mộng nhưng nhiều hơn là những éo le, nghịch lý cùng những đam mê cuồng nhiệt và cả những bi hài” [5; tr.481].
Thơ là sản phẩm của tâm hồn, cụ thể hơn, thơ là con đẻ của “những trạng thái tâm hồn” Thơ là phạm trù nghệ thuật thể hiện đầy đủ những cung
bậc tình cảm của người nghệ sĩ về cuộc đời và về những tâm sự riêng tư Thơđược viết ra nhằm bộc lộ những giai điệu của tâm hồn, những cung bậc tìnhcảm: vui buồn, yêu thương, ghét giận, khổ đau, hạnh phúc, bất hạnh
Nét mới mẻ về bút pháp nghệ thuật của thơ tình ĐBSCL sau 1975 cònbiểu hiện ở sự lạ hóa dần các hình tượng cuộc sống thông qua các biện phápchuyển nghĩa, ẩn dụ nhằm tạo được sức gợi, sức liên tưởng đầy mới mẻ đốivới người tiếp nhận
1.2.2 Những thành tựu nổi bật của thơ tình Đồng bằng sông Cửu
Long
Sau 1975, thơ Việt Nam nói chung, thơ ĐBSCL nói riêng đạt đượcnhững thành tựu đáng kể trên con đường hiện đại hóa thơ ca dân tộc và hộinhập với thơ ca nhân loại Hiện thực đời sống với nhiều đổi thay to lớn giàu ýnghĩa nhân văn đã giúp các nhà thơ có cảm quan nghệ thuật mới và nhận thứcsâu sắc hơn về vai trò của chủ thể trữ tình Tinh thần dân chủ trong thơ được
đề cao và nhà thơ dần trở về cái tôi để khám phá sâu thẳm của chính mình vàcủa cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình Nhu cầu giãi bày những nỗiniềm tình cảm riêng tư, những chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộcđời của nhà thơ càng trở nên mãnh liệt Điều đó đã được người đọc đón nhận,chia sẻ với sự với sự đồng điệu
Trang 32Trong thơ ĐBSCL, tình yêu cũng được khai thác rất nhiều cung bậc khácnhau, nhưng các nhà thơ ở ĐBSCL hầu như không khám phá lĩnh vực tìnhyêu gắn với khát vọng tình dục Phải chăng chính không gian cuộc sống yêntĩnh, ít xô bồ, xáo động và tâm tính con người vùng đất này đã làm nên nétđặc điểm riêng của thơ tình ở ĐBSCL Nỗi buồn trong thơ tình ĐBSCL sau
1975 là nỗi buồn của sự thương nhớ, nỗi cô đơn, tình yêu không trọn vẹn, sự
xa cách, chia ly:
“Có ai lại chẳng biết Tóc mai sợi ngắn dài Bởi lấy nhau không được Nên ngàn năm thương hoài”
( Tóc mai – Nguyễn Tú Nhã)
Một nỗi buồn da diết, đắng cay khi tình yêu không được cùng nhau nên
nghĩa vợ chồng, thế nhưng tình yêu ấy được nhân lên “nên ngàn năm thương hoài” thật mãnh liệt, họ sẽ mãi nhớ về nhau đến ngàn năm Mối tình đầu tuy
dang dở, không hoà chung bản nhạc tình, vậy mà lời khuyên dành cho nhaungọt ngào và không trách móc được Tú Nhã viết ở những dòng cuối của bàithơ:
“Thôi đừng buồn anh nhé Nào phải lỗi ai đâu Đời ngàn sông trăm bến Vẫn dịu êm tình đầu…”
( Tóc mai – Nguyễn Tú Nhã)
Cùng mạch cảm xúc của sự tan vỡ, chia ly khi tình yêu không trọn vẹn,nhà thơ Quách Thanh Toàn đã cho người đọc cảm nhận được một nỗi đau đớn
khôn nguôi cho một mối tình đã lỡ, giống như giọt mưa bóng bóng ngoài trời
vỡ ra, tan ra khi chạm vào mặt đất :
“ Có một giọt mưa rơi Ngoài trời bong bóng vỡ
Có mối tình đã lỡ
Trang 33Mang theo cả cuộc đời”
(Mưa bong bóng)
Con người vùng ĐBSCL có lối sống ít giống những vùng quê khác trênđất nước ta: Với nội tâm sâu sắc, chất phác, thật thà nên không ít màu mè,hình thức; kiên quyết, dễ hòa đồng nhưng không dễ hòa tan, tính cách trội vềbộc trực và thẳng thắn
Tình yêu trong thơ giai đoạn trước nam nữ không được tự do tìm hiểu
nhau; tình yêu, hôn nhân của con cái đều phải tuân theo nề nếp “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; không được phép vượt quyền cha mẹ “Áo mặc không qua khỏi đầu”, cha mẹ quyết định hạnh phúc hôn nhân, cuộc đời con cái
mình Ở thời kỳ này, tình yêu và hôn nhân không thống nhất hài hòa, tình yêukhông đi đến hôn nhân bởi những quan niệm nặng tính định kiến, quan niệm
“môn đăng hộ đối” và những tục lệ khắt khe đã gây ra bao trái ngang cho những cuộc tình duyên Những mối tình “đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng
mẹ cha” phải chịu cảnh chia xa:
“Hai ta làm bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chưng thầy mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau”
Những trắc trở trong tình yêu thường do những tục lệ khắt khe, chế độgia trưởng, độc đoán Do đó, tình yêu trong ca dao trữ tình mang ý nghĩa xãhội sâu sắc
Xuân Diệu – ông Hoàng của thơ tình cũng đã cảm nhận tình yêu tan
vỡ, tình yêu đến rồi đi, mới gặp nhưng đã “có mầm li biệt” Khi “vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài”:
“Nắng mọc chưa tin hoa hoa rụng không ngờ Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài”
(Giục giã – Xuân Diệu)
Trang 34Xuân Diệu cũng thấy được cái mất mát, thiệt thòi trong tình yêu giữacho và nhận:
“Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều song nhận chẳng được bao nhiêu Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”
(Yêu – Xuân Diệu)
Thơ tình yêu lứa đôi sau 1975 đã khám phá, thể hiện tình yêu của
những con người trong đời thường Thơ tình giai đoạn này trở về đúng bảnchất của thơ hơn lúc nào hết Thơ vốn là tiếng nói trong đời sống tình cảm cánhân của cõi lòng sâu kín riêng tư Vì thế, giai đoạn này thơ len lõi đào sâu,khoét tận những ngõ ngách tâm hồn con người Sự xuất hiện hàng loạt thơtình hiện nay đã nói lên những đòi hỏi bức thiết của ý thức cá nhân con ngườitrong hoàn cảnh lịch sử mới Tiếng nói tình cảm cá nhân con người hôm naythực hơn, đời hơn, phức tạp và cũng đau đớn hơn Con người đều thể hiệnmọi dạng thái trữ tình vĩnh cữu, những cung bậc tình cảm: hạnh phúc và bấthạnh, hy vọng và thất vọng, tin tưởng và ngờ vực, sum hợp và chia ly,…Nhưng nổi bật lên tư thế, thái độ, cung cách ứng xử của con người hôm nay
trong tình yêu đã được nâng lên một chiều kích mới
Khi nhắc đến thế hệ các nhà thơ bắt đầu xuất hiện và thành danh sau
1975 của ĐBSCL, ta có thể kể đến những tên tuổi như: Song Hảo, Đinh ThịThu Vân, Ngọc Phượng, Lê Tân, Nguyễn Trọng Tín, Hồ Thanh Điền, NguyễnChí Hiếu, Trịnh Bửu Hoài, Vũ Hồng, Kim Ba, Lê Đình Bích, Thu Nguyệt,Thai sắc, Hồ Tĩnh Tâm, Trần Thế Vinh,…Và các cây bút gần đây như: Lê ÁiSiêm, Võ Mạnh Hảo, Nguyễn Trung Nguyên, Vương Huy, Huỳnh Thúy Kiều,Thái Hồng, Trương Trọng Nghĩa,… các thế hệ nhà thơ đã và đang chung sứctạo dựng một nền thơ đậm đà hương sắc quê hương nhưng cũng không kémphần sâu sắc, độc đáo trên bước đường hiện đại
Trải qua nhiều đổi thay của cuộc sống, càng trải nghiệm, càng thấmthía sự đời, những nhà thơ ĐBSCL càng muốn gửi hết lòng mình vào thơ, vào
Trang 35tình yêu cuộc sống, vào tình yêu lứa đôi, những nỗi niềm riêng tư thầm kín.Chính vì thế, từ sau 1975, ở ĐBSCL không ít những nhà thơ đã tạo cho mình
một vị thế riêng Nhận định về điều này, trong bài viết “Nhận diện thơ Đồng bằng sông Cửu Long”, Võ Tấn Cường viết: “Một số nhà thơ đã tạo được phong cách thơ độc đáo có thể kể đến như: Lê Chí với những bài thơ giàu chất suy tư mang tính thế sự và ngôn ngữ thơ tự do, khỏe khoắn, co duỗi linh hoạt; La Quốc Tiến với tư duy thơ vạm vỡ, giàu tính nhân văn, hướng về vẻ đẹp của đời thường; Phạm Hữu Quang với tư duy thơ mê đắm và phóng khoáng; Lê Ái Siêm với tư duy thơ giàu tính trữ tình, sâu lắng hòa quyện với tính triết luận của tư duy hiện đại; Kim Ba với những bài thơ mang vẻ đẹp tâm linh của con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long với bao trăn trở, suy
tư trước biến động của thời đại; Vũ Hồng với những bài thơ mang vẻ đẹp hào phóng, sâu lắng của tâm hồn con người và vùng đất Nam Bộ; Huỳnh Thúy Kiều với hồn thơ mê đắm, phóng khoáng và trữ lượng thơ mạnh mẽ, dồi dào, thể hiện mối giao hòa gắn bó máu thịt giữa hồn người và hồn đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Vương Huy với những bài thơ hướng về cái đẹp trong cõi siêu hình nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm nhân thế…” [10].
Đời sống vật chất của người dân ngày một nâng cao, nên đôi lúc các
nhà thơ chỉ lo “hỗn độn với muôn ngàn công việc” vì cuộc sống mưu sinh phải “lo toan mải miết” Đến khi nhìn lại mình đã đến tuổi hoàng hôn, bỗng giật mình và vội vã đi tìm “một nửa của đời tôi” nhưng chỉ thấy “vầng trăng khuyết” Tình yêu ấy tôi đã bỏ quên, bỏ quên trong cuộc sống thường nhật của mình, giờ đây tôi phải “lê từng bước chân đơn” trong cảnh “lạc lõng người xe – gió mùa lạnh ngắt” Tất cả nỗi buồn, nỗi cô đơn, niềm khao khát
về một tình yêu, một mái hạnh phúc gia đình như thấm vào da thịt và cõi lòngcủa một con người khi họ bỏ quên tình yêu, lo cho sự nghiệp Đến lúc nhận ra
thì “đời đã hoàng hôn”:
“Tôi đi tìm một nửa của đời tôi Hạnh phúc đâu chỉ thấy vầng trăng khuyết Một nửa vầng trăng lẻ loi bóng nguyệt
Trang 36Đứng chơi vơi trong thăm thẳm màn đêm.
… Tôi vẫn đi vẫn lặng lẽ đi tìm Trong mơ ấy một lâu đài hạnh phúc Giấu nỗi buồn trong trở trăn thao thức Sông bên lở bên bồi sao mãi lở bên tôi”.
(Bến lở - Văn Lệ Trinh)
Tình yêu là một trong những mảng đề tài đem lại nguồn cảm hứng lớncho các nhà thơ Khai thác mảng đề tài này, các nhà thơ ĐBSCL không chỉkhám phá nét đẹp dung dị, đằm thắm trong tình yêu của con người ĐBSCL
mà họ còn khai thác cả những những trăn trở, đau đớn của con người trongnhững bi kịch tình yêu Tình yêu đẹp bởi nó gắn liền những kỷ niệm thiêngliêng trong đời người, nhưng khi tình yêu mang sắc màu gian dối và phản bộithì tất cả còn lại chỉ là một nỗi buồn nát tan, tê tái:
“ Em đi ngày trước ngàn sau Tôi nhìn gian dối sắc màu thủy chung
Biệt ly giữa lúc tao phùng Niềm vui em bước, nỗi buồn tôi mang”
( Người về - Lê Đình Bích)
Cũng có những tình yêu bền chặt trước thời gian nhưng cũng có không
ít mối tình trở thành bi kịch giữa cuộc sống kim tiền Tình yêu không còn, đờisống vợ chồng khi lại trở thành những tấn bi kịch giáng xuống đầu nhau Làmsao không chết lặng cõi lòng cho được khi Song Hảo nhận ra:
“Không biết tự bao giờ
Em đã thành góa phụ Trong ngôi nhà luôn có anh”.
(Góa phụ)
Thời gian trôi mau, đời người nhiều đa đoan ngang trái, trở lại vớichính mình, người ta lại thấy lòng tê tái bởi sự trống vắng, lạnh lẽo, lầm lũi và
Trang 37nỗi cô đơn đến vô cùng Tiếc nuối thời gian và nhận ra cô đơn, trống trảitrong trái tim con người:
“Ai một mình dưới trăng Lạnh lẽo
Cô đơn Lầm lũi…
…
Em đi tìm hạnh phúc Góp nhặt tình yêu Nghiêng chén nhân duyên Vét cả thời gian ngày cũ”
(Vầng trăng từ đó không rằm – Trúc Linh An)
Mặc dù tình yêu đem đến cho con người không ít sự đau khổ nhưng cácnhà thơ ĐBSCL tình yêu vẫn là cái đẹp, vẫn là giá trị thiêng liêng mà người taluôn muốn vươn tới trong cuộc đời Chính vì thế, dù biết hạnh phúc nào cũngmang mầm đau khổ nhưng tình yêu vẫn không thể thiếu trong mỗi con người.Càng đau khổ, tuyệt vọng, khát vọng tình yêu lại càng cháy bỏng, thắm thiết,nồng nàn:
“Ta tìm mãi chiếc hôn đầu gãy vụn Giọt môi xưa khát lửa mơ màng
Ôi, những giấc mơ dài quá đỗi Mùa thu vừa xiêm áo sang ngang…
… Như chiếc lá đứt lìa cuống mỏng Vẫn yêu người trong lúc đang rơi…”
(Tìm – Nguyễn Đức Phú Thọ)
Đánh người chạy đi không ai đánh người chạy lại; khi anh biết được lỗi
lầm cúi đầu nhận lỗi, có người vợ nào lại nỡ xua tay, “em tha thứ cho anh những ngông cuồng ảo vọng Anh đã rời em được quay về” (Hồng Thanh
Quang) Tình yêu của con người đời thường hôm nay bao dung, rộng lượng
Trang 38biết bao Anh không yêu em thì anh cứ ra đi tìm hạnh phúc cho mình, nhưngnếu một mai trên đường đời chông gai đầy đau khổ, anh hãy quay về tìm em,
em vẫn đợi anh:
“Bao giờ anh đau khổ Hãy tìm về với em”
(Tâm hồn – Song Hảo)
Em sẽ là ngọn lửa ủ ấm trái tim anh, là tia nắng xua tan bóng đêm,giông tố trong lòng anh, tiếp sức mạnh cho anh đứng vững lại cuộc đời
Thơ tình ĐBSCL sau 1975 không chỉ là tiếng nói ngợi ca mà phần lớn
nó còn là tiếng nói nội tâm đầy tính nhân bản Chính vì vậy, việc khám pháđời sống nội tâm cá nhân với những trăn trở về cuộc sống đời thường cũng làmột trong những cảm hứng lớn của thơ tình ĐBSCL giai đoạn này Thơ cũngtrở về dần với cái tôi cá nhân, các nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính conngười Thực tại cuộc sống giúp các nhà thơ tình ĐBSCL hiểu đời, hiểu ngườihơn và cũng muốn được khám phá, giãi bày về thế giới nội tâm của mìnhnhiều hơn Trong cái bộn bề phức tạp của đời sống, các nhà thơ có xu hướng
đi vào cõi vô cùng để chất vấn, nhận thức bản thân và tìm lại chính mình
Thai Sắc đã từng trở Về quê và trầm tư ở Một góc làng lặng lẽ để mong tìm
lại chính mình Trong khi đó, Trịnh Bửu Hoài lại mong tìm thấy mình trong
Kí ức hồn nhiên:
“ Ta trở về tìm lại tuổi thơ Bóng thời gian ngã dài dưới tàn đa cũ Trời vẫn trẻ mà cây thành cổ thụ
Ta chạnh lòng tìm một chút hồn nhiên”
(Kí ức)
Trở về với cái tôi nội tâm của mình, các nhà thơ tình Việt Nam càngthấm thía nỗi đau thân phận con người trước những biến cố của cuộc đời.Những hình ảnh quen thuộc của vùng sông nước Nam Bộ đã được các nhà thơgửi gắm gắn với tình yêu bình dị, mộc mạc, đơn sơ đã trở thành quá khứ
“Anh dắt em về những kỷ niệm thuở xưa
Trang 39Ánh nắng đong đưa quê ta mùa nước nổi Khói lam chiều ai thổi nồi cơm vội
Bông điên điển nở vàng soi mặt nước chiều đông”.
(Mùa nước nổi – Hoài Thân)
Nhìn chung, thơ tình ĐBSCL sau 1975 đã và đang có những bước pháttriển sôi động, mạnh mẽ trong tiềm năng của một đội ngũ nhà thơ khôngnhững khá vững vàng, mà còn ngày càng sắc nét hơn trong việc đáp ứngnhững tâm lí, thị hiếu của người thưởng thức thơ Tất cả những thành tựu này
dù không phải là to lớn nhưng phần nào nó cũng đã góp thêm được tiếng nóikhẳng định vị thế, tầm cao của thơ tình ĐBSCL và đội ngũ làm nên thơ củaĐBSCL sau 1975 trong lòng bạn đọc cũng như trên thi đàn
Tóm lại, thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 tồn tại nhiềuphương thức thể hiện khác nhau, trong đó phương thức khám phá đời sốngnội tâm được các nhà thơ vận dụng đậm nét hơn cả Thơ giai đoạn này là sựtrở về của cái tôi nội cảm với nhiều sắc thái khác nhau Vì vậy, các nhà thơĐBSCL đã có sự nỗ lực hết mình để tìm ra những phương thức thể hiện độcđáo, sâu sắc về quê hương, xứ sở cũng như đời sống nội tâm của con ngườitrong thời kỳ đương đại
Trang 40Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THƠ TÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Những khát vọng về tình yêu chân thành, đằm thắm, thủy chung
2.1.1 Khát vọng về tình yêu chân thành
Trong tình yêu điều cần nhất là sự chân thành Nhưng đây chỉ là mộttrong những yếu tố tạo nên sự bền vững cho tình yêu Tình yêu cần phải có sựhồn nhiên, tươi trẻ luôn đem đến cho người mình yêu sự đam mê, ngọt ngào.Con người không ai không có tình yêu, nhưng muốn thể hiện được lòng chânthành, thắm thiết trong tình yêu và làm cho người mình yêu thấy sự cao quý,giản dị và gần gũi là điều không phải dễ Tình yêu rất đỗi chân thành đâu dễnguôi, đâu dễ lãng quên trong một sớm một chiều, càng cố quên lại càng nhớ
“bạn mất một phút để mê, mất một thời để thích, một ngày để yêu một ai đó nhưng có khi phải mất một đời để quên một người” Những ai trong cuộc đời